Giáo án Ngữ văn khối 7 - Tuần 8

Giáo án Ngữ văn khối 7 - Tuần 8

 A . Mục tiêu :

* Kiến thức: học sinh hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.

* Kỹ năng: RLKN cảm nhận, phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật; thơ tả cảnh ngụ tình.

* Thái độ: giáo dục lòng yêu quý, tự hào về cảnh quan đất nước; đồng cảm với tâm trạng của nữ sĩ

B . Chuẩn bị :

 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài

 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi

C . Các bước lên lớp

 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số

 2 . Kiểm tra bài :

 - Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa tượng trưng của bài thơ bánh trôi nước

 3 . Bài mới : giới thiệu

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 7 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7, Tiết : 31 NS: 3/10/2010 ND: 5/10/2010
QUA ĐÈO NGANG
 Bà Huyện Thanh Quan
 A . Mục tiêu :
* Kiến thức: học sinh hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
* Kỹ năng: RLKN cảm nhận, phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật; thơ tả cảnh ngụ tình.
* Thái độ: giáo dục lòng yêu quý, tự hào về cảnh quan đất nước; đồng cảm với tâm trạng của nữ sĩ
B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài : 
 - Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa tượng trưng của bài thơ bánh trôi nước
 3 . Bài mới : giới thiệu
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: 
- Nêu hiểu biết của em về Bà Huyện Thanh Quan.
- Tác phẩn được viết trong hoàn cảnh nào? Thể thơ gì?
- Lư ý: HS từ khó sgk
- Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- Lư ý từ khó 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: Bà huyện Thanh Quan ( Nguyễn Thị Hinh) sống ở thế kỷ 19, Quê ở Hà Nội 
2. Tác phẩm: được viết trong lúc bà đi từ Thăng Long vào Huế, qua Đèo Ngang.
- Thất ngô bát cú đường luật 
3. Từ khó. Sgk
*Hoạt động 2: Tìm hiểu VB
- Cảnh Đèo Ngang được tả vào thời điểm nào? Thời điểm đó có lợi gì cho tả cảnh? ( gợi buồn)
- Cảnh đèo ngang được miêu tả những gì?
- Giáo viên nhấn mạnh cho Hs biết về cảnh
- Hãy nhận xét cảnh đèo ngang qua sự miêu tả của bà Huyện Thành Quan?
- Nêu thời điểm
- Nêu chi tiết được tả
- Nghe hiểu 
- Nhân xét cảnh được tả. 
II. Tìm hiểu VB
1.Cảnh Đèo Ngang ( 4 câu đầu)
- Tả vào lúc xế tà.
- Cảnh được tả: cỏ, cây, hoa, lá, núi, sông, tiếng chim quốc, đa đa, vài chú tiều, chợ mấy nhà.
-> Bằng bp liệt kê, đối, đảo nghữ, từ láy tượng hình. Tác giả miêu tả cảnh Đèo Ngang hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà, tuy thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ 
+ Gọi HS đọc 4 câu thơ cuối.
- Em hiểu gì về loài chim: quốc và đa đa ? Ở đây tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? (chơi chữ quốc ànước, gia ànhà) (phép đối câu 5 6)
- Tiếng chim quốc, chim gia gia gợi lên cảm giác gì? 
- Bà Huyện Thanh Quan có tâm trạng như thế nào khi qua Đèo Ngang? Vì sao như vậy? 
- Đoạn thơ có phương thức biểu đạt tình cảm như thế nào ?
- Cụm từ “ta với ta” ở câu thơ cuối có nghĩa gì?
 + HS đọc 4 câu thơ cuối.
- Nêu cách hiểu về loài chim: quốc, đa đa.. Ở đây tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuậ chơi chữ: quốc ànước, gia ànhà)
- Tiếng chim quốc, chim gia gia gợi lên cảm giác buồn hiu hắt, vắng lặng.
- Buồn, cô đơn, hoài cổ. Vì xa nhà, 1 mình giữa cảnh trời nước mênh mông, nhớ quá khứ đất nước
- phương thức biểu đạt tình cảm: trực tiếp
- Cụm từ “ta với ta” cho thấy sự tương quan đối lập với cảnh trời non nước bao la thì tình cảm riêng càng khép kín, nỗi cô đơn gần như tuyệt đối.
2. Tâm trạng nhà thơ: ( 4 câu sau)
- Buồn, cô đơn, hoài cổ. 
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Nêu tóm tắt nội dung bài thơ?
- Những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên cái hay cho bài thơ?
- Nêu tóm tắt 
- Nêu lại và nhân xét 
III. Tổng Kết: 
1. Nội dung: Miêu tả cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng hoang sơ. Đồng thời thẻ hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
2: Nghệ thuật: cách dùng các biện pháp liệt kê, đối, đảo nghữ, từ láy tượng hình, chơi chữ hợp lý đã tạo nên cái hay cho bài thơ. 
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?- Em có cảm nghĩ gì?	
->Giáo dục tình yêu thiên nhiên
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập ; Chuẩn bị bài: Bạn đến chơi nhà
Tuần 7, Tiết : 32 NS: 3/10/2010 ND: /10/2010
 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ 
 Nguyễn Khuyến 
 A . Mục tiêu :
a. Kiến thức: Học sinh Học sinh cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, trong sáng của Nguyễn Khuyến
b. Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật.
c. Thái độ: Bồi dưỡng tình bạn chân thực, vô tư trong sáng, cao đẹp.
B . Chuẩn bị : 
-Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài Bảng phụ ghi bài thơ
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Qua đèo Ngang” và nêu nội dung của bài
-Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ. 
 3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
 Nội dung 
HĐ1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích
+ Nêu những nét chính về tác giả?
+ Bài thơ được sáng tác khi nào, làm theo thể thơ gì?
+ Lưu ý HS từ khó sgk.
- Dựa vào sgk để nêu
- Tg về ở ẩn.
- Thất .
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
a.Tác giả: Ngyễn Khuyến ( 1835- 1909). Hà Nam. Là nhà thơ lớn của dân tộc 
b.Tác phẩm: bài thơ đuwọc sáng tác khi ông đã cáo quan về ở ẩn.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú đuwòng luật. 
c.Từ khó: sgk
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu van bản
+ Theo em bài thơ có mấy ý? Chia như thế nào?
1* Gọi HS: Đọc và nhận xét giọng điệu của câu thơ 1 và cách xưng hô?
+ Qua câu thơ 1 em vảm nhận được cảm xúc, thái độ gì của tác giả?
+ Qua thái độ của tác giả, em cảm nhận được điều gì về mối quan hệ giữa tác giả với người bạn?
2. Gọi HS đọc 6 câu tiếp
+ Câu 2 tác giả nhắc đến gì? Vì sao lại nhắc đến nó?
+ Mong muốn của tác giả có thực hiện được không? Vì sao?
+ Tiếp theo tác giả muốn tiếp bạn như thế nào? 
( bằng cây nhà lá vườn).
+ Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ này?
+ Em hiểu như thế nào về bốn câu thơ này?
+ Câu thứ 7 nhắc đến cài gì? tại sao lại nhắc đến cái này?
+ Nhắc đến nhưng có nó không?
+ Theo em tác giả nói đây là tình cảnh thực hay tình huống tác giả cố tình tạo ra?
+Tác giả có dụng ý gì khi tạo ra tình huống này
3. Câu thơ có mấy từ ta? Chỉ ai?
+ Cách nói này có ý nghĩa gì?
+ Câu thơ muốn khẳng định điều gì?
* Hoạt động 3: Tổng kết:
+ Nội dung bài thơ là gì? 
+ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này là gì? 
Câu1: cảm xúc khi bạn đến chơi
Câu 2,3,4,5,6,7: cảm xúc về gia cảnh
Câu8: cảm xúc về tình bạn.
- Đọc và nhận xét 
- Nêu cảm xúc 
- thân thiết 
- Đọc thơ
- Trẻ, chợ: trẻ coi nhà, chơ đẻ mua đồ đãi bạn
- Không, hoàn cảnh
- Cây nhà lá vườn: cá, gà, cải, cà, cá, mướp
- Đối: 2+4, 5+6; Liệt kê; nói qúa sự thật 
- Muón đãi bạn dồi dào nhưng không thức hiện được
- Trầu, miếng trầu là đầu câu chuyện
- Không
- cố tình tạo ra
- Thể hiện tình cảm quý bạn
- 2 từ , chỉ 2 người 
- Tuy 2 mà 1
- Tình bạ chân thành
II. Tìm hiểu văn bản.
Câu 1: 
- Giọng thơ tự nhiên, hồ hởi gọi bạn là bác 
- Thái độ phấn khởi có phần vồ vập ->Rất vui
=> Thể hiện tình cảm gần gủi, thân thiết, quý mến, tôn trọng.
2. Sáu câu tiếp:
-Trẻ đi vắng.....chợ xa: Muốn tiếp ban chu đáo nhưng không thực hiện được
-“Ao.........hoa”
- Đối, liệt kê, nói quá.
= > Nhà Nguyễn Khuyến có nhiều thứ, tác giả muốn đem tất cả ra tiếp đãi bạn nhưng lại chẳng có gì để đãi bạn vì không lấy được, chưa đến vụ.
- “ Đầu......có”
->Miếng trầu là đầu câu chuyện-> Cũng không có nốt
=> Dựng lên tình huống khó xử
-> Rất quý bạn.=>Rất chân tình, mộc mạc
3.Câu 8
+ Ta - bạn -> Hai là một
+ Tác giả Khẳng định một tình bạn chân thành, đậm đà, thắm thiết
III.Tổng kết
1. Nội dung: thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết
2.Nghệ thuật: 
- Xây dựng được tình huống khó xử khi bạn đến chơi. 
- Giọng thơ hóm hỉnh.
4 . Củng cố : - Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?- Em có cảm nghĩ gì?
 - Giáo dục tình bạn
 5 . Dặn dò : - Học bài ; Chuẩn bị bài: Chữa lỗi về quan hệ từ.
Tuần 8; Tiết: 31+ 32	NS: 3/10/2010 ND: ./10/2010
Viết bài tập làm văn số 2 – Văn biểu cảm
A. Mục tiêu: 
-Kiểm tra đồng bộ, toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm
-Rèn luyện kỹ năng làm văn biểu cảm
-Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận khi làm bài; ý thức tuân thủ các bước làm bài; ý thức quan sát, quan tâm đến câu cói quen thuôc xung quanh
B. Chuẩn bị: 
	Thầy: Nghiên cứu ra đè phù hợp; 	Trò: Ôn tập
C. Các bước lên lớp
1. Ổn định:	Kiểm tra sĩ số
2.Phát đề: ( học sinh chon 1 trong 2 đề) 
a. Đề1: Cảm nghĩ về loài cây em yêu. Đề 2: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
b. Dàn ý: 
Đề a:
 a- MB(2 đ) Nêu tên loài cây em yêu 
 Lí do em thích cây .
 b- TB: (6 đ) 
 - Các đặc điểm gợi cảm của cây .
 - Cây trong cuộc sống của con người. 
 - Cây trong cuộc sống của em.
 c- KB: (2 đ) Tình cảm của em đối với cây : Rất yêu quý, Xao xuyến, bâng khuâng khi xa quê. 
Đề b. 
a- MB(2 đ) : Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ 
b- TB: (6 đ) : Trình bày cụ thể các biểu hiện , sắc thái về nụ cười của mẹ
+ Nụ cười yêu thương làm ấm lòng 
 + Nụ cười khuyến khích, động viên, an ủi giúp mạnh mẽ , vững vang, như được tiếp thêm sức lực 
 + Khi vắng nụ cười của mẹ -.> buồn , trống vắng .
 + Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ 
c- KB: (2 đ): Khẳng định lại một lần nữa cảm nghĩ về nụ cười của mẹ , lòng yêu thương biết ơn mẹ 
3. Bao quát lớp nhắc nhỡ học sinh làm bài:
4. Thu bài- nhận xét:
5. Dặn dò: Ôn tập, nắm kỹ phần lý thuyết văn bản biểu cảm đã học
	-Chuẩn bị bài chữa lỗi dùng từ
	-Làm bài tập 4 (T27) ra bẳng phụ (mỗi tổ 2 đoạn)
Biểu điểm
*Điểm 9-10: Bài làm đủ nội dung, có sáng tạo, diễn đạt lưu loát, cảm xúc chân thành, phù hợp,
	 Bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không tẩy xoá, không có lỗi sai.
*Điểm 7-8: Bài làm đủ các nội dung trên, cảm xúc phù hợp, bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát, nội dụng đủ nhưng thiếu mở rộng- sai dưới 3 lỗi chính tả.
*Điểm 5-6: Đủ ý nhưng quá sơ sài ( như dàn ý ) hoặc thiếu 1/3 nội dung. Trinhg bày không được sạch đẹp, rõ ràng, sai từ 4 đến 10 lỗi chính tả. Diễn đạt vụng, thiếu lưu loát , có câu sai.
*Điểm 3-4: bài làm không đủ 1/2 ý , sơ sài. Diễn đạt lủng củng, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi câu sai- Bố cục 3 phần chưa rõ
*Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, thiếu quá nhiều ý ( Dưới 2 ý )- Trình bày quá cẩu thả, Sai chính tả, sai cau trầm trọng.
*Điểm 0: Lạc đề, để giấy trắng. Không nộp bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8.doc