Giáo án Ngữ văn khối 7 - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn khối 7 - Tuần 9

 A . Mục tiêu :

a. kiến thức: Học sinh Giúp học sinh thấy được những lỗi thường gặp về quan hệ từ

b. Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ

c. Thái độ: -Giáo dục ý thức làm giàu vốn từ, dùng quan hệ từ phù hợp.

B . Chuẩn bị :

 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + Bảng phụ

 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi

C . Các bước lên lớp

 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số

 2 . Kiểm tra bài:

 - Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ? -Sử dụng quan hệ từ cần ghi nhớ điều gì?

 3 . Bài mới :

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 7 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9; Tiết :33 NS:  ND: . 
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
 A . Mục tiêu :
a. kiến thức: Học sinh Giúp học sinh thấy được những lỗi thường gặp về quan hệ từ
b. Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ
c. Thái độ: -Giáo dục ý thức làm giàu vốn từ, dùng quan hệ từ phù hợp.
B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + Bảng phụ
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài:
 - Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ? -Sử dụng quan hệ từ cần ghi nhớ điều gì?
 3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
 Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
GV: cho học sinh đọc thần các ví dụ sgk .
- Lần lượt gọi HS trả lời câu hỏi: .
+Chỉ ra lỗi sai trong từng câu
+ Vì sao lại sai? 
+ Sửa lại cho đúng
- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- Nhận xét và kết luận từ ví dụ.
- GV: Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết khi dùng cần tránh các lỗi nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1- 4. 
- Cho học sinh thảo luận, chỉ định học sinh trả lời từng ý, nhận xét, bổ sung
- Gọi Hs trả lời lần lượt các bài tập. Sau đó nhận xét và kết luận. 
- Đọc thầm bài 
- Lần lượt trả lời các ví dụ 1-4
- HS khác nhận xét cho bạn 
- Đọc ghí nhớ 
- Đọc các bài tập 
- Chia môt tổ thảo luận một bài tập 
- Đại diện tổ trả lời 
- Nghe và tự ghi vở 
I.Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
*.Tìm hiểu ví dụ
1.Thiếu quan hệ từ
Bổ sung:..mà đánh giá
 ...với xã hội ngày xưa
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
Thay: và bằng nhưng 
 Để bằng vì
3.Thừa quan hệ từ
- Bỏ quan hệ từ thừa: qua 
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
- Nam không những học giỏi môn Toán , môn Văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa. Thầy giáo rất khem Nam .
- Nó thích nói chuyện với mẹ, nhưng không thích nói chuyện với chị
2.Ghi nhớ SGK
II.Luyện tập
1.Thiếu quan hệ từ-> thêm
 ...Từ đầu...
...Để/ cho cha mẹ...
2.QHT không thích hợp về nghĩa ->Thay
- Với = Như; Tuy = dù; Bằng = về
3.Thừa quan hệ từ-> bỏ bớt:
“ đối với” “ với”, “qua”
4. - Đúng: a, b, d, h 
 - Sai : còn lại
* c: bỏ từ “cho” 
* e: đưa “của” lên trước “bản thân”
* g: bỏ “của”
* i: thay “giá” = “nếu”
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?- Học xong bài em tự rút ra bài học gì cho bản thân.	- Giáo dục ý thức làm giàu vốn từ, dùng từ.
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập 5;
 Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác Núi Lư và Phong kiều dạ bạc
 Tuần 9; Tiết :33 NS:  ND: . 
Hướng đẫn đọc thêm: 
1. XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
( Vọng lư sơn bộc bố- Lý Bạch)
2. ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở BẾN PHONG KIỀU 
( Phong kiều dạ bạc- Trương kế)
 A . Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Học sinh Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên Lí Bạch miêu tả trong bài thơ; bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa người và cảnh trong bài.
- 
-Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ
-Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, niềm say mê khám phá, thưởng thức cái đẹp.
B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
 C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài : 
- Đọc thuôc bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” và cho biết nội dung của bài thơ.
 3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
 Nội dung 
HĐ1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Hướng dẫn, gọi học sinh đọc chú thích *
- Nêu vài nét chính về tác giả và tác phẩm
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
- Xác định vị trí đứng ngắm thác của tác giả?
- Góc nhìn đó có lợi thế gì
- Câu thơ 1 mưu tả cảnh gì?
- Em nhận xét như thế nào về cảnh này?
- Em nhận xét gì về cảnh được tả trong ba câu tiếp theo?
- Nhận xét cách dùng từ trong câu 3
- Câu 3 muốn tả điều gì? Nó như thế nào?
- Qua đó giúp ta biết thêm điều gì về thế núi?
- Cảnh như thế nào?
- Qua tìm hiểu nội dung bài thơ, em cảm nhận được những tình cảm gì của tác giả? Về niềm say mê tâm hồn, tính cách của tác giả?
Hoạt động 3: Tổng kết
- Nội dung của bài thơ là gì 
- Tóm tắt nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Đọc 
- Nêu theo yêu cầu 
*(Dưới ánh) “Nắng...bay”
- Dưới nắng hương Lô có màu tím (tía) 
->Cảnh rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
* “ Xa....này”
-Bằng từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh liên tưởng
- Đứng xa trông dòng thác như tấm lụa trắng rủ xuống treo song song vách núi và dòng sông
-> Cảnh đẹp hùng vĩ, tráng lệ.
* “ Nước....thước”
-Từ ngữ độc đáo
-Nước tuôn như bay, mạnh mẽ, mãnh liệt ( Núi cao và sườn dốc đứng )
* “ Tưởng....mây”
-So sánh, phóng đại
-Thác nước như giải ngân hà
-> Cảnh kỳ diệu
=>Thác núi Lư rực rỡ, kỳ ảo
- Nêu nội dung : 2 ý 
- Nêu nghệ thuật sử dung từ, hình ảnh
A. XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích
a.Tác giả: Lý Bạch( 701-762)
b.Tác phẩm: Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên
c.Từ khó
II. Tìm hiểu văn bản.
*Tác giả đứng ngắm thác từ xa -> dễ phát hiện vẽ đẹp toàn cảnh.
1.Cảnh thác núi Lư
 Hình ảnh ngọn núi Hương Lô hiện lên thật rực rỡ, sống động làm nền cho thác nước từ trên cao đổ xuống, nhìn từ xa dòng thác như dải lục trắng treo lên giữa vách núi tạo nên một vẻ đẹp tráng lệ; hùng vĩ và thật huyền ảo
2.Tình cảm của tác giả.
-Yêu thiên nhiên đắm say, mãnh liệt
-Say mê khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên
-Tâm hồn nhạy cảm, tính cách hào phóng, mạnh mẽ
III. Tổng kết( ghi nhớ sgk) 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Gới thiệu cho Hs biét vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Cảnh được tả trong bài thơ như thế nào?
- Qua cảnh trên em hình dung tâm trạng nhà thơ đáng như thế nào?
- Những chi tiết nghệ thuật nào tạo nê cái hay chó bài thơ?
- Nghe hiểu 
- Nêu thời gian. Âm thanh, hình ảnh 
- Nêu cảm nhận 
- Nêu cảm nhạn về tam trạng nhà thơ. 
- nêu nghệ thuật 
B. ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở BẾN PHONG KIỀU
I. Tìm hiểu chung: sgk
II. Tìm hiểu văn bản: 
1.Cảnh trong bài thơ:
- Thời gian: nữa đêm.
- Âm thanh: qụa kêu, chuông chùa
- Hình ảnh: sương đầy trời, đèn chài leo lét, cây cối um tùm
=> Buồn cô quạnh đến khó tả
2.Tâm trạng của người lũ khách xa quê.
- Trằn trọc băn khoăn , không ngủ được. vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
- Tâm trang ấy được cảm nhạ tinh trế qua chuyuển biến thời gian , không gian ở bên Phong Kiều.
3. Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình; 
- Dùng cái động trong không gian( quạ kếu, chuông chùa) đẻ tả cái tình trong tâm hồn nhà thơ.
- Dùn âm thanh đẻ nói lên cảnh hoang vắng ở bến Phong Kiều 
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?- Qua đó em có cảm nghĩ gì?
	- Rút ra bài học gì?	-> Giáo dục tình cảm, cách làm văn
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập ; Chuẩn bị bài: Từ đồng nghĩa 
 Tuần 9; Tiết 35 NS: ND: 
TỪ ĐỒNG NGHĨA 
A . Mục tiêu :
a. Kiến thức: Học sinhHọc sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa
b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ
c. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ, sử dụng từ phù hợp hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.
 B . Chuẩn bị : 
 - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài: 
- Khi sử dụng quan hệ từ ta cần chú ý tránh những lỗi nào?
 3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
 Nội dung 
Hoạt động 1.Tìm hiểu khái niệm từ đồng nghĩa
- Gọi HS đọc câu 1 và cho thảo luận
+ Em hiểu từ “ rọi” ở đây nghĩa là gì? Tìm thêm từ có nghĩa tượng tự?
+ Tìm từ đồng nghĩa với từ “ trông” với nghĩa nhìn để nhận biết 
+ Từ “ nhìn” có đồng nghĩa với từ “ mong” không? Vì sao?
- Qua tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là đồng nghĩa?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa
GV: Gọi HS đọc, cho HS đọc và trả lời 2 câu hỏi SGK
- Nhận xét nghĩa của từ trái – quả?
- Nhận xét nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh?
- Qua tìm hiểu, em thấy có những loại từ đồng nghĩa nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa
 - Gọi HS đọc- thảo luận- trả lời 2 câu hỏi SGK
- Gọi Hs trình bày 
- Qua tìm hiểu em rút ra kết luận gì về cách sử dụng từ đồng nghĩa?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Đọc và thảo luận
- Suy nghĩ và trả lời theo yêu cầu
- Bạn trông con gà trống vừa gáy ngoài sân có lông màu gì?
- Không vì thuộc 2 nhón từ khác nhau. 
- Nêu tóm tắt 
-Đọc ghi nhớ
- Đọc ví dụ 
- Giống nhau hoàn toàn. 
- sắc thái nghĩa khác nhau. 
- Nêu tóm tắt 2 ý.
- Đọc ghi nhớ
- Thảo luận 
- Trình bày 
 - Kết luận và trình bày
- Đọc ghi nhớ
I.Thế nào là từ đồng nghĩa
*.Tìm hiểu ví dụ
*Rọi: Chiếu, Soi:
->Nghĩa giống (gần giống) nhau
=>Từ đồng nghĩa
* Trông1: Nhìn, ngó, nhòm
* Trông 2: Chăm sóc, giữ gìn 
* Trông 3: Mong, hi vọng
->Từ trông ở đây có 3 nghĩa
->Thuộc 3 nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
*.Ghi nhớ
II.Các loại từ đồng nghĩa
1.Tìm hiểu ví dụ
a.Trái- quả: Nghĩa giống nhau hoàn toàn-> Đồng nghĩa hoàn toàn
b.Bỏ mạng- hi sinh: 
-Giống nhau: Cùng là chết
-Khác:
+Bỏ mạng: Chết vô ích, mang sắc thái khinh bỉ
+Hi sinh: Chết vì nghĩa, mang sắc thái kính trọng
->Đồng nghĩa không hoàn toàn
2.Ghi nhớ
III.Sử dụng từ đồng nghĩa
1.Tìm hiểu ví dụ
a,Trái- quả: Có thể thay thế được cho nhau
b,Bỏ mạng- hi sinh: Không thể thay thế được cho nhau
c: Chia ly: Tăng sắc thái cổ
2.Ghi nhớ
 Hoạt động 3: Luyện tập
- Gọi HS đọc bài tập 1, sau đó GV hướng dẫn HS làm nhanh.
2. Hướng dẫn Hs là BT 2.
3. Về nhà là
4. - Gọi HS dọc bài tập 4- cho HS thảo luận làm vào phiếu học tập lớn sau đó đưa kết quả lên bảng, nhận xét, bổ sung
5. Gọi HS dọc bài tập 5, phân công mỗi tổ làm một nhóm từ ghi kết quả ra PHT lớn, đưa lên bảng, nhân xét bổ sung
-6. Gọi HS đọc bài tập 6, gọi mỗi em điền 1 bài ( Bổ sung ý tạo sao? )
7. Gọi HS đọc bài tập 7, chỉ định HS trả lời.
8. Gọi HS đọc BT8, yêu cầu HS phân biệt nghĩa các từ trước khi cho HS đặt câu.
9 - GV: Đưa bảng phụ ghi bài tập 9, gọi học sinh đọc, chỉ định HS trả lời ( bổ sung ý vì sao )
IV. Luyện tập
1.Tìm từ HV đồng nghĩa
-Gan dạ- Dũng cảm -Nhà thơ- thi sĩ
-Mổ xẻ- phẫu thuật -Của cải- Tài sản
-Nước ngoài- ngoại quốc. - Đòi hỏi- Yêu cầu
- Năm học- niên khóa. - Thay mặt - đại diện
2. Tìm từ đồng nghĩa .
- Ra- đi – ô; - Ô tô - Vi - ta- min. – Pi – a- nô
3. HS làm ở nhà.
4. Tìm từ thay thế
- Đưa- trao - Đưa- tiễn- - Kêu- than, phàn nàn 
- Nói- cười, mắng - Đi - mất
5.Phân biệt
*Ăn: Sắc thái bình thường
 Xơi: Sắc thái lịch sự
 Chén: Sắc thái thân mật
*Cho: Sắc thái bình thường
 Tặng: Tỏ lòng yêu mến
 Biếu: Kính trọng
*Yếu đuối: Thiếu ý chí, sức mạnh.
 Yếu ớt: Qúa yếu, không có sức.
*Xinh: Có đường nét, dáng vẻ đẹp mắt
 Đẹp: Có hình thức, phẩm chất làm người
*Tu: Uống nhiều, liền một mạch
 Nhấp: Uống chút một.
 Nốc: Uống nhiều, hớp to
6.Chọn từ
a.Thành quả- Thành tích
b.Ngoan cố- ngoan cường
c. nghĩa vụ- nhiệm vụ
d. giữ gìn- Bảo vệ
7.Điền từ
(1) Cả hai từ; (2) Đối xử
(1) Cả hai từ (2) To lớn
8. Đặt câu
9.Chữa lỗi dùng từ sai
-Hưởng thụ; che chở; dạy; trưng bày
 4 . Củng cố : 
- Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
- Từ dó em rút ra bài ---> Giáo dục ý thức tìm hiẻu, làm giàu vốn từ, sử dụng từ
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập còn lại 
Tìm 10 cặp từ đồng nghĩa; Chuẩn bị bài: Cách lập ý của văn bản biểu cảm
 .. 
 Tuần 9 ; Tiết 36. NS: ND: .. 
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 
A . Mục tiêu :
 a. Kiến thức: - Học sinh Học sinh nắm được cách lập ý của bài văn biểu cảm
b. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận biết và viết các dạng văn bản biểu cảm
c. Thái độ: -Bồi dưỡng những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp và cách biểu đạt phù hợp. 
B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
 C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ :Thế nào là văn biểu cảm ? muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm cần làm gì ?
 3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những cachs lập ý.
+ Gọi HS đọc đoạn văn “Cây tre Việt Nam” àNhận xét.
- Cây tre đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam bởi những công dụng của nó như thế nào ?
- Để thể hiện sự gắn bó “Còn mãi” của cây tre đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai?
- Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào ?
GV: kết luận:
* Đọc đoạn văn 2.
- Đoạn văn cho ta thấy tác giả say mê con gà đất như thế nào ?
- Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ?
- Tác giả lập ý biểu cảm bằng cách nào?
- Kết luận.
 + Đọc đoạn văn nói về cô giáo.
- ạn văn đã gợi lên những kỉ niệm gì về cô giáo?
- Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ tình cảm lòng yêu mến cô giáo như thế nào ?
- Gọi Hs đọc đoạn văn 3.2
- Việc tưởng tưởng đã giúp ta thể hiện tình cản gì?
- Kết luận
+ Đọc đoạn văn nói về người mẹ “U tôi”.
- Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “U tôi”? Hình bóng và nét mặt của “U tôi” được miêu tả như thế nào ?
- Để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ, đoạn văn đã miêu tả những gì?
- Kết luận: 
- Qua các bài tập trên em hãy cho biết có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm ?
 + Gọi HS đọc ghi nhớ: /121
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Cho HS lập ý cho đề bài: Cảm xúc về vườn nhà.
- Hướng dẫn: 
+ Tìm hiểu đề ==>Theo gợi ý SGK 
+ Tìm ý cho bài văn. àGV hướng dẫn
+ Lập dàn bài. - - -HS lập ý
-GV gọi HS trình bày , HS Khác nhận xét .
- GV nhận xét à rút ra dàn bài chung.
- HS đọc 
- chia ngọt sẽ bùi , , vui hạnh phúc , hòa bình.
- bóng mát, khúc nhạc, , cổng chào. . 
- Được thay thế = Xi măng..
- Nghe ghi
- HS đọc.
- Hóa thân vào con gà.
- say mê, thích thú 
- Trình bày ý kiến
- Nghe ghi.
- Đọc.
- cô và đàn em nhỏ;nghe tiếng cô giảng bài; cô theo giỏi lớp học; cô thất vọng khi một học sinh cầm bút sai; sung sướng khi học trò có kq xuất sắc..
- Chẳng bào giời quên cô được 
- Đọc 
- Yếu nước , khát vọng thống nhất tổ quốc.
- Đọc 
- HS: bóng dáng, khuôn mặt ..
- Quan sát sgk để trình bày.
- tóc lốm đốm , thưa, da nhăn..
- Nghe ghi.
- 4 cách 
- Đọc ghi nhớ 
- Thảo luận nhóm
àTrình bày từng nhóm
- HS lập dàn bài. 
I/ Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm :
Liên hệ hiện tại với tương lai.
 Qua đoạn văn cho ta thấy khi gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai là 1 cách bày tỏ tình cảm đói với sự vật.
2- Hồi tưởng quá khứ và suy ngẫm về hiện tại là một cách bày tỏ tình cảm. 
3- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
==> Vậy: gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với 1 con người.
4- Quan sát , suy ngẫm.
==> Đoạn văn đã khắc họa hình ảnh con người và nêu nhận xét. Đó là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó.
* Ghi nhớ : SGK T 121
II/ Luyện tập:
 - Lập ý: cảm xúc về vườn nhà.
 * Dàn bài:
a) MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà.
b) TB: Miêu tả vườn, lai lịch vườn
- Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình.
- Vườn và lao động của cha mẹ.
- Vườn qua bốn mùa.
c) KB: Cảm xúc về vườn nhà.
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? Giáo dục: vận dụng tìm ý cho văn biểu cảm
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập Xem gợi ý tự làm 2 đề còn lại	
Chuẩn bị bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 9.doc