Giáo án Ngữ văn khối 8 - Trường THCS Hồng Lim

Giáo án Ngữ văn khối 8 - Trường THCS Hồng Lim

A/ Mục tiêu cần đạt:

 1.Kiến thức : cảm nhận được tân trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tưụ trường đầu tiên .

2. Kĩ năng: phân tích nhân vật

3. Thái độ yêu thích lối viết văn nhẹ nhàng của Thanh Tịnh

B/ Chuẩn bị:

-GV : Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ.

-HS: Vở soạn

C/Tiến trình lên lớp:

I/ Hoạt động 1: Khởi động

1.Ổn định lớp

2.kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra vở soạn HS

3.giới thiệu bài mới:

II/Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản

 

doc 102 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 - Trường THCS Hồng Lim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Văn bản TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
A/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức : cảm nhận được tân trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật ‘’tôi’’ ở buổi tưụ trường đầu tiên .
2. Kĩ năng: phân tích nhân vật 
3. Thái độ yêu thích lối viết văn nhẹ nhàng của Thanh Tịnh 
B/ Chuẩn bị: 
-GV : Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ.
-HS: Vở soạn
C/Tiến trình lên lớp:
I/ Hoạt động 1: Khởi động
1.Ổn định lớp
2.kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra vở soạn HS
3.giới thiệu bài mới: 
II/Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản 
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
5 phút
10 phút
15 phút
5 phút
Tóm tắt vài nét về tác giả, tác phẩm?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: Tác giả Thanh Tịnh ( 1911-1988)
Tập truyện ngắn in trong tập “Quê mẹ”- XB năm 1941.
-Nêu nội dung chính của văn bản “ Tôi đi học” ?( H trả lời, G nhận xét)
Hướng dẫn đọc: GV đọc mẫu, học sinh đọc văn bản
-xác định thể loại văn bản ?
-Câu chuyện có kết cấu như thế nào?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: Truyện ngắn này có bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi.
-Theo em, truyện được chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn là gì? 
( H trả lời, G nhận xét)
Gv chốt: 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu-> trên ngọn núi
Đoạn 2: tiếp đó-> chút nào hết.
Đoạn 3: còn lại 
-Nhân vật chính trong truyện là ai?
-Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
-Tác dụng của ngôi kể này là gì?
-Văn bản này thuộc kiểu vb nào?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: Vb nhật dụng
-Cho HS đọc từ “những ý tưởng. lộ vẻ khó khăn”
-Theo dõi những câu văn mở đầu văn bản, em hãy cho biết những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
-Những chi tiết, hình ảnh nào diễn tả tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường?
( H trả lời, G nhận xét)
-Tại sao cảnh vật mọi ngày thấy quen mà hôm nay nhân vật lại thấy lạ?
-Vì sao khi cầm bút thước lại thấy nặng?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: vì hồi hộp, vì lúng túng.
-Nhân vật “tôi” muốn xin mẹ tự cầm bút thước để làm gì?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: Hồi hộp, náo nức.
--Giải thích từ “lưng lẻo”?
-Vì sao nhân vật “tôi” lại khóc?
( H trả lời, G nhận xét)
Gv chốt : vì lo sợ
-Đối với em ,ngày đầu tiên đi học, em có giống nhân vật “tôi” trong truyện không?
*Có một bài hát thiếu nhi kể về cảm xúc của một bạn nhỏ lần đầu tiên đến trường- đó là bài hát nào? ( Cho 1 học sinh hát )
HS thảo luận: theo em, việc đi học có gì mới lạ?
Hoạt động 3:củng cố -dặên dò: 
1.củng cố :nêu vài nét về tác giả,nhận xét tâm trạng nhân vật Tôi?
2.Dặn dò:học vở ghi,soạn phần còn lại của văn bản
A/ Tìm hiểu bài.
I/ Tác giả- tác phẩm :
1.tác giả:
- Tên thật: Trần Văn Ninh (1911-1988)
-Ơng làm nghề dạy học và sáng tác văn ở nhiều thể loại 
- Tác phẩm : Ngậm Ngải Tìm Trầm, sức mồ hôi,quê me, 
2.tác phẩm: trich từ ‘quê mẹ’
II/ Kết cấu tác phẩm 
 1.Thể loại:truyện ngắn
2.Bố cục: 3 đoạn
III/ Phân tích:
1.Diễn biến tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi”:
a. Trên đường cùng mẹ đến trường:
-Con đườngđã quen đi lại-> thấy lạ.
-Trong chiếc áo đen dài-> thấy trang trọng.
-Hai cuốn vở trên tay-> thấy nặng
=> Hồi hộp, náo nức
Tiết 2 Văn bản TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
A/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: cảm nhận được tân trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật ‘’tôi’’ ở buổi tụ trường đầu tiên 
2. Kĩ năng: phân tích nhân vật 
3. Thái độ: yêu thích lối viết văn nhẹ nhàng của Thanh Tịnh 
B/ Chuẩn bị: 
-GV : Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ.
-HS: Vở soạn
C/Tiến trình lên lớp:
I/ Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1.Ổn định lớp
2.kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra vở soạn HS
3.giới thiệu bài mới: 
II/Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản 
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
10 phút
10 phút
4 phút
3 phút
5 phút
3 phút
*Cho H đọc đoạn 2. ( đọc thầm)
-Trước ngày đi học, ngôi trường được miêu tả như thế nào?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: là nơi xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn trong làng.
-Hôm nay ngôi trường có gì đổi khác trong mắt nhân vật “tôi”?
-Theo em, điều gì khiến nhân vật “tôi” lo sợ vẩn vơ?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: Cảm thấy mình nhỏ bé so với ngôi trường
*HS đọc “ông đốc trường -> vuốt nhẹ trước tôi”
-Những chi tiết hình ảnh nào diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi” lúc nghe gọi tên và rời tay mẹ?
*Cho H đọc “Một mùi hương”-> hết
-Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp học đón giờ học đầu tiên được thể hiện qua hình ảnh, chi tiết nào?
-Tại sao nhân vật “tôi” lại lạm nhận bàn ghế là vật riêng của mình?
-Người bạn chưa hề quen mà nhân vật “tôi” lại thấy không hề xa lạ?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: Không còn sợ hãi, mọi vật, bạn bè trở nên quen thuộc.
-Nhận xét gì về tâm trạng nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên?
( H trả lời, G nhận xét)
---Câu hỏi thảo luận :
Từ hình ảnh mẹ ,ông đốc và thầy giáo , em có cảm nhận gì về thái độ, củ chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?Qua đó, thể hiện mối quan hệ giữa nhà trường, gđ và xh như thế nào?
GV chốt-bình: thấy được trách nhiệm của gđ, nhà trường và xã hội đối với thế hệ trẻ.
Theo em, nét đặc sắc của truyện ngắn này là gì?
( H trả lời, G nhận xét)
-Theo em, văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
( H trả lời, G nhận xét)
GV chốt: Là vb tự sự kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm xúc.
III/ Hoạt động 3:Tổng kết - ghi nhớ 
Cảm nhận của em sao khi học xong vb “tôi đi học”?
( H trả lời, G nhận xét)
-Trong vb này, em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?
-IV/Hoạt động 4: Luyện tập
BT 1: làm ở lớp
BT 2: Hướng dẫn HS về nhà
V/Hoạt động 5:củng cố –dặn dò
 1.củng cố:nêu nội dung nghệ thuật của văn bản?
 2.Dặn dò: học bài,soạn bài”trong lòng mẹ”
b.Bước vào trường nghe gọi tên và rời tay mẹ:
-Sân trường  dày đặc cả người.
-Trường xinh xắn  oai nghiêm.
-Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
-Nghe gọi têngiật mình, lúng túngdúi đầu vào lòng mẹkhóc.
=> Bỡ ngỡ, rụt rè.
c. Đón nhận giờ học đầu tiên:
-Nhìn bàn ghếlà vật riêng của mình.
-Nhìn bạn không thấy xa lạ. 
-Hình treo trên tường thấy lạ và hay.
=> vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin.
2) Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
- Bố cục thep dòng hồi tưởng, trình tự thời gian của buổi tựu trường.
-Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
-Giàu chất thơ, chất trữ tình.
V/ Tổng kết : 
( Ghi nhớ Sgk. Tr 9)
B/ Luyện tập.
Viết đoạn văn ngắn kể lại ấn tượng của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
Tiết 3: 	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A/ Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức: hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nó.
 2.Kĩ năng: lập sơ đồ khái quát nghĩa của từ ngữ.
 3.Thái độ: có ý thức trong việc sử dụng từ ngữ.
B/ Chuẩn bị: 
-GV : Giáo án, bảng phụ
-HS: Bài soạn
C/Tiến trình lên lớp:
I/ Hoạt động 1: Khởi động(5 phút)
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra vở soạn của HS
3.Giới thiệu bài mới
II/Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
15 phút
15 phút
5 phút
* Hướng dẫn HS theo dõi sơ đồ / Sgk.10
-Theo em, nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá”. Vì sao?
( HS trả lời, bổ sung, nhận xét)
-Tương tự, nghĩa của từ “ thực vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ “ cây, rau, cỏ”? vì sao?
( HS trả lời, bổ sung, nhận xét)
-Em có nhận xét gì về nghĩa của một từ ngữ?
-Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “ voi, hươu”. Vì sao?
-Theo em, khi nào thì một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng, có nghĩa hẹp?
-Theo em, sự khác biệt giữa từ ngữ có phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp là như thế nào?
( HS trả lời, bổ sung, nhận xét)
GV chốt : Nghĩa rộng : bao hàm
Nghĩa hẹp: bị bao hàm 
( HS cho ví dụ: có nghĩa hẹp, có nghĩa rộng)
* Hướng dẫn HS xem sơ đồ SGK.
-Nghĩa của từ “ thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa những từ nào?
-Em có nhận xét gì về phạm vi nghĩa rộng, nghĩa hẹp của 1 từ ngữ?
( HS trả lời, bổ sung, nhận xét)
GV chốt : Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.
-Cho từ nghĩa rộng “gia vị” –hãy tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp?
( HS trả lời, bổ sung, nhận xét)
-Vậy, em hiểu như thế nào là từ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp?
( HS trả lời, bổ sung, nhận xét)
GV chốt ( ghi nhớ)
IV/ Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:Hãy vẽ sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ đã cho?
-HS lên bảng vẽ sơ đồ(2 em)
Bài 2:Hãy tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ đã cho?
HS:làm miệng
 Bài 4:Chỉ ra các từ không thuộc phạm vi nghĩa của nhóm?
HS:làm miệng.
V/ Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò
 1.Củng cố:thế nào là từ có nghĩa rộng,nghĩa hẹp.
 2.Dặn dò:Học bài, làm bài tập 3 va5 sgk/11
 -Soạn “Trường từ vựng”
A/ Tìm hiểu bài:
I/Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
Ví dụ: sgk. Tr 10
-Động vật: nghĩa rộng.
-Chim, thú, cá: nghĩa hẹp.
II/ Ghi nhớ ( SGK trang 10)
B/ Luyện tập.
BT 1: 
 a/ Y phục
 Quần Aùo
 (dài, đùi) (dài, sơ-mi)
 b/ Vũ khí
 Súng Bom
(Trường, ( Ba càng,
 đại bác) bom bi)
BT2: Từ ngữ có nghĩa rộng:
a. chất đốt b. nghệ thuật
c.thức ăn d. nhìn đ. Đánh.
BT 4: Từ không thuộc phạm vi nghĩa :
a. thuốc lào b. thủ quỹ c. bút điện
 Tiết 4: 	 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A/ Mục tiê ... i thích “Bủa”, “kinh tế”
-Em hiểu ntn về ý nghĩa của 2 câu luận? 
 (HS trả lời , bổ sung, nhận xét)
GV chốt: Con người ôm ấp hoài bão cứu nước , cứu đời vẫn ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù -> Khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt, chí khí không bao giờ thay đổi.
-Với lối nói khoa trương ở 2 câu luận có tác dụng gì trong việc biểu hiện anh hùng, hào kiệt này? 
(Gợi tả khí phách hiên ngang không khuất phục của người chiến sĩ yêu nước.
-Theo em, tác gỉa dùng phép đối có tác dụng nghệ thuật gì trong 2 cặp câu này?
GV chốt: Những câu thơ đối nhau góp phần tạo âm hưởng hào hùng, lãng mạn, kiểu anh hùng ca. Các cặp từ đối khắc họa rõ nét tầm vóc của nhân vật trữ tình, càng về sau càng lớn lao, kỳ vĩ, phi thường . 
-Hướng dẫn HS đọc 2 câu kết.
-Em cảm nhận được điều gì từ 2 câu thơ này? Nêu nghệ thuật được sử dụng trong câu 1? Tác dụng của cách dùng nghệ thuật ấy?
(Điệp từ “còn”; lời thơ dõng dạc dứt khoát)
III/ Hoạt động 3: tổng kết
-Toàn bộ bài thơ đề cập đến nội dung gì? Tìm nghệ thuật đặc sắc?
-Theo em, VB được viết theo phương thức biểu đạt nào? (VB biểu cảm).
-Ở lớp 7 em đã học VB nào nói về Phan Bội Châu
IV. Hoạt động 4 : Luyện tập
 Gv cho HS đọc thêm sgk/148
V. Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò 
 1.Củng cố: Nhắc lại nội dung chính đã học? Đọc lại bài thơ? 
 2.Dặn dò: - Học bài thơ và bài học.
 - Soạn “ Đập đá ở Côn Lôn”
A/ Tìm hiểu bài:
.I.Tác giả, tác phẩm: 
 SGK /146-147.
II.Kết cấu văn bản:
1/Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
 2/Bố cục: 4 phần (đề, thực, luận, kết)
III.Phân tích
1/ Hai câu đề : 
-Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu
chạy mỏi chân  ở tù 
-> Phong thái đàng hoàng tự tin, giọng điệu cười cợt xem thường tù ngục của kẻ thù.
2+3/Hai câu thực và hai câu luận:
-khách không nhà bốn biển
 người có tộinăm châu
-Bủa tay bồ kinh tế 
cười tan oán thù 
->Đối: Lạc quan, kiên cường, chấp nhận gian nguy 
4/Hai câu kết: 
-Thân ấycòn, còn 
nguy hiểm sợ gì đâu
->Điệp từ :Tin tưởng vào bản thân vào sự nghiệp c/m
IV. Tổng kết: Ghi nhớ 
 SGK/148
B.Luyện tập
 * Đọc thêm: SGK/148
**********************************
Tiết 58: 	ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 	 (Phan Châu Trinh)
 A/ Mục tiêu cần đạt:giúp học sinh
 1.Kiến thức: nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 2.Kĩ năng: phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật.
 3.Thái độ: cảm phục trước khí phách anh hùng của Phan Châu Trinh.
B/Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : Giáo án, tư liệu về Phan Châu Trinh 
2.Học sinh: Bài soạn
C/Tiến trình lên lớp:
 I/ Hoạt động 1: Khởi động(5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”?nêu nội dung và nghệ thuật?
 -Trả lời:Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ,bài thơ đã thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan bội châu.
 3.Giới thiệu bài mới:GV dẫn vào bài
II/Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
5 phút
15 phút 
15 phút
5 phút
--Cho HS đọc chú thích /SGK -149
-Tóm tắt vài nét về t/g, t/p?
- GV đọc-> HS đọc-> nhận xét.
-Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhắc lại bố cục thể thơ?
-Nêu bố cục của bài thơ dựa vào ý nghĩa?
-Đại ý của bài thơ là gì ? (HS phát biểu)
GV chốt : Khí phách hiên ngang lẫm liệt của người tù c/m trước thử thách gian lao.
-Cho HS đọc 4 câu thơ đầu.
-Em hiểu như thế nào về nội dung 2 câu đề ?
 -Em hiểu ntn về cụm từ “làm trai” ? 
GV chốt: Là quan niệm nhận sinh truyền thống, là lòng kiêu hãnh,là khát vọng hoạt mãnh liệt của nam nhi:
+Đã sinh làm trai cũng phải khác đời – (PBC)
+ “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây.
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể - (Nguyễn Công Trứ)
+ Làm trai, xuống đông lên đoài –(ca dao)
-Hình ảnh miêu tả “Lừng non” có ý nghĩa ntn? (Công việc nặng nhọc -> liên tưởng đến việc làm :Nữ trời, thần trụ trời)
-Hai câu thực công việc đập đá được miêu tả ntn?
-Những động từ mạnh “đánh tan , đập bể”thể hiện hoạt động gì? (Quả quyết, mạnh mẽ, phi thường)
-Em hãy hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc ntn? 
(HS trả lời , bổ sung, nhận xét)
-Nhận xét về giọng điệu 4 câu thơ đầu? (Hùng tráng sôi nổi)
-4 câu thơ đầu đề có 2 lớp nghĩa- phân tích 2 lớp nghĩa đó ?
°Gợi tả công việc đập đá
°Diễn tả khí phách người tù c/m
- Qua 4 câu thơ đầu, phép đối có tác dụng như thế nào?
-Nhận xét gì về hình ảnh người tù yêu nước qua 4 câu thơ đầu?(HS trả lời )
-Hướng dẫn HS đọc 4 câu cuối
-Giải nghĩa: “ thân sành sỏi”, “dạ sắt son”?
-Em hiểu nghĩa của 2 câu đầu ntn?
-Câu thơ “những kẻlỡ bước” có ý nghĩa gì?
-“Việc con con”, theo em, ở đây tác gỉa viết về việc gì ?
-Tìm nghệ thuật của 4 câu thơ cuối ?(Đối)
III/ Hoạt động 3: tổng kết
-Toàn bộ bài thơ nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung đó là gì?
IV. Hoạt động 4: Luyện tập 
 đọc diễn cảm bài thơ
V. Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò 
 1.Củng cố: Nêu nội nội dung chính của bài học ? cảm nhận của em? 
 2.Dặn dò: - Học bài, làm bài tập
 - Soạn “ Muốn làm thằng cuội”
A/ Tìm hiểu bài:
.I.Tác giả, tác phẩm: 
 SGK /149.
II.Kết cấu văn bản:
1/Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
 2/Bố cục: 4 phần (đề, thực, luận, kết)
-Dựa vào ý nghĩa:2 phần
III.Phân tích
1.Hình ảnh người tù yêu nước
-Làm trai
-Lừng lẫy
-Xách búa đánh tan
-Ra tay đập bể 
=>Đối, động từ mạnh :Hiên ngang, lẫm liệt, coi thường thử thách, gian nan.
2.Cảm xúc và suy nghĩ của tác gỉa
-bao quản thân sành sỏi
dạ sắt son
-vá trờilỡ bước
gian nanviệc con con
=>Đối: Giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.
IV/Tổng kết : 
ghi nhớ SGK/150
B.Luyện tập: SGK/150
*********************************
 TIẾT 59: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
 A.Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
 1.kiến thức: hệ thống hóa các kiến thức về dấu câu
 2.Kĩ năng: sử dụng và sửa lỗi về dấu câu.
 3.Thái độ: có ý thức sử dụng dấu câu đúng cách.
 B.Chuẩn bị :-GV: Giáo án, bảng phụ.
 -HS: Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp:
 I. Hoạt động 1: Khởi động(5 phút)
 1 -Ổn định lớp
 2 - Kiểm tra bài cũ : 
 -Câu hỏi: nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ?
 3 – Giới thiệu bài mới.
 II.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
-Hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở ,ghi các dấu câu và công dụng của nó (các dấu câu đã học từ lớp 6,7)
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm:Tìm các dấu câu và công dụng của dấu câu đã học .
(Thảo luận 5 phút , đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, có thể cho điểm )
GV Bình – Chốt:
Các loại dấu câu rất cần thiết để phân biệt các phần ND khác nhau trong câu văn, vừa là những dấu hiệu về chính tả rất chặt chẽ.Vì vậy phải nhất thiết dùng cho đúng lúc, đúng chỗ.
GV gọi HS đọc ví dụ sgk/151
-Hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng trong các ví dụ sgk/151?
-HS phát biểu 
GV nhận xét, chốt lại bài học
Cho HS đọc “ghi nhớ”
III.Hoạt động3: Luyện tập (10 phút)
(Hướng dẫn HS làm bài tập SGK
BT1: cho HS điền bảng phụ)
IV.Hoạt động 5:Củng cố - dặn dò(5 phút)
1.Củng cố: Nêu nội dung chính của bài học . 2.Dặn dò:Học bài, làm bài tập
 - Soạn“Ôn tập Tiếng Việt” 
A.Tìm hiểu bài:
I Tổng kết về dấu câu:
Dấu câu
Công dụng
1.Dấu chấm
Kết thúc câu trần thuật.
2.Dấu chấm hỏi
Kết thúc có nghi vấn.
3.Dấu chấm than
Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
4.Dấu phẩy
Phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.
5.Dấu chấm lửng
+Biểu thi bộ phận chưa liệt kê hết
+Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
+Làm giảm nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm
6.Dấu chấm phẩy
+Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp
+Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
7.Dấu gạch ngang
+Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
+Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
+Biểu thị sự liệt kê.
8.Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần có chức năng chú thích
9.Dấu hai chấm
+Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó 
+Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại
10.Dấu ngoặc kép
+Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
+Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai
+Đánh dấu tên tờ báo, tác phẩm ,tạp chídẫn trong câu văn
II. Sửa Các lỗi thường gặp về dấu câu: 
Dùng dấu chấm để tách thành 2 câu.
 C 1: tác phẩmxúc động .
 C 2: trong XH cũ , như lão Hạc
 2- Thay dấu chấm bằng dấu phẩy:
Thời còn trẻ , học ở trường này, ông là HS xuất sắc nhấtẩu
 3- Dùng dấu phẩy để tách các bộ phận trong câu:
Cam , quýt, bưởi, soài là đặc sản của vùng nào,
 4- Sửa lại các dấu câu như sau: 
Quả thật, tôi từ đâu . Anh có không? Đừng này!
III. Ghi nhớ : SGK/151
B. Luyện tập:
 BT1: điền dấu câu thích hợp
***********************************
TIẾT 60: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 A.Mục tiêu cần đạt: gúp học sinh
 1.Kiến thức: nắm lại toàn bộ kiến thức phần tiếng việt đã học từ đầu năm đến nay.
 2.Kĩ năng: làm bài kiểm tra .
 3.Thái độ: nghiêm túc trong kiểm tra.
B.Chuẩn bị :-GV: Bài kiểm tra.
 -HS: Giấy, bút.
C. Tiến trình lên lớp:
 I. Hoạt động 1: Khởi động
 1 -Ổn định lớp
 2 – Tiến hành kiểm tra
 II.Hoạt động 2: GV giao bài kiểm tra cho HS.HS làm bài (43 phút)
 III.Hoạt động 3: Thu bài
 IV .Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò(2 phút)
Nhận xét giờ làm
Soạn “Ôn tập tiếng Việt”.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 hk 1.doc