Tiết: 73, 74: NHỚ RỪNG
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái cảnh thực tại tù túng tầm thườnggiả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ qua bài thơ “Nhớ rừng”.
Chuẩn bị:
- GV: giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, tranh tự làm:
- HS: Đọc – Soạn bài trước khi đến lớp .
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Tuần 20 Ngày soạn: 11/ 1/ 2009 Ngày dạy:12 /1/ 2009 Tiết: 73, 74: NHỚ RỪNG A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái cảnh thực tại tù túng tầm thườnggiả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ qua bài thơ “Nhớ rừng”. Chuẩn bị: - GV: giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, tranh tự làm: - HS: Đọc – Soạn bài trước khi đến lớp . C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: 5’ GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp 2.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của Thầy H. động của Trò Nội dung Hoạt động 1: GT phong trào thơ mới và các tác giả, tác phẩm: 12' GV giới thiệu chung về thơ mới và phong trào thơ mới. Lúc đầu: gọi tên một thể thơ = thơ tự do => sau năm 1930 chủ yếu gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạntiểu tư sản gắn với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính P trào phát triển mạnh mẽ rồi bế tắc trong vòng 15 năm. ? Hãy nêu khái quát những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Thế Lữ. ? Em hiểu gì về bài thơ Nhớ rừng ? Bài thơ Nhớ rừng viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền, vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn => thể thơ mới xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong phong trào thơ mới Bài thơ là lời con hổ trong vườn bách thú nói lên tâm sự đầy đủ của một lớp người đương thời, đó là “ thế hệ 1930” Nhưng đó cũng là tâm sự của những người dân VN mất nước lúc bấy giờ cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, ý nghĩa tư tưởng của bài thơ trước hết là vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích 10' Hd học sinh đọc - đọc trước 1 lượt → gọi 2-4 học sinh đọc bài thơ K tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh Hoạt động 3: Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ - Đây là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ truyền thống Gọi học sinh đọc câu hỏi 1 và phát biểu trả lời. GV: Cấu trúc 2 cảnh tượng đối lập tự nhiên phù hợp với diễn biến tâm trạng hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề. ? Hãy phân tích khổ thơ thứ nhất để thấy được tâm trạng của hổ. ? Cảnh vườn thú hiện ra dưới con mắt của hổ như thế nào ở khổ thơ thứ 4. - Hướng dẫn học sinh nhận xét →kết luận vấn đề. ? Giọng điệu những câu thơ này có gì đáng chú ý? GV: Cảnh tầm thường giả dối tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại XH đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn, thái độ chán ghét ngao ngán đ/v vườn bách thú cũng chính là thái độ của họ đối với XH . Gọi học sinh đọc khổ thơ thứ 2&3. Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài ? Đoạn thơ miêu tả cảnh sơn lâm & h. ảnh chúa sơn lâm như thế nào? ? Trên nền rừng núi đó hình ảnh con hổ hiện ra như thế nào? Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như bộ tứ tranh đẹp lộng lẫy Hãy hình dung 4 cảnh ấy. ? Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh giọng điệu các câu thơ trong hai đoạn này. Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng hiện ra trong nỗi nhớ đau đớn da diết của con hổ ? Những điệp ngữcó tác dụng gì? ( giấc mơ huy hoàng đã khép lại trong tiếng than u uất “ Than ôi! còn đâu”) ? Qua hai cảnh tượng trên, tâm sự của con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào? Hướng dẫn học sinh nhận xét →Kluận ? Tâm sự này có gì gần gũi với tâm sự của người dân Việt Nam đương thời? ? Vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú? ? Việc mượn lời con hổ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc cuỉa nhà thơ ? ? Hãy nhận xét về cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Hướng dẫn học sinh nhận xét→ chốt vấn đề. Liên hệ → đặc điểm này của văn bản biểu cảm, thơ trữ tình. ? Em có nhận xét gì về hình ảnh, ngôn ngữ của bài thơ Hướng dẫn học sinh nhận xét, kết luận. Y cầu học sinh thống kê những từ ngữ nói về sự tù túng, tầm thường giả dối ? Hình ảnh con hổ có phù hợp để thể hiện chủ đề của bài thơ không? Vì sao ? ( Chúa sơn lâm bị tù túng, tù hãm trong cũi sắt là biểu tượng thích hợp về người anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất cảnh rừng là biểu tượng của thế giới khoáng đạt tự do) ? Bài thơ cho ta thấy được tâm sự gì ? Em có nhận xét gì về bút pháp của tác giả → Hướng dẫn học sinh nhận xét, rút ra kết luận các ý trong Ghi nhớ: SGK Gọi học sinh đọc Ghi nhớ: SGK Chú ý theo dõi. Ghi chép những ý chính cần thiết Phát biểu, trả lời về tác giả Thế Lữ trên c sở kiến thức đã chuẩn bị Lắng nghe, chú ý sắc thái tình cảm Đọc diễn cảm bài thơ Nêu ý nghĩa của các từ Hán Việt, từ cổ Lắng nghe, ghi nhớ, qsát bài thơ và đối chiếu. Đọc câu hỏi-phát biểu Suy luận, trao đổi, phân tích, phát biểu. Đọc khổ thơ 4 Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. Nhận xét, bổ sung Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. (giọng giễu nhại, từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở những câu thơ đầu, những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra→giọng chán chường khinh miệt Phát hiện, trao đổi, suy luận – phát biểu nhận xét. Đọc, phát biểu Phát biểu Nhận xét Đọc lại đoạn 3 Suy luận, tưởng tượng, phát hiện, phát biểu. Nhận xét Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. Từ ngữ minh hoạ: bg cả cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thétdội, hoang vu, bí mật , chốn ngàn năm cao cả âm u, cảnh nước non hùng vĩ, oai linh, ghê gớmdõng dạc đường hoàng, uống trăng tan, điệp ngữ” nào đâu, đâu những” Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. Nhận xét Dựa vào phần g thiệu hoàn cảnh l sử tình hình VN đương thời → suy luận, trao đổi, phát biểu? Suy luận, liên tưởng trao đổi, phát biểu ( h ảnh con hổ cũng giống h ảnh người dân VN đương thời và tâm sự của tác giả) Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. Nhận xét Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. Suy nghĩ, trao đổi, phát biểu Dựa vào đoạn 1,4 thống kê các từ nói về sự tù túng tầm thường , giả dối Suy luận lý giải → phát biểu. Suy luận lý giải, nêu tâm sự của bản thân về bút pháp trong bài thơ Nhận xét I/ Giới thiệu về phong trào thơ mới, tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. Thế Lữ: Nguyễn Thứ Lễ, quê ở B Ninh, là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới có công đầu đem lại chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân Là người tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới lúc buổi đầu II/ Đọc, tìm hiểu chú thích: III/ Phân tích bài thơ: 1/ Thể thơ, bố cục: Đ1,4: Cảnh hổ ở vườn bách thú. Đ 2,3: Con hổ tronng chốn giang sơn hùng vĩ của nó Đ 5: Nỗi khát khao và nuối tiếc những năm tháng hào hùng của một thời ngự trị. 2/ Cảnh con hổ ở vườn bách thú: *Đoạn 1: Tâm trạng của hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm: Từ Chúa tểloài → bị nhốt trong cũi trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn, ngang bầy với bọn dở hơi, vô tư lự Căm uất, ngao ngán không có cách thoát → đành nằm dài dần qua * Đoạn 4: Cảnh vườn bách thú thật đáng chán, đáng khinh, đáng ghét, tất cả đơn điệu buồn tẻ “ nhữngđổi” đều do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót tầm thường “ Hoa âm u” càng cố học đòi bắt chước rừng đại ngàn hoang vu càng lộ rõ sự tầm thường giả dối. 3. Con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ: Cảnh sơn lâm: cảnh rừng đại ngàn cái gì cũng lớn lao, dữ dội, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, dữ dội, hoang vu bí mật là cảnh rừng ghê gớm không tả xiết. Con hổ hiện ra với vể đẹp oai phong lẫm liệt khi rừng tấu lên khúc trường ca dữ dội, con hổ cũng bước chân lên với tư thế dõng dạc đường hoàng Đoạn 3: Cảnh những đêm vàng bên bờ suối diễm ảo với hình ảnh con hổ say mồitan đầy lãng mạn Cảnh ngày mưa ngàn với con hổ trong dáng dấp đế vương lặng ngắm giang sơn mới Cảnh bình minhgội chan hoà ánh sáng rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm. Cảnh chiều..rừng thật dữ dội → cảnh nào cũng đẹp, hùng vĩ thơ mộng và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt Từ ngữ phong phú diễn đạt được cái lớn lao mạnh mẽ phi thường của giang sơn và tư thế của hổ. - Các điệp ngữ diễn tả thấm thía nỗi tiếc nuối khôn nguôi của hổ với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa - Bất hoà sâu sắc với thực tại, khao khát tự do mãnh liệt - Đây chính là tâm sự của người dân VN mất nước đương thời đang sống trong cảnh bị nhục nhằn tù hãm và tiếc nhớ những chiến công chống ngoại xâm vang vẻ trong lịch sử dân tộc. Mượn lời hổ thể hiẹn thành công n.dung cảm xúc được công chúng say sưa đón nhận 4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật: - Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi. - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng (hình ảnh sơn lâm hùng vĩ) - Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, thể hiện đắt ý thơ. Âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt - Hình tượng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú là một biểu tượng thích hợp và đẹp đẽ thể hiện chủ đề bài thơ. * Ghi nhớ: SGK IV. Củng cố: - Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ. V/ Dặn dò: (1’) * Về nhà học kĩ bài, học thuộc lòng bài thơ . Đọc, ngghiên cứu soạn bài Quê hương – Sưu tầm tranh ảnh về làng cảnh ven biển và cảnh đánh cá. Ngày soạn: 12/ 1/ 2009 Ngày dạy: 15 /1/ 2009 Tiết: 54 CÂU NGHI VẤN A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : -Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác -Nắm vững chức năng của câu nghi vấn: dùng để hỏi.. B.Chuẩn bị: -HS: Tìm hiểu trước bài ở nhà. -GV:giáo án, bảng phụ. C. Tiến trình tổ chức dạy và học I.Ổn định: (1phút) II.Kiểm tra bài cũ: III.Bài mới: 1. Giới thiệu bài.(1') 2.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung *Hoạt động 1: (20') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn: -Giáo viên treo bảng phụ đoạn trích. -Gọi học sinh đọc. -Trong đoạn trích. -Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ? -Dựa vào những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là những câu nghi vấn ? -Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? -Dấu hiệu hình thức có đặc điểm gì ? -Em hãy đặc một số câu nghi vấn ?(GV hướng dẫn, sửa chữa) -Gọi học sinh đọc ghi nhớ, GV nhấn mạnh. *Hoạt động 2:(20')Hướng dẫn học sinh làm bài tập(GV hướng dẫn học sinh làm bài tập theo yêu cầu SGK) -GV: gọi học sinh đọc hướng dẫn học sinh làm. GV:Kết luận, mở rộng: *Ai biết ? *Ai cũng biết ? *Nó làm gì ? *nó không làm gì cả ? *Anh thích cuốn sách nào ? *Cuối nào tôi cũng thích ? *Cá bán ở đâu ? *Ở đâu cũng bán cá ? *Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào ? *Tiếng ta đẹp như thế nào ?.... (Nếu đều giả định này không đúng thì câu hỏi => vô lí GV :cho học sinh phân tích tính chất đúng/sai những câu sau : -cái áo này có cũ(lắm) không ? -cái áo này đã cũ(lắm) chưa ? -cái áo này có mới (lắm) không ? -cái áo này đã mới ( lắm) không ? GV : hướng dẩn bài tập còn lại. -Đọc, nhận xét. -Chú ý các chú thích sgk tr 9-10. -Học sinh trả lời (Câu 2, 5, 6) -Có những cặp từ "Có...không" "Cứ...không" "Hay..." "Làm sao" -Dùng để hỏi. -Kết thúc bằng đấu hỏi. -Học sinh đặt. -Học sinh nhận xét bổ sung. -Đọc (HS về nhà chép vào vở) ( 25phút ) -Đọc 3 đoạn trích (SGK trang 11-12) tìm câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của mổi câu. +Trả lời... +Nhận xét... -Học sinh đọc yêu cầu,thảo luận +Đại diện trả lời +nhận xét,bổ sung -Học sinh đọc yêu cầu,thảo luận +Trả lời +nhận xét,bổ sung -Học sinh đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời -(đúng). -(đúng). -(đúng). - (sai). -Học sinh thực hiện ở nhà. I.Đặc đểm hình thức và chức năng chính . 1.Tìm hiểu bài tập sách giáo khoa trang 11. -Đoạn trích " Vẻ ... quả" - Tác phẩm :Ngô Tất Tố -Câu nghi vấn :câu 2,5,6 -Đặc điểm :Có những từ nghi vấn + Có...không... (làm ) sao ... hay (là) ... -Chức năng :dùng để hiểu (sự hỏi ). -Kết thúc bằng đấu chấm hỏi. 2.Kết luận: (ghi nhớ sách giáo khoa trang 11 II.Luyện tập: Bài tập1:trang 12. -.Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó . a. Câu 2 (phải không ?) b. Câu 1(tại sao ?) c. Câu 1 (gì ?) Câu 3 (gì?) d. Câu 2 (không ?) Câu 3 (gì ?) Câu 7(gì ?) Câu 2 (hả ?) Bài tập 2 / trang 12: *Căn cứ xác định câu nghi vấn :từ " hay" *Trong câu nghi vấn không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc" được ,vì nếu ta thay thì câu trở nên sai ngữ pháp,trở thành câu trần thuật và nội dung ý nghĩa cũng thay đổi. Bài tập 3 / trang 13 : *(a) và (b) đều có những từ nghi vấn "có...không","tại...sao" nhưng chỉ làm bổ ngữ trong câu=>không phải dùng để hỏi=>không đặc câu (?) *(c) và (d) có tổ hợp .......=>ý nghĩa khẳng định tuyệt đối (.........,nào...là một từ phiếm định , không phải là nghi vấn) Bài tập 4/ trang 13 : *Khác nhau về hình thức a) Có...không ? b) đã ...chưa ? *Ý nghĩa : a)không giả định b)giả định là người được hỏi trước đọc vấn đề về sức khoẻ Bài tập 5/trang13 So sánh hai câu a và b *Hình thức :trật tự từ khác nhau *Ý nghĩa : a)Tương lai (là động) b)Kết quả khác Bài tập 6/trang 13 a)đúng:không biết bao nhiêu kg (đang phải hỏi)=cảm nhận được xe nặng b)Sai :chưa biết gì (....) =>không biết rẻ ha đắt IV.Cũng cố: (2 phút) -Nhấn mạnh lại nội dung ghi nhớ sách giáo khoa trang 11 -Nhấn mạnh lại nội dung bài tập 3,4,5,6. V.Dăn dò: (1 phút) -Học bù -Thực hiện bài tập còn lại -Chuẩn bị trước tiết tập làm văn "viết đoạn văn trong văn bản thiết minh" Ngày soạn: 12 / 01 / 2009 Ngày dạy: 16 / 01 / 2009 Tieát 76: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý B.Chuẩn bị: -HS:Xem và chuẩn bị nội dung trước. -GV:giáo án. C.Lên lớp: I.Ổn định: (1 phút) II.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện. III.Bài mới: 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh (10 phút) GV: Đoạn văn là bộ phận của bài văn.Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên,được sắp đặt theo thứ tự nhất định -Gọi học sinh đọc đoạn văn (a) -Hãy xác định câu chủ đề,câu mang ý nghĩa giải thích, bổ sung ? (GV có thể cho học sinh nhắc lại khái niệm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề ?) -Gọi học sinh đọc văn bản (b). -Hãy xác định câu chủ đề, từ ngữ chủ đề, câu giải thích, bổ sung ? *Hoạt động 2: (15') Nhận xét và sửa lại đoạn văn thuyết minh bút bi. -Đoạn văn này thuyết minh về đối tượng nào ? -Nội dung đoạn văn đảm bảo không ? -Trình tự thuyết minh có hợp lý chưa ?Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu như thế nào ? -Vậy đoạn văn trên mắc phải nhược điểm gì ? -Khắc phục ? (Còn kiểm tra) -Đoạn văn b thuyết minh về nội dung gì ? -Em có nhận xét gì về đoạn văn này ? -Ta nên dùng phương pháp nào để giới thiệu ? -Vậy ta có thể chia làm mấy đoạn ? -GV yêu cầu HS viết bố cục -GV kiểm tra -Qua phần tìm hiểu bài tập, hãy cho biết: +Khi làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng, ta cần định hướng vấn đề gì ? +Yêu cầu các đoạn văn thuyết minh phải như thế nào ? +Phương pháp thuyết minh, thứ tự trình bày đoạn văn như thế nào ? -GV nhấn mạnh, gọi học sinh đọc ghi nhớ. *Hoạt động 3: (15') Hướng dẫn học sinh luyện tập. -GV chia 3 nhóm thảo luận bài tập sgk trang 15. -GV nhận xét, uốn nắn. =>Kết luận: -Đọc. -HS thảo luận -HS trả lời -HS nhận xét bổ sung. (Câu chủ đề là vấn đề chính mà văn bản cần biểu đạt, từ ngữ chủ đề; từ ngữ then chốt, lặp...) -Đọc văn bản b. -HS trả lời. -HS nhận xét, bổ sung. -bút bi. -Nội dung thuyết minh về cấu tạo bút bi đầy đủ các bộ phận. -chưa. -Giới thiệu cấu tạo, chia thành nhiều bộ phận: ruột bút bi, vỏ bút bi, các loại bút bi...: -Thuyết minh lộn xộn. -Nên tách làm 2 đoạn (ruột và vỏ). +Học sinh làm bố cục ra giấy. -Giới thiệu về chiếc đèn bàn. -Thuyết minh lộn xộn không theo một thứ tự. -Phân tích, khái quát cụ thể. -3 đoạn. -Chia 3 đoạn. +Đế. +Thân (cốt thép, bóng đèn) +Chao đèn. -Xát định ý lớn =>mỗi ý một đoạn văn. -Thể hiện rõ chủ đề. -Phân tích, trình bày sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của vật, khái quát cụ thể, chính, phụ... -Đọc ghi nhớ. -Học sinh chia nhóm và thực hiện theo yêu cầu. +học sinh đọc. +học sinh nhận, xét bổ sung. I.Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 1.Nhận dạng các văn bản thuyết minh *Đoạn văn (a) sách giáo khoa trang 14: - Câu chủ đề: câu 1 -Câu bổ sung:2,3,4,5. -Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề (câu nào cũng nói về nước). *Đoạn văn b(14): -Câu chủ đề: câu 1,từ ngữ chủ đề:Phạm Văn Đồng. -Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm. 2.Sửa lại các đoạn văn chưa chuẩn: *Đoạn văn a (trang 14) *Đoạn văn b (trang 14) 3.Kết luận: (Ghi nhớ SGK trang 15) II.Luyện tập:15' * Bài tập 1:` Viết đoạn mở bài và kết bài "Giới thiệu về trường em". * Bài tập 2: Viết một đoạn văn thuyết minh theo chủ đề "Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam" * Bài tập 3: Viết đoạn văn giới thiệu về bố cục sách Ngữ Văn 8, tập 1. IV.Cũng cố:2' -Nhấn mạnh nội dung ghi nhớ sgk. V.Dặn dò:1' - Học thuộc ghi nhớ sgk. - Làm bài tập2 theo hướng dẫn. - Đọc và soạn "Quê Hương": trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa vào vở soạn bài.
Tài liệu đính kèm: