Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 10

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 10

A.MỤC TIÊU:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

 - Thấy được những đặc điểm của nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

 

doc 19 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 12-10-2011
Tuần 10
Tiết 46-47
 ĐỒNG CHÍ
 ( Chính Hữu)
A.MỤC TIÊU:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 - Thấy được những đặc điểm của nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
 3. Thái độ: 
 - Chân trọng tình cảm bạn bè,biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ: GV-HS cùng soạn bài
 Chân dung Chính Hữu
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: 1P
 2. Kiểm tra bài cũ:1P .Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
 - Từ sau Cách mạng tháng Tám1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: Đồng Chí
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
 HOẠT ĐỘNG 1 : 
HS đọc chú thích.
?Giới thiệu những nét chính về tác giả ?
GV treo chân dung nhà thơ
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Sau chiến dich Việt Bắc 1947 Chính Hữu bị ốm nặng phải nằm lại điều trị bệnh, đơn vị có cử một đồng đội ở lại chăm sóc.Trong khi ốm nặng, nằm ở nhà sàn heo hút, tác giả đã sáng tác bài thơ này=>Bài thơ thể hiện tình cảm thiết tha, sâu sắc của tác giả đối với đồng chí, đồng đội của mình.
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? đặc điểm?
Các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo dòng mạch cảm xúc.
- GV hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, tình cảm,sâu lắng để diễn tả những tình cảm, cảm xúc được lắng lại dồn nén.
GV đọc mẫu -> HS đọc
Cả lớp nghe- nhận xét bạn đọc.
? Tìm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính của bài thơ?
Dòng thứ 7 của bài thơ có gì đặc biệt?Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Sáu dòng đầu của bài thơ là lí giải về cơ sở của tình đồng chí.Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm được dồn tụ.Mười dòng tiếp theo mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh chi tiết, tiêu biểu, cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Ba dòng cuối tách ra một đoạn kết đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “đầu súng trăng treo” như một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.
HOẠT ĐỘNG 2:15P
HS đọc 7 câu thơ đầu
? Theo tác giả tình đồng chí ( giữa tôi và anh ) bắt nguồn trên những cơ sở nào?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật của hai câu thơ?
Vùng đồng bằng nghèo.Vùng trung du sỏi đá cằn cỗi=> Họ là những người nông dân nghèo.Cùng giai cấp.
?Sự gặp gỡ của họ được miêu tả như thế nào?
Tôi với anh.....
Từ phương trời.....
Họ đến đây để đánh đuổi kẻ thù để giành lại độc lập cho dân tộc.Họ không hẹn đợi, chẳng quen vậy mà họ trở thành gần gũi.
? Ngoài hoàn cảnh xuất thân họ có đặc điểm gì chung? Súng và đầu biểu tượng điều gì?
Súng bên súng:Súng biểu tượng cho chiến đâu=>Chung một chiến hào, chung chiến đấu để giành độc lập 
Đầu sát bên đầu: Đầu biểu tượng cho ý nghĩ và lí tưởng.
? Câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
?Tình đồng chí còn thể hiện qua hình ảnh nào ?
Chung chăn: Sự chia se với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui,thắt chặt tình cảm giữa người đồng đội để trở thành đôi tri kỉ=>Tình thân ái và ấm cúng, coi đồng đội như ruột thịt.
=>Tất cả cái chung ấy biến con người xa lạ trở thành tri kỉ.
? Từ những câu thơ trên, đến câu thơ thứ 7 tác giả viết: "Đồng chí!", em thấy có đặc điểm gì đặc biệt ở đây?
Câu thơ chỉ có hai tiếng, một từ, dùng dấu chấm than=> nốt nhấn vang lên, như một sự phát hiện, một lời khẳng định.Sáu câu thơ đầu giải thích cội nguồn và hình thành tình đồng chí, đồng đội.Câu thơ thứ 7 được coi như là một bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn sau. “Đồng chí” được lấy làm nhan đề, là tiếng gọi thiêng liêng, là biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ, tạo sự độc đáo.Từ đồng chí được thốt lên từ đáy lòng, từ tình cảm của những con người gắn bó với nhau.
TIẾT 2
1.Ổn định:1p
2.Bài cũ:3.Nêu cơ sở hình thành tình đồng chí?
3.Bài mới:1p
HS đọc 10 câu thơ tiếp
?Tình đồng chí ở đây biểu hiện như thế nào?
? Em hiểu từ "mặc kệ" ở đây như thế nào?
Bỏ tất cả, không quan tâm
?Từ "mặc kệ" trong bài thơ được hiểu như thế nào?
Những tâm tư nỗi niềm với nhau,họ hiểu được cả niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội=> Đó là người lính để lại sau lưng những gì thương quý nhấtcủa gia đình của quê hương. Đó là họ rất gắn bó với mảnh ruộng, với gian nhà tranh nghèo của mình, nhưng họ ra đi dứt khoát=> đây là sự hi sinh lớn, trách nhiệm lớn đối với tổ quốc.
? Em hiểu như thế nào hình ảnh "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" ?Nêu biện pháp tu từ được sử dụng ở đây?
Đây là hình ảnh nhân hóa- ẩn dụ chỉ quê hương người thân nhớ về các anh=> Nỗi nhớ của người hậu phương.
? Tình đồng chí được biểu hiện ở câu thơ nào?
?Em có nhận xét gì về cấu trúc thơ và hình ảnh thơ đoạn này? Tác dụng?
?Tình cảm của tình đồng chí biểu hiện như thế nào?
Áo rách,quần vá,chân không giày, sốt rét...thế nhưng họ vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui ở tình đồng đội. Ấm từ bàn tay.Nắm tay như để tiếp thêm sức mạnh để vượt qua gian khổ.
?Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong buổi đầu kháng chiến hiện lên như thế nào?
HS đọc 3 câu thơ cuối.
?Ba câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
GV treo bức tranh phóng to ở SGK lên bảng.
? Dựa vào ý thơ hãy tưởng tượng và dựng lại cảnh này.
Đêm đông gió rét các anh đang phục kích chờ giặc dưới một đềm trăng sáng.Vầng trăng từ trên cao chiếu xuống, Ánh trăng đó giống như đang treo trên đầu súng.
? Ba câu thơ cuối nổi bật lên hình ảnh gì?
Đây là cảnh, bức tranh đẹp.Trên nền cảnh rừng đêm giá rét có 3 hình ảnh gắn kết: Người lính-Khẩu súng-Vầng trăng.Họ đứng cạnh nhau, truyền hơi ấm cho nhau, giúp nhau vượt lên trên hoàn cảnh.
? Đặt hình ảnh khẩu súng bên cạnh vầng trăng gợi lên sự liên tưởng gì?
Đầu súng trăng treo=> hình ảnh thực=> Vầng trăng từ trên cao xuống thấp có lúc như treo lơ lửng đầu mũi súng.
Đầu súng trăng treo là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.Súng là chiến đâu,cho hiện thực khốc liệt.Trăng là thanh bình,cho mộng mơ, cho lãng mạn.Súng và trăng kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về người lính: thực tại và mộng mơ, chiến sĩ và thi sĩ.Trăng và súng đã hòa quyện vào nhau, giờ đây người lính thả hồn theo trăng, say sưa ngắm trăng.Súng và trăng một ở gần, một ở xa, vừa lãng mạn trong tâm hồn người chiến sĩ, vừa thi sĩ, làm cho bức tranh có vẻ vừa thực tế, vừa mộng mơ, vừa chiến đấu, vừa trữ tình.Hai hình ảnh bổ sung cho nhau để trở thành một biểu tượng đẹp về người lính cách mạng=> biểu tượng cho thơ ca kháng chiến.
? Qua văn bản em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời rút ra ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
Viết đoạn văn biểu cảm về hình ảnh đầu súng trăng treo.
HS thảo luận trả lời
GV đánh giá cho điểm
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
 Chính Hữu (Trần Đình Đắc)
Là người lính trung đoàn thủ đô, trở thành nhà thơ quân đội.
- Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội.Đặc biệt tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng đội, đồng chí, tình yêu quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
- Viết bài thơ vào đầu năm 1948.Rút từ tập “Đầu súng trăng treo” 
- Thể loại: Thơ tự do 
3. Đọc – tìm hiểu từ khó:
a. Đọc
b.Từ khó.
c. Bố cục: - Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: 6 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí
-Đoạn 2: 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
-Đoạn 3: Còn lại: Hình ảnh người lính trong bài thơ.
III.Tìm hiểu văn bản.
1.Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- "Quê hương anh.... 
 Làng tôi nghèo "
 =>Nghệ thuật: phép đối, thành ngữ, giọng thơ tâm tình mộc mạc
=> Đều là người nông dân lao động nghèo khổ, cùng giai cấp
- "Tôi với anh đôi người xa lạ
- Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Nghệ thuật: Điệp từ tạo nên âm điệu khoẻ chắc nhấn mạnh chung lí tưởng và chung nhiệm vụ
- Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
=> Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ.
 “Đồng chí”=>Tình cảm đồng chí vô cùng sâu lắng và thiêng liêng.
TIẾT 2
2.Những biểu hiện của tình đồng
chí
" Ruộng nương anh  nhớ người ra lính "
=> Họ quyết hi sinh tình nhà cho tổ quốc
“Anh với tôi biết chân không giày"
Nghệ thuật: câu thơ sóng đôi đối ứng, hình ảnh chân thực, diễn tả sự gian lao, thiếu thốn, chịu đựng cơn sốt rét rừng
- "Miệng cười buốt..
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay 
=>Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí đã sưởi ấm trong lòng.
=> Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó, giúp người lính vượt qua mọi gian khổ
3.Biểu tượng của tình đồng chí.
Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội.
- "Đầu súng trăng treo"
 =>Hình ảnh vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa chiến sĩ vừa thi sĩ tạo nên biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
GHI NHỚ:SGK
III. LUYỆN TẬP
Củng cố- dặn dò: 5p
- Hệ thống nội dung bài
- Hướng dẫn H/s làm bài tập (SGK) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Đồng chí?
-> Đồng chí: Cùng chung chí hướng, lí tưởng 
-> Cách xưng hô của những người cùng trong 1đoàn thể cách mạng.
 => Đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội
 - Học bài + đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ
 - Soạn bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 *************************************
 Ngày13-10-2011
Tiết 47
 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 (Phạm Tiến Duật)
A.MỤC TIÊU:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những hiểu biết ban đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãn mạn.
 - Hiện thực cuộc khá ... uổi trẻ
- "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.....
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"
-> Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội
Không kính,không đèn, không mui,có xước=> vô cùng khó khăn về phương tiện.
 "Xe vẫn chạy vỡ miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Hình ảnh đối lập, hoán dụ=> Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc đã làm nên chiến thắng.
GHI NHỚ: SGK
III. LUYỆN TẬP
Củng cố- dặn dò:5p
- Hệ thống bài - Hướng dẫn H/s về nhà
- Học bài + làm bài tập (SBT)
- Soạn "Tổng kết từ vựng"
- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết văn học trung đại
 *********************************
 Ngày 14-10-2011
Tiết 49
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU :
 - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt.
 - Các khái niệm từ mượn, Từ Hán Việt, thuật ngữ biệt ngữ xã hội. 
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện từ mượn, Từ Hán Việt, thuật ngữ biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp và đọc - hiểu văn bản.
 3. Thái độ: 
- Tích cực học tập trau dồi thêm kiến thức từ vựng.
B.CHUẨN BỊ : GV –HS soạn bài
Bảng phụ, bảng nhóm.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:1p 
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới:1P
Các giờ trước chúng ta đã ôn lại những kiến thức về từ vựng (Từtrường từ vựng). Giờ học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đã học (Sự phát triển của từ vựngtrau dồi vốn từ) Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
 HOẠT ĐỘNG 1:35P
? Nhắc lại các cách phát triển của từ vựng?
HS lên bảng điền nội dung thích hợp vào sơ đồ.
HS lên điền- nhận xét.
? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
? Nêu lại khái niệm từ mượn?
? Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau
? So sánh từ mượn có gì khác?
? Nhắc lại khái niệm từ HánViệt
? Chọn quan niệm đúng?
? Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và vai trò của thuật ngữ?
? Thế nào là biệt ngữ xã hội?
? Em biết các hình thức trau dồi vốn từ nào?
 - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- HS: Trình bày miệng trước lớp?
* Giải thích nghĩa của những từ sau:
? Chữa lỗi dùng từ?
I.Sự phát triển của từ vựng:
1.Sơ đồ:	
2. Ví dụ:-Nóng:+Nước nóng.
 +Nóng tính.
-Văn học, toán học....
-In-tơ-net, cô-ta...
Bài 3:Nếu không có sự phát triển nghĩa thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa.Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng từ ngữ sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội=> Số lượng từ ngữ tăng thì tạo thêm nghĩa mới cho từ.
II.Từ mượn:
a. Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị.
Bộ phận mượn quan trọng nhất là tiếng Hán.
Các từ mượn được việt hóa hoàn toàn thì viết như từ thuần việt.Các từ mượn chưa việt hóa hoàn toàn thì khi viết ta dùng dấu ngang nối để nối các tiếng với nhau.
b. Bài tập:
* Chọn nhận định đúng:
Bài 2:Chọn ý c:Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt
Bài 3: Nhóm từ: Săm, lốp, (bếp) ga, phanh,là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa
-Nhóm từ: a-xít, hidro, vitamin:chưa được Việt hoá hoàn toàn,phát âm khó hơn.
 3. Từ Hán-Việt
a. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, giáo viên
b. Bài tập:
Chọn quan niệm b: Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
4. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
a. Khái niệm:
a. Thuật ngữ: là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 
Vai trò: Chúng ta đang sông trong thời đại khoa học công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.Trình độ dân trí cũng không ngừng nâng cao.Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy.Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
b. Biệt ngữ xã hội: Là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD: Cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ.
b. Bài tập:
* Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo
5. Trau dồi vốn từ:
a.Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ
b. Bài tập:
Bài 2:
-Bách khoa toàn thư:Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức các nghành.
Bảo hộ mậu dịch:Bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
Dự thảo:Thảo ra để đưa thông qua.
Đại sứ quán:Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một số nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mẹnh toàn quyền đứng đầu.
Hậu duệ: Con cháu của người đã chết.
Khẩu khí:Khí phách của con người toát ra qua lời nói.
Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật
Bài 3:
*Sửa lỗi dùng từ:
- Béo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể
=> thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận
- Đạm bạc: Có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu
 =>Thay bằng từ tệ bạc: Không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử
- Tấp nập: Gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt 
=> Thay bằng tới tấp: Nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đã tới
Củng cố- dặn dò:5p
Bài tập 2: Tìm các thuật ngữ thuộc các môn: Văn học, toán học, Sinh vật học, Hoá học
- Bài tập 3: Tìm các từ địa phương trong văn bản văn bản trích của "Truyện Lục Vân Tiên" tìm các từ địa phương tương ứng.
- Học bài + hoàn thiện các BT
 - Soạn: Văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” và Nghị luận trong VB tự sự
 **********************************
 Ngày 14-10-2011
Tiết 50
 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
A.MỤC TIÊU:
 - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.
 - Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Biết cách sự dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
 - Tác dụng của các yếu tố nghị tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
 2. Kĩ năng: 
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
 3. Thái độ: 
 - Vận dụng vào các bài viết của bản thân.
B.CHUẨN BỊ: GV-HS cùng soạn bài
Bảng phụ,bảng nhóm.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:1P
 2. Kiểm tra bài cũ:3p 
 ?Thế nào là văn nghị luận?
 3. Bài mới:1p
 - Trong văn bản tự sự , để người đọc (người nghe ) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết ( người kể ) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng cách lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. Đó là nghị luận trong văn tự sự để tìm hiểu chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
 HOẠT ĐỘNG 1: 20p
- GV cho học sinh đọc đoạn trích a.
 Thảo luận nhóm.
? Nhân vật ông giáo nêu ra một vấn đề gì?
? Để làm rõ vấn đề đó người nói đã đưa ra những luận cứ gì và cách lập luận như thế nào?vì sao?
? Đây là suy nghĩ của ai? thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
?Đoạn văn trên tác giả sử dụng loại câu gì?
?Cách lập luận trên có tác dụng gì để khắc họa tính cách của ông giáo?
?Đoạn văn có mấy nhân vật? Câu chuyện được dựng dưới hình thức nào?
Có 2 nhân vật:Thúy Kiều-Hoạn Thư.
Hình Thức: Dưới một phiên tòa.Kiều là quan tòa buộc tội.Hoạn Thư bị cáo.
?Kiều khẳng định Hoạn Thư là người như thế nào?
?Để giảm tội Hoạn Thư đã làm gì?
? Hoạn Thư dùng lí lẽ, dẫn chứng nào để biện minh?
? Nhận xét gì về kiểu câu?
 Câu khẳng định: càng...càng
?Em có nhận xét gì cách lập luận của Hoạn Thư ?
Lập luận chặt chẽ,sắc sảo,có lí, có tình?
?Cách lập luận đó buộc Kiều như thế nào?
Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư=> Kiều đã tha cho Hoạn Thư.
? Qua các ngữ liệu trên, em đưa rút ra yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự bằng cách nào?dưới hình thức nào? Tác dụng của nó?
HS trả lời rút ra ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG2: III.10p. LUYỆN TẬP: 
- GV: Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- HS: Thảo luận trình bày
- Gv: Chốt ghi bảng
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
* Đoạn trích a
Nêu vấn đề: “Nếu ta không cố...và độc ác với họ”
Phát triển vấn đề: 
- Vợ tôi không phải là người ác,nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã khổ quá rồi.
- Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến chân đau (quy luật tự nhiên)
- Khi người ta khốn khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (quy luật tự nhiên)
- Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp.
Kết thúc vấn đề:Tôi biết vậy, chỉ buồn, chứ không nỡ giận.
=> Đoạn trích là những suy nghĩ trong nội tâm của nhân vật ông giáo=>Ông giáo đối thoại với chính mình để thuyết phục chính mình=> về vợ ông không ác, chỉ buồn chứ không nỡ giận.
 => Dùng câu khẳng định, câu có cặp quan hệ từ: Nếu thì;Khi a...thì B=> Thể hiện câu khẳng định ngắn gọn.
=>Cách lập luận trên phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo: có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời.
* Đoạn trích b:
Kiều khẳng định Hoạn Thư là người đàn bà cay nghiệt,ghê gớm:càng... càng....nhiều.=> Kiều đối thoại với Hoạn Thư.
Kiều sử dụng kiểu câu khẳng định: “càng...càng”
- Hoạn Thư lập luận:
-> Đưa ra 4 luận điểm:
1. Tôi là đàn bà ghen tuông là chuyện thường tình(quy luật)
2. Tôi cũng đó đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kịch: khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo(kể công)
3. Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung - chắc gì ai nhường cho ai
4. Tôi cũng đã gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lòng khoan dung rộng lớn của cô ( Nhận tội, đề cao tâng bốc Kiều)
=> Hoạn thư lập luận khôn ngoan, sắc sảo
Kiều phải khen và tha thứ cho Hoạn Thư
GHI NHỚ: SGK
III. LUYỆN TẬP:
Củng cố-dặn dò:5p
- Vai trò của yếu tố nghị luận trong tự sự
- Cách sử dụng
 - Học bài + hoàn thành các BT.
 - Soạn bài: Tổng kết từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 9.doc