Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 2 - Lê Đình Thắng

Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 2 - Lê Đình Thắng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

1. Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

2. Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

3. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

B. CHUẨN BỊ:

Đọc và hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu tham khảo.

1. Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang)

 NXB KHXH 1975 – Hà Nội

2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung.)

 NXB VH 1998 – Hà Nội.

3. Văn học dân gian “Công trình nghiên cứu” (Bùi Mạnh Nhị)

 NXB GD 1999 – Hà Nội.

4. Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc thi pháp (Nguyễn Thái Hoà)

 NXB KHXH 1997 – Hà Nội

 

doc 123 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 2 - Lê Đình Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn :
Bài 18: Tiết 73 Ngày dạy :	
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
2. Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
3. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
Đọc và hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu tham khảo.
1. Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang)
	NXB KHXH 1975 – Hà Nội 
2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung....)
	NXB VH 1998 – Hà Nội.
3. Văn học dân gian “Công trình nghiên cứu” (Bùi Mạnh Nhị)
	NXB GD 1999 – Hà Nội.
4. Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc thi pháp (Nguyễn Thái Hoà)
	NXB KHXH 1997 – Hà Nội 
C. Thiết kế bài giảng:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sự chuẩn bị.
- Bài mới.
Giới thiệu bài:
Tục ngữ là một thể loại VHDG. Nó được ví là một kho báu của KN và trí tuệ dân gian, là “túi khôn đan gian”. Tục ngữ là thể loại triết lý nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh tươi”.
Tục ngữ có thể nhiều chủ đề – mà thiên nhiên và lao động sản xuất chỉ là một trong số đó. Tiết học này chỉ giới kthiệu 8 câu trong chủ đề. Mục đích giúp các em làm quen với khái niệm về cách nhìn nhận các hiện tượng thiên nhiên và công việc lao động sản xuất .
Học cách diễn đạt ngắn gọn, hàm xúc, uyển chuyển của nhân dân.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: 
I. Khái niệm tục ngữ
Tục: Thói quen lâu đời
Là những lời nói dân gian ngắn gọn
Ngữ: Lời nói
Học sinh đọc chú thích
1. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn (Đặc điểm về hình thức), có nhịp điệu, hình ảnh.
- GV lưu ý
2. Tục ngữ thể hiện những khái niệm của nhân dân ta về thiên nhiên, lao động sản xuất và về con người, xã hội.
(Đặc điểm về nội dung, tưởng)
- GV giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và cho VD
Có những câu chỉ có nghĩa đen, có những câu có nghĩa bóng.
GV cho VD
3. Tục ngữ được sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận ứng xử, thực hành và để lời nói thêm hay, thêm sinh động, sâu sắc.
Hoạt động 2:
II. Tìm hiểu 8 câu tục ngữ
8 câu có thể chia làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào?
Học sinh trả lời.
1. Đọc:
2. Chia nhóm:
Gọi tên từng nhóm?
Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.
Yêu cầu học sinh đọc
Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
- Nhận xét về nhịp, vần và các yếu tố nghệ thuật khác.
- Nhận xét số lượng tiếng.
- Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
- Cuộc sống thực tiễn của KN nêu trong câu tục ngữ là gì? (không có, do QS)
- áp dụng thực tiễn.
3. Phân tích: Nhóm 1.
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
7 tiếng / câu (ngăn)
- Nhịp ắ
- Tháng 5 (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài. 
Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm.
Ngày tháng 10 chưa cười
 đã tối
- Vần: 3/5 (vần)
- Đối: Đêm - ngắn
- Sáng – tối
Tháng 10 (âm llịch) đêm dài, ngày ngắn.
à Vận dụng KN vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khoẻ.
2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- 8 tiếng
- Đối từng từ
- Vần lưng: nắng
- Cấu trúc chặt chẽ từng vế – vắng, dứt khoát
- Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao thì hôm sau trời sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa.
( Không phải lúc nào cũng đúng)
Giúp con người có ý thức nhìn sao để đự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
3. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
(Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật)
- Nghĩa của câu tục ngữ, cuộc sống thực tiễn.
- Giá trị KN mà câu tục ngữ thể hiện.
- ẩn dụ:
Ráng mỡ gà: Sắc trời như màu mỡ gà
- Vần lưng: Gà - nhà
Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc màu vàng mỡ gà tức là trời sắp có bão (Là một trong nhiều kinh nghiệm dự đoán bão)
Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu
4. Tháng 7 kiến bò, chỉ lo lại lụt
(Tìm biện pháp nghệ thuật
- Nghĩa của câu tục ngữ, cuộc sống thực tiễn.
- Giá trị KN mà câu tục ngữ thể hiện.
- Em hình dung như thế nào về cuộc sống của người dân lao động khi hiểu những KN mà họ có được)
- Vần lưng: Bò – lo
Kiến bò nhiều vào tháng 7 – thường là bò lên cao – là điềm báo sắp có lụt. 
(Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt.
Biết dự đoán lụt thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu
Û Cho thấy cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt.
Tập quán lao động.
5. Tấc đất, tấc vàng
(Biện pháp nghệ thuật?
- Nghĩa câu tục ngữ
- Trường hợp áp dụng
Lấy cái rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái rất lớn (tấc vàng).
- Đề cao giá trị của đất.
Đất được coi như vàng, quý như vàng.
Phê phán hiện tượng lãng phí đất đai, khuyên người ta phải biết quý trọng đất
6. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.
(Thứ 1: Nuôi cá
Thứ nhì: Làm vườn
Thứ ba: Làm ruộng)
- Yếu tố HV
Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích cho con người.
- Cơ sở thực tế: Giá trị kinh tế thực tế của các nghề.
(Nhưng không phải ở đâu và lúc nào cũng đúng).
Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
(- Tìm nét dặc sắc nghệ thuật
- Phép liệt kê ấy có tác dụng gì?
- Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự
Phép liệt kê: Nhất, nhì, tam, tứ (Một, hai, ba, bốn)
Nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếiu tố trong nghề trồng lúa. Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống; Trong đó yếu tố hàng đầu là nước.
Trong nghề làm ruộng, đảm bảo đủ 4 yếu tố (hàng đầu là nước) thì lúa tốt, mùa màng bội thu.
+ Một lượt tát, một bát cơm
+ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
- KN mà câu tục ngữ đưa ra là gì?
8. Nhất thì, nhì thục
- Đối
Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác (2 yếu tố, thời vụ quan trọng hàng đầu)
- Lịch gieo cấy đúng thời vụ.
- Có kế hoạch cải tạo đất sau mỗi vụ.
Hoạt động 3:
- Nhận xét của em về điểm giống nhau, điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật của 8 câu tục ngữ?
Học sinh trả lời.
III. Tổng kết:
1. Hình thức nghệ thuật:
- Câu ngắn gọn, thường có vế đối xứng
(Hình thức ngắn gọn nhưng ND không đơn giản)
- Có vần, nhịp, hình ảnh.
Nội dung: “1 câu tục ngữ có thể mở tung để viết ra thành cuốn sách” (M.Gorki)
2. Nội dung: 
Kinh nghiệm quý báu của nhân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.
- 8 cây tục ngữ đều bàn tới điều gì
Học sinh trả lời.
- Em hiểu thêm gì về đời sống tinh thần của người lao động xưa?
(Yêu lao động gắn bó với thiên nhiên)
- Trong cuộc sống hôm nay....tục ngữ còn có ý nghĩa gì?
+ Kinh nghiệm để dự đoán cuộc sống
-> Chủ động hơn trong cuộc sống và sản xuất.
+ Không ngừng phát triển chăn nuôi, cây trồng à Tăng năng suất à Góp phần xoá đói, giảm nghèo.
Lưu ý: Có trường hợp khó phân biệt ca dao, tục ngữ.
* Ghi nhớ: SGK
- Yêu cầu học thuộc
- Giáo viên giảng giải thêm.
Hoạt động 4:
IV. Luyện tập:
1. Phân biệt tục ngữ, ca dao:
- Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ của những bài dân ca.
- Tục ngữ thiên về duy lý, ca dao thiên về trữ tình.
- Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nôi tâm của con người.
2. Sưu tầm:
Bài tập về nhà
- Tiếp tục sưu tầm
- Đọc thêm và làm bài tập trong sách BT
Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần 19 Ngày soạn :
Bài 18: Tiết 74 Ngày dạy :	
Chương trình địa phương
(Phần văn và tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề.
Bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
2. Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.
B. Chuẩn bị:
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương, mang tính địa phương, viết về địa phương.
- Tự sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêng theo trật tự chữ cái A, B, C 
C. Thiết kế bài giảng:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sự chuẩn bị.
- Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức trọng tâm
Cho HS nhắc lại khái niệm và phân biệt ca dao, tục ngữ .
1. Ôn lại khái niệm ca dao, tục ngữ:
2. Câu ca dao: - Dòng 6
 - Dòng 8
Phân biệt cho HS ca dao và thơ lục bát.
(Các dị bản đều được phép tính là một câu)
Trình bày
3. Các nhóm bước đầu trình bày kết quả sưu tầm.
- Trình bày lên A0
- Nêu thể loại và đề tài
4. GV duyệt – góp ý – cho điểm
Dặn dò: Tiếp tục sưu tầm, tìm kiếm soạn bài.
Tuần 19 Ngày soạn :
Bài 18: Tiết 75-76 Ngày dạy :	
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
Đọc cuốn: Làm thế nào để làm tốt văn nghị luận – NXB Hà Tĩnh.
 Rèn kỹ năng làm văn nghị luận. – NXB GD.
C. Thiết kế bài giảng:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sự chuẩn bị.
- Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1:
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
1. Nhu cầu nghị luận
a) Xét các tình huống:
Trong cuộc sống em có thường gặp các vấn đề, các câu hỏi kiểu như trên? hoặc khác?
Học sinh trả lời.
- Vì sao em đi học? (Em đi học để làm gì?)
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em như thế nào là sống đẹp?
- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu? Lợi hay hại?
b) Nhận xét:
Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm...không? Vì sao?
Học sinh trả lời.
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
+ Không thể trả lời bằng cách kể về một người, tả về một người bạn, biểu cảm về một người bạn.
+ Phải giải thích “bạn” là gì?
+ Tầm quan trọng, sự cần thiết của bạn.
- Hút thuốc lá là có hại.
+ Không thể kể chuyện một người hút thuốc lá bị ho lao, hay chỉ k/đ là có hại....sẽ không thuyết phục vì thế vẫn có rất nhiều người đã và đang hút thuốc lá.
à Phải dùng văn bản nghị luận.
Học sinh đọc 2 lần
2. Thế nào là văn bản nghị luận:
Nội dung văn bản vừa đọc là gì?
a) Ví dụ: Đọc văn bản
Bác Hồ viết văn bản ấy nhằm mục đích gì?
Học sinh trả lời.
b) Nhận xét: 
- Mở đầu bài viết: Chống giặc dốt (chống nạn thất học) một trong ba thứ giặc rất nguy hại sau CMT8 1945 (Đói – Dốt – Ngoại xâm)
Nạn thất học là một thứ nạn do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại.
Bác viết cho ai?
(Toàn thể nhân dân Việt Nam)
- Luận điểm (văn bản nói cái gì?)
Để thể hiện mục đích ấy, bài viết đã nêu ra những ý kiến nào?
Học sinh trả lời.
Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.
Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm câu văn mang luận điểm đó?
Văn bản nói cái gì? (Luận điểm)
Học sinh thảo luận, nhận xét
(Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới ... n giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng cho bạn H.
HS viết các văn bản
Bài 4: 
Dặn dò: Chuẩn bị ôn tập.
Tuần Ngày soạn :
Bài , Tiết 128-129 Ngày dạy :	
ôn tập phần tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản
nghị luận
B. Chuẩn bị:
Tiết 1: Phần I (SGK)
Tiết 2: Phần II (SGK)
C. Thiết kế bài giảng:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sự chuẩn bị.
- Bài ôn tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: 
I. Văn biểu cảm
1. Các văn bản biểu cảm
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi.
- Một thứ quà của lúa non: cốm
- Mùa xuân của tôi.
- Sài Gòn tôi yêu.
2. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Mục đích
Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.
- Cách thức:
+ Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm, của mình.
+ Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình.
- Bố cục:
Theo mạch cảm xúc, suy nghĩ.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cách chân dung hay sự việc.
Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và PBCN, trong miêu tả đã thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
VD: Đoạn tả đêm mùa xuân (MXCT)
4. Vai trò của yếu tố tự sự
- Tương tự như yếu tố miêu tả
VD: Nhân vật người mẹ trong (CTMR)
5. Bày tỏ được tình cảm với con người: Vẻ đẹp ngoại hình, lời nói, cử chỉ, tâm hồn.
- Cảnh vật: vẻ đẹp riêng, ấn tượng với cảnh quan và con người.
6. NDVBBC: Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, đánh giá nhận xét của người viết.
- MĐBC: cho người đọc thấy rõ nội dung báo cáo và đánh giá của người viết.
- PTBC: Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng.
7. Bố cục: Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và tác giả (thân bài)
- Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm.
- Nhận xét đánh giá cụ thể – tổng thể.
Kết bài
ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết.
8. Các phương tiện tu từ trong Sài Gòn TôI Yêu & Mùa Xuân Của Tôi.
Hoạt động 2: 
(1) Thế nào là văn nghị luận? Trình bày đặc điểm của VBNL?
-Yêu cầu hs chữa câu 4 (SGK, 140)
(2) Thế nào là văn CM? Cách làm bài văn CM?
- Yêu cầu hs trả lời câu 5 (SGK, 140)
(3) Thế nào là văn giải thích? Trình bày cách tìm luận cứ cho một bài văn GT?
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 6 (SGK, 140)
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
II.Một số vấn đề chung về văn nghị luận
1. Khái niệm : Dùng lí lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề thể hiện một nhận thức, một quan điểm.
2. Đặc điểm (bản chất)
- Luận điểm
- Luận cứ : lí lẽ + dẫn chứng
- Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày các lí lẽ, các dẫn chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
3. Nghị luận chứng minh
- Khái niệm
- Cách làm :
+ Dẫn chứng phải tiêu biểu.
+ Phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng làm sáng tỏ điều muốn chứng minh.
+ Trình bày dẫn chứng theo một trình tự nhất định :
ã Theo hệ thống luận điểm
ã Theo hệ thống sự việc
4. Nghị luận giải thích
- Khái niệm
- Cách làm : Tìm luận cứ bằng trả lời câu hỏi :
+ Nghĩa là gì?
ã Nghĩa đen
ã Nghĩa bóng (nếu có)
+ Tại sao? Vì sao?
+ Làm như thế nào?
Tiết 2
BT5 (SGK, 141)
a. Thành phần trạng ngữ và tác dụng :
- Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng đ chỉ thời gian
b. Khi(tổ quốc/ bị xâm lăng)
 C V
 ĐN
đ Cụm C – V làm ĐN cho DT “ khi ” có cấu tạo như một câu bị động.
c. Câu đầu của đoạn văn có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Từ đó là từ “ nồng nàn ”. Trật tự đúng : “ yêu nước nồng nàn ”. Đảo trật tự từ “ nồng nàn yêu nước để nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của lòng yêu nước.
d. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước với “ một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn ”
Giá trị: Tạo ra hình ảnh sinh động cụ thể từ cái trừu tượng; tăng giá trị tạo hình về sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước.
e. Một loạt các động từ : lướt qua, nhấn chìm, kết thành.
Giá trị :
- Kết thành : sự đoàn kết, một lòng của nhân dân ta trong công cuộc chống kẻ thù xâm lược.
- Lướt qua (tốc độ nhanh) khi có sức mạnh đoàn kết của lòng yêu nước thì mọi khó khăn, nguy hiểm sẽ bị “ lướt qua ” nhanh chóng.
- Nhấn chìm (tính chất quyết liệt, mạnh mẽ) : Sức mạnh của lòng yêu nước sẽ tiêu diệt kẻ thù.
BT4 (SGK, 141) 
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề văn 4
(1) Tìm hiểu đề :
-Kiểu bài : NLCM
-Vấn đề nghị luận : Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị nghi ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ.
-Phạm vi dẫn chứng : Đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng ”
(2) Lập dàn ý :
a. MB
b. TB :
* TK chịu khổ vì bị ngờ oan.
- TK rất yêu chồng, quan tâm, chăm sóc chồng rất chu đáo :
DC : + Thấy chồng ngủ thì quạt cho chồng
+ Thấy râu mọc ngược dưới cằm thì cắt đi để làm đẹp cho chồng.
- TK bị nghi oan là giết chồng
DC : + Thiện Sĩ tỉnh dậy nhìn thấy con dao thì hô hoán : Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng!
+ Sùng bà đổ tội cho TK là có ý giết chồng :
“ Mày định giết con bà à? ”
+ Sùng ông a dua theo Sùng bà
* TK chịu khổ vì mang nỗi nhục của một thân phận ngèo lại bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ.
Tuần Ngày soạn :
Bài , Tiết 130 Ngày dạy :	
Ôn tập tiếng Việt (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
- Phát hiện và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trên.
B.Chuẩn bị
1. Gv : GA
2. Hs : Soạn bài, ôn lại lí thuyết
C. Khởi động
1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới 
D.Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới:
* Yêu cầu hs vẽ lại sơ đồ 1 (SGK, 144)
(1) Trình bày lại lý thuyết của mỗi ND và cho VD minh hoạ? (SGK, 144)
* Yêu cầu hs vẽ sơ đồ 2 (SGK, 144)
(2) Thế nào là điệp ngữ, liệt kê? Phân loại và nêu tác dụng?
Hoạt động 3 :
I.Lí thuyết
1. Các phép biến đổi câu
Sơ đồ (SGK, 144)
a.Thêm bớt thành phần câu :
* Rút gọn câu
* Mở rộng câu :
+Thêm trạng ngữ
+ Dùng cụm C – V để mở rộng câu.
b. Chuyển đổi kiểu câu : Chuyểnđổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Các phép tu từ cú pháp
a. Điệp ngữ :
* K/n
* Kiểu loại :
+ Điệp nối tiếp
+ Điệp vòng tròn
 *Tác dụng : Nhấn mạnh đặc điểm, tính chất, cảm xúc
b. Liệt kê :
* K/n
* Kiểu loại :
- LK theo cặp
- LK không theo cặp
- LK tăng tiến
- LK không tăng tiến
* Tác dụng : diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của tư tưởng, tình cảm.
II. Bài tập
BT1 : Thêm những TN thích hợp vào mỗi VD dưới đây :
a. Vào mùa hè,, những chùm phượng vĩ nở đỏ rực như cháy.
b., thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời.
c., Lan và tôi chơi với nhau rất thân.
BT2 : Chuyển những câu sau sang câu bị động :
a. Từ thuở nhỏ, cha dạy Tố Hữu làm thơ theo những lối cổ.
b. Gió làm lật thuyền.
c. Con người ngày càng làm cho môi trường bị ô nhiễm.
BT3 : Mở rộng thành phần câu bằng cụm C – V
BT4 : Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu bàn về ý thức bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng, phép liệt kê và một câu mở rộng cuối đoạn)
D. Dặn dò
- Ôn luyện tất cả các nội dung của VB, TV, TLV.
Tuần Ngày soạn :
Bài , Tiết 131 Ngày dạy :	
Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
- Phát hiện và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trên.
B.Chuẩn bị
1. Gv : GA
2. Hs : Soạn bài, ôn lại lí thuyết
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 :Khởi động
1.ổn định
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới :
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs làm một bài kiểm tra tổng hợp
Đề bài :
I. Phần I (5 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
“ Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia, Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oánLời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch ”.
1. Đoạn văn trên trích từ VB nào? Ai là tác giả?
2. Xác định thành phần trạng ngữ trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó.
3. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ gì? Hãy liệt kê.
4. Dấu ba chấm có tác dụng gì?
5. Viết một đoạn văn (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong đoạn văn trên, trong đó có SD câu bị động và thành phần trạng ngữ.
II. Phần II (5 điểm)
Tục ngữ có câu :
“ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Em hiểu câu tục ngữ trên ntn? Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu TN trên?
Gợi ý trả lời
Phần I :
1. “ Ca Huế trên sông Hương” – Hà Anh Minh
2. Xa xa bờ bên kia – Trạng ngữ chỉ địa điểm
3. Phép tu từ cú pháp : Liệt kê
DC : 
- Man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn
- Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
- Không vui, không buồn
- Sôi nổi, tươi vui, buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán
- Thong thả, trang trọng, trong sáng.
4. Dấu ba chấm : Tác dụng : Cho biết còn nhiều đặc điểm của thể điệu ca Huế chưa được liệt kê hết.
5. Yêu cầu :
+ Đoạn văn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp.
+ Nêu được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
+ Vận dụng được câu bị động và thành phần trạng ngữ.
Phần II :
1. Giải thích nghĩa của câu TN :
- Nghĩa đen : ăn quả phải nhớ đến người trồng cây đó.
- Nghĩa bóng : Lòng biết ơn.
2. Chứng minh
- Biết ơn ông bà, cha mẹ,.
Tuần Ngày soạn :
Bài , Tiết 132-133 Ngày dạy :	
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Nắm được mội dung cơ bản của ba phần ngữ văn
- Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức 3 phần văn – tiếng Việt – Tập làm văn
- Đánh giá năng lực vận dụng phương thức nghị luận nói riêng và kỹ năng tạo lập văn bản nói chung để viết một văn bản
- Rèn kỹ năng làm bài
B. Chuẩn bị
1. GV : Đề bài, đáp án.
2. HS : Ôn luyện
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 :Khởi động
1.ổn định
2. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới :
Đề bài trong sổ lưu đề
D. Dặn dò 
- Thu bài chấm
- Nhận xét giờ làm bài của học sinh
- Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanvan7ki2(1).doc