Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 15

Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 15

TIẾT: 71-72 CHIẾC LƯỢC NGÀ

 (Nguyễn Quang Sáng)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được.

+Tiết 1: Tác giả, tác phẩm, đọc tác phẩm, tóm tắt truyện. Xác định ngôi kể, tìm tình huống của truyện

+Tiết 2: HS cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vât, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thật xây dựng tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên của tác giả

-Kĩ Năng: Phân tích truyện và phân tích nhân vật

-Thái độ: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 71-72 CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Ngày soạn: 14.12.07 (Nguyễn Quang Sáng) 
 Ngày dạy: 17.12.07 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được.
+Tiết 1: Tác giả, tác phẩm, đọc tác phẩm, tóm tắt truyện. Xác định ngôi kể, tìm tình huống của truyện
+Tiết 2: HS cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vât, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thật xây dựng tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên của tác giả
-Kĩ Năng: Phân tích truyện và phân tích nhân vật
-Thái độ: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đọc kĩ truyện, hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
-Học Sinh: Đọc truyện và trả lời các câu hỏi trong SGK
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ:
+Cau hỏi: Khi đọc “Lặng lẽ Sa Pa”, ấn tượng của em về mãnh đất và con người Sa Pa như thế nào? Nhân xét nghệ thuật độc đáo của truyện?
+Trả lời:  Thiên nhiên đẹp, đầy chất thơ, con người có lí tưởng sống đẹp, cống hiến hết mình cho đất nước (5đ)
-Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, chất trữ tình trong nộïi dung truyện, cuộc gặp gở bát ngờ đã để lại dư vị trong lòng mỗi người.
3-Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Họat động của trị
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 35’
-Hướng dẫn tìm hiểu chung.
-Gọi HS đọc phần chú thích * SGK.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
-GV : Tác phẩm của ông rất nỗi tiếng, truyện ngắn, tiểu thuyết: Đất lửa, Cánh đồng hoanh, Mùa gió chướng (phim truyện)
-Hướng dẫn đọc: Giọng kể trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn. Những đoạn văn miêu tả tâm trạng bé Thu- anh Sáu.
-GV tóm tắt- HS lắng nghe.
-Gọi 3HS lần lượt đọc bài, GV nhận xét.
?- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể?
? Truyện này có tình huống như thế nào?
-GV khái quát: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu ra đi. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện như thế nào, chúng ta tìm hiểu tiếp ở tiết 2.
*HOẠT ĐỘNG 2: 20’
-Hướng dẫn phân tích nhân vật bé Thu.
-Gọi HS đọc lại tình huống khi anh Sáu mới về nhà và bé Thu không nhận anh là cha.
? Những từ ngữ hình ảnh nào chứng tỏ bé Thu không nhận anh Sáu là cha?
? Diễn biến tâm lí đang diễn ra trong lòng cô bé như thế nào?
? Phản ứng tâm lí đó diễn ra trong mấy hoàn cảnh cụ thể? Phân tích tâm lí của Thu trong từng hoàn cảnh?
? Vì sau bé Thu có những phản ứng đó, có phải em hổn láo với cha không?
-Yêu cầu HS đọc đoạn tiép theo (khi anh Sáu lên đường)
? Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, thái độ và hành động của Thu thay đổi như thế nào?
? Hình dung và phân tích tâm trạng và tình cảm của Thu khi gọi và ôm ba? Vì sao Thu có sự thay đổi như vậy? 
?-Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào?
-GV bình về tình phụ tử.
? Hãy lí giải tâm trạng của người kể chuyện “Như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình”
? Em có nhận xét gì về nhân vật bé Thu qua đoạn trích?
? Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả?
-
GV khái quát: Trước sự thay đổi quá đột ngột của con như vậy, ông Sáu đã thể hiện tâm trạng như thế nào về sự yêu thương con. Chúng ta tìm hgiểu tiếp phần 3.
*HOẠT ĐỘNG 3: 7’
-Gọi HS đọc lại phần cuối truyện.
? Hãy phát hiện những chi tiết biểu hiện những tình cảm của ông Sáu với con?
? Em có suy nghĩ như thế nào về tình cảm ấy?
? Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh, về cuộc sống, tâm hồn người lính?
*GV bình về hình ảnh người lính.
*HOẠT ĐỘNG 4: 5’
-Hướng dẫn tổng kết.
? Em hãy khái quát về nội dung và nghệ thuật của truyện? 
*HOẠT ĐỘNG 5: 5’
-Hướng dẫn luyện tập:
-GV nêu câu hỏi 2 phần luyện tập và hướng dẫn học sinh cách kể.
-1HS đọc to rõ, diễn cảm – lớp theo dõi đọc thầm.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nguyễn Quang Sáng sinh năm: 1932, quê ở huyện Chợ mói – An giang
+Ông tham gia bộ đội chống Pháp. 1954 tập kết ra Bắc.
- HS lắng nghe
-3HS đọc truyện- HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Ngôi thứ nhất-> tăng độ tin cậy
-2 HS trả lời – 2 HS khác nhận xét 
+Cha con xa cách nhiều năm, nay gặp lại, con không nhận ra mình.
+Anh sáu dồn tình thương con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chưa kịp tặng đã hy sinh.
TIẾT 2
- 1HS đọc – 1 HS khác nhận xét 
*Các nhóm thảo luận- cử đại diện trả lời.
+Khi anh Sáu định ôm con – Thu hốt hoảng, tái mặt bỏ chạy, thét lên
+Sợ hãi, xa lánh
+2 hoàn cảnh.
+Khi gọi ba vào ăn cơm
+Nhờ chắt nước cơm
=> Đều gọi trổng
+Không hổn láo, có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật với người cha -> tâm lí tự nhiên.
-1 HS đọc – 1 HS khác nhận xét 
-2HS trả lời – 2 HS khác nhận xét .
+Thái độ: khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông.
+Hành động: gọi thét lên “ba”, chạy đến ôm chầm bíu chặt không muốn rời.
*Các nhóm thảo luận- cử đại diện trả lời- nhóm khác nhận xét. (phiếu HT)
+Sự nghi ngờ được giải tỏa-> Thu hối hận->Tình yêu thương cha bị dồn nén, nay bùng ra mãnh liệt-> hối hả cuống quýt.
+Người chứng kiến không cầm được nước mắt.
-GV bình – HS lắng nghe
– 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Quá xúc động.
-*Các nhóm thảo luận- cử đại diện trả lời- 
+Tình cảm sâu sắc, dứt khoát rạch ròi, mạnh mẽ
+Cá tính cứng cỏi
+Đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ.
+Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
-1 HS đọc – HS khác nhận xét .
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Trong chuyến về thăm nhà: háo hức gặp để ôm con vào lòng, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà
+Khi về căn cứ: ân hận vì đã đánh con; làm chiếc lượt ngà rất kì công nhưng chưa kịp đưa cho con đã hy sinh.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Tình cha con ông Sáu thật cảm động.
*Các nhóm thảo luận.
+Gợi sự thấm thía về những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra.
-HS lắng nghe.
-1 HS trả lời nội dung như phần ghi nhớ – 1 HS khác nhận xét .
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
Nguyễn Quang Sáng sinh năm: 1932, quê ở huyện Chợ mới – An giang
+Ông tham gia bộ đội chống Pháp và Mỹ
+Đề tài viết về cuộc sống và con người Nam Bộ
2- Tác phẩm:
-Viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
3- Đọc- tóm tắt, tìm hiểu chú thích.
4- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba-> nhằm tăng độ tin cậy và tính trữ tình cho câu chuyện.
5- Tình huống truyện:
 a-Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nnhưng thật trớ trêu bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thân thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
b- Anh sáu dồn tình thương con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chưa kịp tặng đã hy sinh. 
II- Phân tích:
1- Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà:
a- Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là cha:
+Khi anh Sáu định ôm con – Thu hốt hoảng, tái mặt bỏ chạy, thét lên
+Sợ hãi, xa lánh
.Khi gọi ba vào ăn cơm
.Nhờ chắt nước cơm
=> Đều gọi trổng, không gọi là ba
+Không phải hổn láo mà Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật với người cha -> tâm lí tự nhiên.
b- Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha:
-Thái độ: khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông.
-Hành động: gọi thét lên “ba”, chạy đến ôm chầm bíu chặt không muốn rời.
-Thay đổi đột ngột và đối lập với những hành động lúc trước.
+Sự nghi ngờ được giải tỏa-> Thu hối hận->Tình yêu thương cha bị dồn nén, nay bùng ra mãnh liệt-> hối hả cuống quýt.
+Cô bé có tình cảm sâu sắc, dứt khoát rạch ròi, mạnh mẽ
+Cá tính cứng cỏi
+Nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ.
*Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
3- Tình cha con sâu nặng ở ông Sáu:
-Trong chuyến về thăm nhà: háo hức gặp để ôm con vào lòng, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà
-Khi về căn cứ: ân hận vì đã đánh con; làm chiếc lượt ngà rất kì công nhưng chưa kịp đưa cho con đã hy sinh.
=> Gợi cho người đọc sự thấm thía về những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra.
III- Tổng kết:
-Nội dung: Truyện đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết sâu nặng và khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, bút pháp miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật độc đáo, nhất là tâm lí trẻ em.
IV- Luyện tập:
Thay lời kể bằng lời ông Sáu kể cảnh gặp gỡ cuối cùng giữa hai cha con.
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
-Làm hoàn chỉnh bài tập ở phần luyện tập
-Về nhà đọc kĩ lại tác phẩm.
-Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
-Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức để làm bài kiểm tra Tiếng Việt.
-Đọc kĩ và soạn bài “Cố hương” của Lỗ Tấn.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 73 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn: 15.12.07 
Ngày dạy: 18.12.07 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh nắm vững các nội dung Tiếng Việt đã học ở học kì I: các phương châm hội thoại, các cách xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp.
-Kĩ Năng: Trình bày một vấn đề trong Tiếng Việt.
-Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ
-Học Sinh: Ôn tập toàn bộ phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3-Bài mới: Để giúp các em ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học ở học kì I. Bài ôn tập hôm nay giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
Hoạt động của thầy
Họat động của trị
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 17’
-Hướng dẫn ôn tập các phương châm hội thoại đã học
-Giáo viên treo bảng phụ mô hình các phương châm hội thoại.
-Gọi mỗi học sinh nhắc một phương châm hội thoại.
*HOẠT ĐỘNG 2: 10’
-Hướng dẫn tìm hiểu xưng hô trong hội thoại.
? Xác định các từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
-GV Trong Tiếng Việt xưng thì khiêm, hô thì tôn -> khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
? Vì sao trong Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô?
*HOẠT ĐỘNG 3: 10’
-Hướng dẫn ôn tập cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.
? Phân biệt cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp?
? Muốn thay đổi lời thoại cần phải làm gì?
? Cần thay đổi từ xưng hô, từ chỉ thời gian, thời điểm như thế nào cho hợp lí?
-HS theo dõi mô hình ở bảng phụ.
-5HS nhắc khái niệm của 5 phương châm hội thoại.
*Các nhóm thảo luận – cử đại diện trả lời.
*Các nhóm thảo luận – cử đại diện trả lời.
+Nhằm đạt mục đích giao tiếp
- 1 HS đọc phàn ghi nhớ SGK – cả lớp theo dõi
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
*Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu học tập.
I- Các phương châm hội thoại:
1- Phương châm về lượng.
2- Phương châm về chất.
3-Phương châm cách thức.
4- Phương châm lịch sự
5- Phương châm quan hệ.
(HS thực hiện lại các bài tập đã làm: Tr19-21 – SGK)
II- Xưng hô trong hội thoại:
- Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba.
- Dùng các từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội làm từ xưng hô.
* Xưng hô là phương châm giao tiếp lịch sự của nhiều nước
-Thời trước: bệ hạ, bần tăng, sư phụ
-Thời nay: Quí ông gọi người nghe là anh hoặc bác (gọi thay con) và xưng em.
*Trong Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô:
 Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật trong xã giao) và mối quan hệ giữa người nói, người nghe (thân – sư; khinh – trọng)
=> Chú ý lựa chọn để đạt được mục đích giao tiếp.
III- Cách dẫn trực tiếp và cáh dẫn gián tiếp:
1- Phân biệt cách dẫn:
-Trực tiếp:
-Gián tiếp:
(SGK)
2- Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
(Bảng minh họa bên dưới) *
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
*Bảng minh họa:
Trong lời đối thoại
Trong lời gián tiếp
Từ xưng hô
-Tôi (ngôi thứ nhất)
-Chúa, ông (ngôi thứ hai)
Nhà vua (ngôi thứ ba)
Vua QTrung(ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
-Đây
Từ chỉ thời gian
-Bây giờ
-Nắm chắc từng đặc điểm của các phương châm hội thoại và từ xưng hô trong Tiếng Việt.
-Nắm được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
-Chuẩn bị tốt kiến thức tuần sau kiểm tra một tiết.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Tiết 74: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn: 17.12.07 
Ngày dạy: 21.12.07
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS :
+Củng cố kiến thức đã học về phần Tiếng Việt , vận dụng sự hiểu biết vào bài làm
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng tư duy trong bài làm của mình, đọc, tìm hiểu đề bài thạt kĩ trước khi làm.
-Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm
-Học Sinh: Kiến thức làm bài.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA: 
1-Ổn định:
2- Kiểm tra:
*Giáo viên phát đề cho học sinh:
*Đề:
I- Trắc nghiệm:( 5 điểm)- mỗi câu 0,5 điểm
Khoanh tròn đáp án đúng.
Câu 1: Thành ngữ nào dưới đây không gần với nghĩa nói những điều không thực?
A- Nói điêu nói ngoa. B- Nói hươu nói vượn
C- Nói quanh nói co D- Cả A-B-C đều sai.
Câu 2: Câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? 
“Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà”
A- Phương châm về lượng. B- Phương châm về chất.
C- Phương châm quan hệ. D- Phương châm cách thức.
Câu 3: Khi nói muốn hỏi một vấn đề nào đókhông thuộc đề tài đang trao đổi thì có thể sử dụng cụm từ nào?
A- Nhân tiện đây xin hỏi. B- Cực chẳng đã tôi phải nói.
C- Đừng nói leo. D- Đừng nói ngắt lời.
Câu 4: Nói ngắn gọn rõ ràng, rành mạch, tránh nói mơ hồ, người nói đã sử dụng phương châm hội thoại nào?
A- Phương châm lịch sự. B- Phương châm cách thức.
C- Phương châm quan hệ. D- Phương châm về chất.
Câu 5: Trong các từ sau đây, từ mào là từ ghép:
A- Lấp lánh, xa xôi, lạnh lùng. 
B- Bọt bèo, mong muốn, nhường nhịn.
C- Gật gù, mong muốn, nhường nhịn.
D- Bọt bèo, xa xôi, lấp lánh.
Câu 6: Xác định thành ngữ:
A- được voi đòi tiên.
B- Nước mắt cá sấu.
C- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
D- Cả A- B đều đúng.
Câu 7- Giải nghĩa thành ngữ “Chó cắn áo rách”
A- Chỉ hoàn cảnh khốn khổ hoặc chỉ người nghèo
B- Chỉ người nghèo gặp bất hạnh.
C- Hạnh phúc thì gặp tai họa
D- Đã khốn khổ còn gặp thêm tai họa
Câu 8- “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”
Từ “hoa” trong câu lục bát trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và có ý nghĩa gì?
A- Nghĩa gốc – hoa đẹp.
B- Nghĩa chuyển – đẹp, tinh khiết.
C- Nghĩa gốc – đẹp, trong sạch, tinh khiết.
D- Nghĩa chuyển - đẹp, trong sạch, tinh khiết.
Câu 9- Tìm các từ cùng nằm trong một trường từ vựng ở khổ thơ đầu bài thơ “Ánh trăng”- Nguyễn Duy.
A- Cơ, trăng, thiên nhiên. B- Nhỏ, đồng, bể.
C- Rừng, trăng, bể. D- Đồng, sông, bể.
Câu 10- Hỏi: Anh làm ơn cho tôi hỏi đường đến bế xe Hoài Ân
 Đáp: Tới ngả tư rẽ phải.
A- Đã thực hiện đúng phương châm lịch sự.
B- Đã thực hiện đúng phương châm cách thức.
C- Đã thực hiện chưa đúng phương châm lịch sự.
D- Đã thực hiện chưa đúng phương châm cách thức.
II- Tự luận (5điểm)
Câu 1: (2đ) Vận dụng kiến thức về những phép tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong hai dòng thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 (Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2: (3 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau:
 Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
 Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
B- Đáp án:
I- Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
A
A
B
B
D
D
D
D
C
	II- Tự luận: (5điểm)
Câu 1: Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ qua hình ảnh “ mặt trời” ở câu thơ thứ hai (1đ)
 *Phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ (1đ)
- Con là cuộc sống niềm tin vào tương lai của mẹ, cổ vũ, động viên mẹ vượt qua gian khổ -> Con là một mặt trời của mẹ -> thế hệ con là tương lai của đất nước.
- Biểu hiện tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ Tà Ôi
 Câu 2
 - Chỉ ra từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu (1đ)
 - Phân tích: (2đ) Các từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm
+Cảnh hoang vu, buồn tẻ
+Sự linh cảm về điều gì đó.
+Sự thông cảm của Kiều, đa cảm trước thân phận bị bỏ rơi của Đạm Tiên nấm mồ vô chủ.
4-Hướng dẫn học tập:
-Chuẩn bị bài luyện nói: Tự sự kết hợp biểu cảm, nghị luận, chuyển đổi ngôi.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Tiết 75: KIỂM TRA TRUYỆN VÀ THƠ HIỆN ĐẠI 
Ngày soạn: 17.12.07 
Ngày dạy: 21.12.07
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: HS nắm các bài thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 đên bài 15 về tác giả, tác phẩm, nhân vật chính, nghệ thuật
-Kĩ Năng: HS vận dụng kĩ năng phân tích tổng hợp tư duy trong làm bài
-Thái độ: nghiêm túc khi làm bài.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đề phù hợp với 3 đối tượng HS .
-Học Sinh: Kiến thức làm bài.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA: 
1-Ổn định:
2-Phát đề cho học sinh:
	Đề:
 I- Trắc nghiệm: (5 điểm)
 Khoanh tròn đáp án đúng.
*Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm nào?
 A- 1947 B- 1974
 C- 1948 D- 1984
*Câu 2: Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì?
 A- Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B- Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
 C- Hoàn cảnh xuất thân cùng cảnh ngộ họ trở thành đồng chí.
 D- Vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
*Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
 A- So sánh B- So sánh và ẩn dụ.
 C- Hoán dụ D- Phóng đại và tượng trưng.
*Câu 4: Khổ thơ nào trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đẹp, lộng lẫynhư một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm?
 A- Khổ: Ta hát bài ca gọi cá vào..
 B- Khổ: Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
 C- Khổ: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng..
 C- Khổ: Câu hát căng buồm với gió khơi.
*Câu 5: Vì sao có thể xem bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” như một bài ca lao động đầy phấn khởi hào hứng?
 A- Nhịp điệu rộn ràng náo nức, điệp từ hát, câu hát nhắc lại nhiều lần.
 B- Điệp từ hát, câu hát, bài ca được nhắc lại nhiều lần.
 C- Những người đi ra biển đánh cá vừa đi vừa hát.
 D- Niềm vui phấn chấn trong lao động tự do, lao động tập thể của những người dân biển.
*Câu 6: Tại sao tác giả Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
 A- Những đoạn thơ điệp khúc giống nhau, nhịp điệu giống nhau.
 B- Đó là những lời mẹ ru con.
 C- Đó là hai lời ru nối tiếp nhau: lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con.
 D- Cả A – B – C đều đúng.
*Câu 7: Hình ảnh mặt trời trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có nghĩa giống nhau không?
 A- Gần giống nhau.
 B- Không giống nhau.
 C- Vừa giống, vừa không.
 D- Hoàn toàn giống nhau.
*Câu 8: Bài thơ “Ánh trăng” ra đời trong hoàn cảnh nào?
 A- Kháng chiến chống Pháp.
 B- Kháng chiến chống Mỹ.
 C- Sau ngày thống nhất đất nước.
 D- Giai đoạn 1980 đến nay.
*Câu 9: Yếu tố nào tạo chất trữ tình trong “Lặng lẽ Sa Pa”?
 A- Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mọi người.
 B- Nét đẹp giản dị rát đáng mến của người thanh niên.
 C- Chất thơ bàng bạc trong toàn truyện.
 D- Cả A – B- C đều đúng.
*Câu 10 Vì sao khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ông Hai không tin?
 A- Vì ông rất yêu làng
 B- Vì làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
 C- Vì ông vốn yêu và tự hào về cái làng quê của mình cái gì cũng đẹp.
 D- Cả A – B – C đều đúng.
 II- Tự luận (5điểm)
*Câu 1: (3đ) 
 Chép thuộc lòng 3 khổ cuối bài thơ “Ánh trăng”, phân tích nội dung và nghệ thuật.
*Câu 2: (2đ)
 Phân tích bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí đồng đội trong ba câu cuối trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
	* Đáp án:
	I- Trắc nghiệm: (5điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ. án
C
A
B
A
A
C
C
C
D
C
	II- Tự luận : (5điểm)
*Câu 1: Học sinh chép đúng 3 khổ thơ cuối (1đ)
 *Phân tích: (2 đ) Trăng nhắc nhở tình nghĩa: “vội” “bật tung” -> ba đông từ đặt liền nhau thể hiện hành động khẩn trương của nhà thơ khi ở trong phòng tối ngột ngạt không đèn điện -> tìm chút ánh sáng “đột ngột vầng trăng tròn, vầng trăng xuất hiện thình lình, đột ngột, gợi tả niềm vui sướng ngỡ ngàng – vấng trăng không hề thay đổi.
	Cảm xúc nhà thơ mặt đối mặt, mắt nhìn mắt, thiết tha, yêu mến xúc động, quá khứ lại hiện về: “Như là sông là bể, như là”.
	Trăng cứ tròn vành vạnh -> vẻ đẹp nghĩa tình chung thủy, nhân hậu, vẻ đẹp vĩnh hằng. “Vầng trăng im phăng phắc”-> nhà thơ giật mình: nhắc nhở nhà thơ không được quên quá khứ, nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất “Uống nước nhớ nguồn”.
	*Câu 2: HS dẫn đúng ba câu cuối (1đ)
	*Phân tích: Ba hình ảnh gắn kết nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang sương muối, ba người lính phục kích chờ giặc bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét họ vẫn lạc quan tin tưởng và lãng mạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9-T15.doc