Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 20

Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 20

BÀI : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 (Nguyễn Đình Thi)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức:

*Tiết 1:

+ Giúp học sinh đọc tìm hiểu chú thích và bố cục của văn bản

+Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

*Tiết 2:

+Giúp học sinh hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyển Đình Thi.

-Kĩ Năng: Đọc, phân tích bố cục, kĩ năng viết văn nghị luận

-Thái độ: Nhận thức đúng đắn về tác dụng của văn nghệ đối với đời sống của con người.

 

doc 13 trang Người đăng vultt Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 96 Ngày soạn: 19-01-08 - Ngày giảng:21 - 01 - 08
BÀI : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
 (Nguyễn Đình Thi)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: 
*Tiết 1:
+ Giúp học sinh đọc tìm hiểu chú thích và bố cục của văn bản
+Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
*Tiết 2:
+Giúp học sinh hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyển Đình Thi.
-Kĩ Năng: Đọc, phân tích bố cục, kĩ năng viết văn nghị luận
-Thái độ: Nhận thức đúng đắn về tác dụng của văn nghệ đối với đời sống của con người.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên:Nội dung soạn giảng những dẫn chứng văn nghệ, các mâu chuyện chứng minh.
-Học Sinh: Đọc kĩ văn bản soạn câu hỏi sgk.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ:(3’)
-Kiểm tra vở soạn bài của 3 em.
GV đánh giá nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới: Giới thiệu (1’)
Hoạt động của Thầy
H. động của Trị
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 10’
-HD học sinh đọc – tìm hiểu chú thích.
GV đọc mẫu 1 đoạn
Gọi HS đọc.
GV :nhận xét cách đọc của HS .
Định hướng để HS đọc tốt hơn.
GV :Gọi HS đọc chú thích.
*HOẠT ĐỘNG 2: 30’
- HD phân tích:
GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu chung về văn bản , tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục văn bản .
GV Hướng dẫn HS phân tích nội dung phản ảnh .
Thể hiện của văn nghệ.
Gọi HS đọc đoạn văn từ đầu -> xung quanh.
H1-Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ nêu lên và phân tích nội dung quan trọng gì?
H2-Nêu cảm nhận của em về nhan đề của bài viết?
Nâng cao: 
?-Nếu như đem so sánh văn nghệ với các môn khoa học khác em thấy nó có nét riêng nào?
*GV chốt nội dung tiết 1 chuyển sang tiết 2.
*HOẠT ĐỘNG 2: 30’
-HD phân tích phần 2
GV gọi HS đọc đoạn “Chúng ta nhận rõ .. trang giấy”
H4- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
GV chốt lại những ý cơ bản.
H5- Theo em, nhà văn Nguyễn Đình Thi phân tích và cho biết tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu như vậy?
Gợi ý: Tư tưởng, nội dung văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào?
-Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào? Bằng cái gì?
-GV b.giảng: Đối với 1 tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miểu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật và người nghệ sĩ. 
-Nghệ thuật không đứng ngoài để trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
H6- Em hãy trình bày những cảm nhận của mình khi đọc bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi.
*GV Gợi ý:
- Về bố cục bài viết.
- Về cách viết dẫn chứng dẫn dắt.
GV Liên hệ thực tế,
Tích hợp với TLV phân tích và tổng hợp.
*HOẠT ĐỘNG 3: 10’
- HD tổng kết và luyện tập.
H7-Em hãy nêu kết quả, nội dung của bài tiểu luận?
-GV chốt lại những ý cơ bản.
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Có thể tổng kết bằng bài tập trắc nghiệm.
H8- Nêu 1 tác phẩm văn nghệ mà em thích và phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm của mình?
-GV Đánh giá bài viết qua hai mặt.
+Nội dung: Phong phú sâu sắc, cụ thể.
+Cách trình bày.
*HOẠT ĐỘNG 4: 2’
+-Củng cố:
-Đọc lại ghi nhớ SGK.
-Nhắc lại 2 nội dung chính trong tác phẩm 
-HS lắng nghe hướng dẫn đọc.
-3 em đọc, mỗi em đọc 1 đoạn.
-HS khác nhận xét cách đọc của bạn mình.
-HS đọc chú thích sgk trang 16.
HS tìm hiểu chung văn bản.
-Nội dung của văn nghệ.
Sức tác động từ kì diệu của văn nghệ.
-Văn nghệ có năng cảm hóa, lôi cuốn, kì diệu
-HS đọc 
-HS nêu những ý phân tích của văn bản
+Văn nghệ phản ảnh thực tại nhưng không tô điểm, sao chép cái đã có mà mong muốn nói điều gì đó thật mới mẻ.
-Các nhóm thảo luận – cử đại diện trả lời.
+Tác phẩm VN là thông điệp nghệ thuật.
-Văn nghệ không những giúp ta hiểu được thế giới xung quanh mà hiểu cả chính bản thân mình, làm cho tâm hồn con người thêm phong phú.
*HS so sánh nhận xét.
-Giống: Hướng tới khám phá chân lý đời sống.
-Khác:
* Các bộ môn khoa học.
Khái quát hiện tượng đời sống thông qua các chiều sâu bí ẩn của pham trù, số liệu
*Văn nghệ: Tập trung khám phá chiều sâu bí ẩn của tâm hồn, quan hệ tình cảm phong phú của con người.
TIẾT 2
-HS đọc đoạn văn.
-HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời trả lời.
+ 1: Văn nghệ giúp cho đời sống tâm hồn thêm phong phú, giúp chúng ta nhận thấy xung quanh, và nhận thấy chính bản thân mình.
* 2: Khi con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ là sợi dây nối họ với bên ngoài.
*3: Văn nghệ giúp cho con người vượt qua khó khăn thử thách.
HS đọc và trả lời theo những hiểu biết của mình.
-Con đường văn nghệ đến với mọi người là con đường tình cảm.
-Văn nghệ là tiếng nói của trái tim đến với trái tim, nó đốt lửa trong lòng chúng ta.
Nó có khả năng giúp cho con người nhận chính mình trên con đường hoàn thiện nhân cách.
-HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
-Bố cục: chặt chẽ hợp lí, diễn đạt tự nhiên.
-Cách viết giàu tình cảm, dẫn chứng thơ văn, về đời sống thực tế, khẳng định và thuyết phục các ý kiến, nhận định, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Giọng văn toát lên chân thành, niềm say sưa, nhiệt tình của tác giả.
*HS viết trên giấy bộc lộ cảm xúc của mình về 1 tác phẩm đã học.
-Chú ý lí lẽ khi viết, nhất là trình bày tình cảm của mình.
I-Đọc –tìm hiểu chú thích .
1-Đọc:
2- Chú thích:
II -Phân tích:
1- Văn nghệ phản ảnh thể hiện cuộc sống:
-Văn nghệ không tô điểm, sao chép cái đã có mà mong muốn nói điều gì đó thật mới mẻ.
+ Câu thơ Kiều làm cho ta rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa như lại tái sinh , tươi, trẻ mãi.
-Văn nghệ đem đến cho con người “một cách sống của tâm hồn”.
-Mỗi một tác phẩm rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng rất kì diệu, nó làm thay đỗi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
-Sáng tạo ra cái đẹp là thiên tài của nghệ thuật 
-Cái đẹp đó là đặc trưng của văn nghệ.
+Cái đẹp của thơ văn.
+Cái đẹp của con người.
+Cái đẹp của cuộc sống.
2- Tiếng nói của văn nghệ.
-Là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm.
+Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do
“Lời nhắn gửi văn nghệ là sự sống”.
+Chỗ đứng của văn nghệ là chỗ giao nhau giữa tâm hồn và cuộc sống.
-Là tiếng nói của tư tưởng.
Nghệ thuật không thể thiếu tư tưởng.
 Tư tưởng nảy sinh từ cuộc sống thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng văn nghệ không khô khan.
*VD: Truyện Lục Vân Tiên đã lấy được cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, tiết, nghĩa.
Kết hợp hài hòa giữa.
Lí trí – tác phẩm.
Khái quát cao – phân tích tinh tế.
-Tăng cường tính lí luận, phải là thứ lí luận không được khô khan, xa vời thực tiễn.
-Lựa chọn cách thức giọng điệu phù nhợp.
III- Tổng kết:
1-Nghệ thuật:
-Cách viết có duyên, tài hoa.
-Lí lẽ, lập luận khá sắc sảo, chặt chẽ.
-Giọng văn tâm huyết, nhiệt thành.
-> Tạo sức hấp dẫn của bài tiểu luận.
2-Nội dung: Nội dung và tiếng nói của văn nghệ.
*Ghi nhớ SGK.
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
-Nắm vững 2 nội dung chính của bài tiểu luận.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập.
Đọc nội dung nghiên cứu bài.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 98 Ngày soạn: 20. 01. 08 - Ngày giảng: 22.01.08
BÀI : CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
 (Tình thái – Cảm thán) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh nhận biết hai thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán. Hiểu được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
-Kĩ Năng: Đặt câu có thành phần tình thái , thành phần cảm thán.
-Thái độ: Sử dụng tốt hai thành phần trên khi xây dựng văn bản.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ ghi ngữ liệu, giấy A4, bút ghi bài tập nhanh.
 Nội dung soạn giảng.
-Học Sinh: Đọc kĩ bài học SGK, nghiên cứu trước các bài tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ?
+Trả lời: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu.
*Ví dụ: Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng chưa làm được.
3-Bài mới: (1’) 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trị
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 7’
-Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV treo bảng phụ có ghi ngữ liệu.
-Gọi HS đọc ví dụ a, b.
H1- Các từ: chắc, có lẽ trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?
H2- Nếu không có những từ ngữ “chắc, có lẽ” thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? vì sao?
*GV: Những từ ngữ được dùng trong câu để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu gọi là thành phần tình thái. Vậy em hiểu như thế nào là thành phần tình thái?
*HOẠT ĐỘNG 2: 8’
-HD HS tìm hiểu thành phần cảm thán.
-Gọi HS đọc ví dụ trên bảng phụ.
-Ví dụ 2: a, b
H3- Các từ “ồ, trời ơi” có chỉ sự vật, sự việc gì không?
H4- Những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói nêu “ồ” hoặc “trời ơi”?
H5- Các từ “ồ, trời ơi” dùng để làm gì?
*GV: Khi nói người ta thường bộc lộ niềm vui, buồn, mừng, giận
-> thành phần cảm thán.
H6- Thế nào là thành phần cảm thán?
-> GV chốt ý.
*Lưu ý: Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt vào nghĩa sự việc của câu được nêu gọi là thành phần biệt lập.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
*HOẠT ĐỘNG 3: 20’
-Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1:
-HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu.
*Bài tập 2:
-HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu.
*Bà ... t – xấu..)
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nội dung bài giảng, SGK, SGV.
-Học Sinh: Đọc và nghiên cứu nội dung bài học trong SGK
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3-Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trị
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 7’
-HD tìm hiểu văn bản “Bệnh lề mề”
-GV gọi HS đọc văn bản.
H1- Em hãy cho biết văn bản trên có mấy đoạn văn?
H2- Nêu ý chính của từng đoạn?
-GV chốt, nhấn mạnh ý cơ bản.
*HOẠT ĐỘNG 2: 20’
-HD tìm hiểu cụ thể.
H3- Văn bản bàn luận về vấn đề gì?
H4- Em hãy nêu rõ những biểu hiện cụ thể của hiện tượng đó?
H5- Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không?
H6- Em hãy cho biết nguyên nhân của hiện tượng đó là do đâu?
H7- Từ những vấn đề đã phân tích, em hãy cho biết bệnh lề mề có tác hại gì?
H8- Em hãy nhận xét về bố cục của bài viết. Bài viết có mạch lạc không? Phân tích?
-GV chốt những ý cơ bản.
H9-Từ những đoạn văn đã phân tích, tìm hiểu ở trên em hãy cho biết thế nào là nghị luận một sự vật, hiện tượng trọng đời sống?
H10-Nội dung và hình thức bài văn đó phải như thế nào?
Liên hệ: Đi học trễ
Đi lao động muộn.
Đi họp không đúng giờ.
->Hướng khắc phục.
=> Bệnh lề mề
*HOẠT ĐỘNG 3: 10’
- HD Luyện tập.
-GV gọi HS đọc câu hỏi phần luyện tập.
-Cho HS thảo luận và ghi ra các nội dung văn bản nghị luận.
-GV Hướng dẫn HS nghị luận.
-1HS đọc văn bản.
- HS thảo luận.
+Văn bản trên có 5 đoạn văn
-HS thảo luận ghi ra giấy nội dung của từng đoạn.
*Các nhóm thảo luận các câu hỏi và cử đại diện trả lời.
+Hiện tượng nêu ra trong văn bản là bệnh lề mề.
+Những biểu hiện:
.Sai hẹn.
.Đi chậm.
.không coi trọng người khác
+Cách trình bày hiện tượng trong văn bản đã nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề.
+Nguyên nhân:
.Coi thường việc chung.
.Thiếu tự trọng.
.Thiếu tôn trọng người khác
+Tác hại:
.Làm phiền mọi người.
.Làm mất thì giờ.
.Làm nãy sinh cách đối phó.
-HS thảo luận,cử đại diện trả lời.
+Bố cục bài viết rất mạch lạc.
.Nêu hiện tượng.
.Phân tích các nguyên nhân và tác hại của hiện tượng đó.
.Nêu giải pháp để khắc phục.
HS rút ra kết luận:
Nghị luận về một sự vật hiện tượng trong đời sống, xã hội có bàn về sự vật, hiện tượng có ý nghĩa, đối với xã hội, khen, chê hay nhận định đúng suy nghĩ.
-Nội dung: +Nêu được sự vật hiện tượng.
+Phân tích đúng – sai.
+Lợi – hại.
+ Nêu ra nguyên nhân và sự bày tỏ thái độ đối với sự vật, hiện tượng đó.
-Hình thức:
+Bố cục mạch lạc.
+Luận điểm rõ ràng.
+Lí lẽ xác thực.
+Lập luận phù hợp.
+Lời văn chính xác sống động.
HS thảo luận câu 1.
+ Các hiện tượng.
Sai phạm: Không giữ đúng lời hứa, nói tục, viết bậy, đua đòi, lười biếng, đi học muộn, ỷ lại.
+Sự vật hiện tượng tốt:
Gương học tốt, HS nghèo vượt khó, tinh thần đoàn kết, tương trợ, lòng tự trọng.
I- Tìm hiểu bài:
-Văn bản: “Bệnh lề mề”
*Hiện tượng nêu ra trong văn bản là bệnh lề mề.
*Những biểu hiện:
.Sai hẹn.
.Đi chậm.
.không coi trọng người khác
*Nguyên nhân:
.Coi thường việc chung.
.Thiếu tự trọng.
.Thiếu tôn trọng người khác
*Tác hại:
.Làm phiền mọi người.
.Làm mất thì giờ.
.Làm nãy sinh cách đối phó.
II- Bài học:
1- Nghị luận về một số sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2- Yêu cầu nội dung của bài nghị luận là nêu rõ được sự vật, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra ngủyên nhân bùng tỏ thái độ ý kiến nhận định của người viết.
3- Về hình thức bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng.
 Luận cứ phải xác thực, phép lập luận phải phù hợp.
Lời lẽ sinh động, chính xác.
III- Luyện tập:
Các hiện tượng có thể nghị luận.
Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục, viết bậy.
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
-Học thuộc nội dung bài học.
-Tập nghị luận về một số sự việc hiện tượng trong đời sống.
-Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
-Đọc kĩ các đề bài – tập tìm hiểu đề – tìm ý – lập dàn ý.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 100 Ngày soạn: 21.01.08 - Ngày giảng: 25.01.08
BÀI : CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG. 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận
-Thái độ: Có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc: ham học, ham làm, yêu thương giúp đở gia đình, cha mẹ (qua các ví dụ)
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: ghiên cứu SGK, SGV, bài soạn giảng, bảng phụ.
-Học Sinh: Chuẩn bị bài học ở nhà.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ:
+Câu hỏi: Yêu cầu về hình thức bài viết văn nghị luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống phải như thế nào?
+Trả lời: Yêu cầu phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp., lời văn chính xác, sống động.
3-Bài mới: (1’) 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trị
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: HD -Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 7’
GV Treo bảng phụ ghi 4 đè bài .
Gọi HS đọc những đề bài nêu trên bảng phụ.
H1- Em hãy cho biết các đềø bài trên có gì giống nhau?
H2- Em hãy cho biết điểm khác nhau giữa các đề bài trên?
H3- Mỗi em hãy nghĩ ra một đề bài tương tự các đề trên?
*HOẠT ĐỘNG 2: 18’
- HD Cách làm bài.
GV gọi HS đọc bài sgk trang 23.
H4- Theo em đề trên loại gì?
H5- Đề nêu lên sự vật, hiện tượng gì ? và yêu cầu làm gì?
H6- Bước 2 yêu cầu làm gì?
Gợi ý: Lập dàn bài.
H7- Từ những ý đã tìm được ở trên, em hãy sắp xếp lại theo bố cục của bài nghị luận?
-GV nêu bố cục, MB , TB, KB.
H8- Em hãy sắp xếp chi tiết dàn ý đề bài?
-GV hướng dẫn HS viết bài: viết từng phần.
-Có thể lấy tư cách chung hoặc tư cách cá nhân liên hệ với cá nhân mình hoặc liên hệ với các hiện tượng khác để viết.
H9- Bước cuối cùng của bài tập làm văn là bước gì?
H10- Từ những nội dung đã phân tích trên, em hãy cho biết muốn làm thật tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống em phải làm gì?
*HOẠT ĐỘNG 3: 10’
-HD Luyện tập.
-Em hãy lập dàn ý đề sau.
Trước sự đua đòi ăn mặc thiếu văn hóa của bạn bè, em hãy góp một số ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp.
*HOẠT ĐỘNG 4: 2’
-Củng cố:
-Nhắc lại những nội dung cách làm bài văn nghị luận.
HS quan sát và đọc những đề bài.
Cả lớp lắng nghe.
HS quan sát nhận xét.
- 4 đề bài có điểm chung nêu lên hiện tượng trong đời sống – Mệnh lệnh làm bài.
HS thảo luận nhóm.
-Đề 1: Nêu chung về tấm gương nghèo vượt khó.
Đề2: Sử dung phép phân tích, chứng minh.
-Vấn đề quá lớn.
-Di họa nặng nề cho hàng chục gia đình,
-Cả nước lập quỹ giúp đỡ họ -> Cần biết phạm vi, tìm thêm số liệu, vận dụng vì phép lập luận.
-HS tự bộc lộ.
-HS khác nhận xét.
HS đọc lại bài trang 23.
-1 HS trả lời –1 HS nhận xét.
+Đề thuộc loại nghị luận.
+Sự vật, hiện tượng người tốt, việc tốt .
+ Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
+ Nghĩa là người biết kết hợp học và hành.
+ Nghĩa còn là người biết sáng tạo, làm cái cho mẹ đỡ mệt.
+Học tập nghĩa là biết yêu thương cha mẹ, học chu đáo, học cách kết hợp học với hành, học sáng tạo làm những việc nhỏ mà nghĩa lớn .
-HS thảo luận và ghi ra giấy dàn ý chi tiết.
HS viết một số đoạn văn thân bài.
+Đọc bài và sửa chữa.
HS dựa vào những điều đã phân tích đưa ra kết luận.
-Tìm hiểu đề, tìm ý.
-Lập dàn bài.
-Viết bài.
-Đọc lại bài viết và sửa chữa.
*HS thảo luận nhóm, lập dàn ý.
+MB: Giới thiệu dẫn dắt nội dung đề bài.
+TB: Nêu các hiện tượng thiếu văn hóa, trong trang phục của một số HS.
-Phân tích tác hại của nó.
-HS nên ăn mặc thế nào?
+KB: Mọi thời đại trang phục đều thể hiện cái đẹp và trình độ văn hóa của con người và dân tộc đó.
-Học sinh cần làm gì?
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
I- Tìm hiểu bài.
-4 đề bài sgk.
-Nêu lên sự vật hiện tượng đời sống.
- Đề có 2 phần.
-Nội dung đề.
-Mệnh lệnh.
II- Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
Yêu cầu của đề
Nội dung và phương pháp làm bài.
2- làm dàn bài.
-Sắp xếp những điều đã tìm được theo một bố cục 3 phần MB, TB, KB.
3-Viết bài.
4-Đọc lại bài và sửa chữa.
*Ghi nhớ SGK.
III-Luyện tập.
*Mở bài: Trang phục là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu của con người.
Ngày nay đời sống ngày càng phát triển không chỉ mặc ấm mà còn mặc đẹp.
-Nhưng hiện tại vẫn còn một số bạn HS sinh ăn mặc thiếu văn hóa.
TB: Nêu các hiện tượng thiếu văn hóa trong một số học sinh:
Chạy theo mốt lòe loẹt, thiếu đứng đắn.
-Phân tích tác hại của trang phục.
+ Lãng phí thời gian hoc.
+ Tốn kém tiền bạc gia đình.
+ Làm thay đổi nhân cách tốt đẹp của mình ảnh hưởng tới thuần phong mĩ tục chung.
Vậy HS nên ăn mặc như thế nào?
* Kết bài:
+Mọi thời đại, trang phục đều thể hiện trình 
độ văn hóa của 1 dân tộc.
+ HS chúng ta cần góp phần làm tăng vẻ đẹp văn hóa đó.
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
-Học thuộc ghi nhớ bSGK, nắm vững nội dung bài học.
Tập lập ý những đề văn nghị luận về sự vật, hiện tượng.
-Chuẩn bị bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9-T20.doc