Tiết 146+147: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Rô –bin –xơn Cru-xô )
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
Hình dung được cuộc sống vô cùng gian khổ nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn trên hòn đảo hoang ngoài biển khơi được thể hiện qua những nét tự miêu tả của nhân vật ở đoạn trích truyện Rô-bin-xơn Cru-xô.
B.Chuẩn bị:
-GV:giáo án, bảng phụ , sgk, sách bài tập ngữ văn 9.
-HS: đọc trước truyện, soạn bài, SGK.
C.Tiến trình tổ chức dạy và học:
Ngày soạn: 4/4/2008 Ngày dạy: 7/4/2008 Tiết 146+147: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Rô –bin –xơn Cru-xô ) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: Hình dung được cuộc sống vô cùng gian khổ nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn trên hòn đảo hoang ngoài biển khơi được thể hiện qua những nét tự miêu tả của nhân vật ở đoạn trích truyện Rô-bin-xơn Cru-xô. B.Chuẩn bị: -GV:giáo án, bảng phụ , sgk, sách bài tập ngữ văn 9. -HS: đọc trước truyện, soạn bài, SGK. C.Tiến trình tổ chức dạy và học: I.Ổn định: (1 phút) II.Kiểm tra bài cũ: (5phút) III.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung: Gọi học sinh trình bày KT đã chuẩn bị về tác giả, tác phẩm. Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung → chốt KT Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, đọc trước 1 đoạn - gọi học sinh đọc GV kiểm tra việc đọc, tìm hiểu chú thích của học sinh ? Văn bản có thể chia mấy phần? nội dung của mỗi phần là gì? Hướng dẫn trình bày – nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: Đọc văn bản và cho biết: ? Rô-bin-xơn tự giới thiệu về trang phục của mình như thế nào? Em có nhận xét gì về trang phục đó? ? Sống trên đảo, Rô-bin-xơn trang bị cho mình những gì? Em có nhận xét gì về trang bị đó ? ? Diện mạo của Rô-bin-xơn như thế nào? Em có nhận xét gì về cách tả trên? ? Cuộc sống trên đảo của Rô-bin-xơn là cuộc sống như thế nào? ? Trước những khó khăn như vậy chàng có nản chí không? Em có nhận xét gì về nhân vật này? Hướng dẫn học sinh suy luận, phát biểu, nhận xét, bổ sung Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế. Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết ? Khái quát nội dung chính của đoạn trích vừa học? Gọi học sinh trình bày Hướng dẫn nhận xét, bổ sung → chốt KT ? Văn bản có những nét thành công nào về nghệ thuật ? Gọi học sinh trình bày Hướng dẫn nhận xét, bổ sung trình bày KT đã chuẩn bị về tác giả, tác phẩm nhận xét, bổ sung → chốt KT Chú ý theo dõi, ghi nhớ Đọc văn bản , trình bày nội dung chú thích theo yêu cầu của GV Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu Nhận xét, bổ sung Đọc lại văn bản Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu Nhận xét, bổ sung Suy luận, trao đổi - trình bày Nhận xét Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu Nhận xét, bổ sung Suy luận, trao đổi( thảo luận) Trình bày Nhận xét, bổ sung Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu Nhận xét, bổ sung Suy luận, trao đổi – trình bày Liên hệ thực tế và bản thân . Trình bày Nhận xét, bổ sung Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu Nhận xét, bổ sung → chốt KT Suy luận, trao đổi , trình bày Nhận xét, bổ sung I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả - tác phẩm: (SGK) 2. Đọc văn bản –tìm hiểu chú thích: 3. Bố cục: 4 đoạn - (đoạn 4 chia 2 đoạn nhỏ) II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Diện mạo của Rô-bin-xơn : hài hước, hóm hỉnh → cho rằng nhiều người ở nước Anh bấy giờ nếu nhìn thấy sẽ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc a. Trang phục của Rô-bin-xơn: Trang phục khá độc đáo : đội chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu làm bằng da dê ... → chiếc mũ giúp chàng bảo vệ được sức khoẻ Chiếc áo, cái quần, đôi ủng đều được làm bằng da dê → tự thừa nhận là quá kì cục b. Trang bị của Rô-bin-xơn : -Có nhiều thứ được làm bằng da dê : thắt lưng, đai da, túi đựng thuốc súng và đạn -Cưa, rìu, gùi, súng... à cần thiết cho cuộc sống của chàng trên đảo hoang c. Diện mạo của Rô-bin-xơn: - Đặc tả bộ ria mép to tướng (sử dụng ngôi thứ nhất để miêu tả → chỉ kể, tả những cái mà chàng quan sát được rõ nhất 2. Bài học về cuộc đời của Rô-bin-xơn: - Cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo hoang vô cùng khó khăn, gian khổ → phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt ; lo toan cho cuộc sống hoàn toàn tự lập → oai phong, lẫm liệt đầy bản lĩnh Không hề nản chí, sờn lòng – luôn lạc quan và tin vào tài năng, trí tuệ của mình có thể làm chủ được thiên nhiên và cuộc sống, bắt thiên nhiên phải phục vụ mình III/ Tổng kết : 1. Nội dung : Cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn trên một hòn đảo hoang ngoài biển khơi qua bức chân dung tự hoạ đặc sắc của chàng, 2. Nghệ thuật : kể và tả xen nhau, giọng điệu hài hước của ngôi kể thứ nhất IV.Củng cố-Dặn dò:(3') * Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm củng cố: Câu 1: Qua chi tiết của bức chân dung tự hoạ có thể hình dung việc gì Rô-bin-xơn không cần chú trọng trong cuộc sống của mình trên đảo hoang? A. Đề phòng mọi bất trắc. B. Chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. C. Duy trì cuộc sống bằng việc săn bắt, tròng trọt, chăn nuôi D. Luôn vượt lên hoàn cảnh và hi vọng cuộc sống sẽ khá hơn. E. Ăn mặc đẹp. Câu 2: Rô-bin-xơn đã nói về cuộc sống của mình qua bức chân dung với thái độ: A. Lạnh lùng, bình thản. B. Chán nản, tuyệt vọng. C. Hài hước, lạc quan. D. Tự cao, yêu đời. * Về nhà học thuộc nội dung kiến thức trong bài, ghi nhớ sgk. -Xem và chuẩn bị nội dung bài “Bố của Xi-mông” Soạn ngay bài: Tổng kết về ngữ pháp để hôm sau học. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 4/04/2008. Ngày dạy: 8/04/2008. Tieát 148: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Hệ thống hoá kiến thức về: Từ loại và cụm từ. - Biết vận dụng những kiến thức trên trong hoạt động giao tiếp, nhất là việc tạo lập văn bản. B.Chuẩn bị: -GV:giáo án, bảng phụ, phấn màu, sgk, bảng tóm tắt khả năng kết hợp của các từ loại. -HS: Tìm hiểu trước bài ở nhà, sgk. C.Lên lớp: I.Ổn định: (1’) II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài. (1') 2.Tiến trình tổ chức dạy và học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tổng kết về từ loại: ? Hãy trình bày đặc điểm của các từ loại danh từ, động từ, tính từ? Hướng dẫn học sinh nhớ KT cũ → trình bày Nhận xét, bổ sung GV treo bảng tóm tắt khả năng kết hợp của các từ loại cho học sinh đối chiếu Gọi học sinh đọc bài tập 1. Cho học sinh trao đổi (theo bàn) → trình bày Nhận xét, bổ sung Gọi học sinh đọc bài tập 2 Hướng dẫn học sinh thực hiện → trình bày Nhận xét, bổ sung Gọi học sinh đọc bài tập 3,4. Hướng dẫn học sinh từ kết quả bài tập 1,2 chốt lại & ghi ra bảng Hướng dẫn học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung Treo bảng tổng kết về khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT cho học sinh đối chiếu. Gọi học sinh đọc bài tập 5. Hướng dẫn học sinh thực hiện. Trình bày, nhận xét, bổ sung ? Ngoài 3 từ loại trên, em còn học những loại từ nào? Nêu đặc điểm của các từ loại đó? Hướng dẫn học sinh gợi nhớ, thực hiện Hướng dẫn nhận xét, bổ sung Gọi học sinh đọc bài tập 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện → Nhận xét, bổ sung Gọi học sinh thực hiện bài tập 2 – suy nghĩ trong 5’ → trình bày Nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tổng kết về cụm từ: GV chia lớp 6 nhóm – phân cho học sinh thực hiện làm 2 nhóm làm 1 bài – cho thực hiện trong 7’. Hướng dẫn học sinh thực hiện làm bài tập Chỉ định đại diện các nhóm trình bày kết quả bài tập Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung → chữa bài tập Cho học sinh ghi bài nhớ KT cũ về danh từ, động từ, tính từ → trình bày nhận xét, bổ sung đối chiếu bảng tóm tắt khả năng kết hợp của các từ loại đọc bài tập 1 suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu nhận xét, bổ sung đọc bài tập 2 thực hiện làm bài tập theo yêu cầu → trình bày Nhận xét, bổ sung đọc bài tập 3,4 từ kết quả bài tập 1,2 thực hiện làm bài tập→ trình bày nhận xét, bổ sung đối chiếu bảng tổng kết về khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT đọc bài tập 5 - suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu nhận xét, bổ sung Nhớ KT cũ à trình bày Nhận xét, bổ sung → chốt KT đọc bài tập 1 thực hiện làm bài tập nhận xét, bổ sung thực hiện bài tập 2 trình bày Nhận xét, bổ sung Tập trung nhóm theo yêu cầu của GV - bầu nhóm trưởng nhóm trưởng điều khiển nhóm nắm bắt yêu cầu và thực hiện làm bài tập . Đại diện nhóm trình bày kết quả Nhận xét, bổ sung A. Từ loại: 1. Danh từ, động từ, tính từ: Bài tập 1: DT: lần, lăng, làng ĐT: nghĩ ngợi, phục dịch, đập TT: hay, đột ngột, phải, sung sướng Bài tập 2: - Kết hợp với các nhóm từ a: những, các, một là các danh từ: lần, cái(lăng), làng, ông(giáo) - Kết hợp với các nhóm từ b: hay, đã, vừa là các đt: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập. - Kết hợp với các nhóm từ c: rất, hơi, quá là các tt: hay, đột ngột, phải, sung sướng. Bài tập 3,4: Bài tập 5: a. TT tròn dùng như động từ b. DT lý tưởng dùng như TT c. TT băn khoăn dùng như DT 2. Các từ loại khác: Bài tập 1: Số từ: ba, năm; đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ ; lượng từ: những; chỉ từ: ấy; phó từ: đã, mới, đang; quan hệ từ: ở, của, nhưng, như; trợ từ: chỉ, cả, ngay, chỉ; tình thái từ: hả; thán từ: trời ơi Bài tập 2: Tìm các tình thái từ:. B. Cụm từ: Bài tập 1: a) Có 3 cụm dt mà phần trung tâm là: ảnh hưởng, nhân cách, lối(sống). Dấu hiệu nhận ra cụm dt: những, một đứng trước b) Có 1 cụm dt mà phần trung tâm là: ngày. Dấu hiệu nhận ra cụm dt: những đứng trước c) Có 1 cụm dt mà phần trung tâm là: tiếng (cười nói). Dấu hiệu nhận ra cụm dt: có thể thêm từ những, một vào phía trước trung tâm: chẳng hạn: Những tiếng cười nói xô xao. Bài tập 2: a) Có 3 cụm đt mà phần trung tâm là: đến, chạy, ôm. Dấu hiệu nhận ra cụm đt: đã, sẽ đứng trước b) Có 1 cụm đt mà phần trung tâm là: lên. Dấu hiệu nhận ra cụm đt: vừa đứng trước Bài tập 3: a) Có 6 cụm tt mà phần trung tâm là: Việt Nam, bình dị, Việt nam, Phương đông, mới, hiện đại. Dấu hiệu nhận ra cụm tt: rất đứng trước ( Lưu ý: các từ Việt nam, Phương đônglà các dt, dt trung tâm được dùng như tt) b) Có 1 cụm dt mà phần trung tâm là: êm ả. Dấu hiệu nhận ra cụm dt: có thể thêm rất vào trước êm ả : sẽ rất không êm ả c) Có 2 cụm tt mà phần trung tâm là:phức tạp, phong phú và sâu sắc. Dấu hiệu nhận ra cụm tt: có thể thêm từ rất vào phía trước tt. * Cụm từ là một loại tổ hợp từ trong đó có từ làm trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc vào trung tâm dùng để tạo câu. * Ở dạng đầy đủ, cụm từ gồm 3 phần. Phần trước và phần sau phụ thuộc vào phần trung tâm nên còn gọi là phụ ngữ. Phần trung tâm của cụm từ có thể là DT, ĐT, TT . Tuỳ theo trung tâm của cụm từ là DT, ĐT, TT mà ta có cụm DT, cụm ĐT hay cụm TT IV.Củng cố: (2 phút) - GV hướng dẫn học sinh chốt lại các KT vừa tổng kết. V.Dăn dò: (1 phút) -Học bài và tiêp tục làm bài tập để hoàn thiện hơn. - Xem và soạn bài Tổng kt về ngữ pháp (TT), Luyện tập viết biên bản. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn : 5/04 / 2008 Ngày dạy : 9/04 / 2008 Tieát 149: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Trình bày và phân tích được các đặc điểm và cách viết biên bản - Viết được biên bản hội nghị hoặc biên bản sự vụ thông dụng B.Chuẩn bị: -GV: Một số biên bản mẫu, bảng phụ, soạn giáo án. -HS: Xem kỹ và soạn bài theo những câu hỏi gợi ý trong SGK. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học I.Ổn định: (1’) II.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện. III.Bài mới: 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Baøi môùi: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung Hoạt động 1: hướng dẫn ôn tập Lý thuyết: ? Biên bản viết nhằm mục đích gì? ? Biên bản có các loại nào? Người viết b/b cần có thái độ như thế nào? ? Trình bày bố cục phổ biến của một biên bản. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Gọi học sinh đọc bài tập 1 → GV định hướng và cho học sinh trao đổi, trình bày: ? nội dung ghi chép đã đầy đủ chưa? Vì sao? ? Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp không? Vì sao? ? Phải sắp xếp lại như thế nào cho hợp lý? Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung GV chia lớp 6 nhóm – phân cho học sinh thực hiện làm 2 nhóm làm 1 bài – cho thực hiện trong 10’. Hướng dẫn học sinh thực hiện làm bài tập Chỉ định đại diện các nhóm trình bày kết quả bài tập Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung → chữa bài tập Nhớ KT đã học Xung phong trình bày Các nội dung bài theo câu hỏi của GV Nhận xét, bổ sung đọc bài tập 1 trao đổi trong nhóm (bàn), lần lượt trình bày: .. Chú ý theo dõi Nhận xét, bổ sung Làm rõ các nội dung cần trình bày Tập trung nhóm theo yêu cầu của GV - bầu nhóm trưởng nhóm trưởng điều khiển nhóm nắm bắt yêu cầu và thực hiện làm bài tập. Đại diện nhóm trình bày kết quả Học sinh cả lớp hận xét, bổ sung I/ Ôn tập lý thuyết: - Biên bản ghi chép những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong Hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp. - Biên bản phải được ghi chép một cách chính xác, khách quan và trung thực - Tuỳ theo nội dung từng vụ việc mà có các loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ * Một biên bản nhất thiết phải có các phần: Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự vào sự việc và chức trách của mỗi thành viên Phần nội dung: diễn biến và kết quả sự việc Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và tên họ của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có) Một biên bản cần đảm bảo các yêu cầu: - Số liệu, sự kiện phải chính xác cụ thể, nếu có tang vật chứng cứ, các mục lục diễn giải phải gửi kèm theo biên bản. - Ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. - Thủ tục chặt chẽ( cần đọc cho mọi người tham dự cùng nghe để sửa chữa bổ sung và nhất trí tán thành, ghi thời gian, địa điểm cụ thể), chữ kí và họ tên các thành viên chịu trách nhiệm chính. - Lời văn ngắn gọn, chính xác II/ Hướng dẫn luyện tập : Bài tập 1: Khôi phục biên bản theo bố cục: Quốc hiệu, tiêu ngữ Địa điểm, thời gian Tên b/b: Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn ngữ văn Thành phần tham dự: GV văn, toàn thể lớp, đại biểu các lớp Diễn biến, kết quả hội nghị: Các b/cáo kinh nghiệm được đọc trong hội nghị Tổng kết tại hội nghị Thời gian kết thúc hội nghị Thủ tục xác nhận vào cuối biên bản Bài tập 2: Ghi lại b/b họp lớp tuần vừa qua Bài tập 3: Ghi lại b/b bà giao lịch trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn Bài tập 4: Hãy viết b/b xử phạt hành chính V.Củng cố - dặn dò:3' ? Nêu những yêu cầu ơ bản khi viết biên bản? Hướng dẫn tổng kết tóm lại ý chính - Xem và soạn bài Hợp đồng. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 5 /04/ 2008 Ngày dạy: 11 /04/ 2008 Tieát 150: HỢP ĐỒNG A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Trình bày được đặc điểm mục đích, tác dụng và cách viết hợp đồng. - Viết được các hợp đồng đơn giản. - Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiệncác điều khoản trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết. B.Chuẩn bị: -GV:giáo án, một số mẫu hợp đồng, bảng phụ. -HS:Xem và chuẩn bị nội dung trước. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học: I.Ổn định: (1phút) II.Kiểm tra bài cũ: (5') ? Trình bày những yêu cầu ơ bản khi viết biên bản? III.Bài mới: 1. Giới thiệu bài (1phút): Khơi gợi hiểu biết của học sinh về hợp đồng →giới thiệu. 2. Baøi môùi: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng: Gọi học sinh đọc HĐ Mua bán SGK trong sách . Hướng dẫn nhận xét: ? Hãy kể 1 số hợp đồng mà em biết? Tại sao cần phải có hợp đồng? HĐ ghi lại những nội dung gì? cần phải đạt những yêu cầu và nội dung gì? Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu cách làm HĐ: Gọi học sinh đọc lại HĐ Mua bán SGK Cho học sinh thảo luận các câu hỏi mục II tr 136-138 GV định hướng – cho học sinh thực hiện theo nhóm nhỏ Cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Hướng dẫn nhận xét, bổ sung Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập: Gọi học sinh đọc, xác định y/cầu bài tập. Cho học sinh thảo luận nhóm Gọi đại diện 2 nhóm trình bày kết quả Hướng dẫn nhận xét, bổ sung Gọi học sinh đọc, xác định y cầu bài tập 2 Cho học sinh thực hiện Gọi 3-4 học sinh trình bày Hướng dẫn nhận xét, chữa bài tập đọc HĐ Mua bán SGK suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu nhận xét, bổ sung đọc lại HĐ Mua bán SGK Thực hiện theo nhóm nhỏ thảo luận các câu hỏi mục II tr 136-138 đại diện nhóm trả lời nhận xét, bổ sung Đọc, xác định y/cầu bài tập. thảo luận nhóm đại diện 2 nhóm trình bày nhận xét, bổ sung đọc, xác định y cầu bài tập 2 thực hiện làm bài tập 3-4 học sinh trình bày Nhận xét, chữa bài tập I/ Đặc điểm của hợp đồng: Xét ví dụ: - Các loại hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán sản phẩm à Hợp dồng là một loại vv có tính chất pháp lý ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của mỗi bên tham gia nhằm thực hiện công việc đạt kết quả. - Hợp đồng ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của mỗi bên tham gia theo điều khoản đã thống nhất. II/ Cách làm hợp đồng: Hợp đồng gồm những mục: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc P. mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, địa điểm, thời gian, họ tên, chức vụ địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng. Phần nội dung: ghi lại nội dung của h.đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí và họ, tên của các bên tham gia ký kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có) Lời văn: ngắn gọn, chính xác III/ Luyện tập : Bài tập 1: Chọn các tình huống b, c, e Bài tập 2: Ghi lại Phần mở đầu, phần kết thúc và các mục lớn trong phầ nội dung của hợp đồng V.Củng cố - dặn dò:3' Trình bày những yêu cầu cơ bản khi tạo lập một hợp đồng. - Về nhà học kỹ nội dung bài học - soạn bài luyện tập viết hợp đồng làm trước các bài tập luyện tập vào vở soạn bài. Soạn bài Bố của Xi-mông theo các cầu hỏi hướng dẫn học bài.
Tài liệu đính kèm: