Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 32

Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 32

CON CHÓ BẤC

( Trích Tiếng gọi nơi hoang dã )

 G.Lân-đơn

A.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh hiểu được Lân – đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương loài vật.

B.Chuẩn bị:

 - HS: Đọc, soạn bài.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 156+157. Ngày soạn: 18/ 4 / 2008
 Ngày dạy: 22 / 4 / 2008
CON CHÓ BẤC
( Trích Tiếng gọi nơi hoang dã )
 G.Lân-đơn
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh hiểu được Lân – đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương loài vật.
B.Chuẩn bị:
 - HS: Đọc, soạn bài.
 - GV: Giáo án.
C.Lên lớp:
	I-Ổn định tổ chức:( 1’)
	II-Kiểm tra bài cũ: (3’) GV kiểm tra vở soạn của học sinh.
	III-Bài mới: 
	 1-GTB, ghi đề : (1’) GV gợi lại những tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng; Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten để dẫn vào bài mới.
	 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: 20’
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung:
-GV goi HS đọc * và nhấn mạnh lại.
-GV gọi HS đọc văn bản.
-GV kiểm tra việc đọc chú thích của HS.
-GV hướng dẫn học sinh thực hiện câu hỏi 1/154.
*Hoạt động 2: 54’
 GV hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản:
-H1: Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và được biểu hiện ở những chi tiết nào?
-GV: Nhà văn so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác để làm nổi bậc điều đó. Các ông chủ khác chăm sóc chó chỉ là nghĩa vụ( nuôi chó là phải chăm sóc nó ) và vì lợi ích kinh doanh ( kéo xe trược tuyết để đi tìm vàng ).
_GV: Thoóc-tơn có thí quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đâug Bấc
-GV: Dường như trước mắt Thoóc-tơn bây giờ không phải là một con chó mà là con anh, là bạn anh.
-H2: Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đ/v chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
-H3: Qua đây, em có nhận xét gì về Thoóc-tơn ?
( GV giảng giải, liên hệ lão Hạc).
-H4: Tình cảm của Bấc dành cho ông chủ Thoóc-tơn qua những biểu hiện cụ thể nào? ( về hành động, cảm xúc ).
-H5: Qua đây, em có nhận xét gì về tình cảm của Bấc đ/v Thoóc-tơn ?
-GV: Ở trong các tác phẩm khác nói về con vật( chó sói và chiên con; Thỏ và rùa;) các tác giả ít quan tâm tới việc miêu tả cảm xúc mà chỉ dựa vào những nét đặc trưng của mỗi con vật để khắc hoạ hình tượng. Còn ở đây, Lân-đơn nhận xét tinh tế, tỉ mỉ hơn. Ở đây, Bấc được tách ra và cũng có những nét riêng khác biệt và nổi trội hơn so với Xơ-két, Ních.
-H6: Tâm hồn của Bấc được thể hiện như thế nào trong đoạn trích ?
-H7: Qua đây, em có nhận xét gì về tác giả ?
-GV liên hệ, giáo dục HS có tình cảm đ/v những loài vật, có ý thức bảo vệ.
*Hoạt động 3: 10’
GV hướng dẫn HS tổng kết-củng cố bài học.
-GV: Chuyện kể rằng khi Thoóc-tơn chết, Bấc đã hoàn toàn dứt bỏ con người và trở thành một con chó hoang
-H8: Em nghĩ gì về tình yêu thương từ sự kết thúc này?
-GV chốt nội dung bài học.
-GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-Đọc.
_Đọc; nhận xét.
_Trả lời theo yêu cầu.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-HS trao đổi và trả lời.
+Thoóc-tơn đ/x với những con chó của anh và đặc biệt đ/v Bấc “ như thể chúng là con cái của anh vậy “. Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh không xem Bấc chỉ là một con chó, mà là người hẳn hoi, là đồng loại với anh, là bạn bè của anh.
+ là một ông chủ lí tưởng.
+Các biểu hiện đặc biệt: chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó; túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui.
+Tình cảm của Thoóc-tơn còn biểu hiện ở tiếng rủa”tiếng rủa rủ rỉ bên tai” chức không phải là tiếng quát tức giận.
+Kêu lên trân trọng “ Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy “.
-Tuy văn bản chủ yếu muốn nói đến biểu hiện tính cảm của Bấc nhưng trước đó nhà văn xen vào một đoạn nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc, mục đích là để làm sáng tỏ những tình cảm của Bấc đ/v anh. Không phải là với bất cứ ông chủ nào Bấc cũng đối xử như vậy.
-HS:
-Về hành động:
+ Nó thường hay há miệng cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng mạnh xuống đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu.
+ Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh chăm chú xem xét,
+ Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước, luôn bám theo gót chân anh.
+ Nó vội vùng dậy, không ngủ nữa, trường qua gió lạnh đến tận mép lều,lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
-Về cảm xúc:
+ Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài.
+ Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó.,trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh,
- HS bộc lộ.
-HS: nhận xét từ những điều đã phân tích.
-HS bộc lộ.
-Thảo luận và tham gia trả lời:
 + Những gì tốt đẹp đều được xây dựng từ tình yêu thương.
 + Mất tình yêu thương chân thật là mất lòng tin.
I-Tìm hiểu chung:
 1-Tác giả, tác phẩm:
 Chú thích * Sgk tr 153-154.
 2-Đọc văn bản, chú thích:
 a/Đọc văn bản:
 b/ Các chú thích:
 3-Nhận xét về bố cục của văn bản:
 -Phần mở đầu( đoạn 1)
 - Phần tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc ( đoạn 2 )
 -Phần tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn ( các đoạn còn lại).
 -> Đoạn trích chủ yếu muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ.
II-Đọc - hiểu văn bản:
 1-Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc:
 - Đ/x với những con chó của anh và đặc biệt đ/v Bấc “ như thể chúng là con cái của anh vậy “.
Là “một ông chủ lí tưởng”.
-Các biểu hiện đặc biệt: chào hỏi thân mật, trò chuyện tầm phào,
-Thể hiện ở những tiếng rủa yêu, kêu lên trân trọng (d/c).
 =>Thoóc-tơn là một ông chủ có lòng nhân từ, yêu quí loài vật bằng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiểu biết và trân trọng ( coi Bấc là con, là bạn anh),
 2-Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc:
 * Biểu lộ tình cảm của Bấc:
 - Về hành động:
 + Thường hay hà miệng cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn ,..
 + Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ, 
 + Luôn bám gót chân Thoóc-tơn.
 + lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ,
Về cảm xúc:
 + Qua ánh mắt:
 + Trong các giấc mơ: 
=>Thể hiện tình cảm mãnh liệt đ/v chủ, không vồ vập săn đón, không đòi hỏi, chỉ lặng lẽ tôn thờ, ngượng mộ, thành kính, thể hiện sự biết ơn sâu nặng, hết sức trung thành, sẵn sàng hy sinh vì chủ.
 3-“Tâm hồn” của Bấc:
 - “Tâm hồn” của Bấc rất phong phú, nó dường như biết suy nghĩ, biết vui mừng, lo sợ, còn nằm mơ,
-> Thể hiện sự quan sát, trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên lòng yêu thương loài vật của ông.
III-Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK tr 154
IV- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)
Tìm đọc những tác phẩm của G.Lân-đơn;
Đọc kĩ đoạn trích, học nội dung bài học, nắm kĩ các dẫn chứng;
Chuẩn bị cho tiết học sau: Kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt.
Tiết 158 Ngày soạn 18 / 4 / 2008
 Ngày dạy 22 / 4 / 2008
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần Tiếng Việt HK II, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm. 
II.Phạm vi kiến thức:
 - Bài khởi ngữ; - Bài Các thành phần biệt lập.
 - Bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn; - Bài nghĩa tường minh, hàm ý.
 - Bài câu ghép; - Bài từ láy.
 - Bài từ loại.
III. Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ: 6:4
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 - Bài khởi ngữ 
 - Bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
- Bài câu ghép 
- Bài Các thành phần biệt lập.
- Bài nghĩa tường minh, hàm ý.
- Bài từ láy.
- Bài từ loại.
Cộng
12
 10
IV. Đề kiểm tra: (kèm theo)
V.Đáp án và biểu điểm:
 V. I.Trắc nghiệm: 5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
B
C
A
C
B
C
A
A
 V.II.Tự luận:5 điểm. Học sinh cần nói được các ý sau:
 Câu 1: A( 1 điểm). Người nói là Thuý Kiều. Người nghe là Hoạn Thư.
 B( 1 điểm). Hàm ý: C1: là cách chào thể hiện sự mỉa mai.
 C2: hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.
 C( 1 điểm). Hoạn Thư hiểu hàm ý nên “ hồn lạc phách xiêu “
 Câu 2: -HS viết được đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật ( 1 điểm).
 - Xác định được động từ, tính từ ( 1 điểm ).
VI-Tiến trình lên lớp:
 1/Ổn định:
 2/ GTB:
 3/ GV phát đề và theo dõi HS làm bài.
 4/Củng cố: GV thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
 5/Dặn dò: Xem lại kiến thức liên quan bài kiểm tra.
	 Chuẩn bị cho tiết học sau: Luyện tập viết hợp đồng.
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
TRƯỜNG THCS BA VINH Thời gian: 45’
Họ và tên:.
Lớp: 9..
Điểm:
Lời phê của Thầy giáo:
I.Trắc nghiệm:(5 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:Câu nào sau đây có thể được coi là định nghĩa về khởi ngữ?
A.Khởi ngữ là thành phần đứng đầu câu; B.Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ;
C.Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu;
D.Khởi ngữ là thành phần câuu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Câu 2: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không có thành phần tình thái ?
A.Nhiều mây đấy, nhưng chưa chắc trời mưa. B.Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm.
C.Hình như ta sắp đánh lớn. D.Các con chờ đến khuya, mẹ mới về.
Câu 3:Hai câu thơ sau đây của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã liên kết câu bằng phép nào?
	“ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
	 Người khôn, người đến chốn lao xao.”
A.Phép thế; B.Phép trái nghĩa; C.Phép đồng nghĩa; D.Phép lặp từ ngữ.
Câu 4 Chữ in đậm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
 “ Mưa phùn suốt đêm ngày. Mưa như rắc bụi trắng đất trời. Mưa suốt cả tháng giêng. Thế rồi, đầu tháng hai, trời hửng. Nắng xuân ấm áp chan hoà.”
A.Diễn tả sự ngạc nhiên; B.Nói lên niềm vui về thời tiết đẹp; C. Dùng để nối câu.
Câu 5: Trong 3 ví dụ sau, ví dụ nào có nghĩa tường minh?
A. Đầu lòng hai ả tố nga,
 Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. ( Truyện Kiều- Nguyễn Du )
B. Hoa tàn mà lại thêm tươi,
 Trăng tàn mà lại hơn người rằm xưa. ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
C. Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục. ( Nói với con- Y Phương)
Câu 6: Chữ in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?
 “ Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu.”
A.Thành phần phụ chú; B.Thành phần gọi-đáp.
C.Thành phần cảm thán; D. Thành phần tình thái.
Câu 7: Hai câu trong đoạn văn sau là câu gì?
 Thởi buổi này mà nó dám trêu vào mình thì nó thật dại hơn con chó. Khoe tiền, rồi khóc vì tiền cho mà xem.
A.Câu đơn; B.Câu ghép.
Câu 8: Cho tình huống sau: 
	Buổi trưa, trời còn nắng ấm mà bỗng nhiên chiều gió bấc thổi vù vù, nhiệt độ xuống thấp hẳn. Cũng may, tôi mặc cả áo len và áo khoác. Trời hơi tối, điện lại mất nên tôi mở toang cả cửa sổ và cửa chính.
	Lan chỉ mặc một áo nên xuýt xoa:
 - Gió lạnh nhỉ.
A.Ý Lan muốn đóng cửa lại. B.Ý Lan muốn đề nghị cho mượn áo. C.Cả hai ý trên.
Câu 9: Cụm từ “ Thưa ông “ trong câu sau dùng để làm lời gọi hay lời đáp?
	“ Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ.”
A. Lưòi gọi; B. Lời đáp.
Câu 10: Có thể điền vào chỗ trống từ nào sau đây để miêu tả tâm trạng của bé Thu(trước khi nhận cha) được biểu hiện qua đôi mắt.
	“ Chắc anh cũng muốn ôm hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giấy lên lại bỏ chạy, nên chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bông.”
A.Xôn xao;	B.Xốn xang;	C.Xao xuyến;	D.Xao động.
II.Tự luận: (5 điểm): 
Câu 1: ( 3 điểm ) Đọc kĩ đoạn thơ sau:
	 Thoắt trông nàng đã chào thưa
	 “ Tiểu thư cũng có bây gìơ đến đây!
	 Đàn bà dễ có mấy tay
	 Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
	 Dễ dàng là thói hồng nhan
	 Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!”
	 Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
	 Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.
	( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A.Em hãy xác định người nói , người nghe trong những câu gạch chân.
B.Xác định hàm ý của mỗi câu ấy.
C.Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói hay không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều ấy.
Câu 2( 2 điểm ) Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả nội tâm một nhân vật văn học tuỳ thích và xác định động từ, tính từ trong đoạn văn.
Bài làm:
Tiết 159 Ngày soạn: 19/ 4 / 2008
 Ngày dạy : / 4 / 2008
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
	- Ôn nlại lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng;
	- Viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi;
	- Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều kiện được kí kết trong hợp đồng.
B.Chuẩn bị:
 - HS: Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới.
 - GV: Giáo án.
C.Lên lớp:
	I-Ổn định tổ chức:( 1’)
	II-Kiểm tra bài cũ: (4’) 
	CH: Viết hợp đồng nhằm mục đích gì? Bố cục của hợp đồng như thế nào? Yêu cầu lời văn phải như thế nào?
	III-Bài mới: 
	 1-GTB, ghi đề : (1’) 
	 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập lại lí thuyết:
-GV lần lược chỉ điịnh hoặc cho học sinh xung phong trả lời các câu hỏi mục I Sgk.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS Luyện tập :
-B1: y/c HS thực hiện bài tập 1.
-B2: Hd HS làm Bt2.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét các kiểu diễn đạt bảo đẩm chính xác nghĩa.
-Thực hiện theo yêu cầu.
+ HS đọc các thông tin cần lập hợp đồng và cho biết các nội dung đó đã đủ chưa, nếu thiếu cần thêm nội dung gì( phần mở đầu, phần kết thúc, thời gian cụ thể, phương thức thanh toán,)
 + HS thảo luận thống nhất bố cục của bản hợp đồng.
 + Từng học sinh viết hợp đồng theo nội dung và bố cục đã thống nhất
 + HS đọc, nhận xét, bổ sung.
I- Ôn tập lí thuyết:
II-Luyện tập:
 1-BT1/157-158: Cách diễn đạt đảm bảo chính xác nghĩa:
 a/ Cách 1.
 b/ Cách 2.
 c/ Cách 2.
 d/ Cách 2.
 2-BT2/158: Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin đã cho 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE ĐẠP
	Hôm nay, ngày..
	Tại địa điểm:.
	Chúng tôi gồm:
 - Người cho thuê xe đạp:.
 - Người cần thuê xe đạp:.
 Hai bên thoả thuận kí hợp đồng cho thuê xe đạp vói nội dung và các điều khoản sau:
 Điều 1: Nội dung giao dịch: Cho thuê chiếc xe đạp mini..
 Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên
 - Bên cho thuê: bảo đảm cho thuê xe chất lượng.
 - Bên thuê: thực hiện đúng thời gian thuê, sử dụng cẩn thận, không để mất, hư hỏng, thanh toán đầy đủ, đúng thời gian.
 Điều 3: Thời gian thuê: 3 ngày đêm.
 Điều 4: Giá cả và phương thức thanh toán:
 - Giá cả: 10.000 đồng/ ngày đêm.
 - Phương thức thanh toán: 1 lần khi thỏ thuận hợp đồng.
 - Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì người thuê xe phải bồi thường.
 Điều 5: Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày.đến ngày.
 	Hợp đồng lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
 Bên thuê Bên cho thuê
( Kí và ghi rõ họ tên ) ( Kí và ghi rõ họ tên )
*Hoạt động 2: GV củng cố lại lí thuyết.
IV-Hướng dẫn học bài ở nhà: ( 1’)
Tìm đọc, sưu tầm, tìm hiểu cách làm các hợp đồng đơn giản.
Làm BT 3,4.
Chuẩn bị cho tiết học sau: Tổng kết phần văn học nước ngoài.
Tiết 160 Ngày soạn: 19/ 4 / 2008
 Ngày dạy: / 4 / 2008
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh tổng kết ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản nước ngoại đã học trong chương trình Ngữ văn THCS bằng cách hệ thống hoá.
B.Chuẩn bị:
 - HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
 - GV: Giáo án.
C.Lên lớp:
	I-Ổn định tổ chức:( 1’)
	II-Kiểm tra bài cũ: (4’) 
	CH: Háy nêu những biểu hiện tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn ?
	III-Bài mới: 
	 1-GTB, ghi đề : (1’) 
	 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động 1: GV cho Hs lập bảng thống kê theo mẫu, tiến hành cho HS ghi theo thứ tự tử lớp 6 -> 9.
STT
Tên tác phẩm(đoạn trích)
Tác giả
Nước
Năm/thế kỉ
Thể loại
1
Buổi học cuối cùng
A.Đô-đê
(1840-1897)
Pháp
XĨ
Truyện ngắn
2
Lòng yêu nước
I.Ê-ren-bua
 ( 1891-1962 )
Liên Xô cũ
26-6-1942
Bút kí
3
 Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
 ( 701-762)
Trung Quốc
VIII
Thơ
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Trung Quốc
VIII
Thơ
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
(659-774)
Trung Quốc
VII-VII
Thơ
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
 (712-770)
Trung Quốc
VIII
Thơ
7
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen (1805-1875)
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn
8
Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê)
Xéc-van-tét
(1547-1616)
Tây Ban Nha
XVI-XVII
Tiểu thuyết
9
Chiếc lá cuối cùng (Trích)
O Hen-ri
(1862-1910)
Mĩ
XIX-XX
Truyện ngắn
10
Hai cây phong (Trích Người thầy đầu tiên)
Âi-ma-tốp (1928 )
Cư-gơ-rư-xtan(LX cũ)
XX
Tiểu thuyết
11
Đi bộ ngao du ( Trích Ê-min hay về giáo dục)
Ru-xô 
( 1712-1778)
Pháp
XVIII
Nghị luận
12
Ông Giuốc đanh mặc lễ phục
Mô-li-e 
( 1622-1673)
Pháp
1670
Hài kịch
13
Cố hương ( Tập Gào thét )
Lỗ Tấn
 ( 1881-1936)
Trung Quốc
1923
Truyện ngắn
14
Những đứa trẻ ( Trích Thời thơ ấu)
M.Go-rơ-ki
 ( 1868-1936)
Nga
1913-1914
Tiểu thuyết
15
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La-phong-ten
Hi-pô-lit-ten
 ( 1828-1893)
Pháp
1853
Nghị luận
16
Mây và sóng
R.Tago
(1861-1941)
Ấn Độ
1909
Thơ
17
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ( Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ.Đi-phô
(1660-1731)
Anh
1719
Tiểu thuyết
18
Bố của Xi-mông
Mô-pa-xăng
 ( 1850-1893)
Pháp
XIX
Truyện ngắn
19
Con chó Bấc ( Trích Tiếng gọi nơi hoang dã )
G.Lân-đơn
(1876-1916)
Mĩ
1903
Tiểu thuyết
*Hoạt động 2: GV cùng HS củng cố lại kiến thức cơ bản ở các điểm 4&5 Sgk tr 168.
*Hoạt động 3: GV hướng dẫn cho HS phát biểu tự do bài mà mình yêu thích nhất và nêu vắn tắt lí do .
*Hoạt động 4: GV tổng kết bài dạy ( dựa vào kết quả cần đat (SGK) và mục tiêu cần đạt (SGV)
IV-Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	-Học nội dung bài ôn tập;
	-Đọc soạn “ Bắc Sơn” 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9_tuan 32.doc