Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 7

A. MỤC TIÊU

 - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.

 - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh, khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuồn nhuyễn.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 - Những xúc cảm chân thành của nhà thơ và hình ảnh người bà hiàu tình thương và giàu đức hi sinh.

 - Việc sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

 2. Kĩ năng:

- Nhận dịên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

 

doc 36 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 Ngày 25-10-2011
 BẾP LỬA
 (Bằng Việt)
A. MỤC TIÊU
 - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
 - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh, khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuồn nhuyễn.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 - Những xúc cảm chân thành của nhà thơ và hình ảnh người bà hiàu tình thương và giàu đức hi sinh.
 - Việc sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận dịên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ..
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước..
 3. Thái độ: 
 - Giaó dục tình cảm gia đình thiêng liêng.
B.CHUẨN BỊ: GV-HS cùng soạn bài
 Chân dung nhà thơ.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:1P
 2. Kiểm tra bài cũ:5P
? Đọc thuộc lòng bài "Đoàn thuyền...". nêu ND chính của bài?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới:1P
 - Trong bài Tiếng Gà Trưa XQ nói về anh lính trẻ trên đương hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại nhớ tới bà mìn khum khum soi trứng và mắng yêu cháu nhìn gà đẻ mà mặt bị lang. Tình cảm bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác du học ở Liên Xô lai nhớ về bà mình, khi đang hàng ngày sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 :10P. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
? Giới thiệu những nét chính về tác giả? 
GV treo chân dung nhà thơ.
?Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV hướng dẫn HS đọc: chậm rãi,sâu lắng 
-GV đọc mẫu –HS đọc -nhận xét 
GV cho HS đọc chú thích ở SGK và giải thích một số từ.
?Hãy tìm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính từng phần?
+ Bố cục: 
- Khổ thơ 1: Hồi tưởng về bếp lửa ,về bà.
- 4 khổ tiếp :Kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà.
- Khổ 6: Suy nghẫm về bà.
- Khổ cuối: Cháu đó trưởng thành đi xa không nguôi nhớ về bà.
? Bài thơ là lời của nhân vật nào?nói về ai? Nói về điều gì?Mạch cảm xúc của bài thơ
Bài thơ nhắc lại kí ức một thời bé thơ của người cháu sống bên bà,trong sự chăm sóc và tình yêu thương của bà, từ kỉ niệm đó người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà, cuối cùng người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà=> Mạch cảm xúc đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
HOẠT ĐỘNG 2:25P
 HS: Đọc lại khổ thơ 1
? Trong hồi tưởng của người cháu hình ảnh gì được nhắc tới đầu tiên?
? Tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì?
Dùng diệp ngữ tạo một bếp lửa rất quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam.Dùng từ tượng hình “chờn vờn”=> ánh lửa gần gũi quen thuộc trong sương sớm. “Ấp iu”công việc nhóm bếp rất kiên nhẫn và khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
Hình ảnh người bà vất vả, tần tảo cứ sống dậy theo thời gian, thời điểm, trong những biến động chung của đất nước,kỉ niệm nào cũng gắn liền với bếp lửa,với bà.
? Từ hình ảnh bếp lửa ấy đã khơi nguồn tình cảm của cháu đối với bà như thế nào?
? Vì sao nhớ thương bà lại gợi lên từ hình ảnh bếp lửa?
Vì lo toan của người bà ở vùng quê nghèo gắn bó với bếp lửa
? Từ “nắng mưa” có ý nghĩa gì?
Thời gian kéo dài cùng với nỗi vất vả của bà=> nói lên nỗ lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn cháu.
? Em có cảm nhận gì tình cảm của cháu được bộc lộ ở 6 câu thơ đầu?
Như vậy hình ảnh bếp lửa đã đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà,và được nhớ lại theo trình tự thời gian.
? Vậy những kỷ niệm nào được gợi lại?
? Cảnh “ khói hun...cháu” “ bố đi đánh xe..gầy”gợi cho em suy nghĩ gì về cảnh sống lú đó?
Bóng đen của nạn đói năm 1945, có mối lo của giặc tàn phá xóm làng, có hình ảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Mẹ và cha đi công tác xa, cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan,phải quen mùi khói.
?Kỉ niệm nghèo đói được nhắc đến thời kì nào ?
? Ấn tượng sâu đậm nhất về bếp lửa và bà trong quãng thời gian này là gì?
? Tại sao tiếng tu hú lại ám ảnh trong tâm tư người cháu đến thế?
Tiếng chim quen thuộc những cánh đồng que mỗi độ hè về, tiếng chim như giục giã,như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.
?Âm thanh của tu hú gợi tình cảm gì trong nhà thơ?
? Người bà đã hiện lên trong kí ức của người cháu như thế nào?
Cha mẹ đi công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà,bếp lửa như tình bà cháu ấm áp, chỗ dựa tinh thần nhờ sự cưu mang dduumf bọc đầy chi chút của bà.Bà đã nuôi nấng dạy bảo,chăm sóc cháu với tất cả tingf yêu thương trìu mến,bao nhiêu vất varlo toan bà chịu đựng hết
? Kỉ niệm nào được người cháu nhắc đến trong thời gian này?
Bà khong muốn cho những đứ con xa biết những khó khăn, thiếu thốn của bà cháu ở nhà mà ảnh hưởng đến công tác kháng chiến.Ngọn lửa ấy được thắp bằng tình yêu thương cháu con,bằng niềm tin vào kháng chiến thắng lợi,con cháu sẽ trở về quyay quần bên bếp lửa=> Những kí ức của thuở nhỏ không chỉ còn là riêng của nhà thơ mà nó còn là kỉ niệm là cảm xúc của bao người khi nhớ lại hai thời điểm lịch sử trước và sau cách mạng.
? Theo em người cháu nghĩ gì về người bà “ Rồi sớm rồi chiều...dẳng”
? Vì sao tác giả không dùng bếp lửa mà dùng từ ngọn lửa.
Bếp lửa bà nhen không chỉ bằng nguyên liệu mà được nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà.
? Sự tần tảo,đức hi sinh của bà trong hiện tại được tác giả miêu tả như thế nòa?
Ngọn lửa đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu.Người cháu yêu bà,hiểu bà hiểu thêm dân tộc mình,nhân dân mình.Bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm,bà mở rộng tấm lòng đoàn kết gắn bó với xóm làng quê hương=> Cuối cùng thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân để cháu khôn lớn.
? Từ hình ảnh bếp lửa nhà thơ thốt lên điều gì
? Em hiểu như thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng ấy
Kì lạ là không có gì dập tắt được nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ
Thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm của bà cháu trong cuộc đời của mỗi con người yêu gia đình yêu quê hương.
HS đọc đoạn 3.
Đay là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành
? Người cháu tự thấy mình đã có những may mắn gì trong cuộc sống?
Đứa cháu năm xưa giờ đã khôn lớn,đã được chắp cánh bay xa,được làm quen với khung cảnh rộng lớn,những niềm vui rộng mở ở chân trời xa.
? Mặc dù cuộc sống đầy đủ nhưng người cháu luôn nhắc nhở mình như thế nào
Ngọn lửa đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng,kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài
? Qua đó tình cảm của người cháu đối với bà như thế nào
Tình yêu thương,lòng biết ơn bà là biểu hiện của tình yêu thương gắn bó với gia đình
? Bài thơ chứa đựng một điều triết lí thầm kín em háy chỉ ra?
Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng,nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Nêu nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ
HOẠT ĐỘNG 3 :LUYỆN TẬP
Vì sao hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà.
Em có cảm nghĩ gì về nhân đề của bài thơ
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Bằng Việt - Nguyễn Việt Bằng sinh 1941
- Quê: Thạch Thất - Hà Tây
- Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chỗng Mĩ.
Thơ ông trong trẻo,mượt mà khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ
2. Tác phẩm:
Sáng tác năm 1963 – tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô
3. Đọc – tìm hiểu từ khó:
4. Bố cục: 
- Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy 
ngẫm
- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà
II. Tìm hiểu văn bản
1: Hồi tưởng về bếp lửa về bà 
 Một bếp lửa chờn vờn.. 
 Một bếp lửa ấp iu.. 
=>Hình ảnh bếp lửa thân thuộc
 “Cháu thương bà..sương”
-Hình ảnh bếp lửa đã khơi gợi mọ kỉ niệm, mọi cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu
=> Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ và sâu nặng.
2. Kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà
- Kỷ niệm:
" Lên bốn tuổi..
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy"
"...Năm ấy giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"
=> Nghệ thuật:Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm.
=>Gợi cuộc sống nghèo đói
+Kỉ niệm trong thời kì kháng chiến chống pháp
“Tu hú kêu..xa”
=>Gợi cảnh sống đơn côi của hai bà cháu giữa đói nghèo và chiến tranh
=> Nhớ bà,nhớ que,muốn gửi lời nhớ thương để an ủi bà.
“ Cháu ở cùng ..nhọc”
“ giặc đốt làng...bình yên”
=>Đây chính là hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng: giàu tình thương và đức hi sinh
“ Rồi sớm rồi chiều..dai dẳng”
=> Ngọn lơar sức sống.lòng yêu thương và niềm tin cho thế hệ tiếp nối
+Hiện tại
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm ....tuổi nhỏ”
=> Điệp từ=> bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung
“ Ôi kì lạ...bếp lửa”
=> Cảm nhận được hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc, sự kì diệu và thiêng liêng
3. Suy ngẫm của người cháu.
“ Giờ cháu ...ngả”
=> Được du học ở nước ngoài, được tiếp xúc bao hiện đại,tràn đầy niềm vui
“ ..quên nhắc nhở
Sớm mai..chưa”
=>Kính yêu trân trọng và biết ơn bà=> gắn bó với gia đình,quê hương và yêu đất nước.
Nghệ thuật:
Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng: kết hợp miêu tả,tự sự, biểu cảm để diễn tả cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
- Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
b. Nội dung: 
- Từ những kĩ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu , nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
Củng cố- dặn dò: 5p
Hệ thống bài
- Hướng dẫn HS làm bài tập- Học thuộc lòng bài thơ + Phân tích bài thơ
- Ôn lại các biện pháp tu từ còn lại:
- Xem tìm hiểu bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 *******************************
Tiết 57 Ngày 29-10-2011
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A.MỤC TIÊU
 - Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do.
 - Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ : Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 - Tình cảm của người mẹ Tà – ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu  ... ích- xã Trung Sơn- huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An( Cùng quê với Vương Trọng) Ông công tác tại hội văn nghệ Nghệ an,là hội viên hội nhà văn Việt Nam 
Ông là người không chỉ làm thơ mà còn đi sâu khám phá phát hiện 
 những vấn đề về bản chất văn hóa của con người vùng đất Nghệ
 b. Tác phẩm:
 Bài thơ "Cỏ dại "được rút trong tập thơ "Con chim tà vặt"xuất bản năm 1978
II. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản:
 1. Hình tượng "cỏ dại''
? Hình tượng cỏ dại được miêu tả qua những chi tiết nào?
 Học sinh tìm chi tiết
 Cỏ dại ngày thơ bé
 Li ti hoa tím màu
 ....
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi viết về "cỏ dại"
 + Nghệ thuật: Nhân hóa 
 + thể thơ 5 chữ quen thuộc , được chia thành nhiều khổ thơ 
 + Chọn hình tượng thơ rất gần gũi và dễ hiểu, quen thuộc với mọi người
 2. Cảm nghĩ của tác giả về "Cỏ dại "
 Đó là cây cỏ ngây thơ hồn nhiên, vô tư trong sáng như trẻ thơ rất đáng yêu
 ? tại sao tác giả lại đặt tên bài thơ là "Cỏ dại"
 Vì cỏ dại là hình ảnh quen thuộc với tất cả mọi người 
 Cỏ dại cũng là hình ảnh bình dị gần gũi giàu tính biểu tượng 
 ? Qua bài thơ cỏ dại, tác giả đã bộc lộ tâm trạng gì ?
 - Bộc lộ tình yêu quê hương và những gì bình dị gần gũi nhất của quê hương
? ý nghĩa giáo dục từ bài thơ là gì?
 Giáo dục chúng ta luôn biêt trân trọng quý mến, nâng niu những gì bình dị, gần gũi
* Liên hệ đến văn bản "Bến quê" của nhà văn Nguyễn Minh Châu"
III. Tổng kết:
 ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuât của văn bản?
 ? Khái quát về nội dung của văn bản
IV. Luyện tập:
 Đọc diễn cảm bài thơ
 Chọn đọc một đoạn mà em thích ? Nói rõ vì sao?
V. Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại những bài thơ em nhớ" khi viết ề quê hương với những gì bình dị, thân quen
 - Học sinh đọc ghi nhớ SGK
 Chuẩn bị cho tiết sau: Nghị luận về một vấn đề bức xúc ở địa phương 
 *********************************
Tiết 64 Ngày 5-11-2011 
 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
A.MỤC TIÊU
 - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Biết viết văn bản tự sự có đối thoại, độc thoại nội tâm.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm
 2. Kĩ năng: 
 - Phân biết đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm
 - Phân tích được vai trò đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm trong văn bản tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Sử dụng phù hợp nâng cao hiệu quả viết văn.
B. CHUẨN BỊ:-GV/HS cùng soạn bài
	Bảng phụ, bảng nhóm
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/S
 2. Bài mới: Giới thiệu bài: - Trong văn bản tự sự ta thường gặp người đối thoại có khi là độc thoại hay độc thoại nội tâm. Vậy yếu tố này có vai trò gì và khi sử dụng cần lưu ý những điểm nào? Giờ học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được những vấn đề trên
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:25P
- 1HS đọc.
? Trong 3 câu đầu đoạn trích , ai nói với ai. Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người
 - HS: Hai người tản cư đang nói chuyện với nhau.( Ít nhất là hai người)
? Dấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi.
- HS: Thảo luận trình bày
 - HS: Dấu hiệu: + Có 2 lượt người qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện (về mặt nội dung).
 + Về mặt hình thức: 2 gạch đầu dòng (2 lượt lời).
? Em hãy chỉ ra hai lượt lời đó?
HS dựa vào SGK trả lời
? Vậy đối thoại là gì? Dấu hiệu nhận biết?
HS trả lời rút ra ghi nhớ
? Em hãy tìm lời đối thoại trong một bài văn mà em dã được học ?
- HS làm vào bảng nhóm- nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá, củng cố lại kiến thức đối thoại là gì. 
? Câu “Nắng gớm, về nào .” Là lời của ai nói với ai, đây có phải là 1 câu đối thoại không? Vì sao?
 - GV: Không. Vì ông hai không hướng tới 1 người nào cả, cũng không liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang trao đổi. Sau câu nói của ông lão chẳng có ai đáp lại.
? Em hãy tìm trong đoạn trích còn có những câu kiểu này nữa không? 
? Cách diễn đạt như trên có tác dụng gì.
 - GV: Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt , đau đớn xấu hổ , nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, câu chuyện sinh động hơn .? Hai câu trên có điểm gì giống nhau về dấu hiệu ?
? Vậy em hiểu độc thoại là gì?
? Những câu “Chúng nó Việt gian đấy ư?” là những câu hỏi ai ?Tại sao câu này không gạch đầu dòng như hai câu trên?
 - GV: Ông Hai hỏi chính mình , diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt , đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc. 
- Hình thức : Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời => độc thoại nội tâm.
? Em hãy tìm những lời độc thoại nội tâm trong các văn bản em đã học?
- HS thảo luận vào bảng phụ- trình bày -nhận xét
? Các hình thức đối thoại -độc thoại- độc thoại nội tâm có tác dụng gì cho câu chuyện?
? Qua việc phân tích các ngữ liệu trên đây, cho biết để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự ta có những hình thức nào.
? Thế nào là đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Cho hs đọc yêu cầu của bài tập 1
- Hs: Thảo luận nhóm các ý sau:
? Đoạn văn có mấy lời chào, mấy lời đáp?
? Nhận xét gì về lời đáp của ông Hai?
? Tác dụng của hình thức đối thoại?
- HS: Trình bày ,GV chốt sửa
 HD HS làm bài tập 2
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm
1. Đối thoại
a. Xét đoạn trích (SGK 167).
 - Ba câu văn đầu: Có ít nhất hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.(ít nhất là hai người)
- Dấu hiệu: Có 2 lượt lời người qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện => có dấu gạch đầu dòng đầu lời trao và đầu lời đáp.
=> Hình thức đối thoại ( Trò chuyện giữa hai người với nhau)
+ GHI NHỚ: SGK
2. Độc thoại
. Câu văn: Nắng gớm, về nào .”
- ông hai đang nói với chính mình 1 câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui . => Đó là một lời độc thoại .
+ Những câu : Chúng bay ăn miếng .....nhục nhã thế này.=> nói với người làng chợ dầu trong tưởng tượng
+ Giống nhau: phía trước câu nói có gạch đầu dòng
=> Độc thoại là nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, trước lời nói có gạch đầu dòng 
3. Độc thoại nội tâm
-“ Chúng nó ...... ấy tuổi đầu”
=> Ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.=> Tâm trạng dằn vặt , đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc. 
- Hình thức: Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời.=> Độc thoại nội tâm.
Tác dụng: - Tạo không khí câu chuyện như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của người tản cư đối với dân làng chợ dâu. Toạ tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật => Các hình thức đó giúp nhà văn khắc sâu được tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc 
 GHI NHỚ: SGK
II. BÀI TẬP:
1. Bài tập 1 SGK 178
- Đọc bài tập 1: có mấy lượt lời trao (bà Hai) và mấy lượt lời đáp?
+ Lượt lời traocủa bà hai
Này thầy nó ạ.
Thầy nó ngủ rồi à
Tôi thấy người ta đồn
+ Lượt lời đáp của ông hai:
-Gì?
-Biết rồi
=> Tâm trang chán chường, buồn bã, đau đớn, thất vọng khi nghe tin làng chợ dâu theo giặc 
Bài 2: HS viết trình bày - nhận xét -bổ sung 
Củng cố-Dặn dò:5p
Học bài :
-phân biệt được đối thoại -độc thoại- và độc thoại nội tâm
- chuẩn bị bài mới
 **********************************
Tiết 65 Ngày 4-11-2011
 LUYỆN NÓI:TỰ SỰ KẾT HỢP 
 VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM 
A. MỤC TIÊU :
Hiểu được vai trò của tự sự nghị luậnvà miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
 - Biết kết hợp tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện..
 - Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
 - Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện : 
3. Thái độ:
- Nói mạch lac,tự nhiên, rõ ràng,lưu loát
- Mạnh dạn tự tin , bình tĩnh.
B.CHUẨN BỊ:-GV/HS cùng soạn bài
	-Bảng phụ,bảng nhóm 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/S
 2. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Khả năng nói trước tập thể , trước đám đông, không phải ai cũng có được. Vì vậy luyện nói là một trong những kỹ năng được môn Ngữ văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước . Gìơ học này với những kiến thức đã chuẩn bị theo hướng dẫn, các em sẽ thể hiện khả năng nói của mình trước tập thể lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: 10P
- GV: Gọi hs lên đọc lại yêu cầu của đề bài
- HS: Đọc đề các bài tập (2 bài tập SGK 179)
? Xác định yêu cầu của các bài tập trên.
HOẠT ĐỘNG 2: 25P
Thảo luận nhóm:
 Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện trình bày dàn ý của 1 bài tập.
 - HS: Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 - HS: Khác nghe, nhận xét, bổ sung ( nếu có)
 - GV: Nhận xét ưu, nhược điểm của HS trong giờ học.
 GV đánh gía, ghi điểm cho những HS đã trình bày trươc lớp.
- GV: Nhắc qua nội dung đề 3
Học sinh trình bày.
- Bài tập 1: Nhóm 1,2
- Bài tập 2: Nhóm 3,4
 Nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá, ghi điểm.
Bài tập 3:
- GV: Gợi ý: - Xác định ngôi kể 
 - HS: Xác định cách kể
+ Hoá thân vào nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện.
+ Làm nổi bật sự dằn vặt, đau khổ ở Trương Sinh.
I. ĐỀ BÀI:
a. Bài tập 1:
- Tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn.
b. Bài tập 2: 
- Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một bạn rất tốt.
2. Phân tích đề: 
a. Dàn ý :
*Yêu cầu: Cả 2 đề đều là kể chuyện song phải biết kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đôí thoại , độc thoại.
* Lập dàn ý:
- Bài tập 1:
Gợi ý: - Diễn biến của sự việc:
 + Nguyên nhân nào dẫn tới lỗi của em với bạn.
 + Sự việc gì ? Có lỗi với bạn ở mức độ nào.
 + Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết.
 - Tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
+ Em có suy nghĩ gì?
- Bài tập 2: 
Gợi ý :- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào(thời gian? địa điểm? người điều khiển? không khí của buổi sinh hoạt?)
- Nội dung của buổi sinh hoạt lớp (sinh hoạt lớp với nội dung gì? em dã phát biểu để chứng minh Nam là người bạn rất tốt như thế nào: Lý do, dẫn chứng)
Củng cố-Dặn dò:5p
GV nhấn mạnh vai trò của giờ luyện nói.
 + Hoàn thành bài tập ở phần luyện tập.
 + Soạn văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 7.doc