Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 2

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 2

BÀI 2 - Tiết 5-6

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp hs :

Thấy được những tỉnh cảm chân thành sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện.

Cảm nhận được nỗi đau đớn , xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hòan cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia xẻ với những người bạn ấy.

Thấy được cái hay của truyện chính là cách kể rất chân thật và cảm động

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 - Tiết 5-6 
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp hs :
Thấy được những tỉnh cảm chân thành sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện.
Cảm nhận được nỗi đau đớn , xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hòan cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia xẻ với những người bạn ấy.
Thấy được cái hay của truyện chính là cách kể rất chân thật và cảm động 
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Em tìm hiểu như thế nào là liên kết trong văn bản
Muốn làm cho văn bản có tính liên kết thì chúng ta phải sử dụng những phương tiện liên kết nào ? Cho ví dụ để minh họa
3/ Bài mới: (Hoạt động dạy và học)
A – Giới thiệu bài
Trong cuộc sống , ngòai việc cho trẻ được sống đầy đủ về vật chất thì cha mẹ còn làm cho con trẻ đầy đủ , hòan thiện hơn về đời sống tinh thần. Trẻ có thể sống thiếu thốn vật chất nhưng tinh thần thì phải đầy đủ. Đời sống tinh thần đem lại cho trẻ sức mạnh để vượt qua vô vàn khó khăn khổ não ở đời. Cho dầu rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận, vẫn hiểu biết một cách đầy đủ về cuộc sống gia đình mình. Nếu chẳng may rơi vào hòan cảnh gia đình bất hạnh, các em cũng biết đau đớn , xót xa, nhất là khi chia tay với những người thân yêu để bước qua một cuộc sống khác.
Để hiểu rõ những hòan cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời đã tác động tuổi thơ của các em như thế nào , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
(Giáo viên ghi tựa đề lên bảng )
B – Tiến trình hoạt động
PHƯƠNG PHÁP 
NỘI DUNG 
Họat động 1 :
Gv hướng dẫn hs đọc, tóm tắt văn bản và tìm hiểu chú thích
- Hs đọc chú thích số 1 
Cho hs tóm tắt truyện 
Cho hs tìm bố cục
Em hiểu gì về xuất xứ truyện ngắn này
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu văn bản
1/ Cuộc chia tay giữa Thủy với anh trai :
- Truyện viết về ai ? Về việc gì? 
- Viết về những em bé không may, đứng trước sự đổ vỡ của
gia đình, đó là 2 anh em Thành và Thủy 
- Tại sao tên truyện lại là “cuộc chia tay của những con búp bê”. Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện?
- Những con búp bê gợi cho em những suy nghĩ gì
- Sự ngộ nghĩnh trong sáng ngây thơ vô tội cũng như 2 anh 
em Thành và Thủy
- Vì sao chúng lại phải chia tay?
- Vì cha mẹ ly hôn
- Như vậy tên truyện có liên quan gì đến nội dung chủ đề ?
- Gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi : phê 
phán cha mẹ thiếu trách nhiệm, ca ngợi tình cảm nhân hậu
trong sáng của 2 em bé
- Hãy tìm các chi tiết để thấy 2 anh em rất mực gần gũi yêu thống nhau ?
- Thủy vá áo cho anh, Thành đón em đi học về, hai anh em 
nhường đồ chơi cho nhau
- Em nhận xét gì về tình cảm của 2 anh em ?
- Chân thành, sâu nặng
- Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia 2 con búp bê có mâu thuẩn gì không ?
- Học sinh thảo luận
- Kết thúc truyện, Thủy đã chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lean cho em suy nghĩ gì ?
- Học sinh thảo luận
2/Cuộc chia tay giữa Thủy với lớp học :
- Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hòang?
- Thủy không được đi học do nhà ngọai xa trường nên mẹ 
Bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để đem ra chợ bán
- Vì sao cô giáo bàng hòang?
- Vì không chỉ bất ngờ vì học trò mình bất hạnh do gia đình
Mà còn bất hạnh vì không được đến trường
- Theo em tác phẩm muốn đề cập đến quyền lợi gì của trẻ em
- Phải được nuôi dạy, chăm sóc yêu thương và được đến 
trường
- Trong đọan này chi tiết nào làm em xúc động ?
- Học sinh thảo luận
- Hãy giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi trường , Thành lại có tâm trạng buồn bã ?
- Học sinh thảo luận
Họat động 3 :
- Hãy nhận xét về cách kể chuyện của tác giả, cách kể này có tác dụng gì?
- Kể theo ngôi thứ nhất , giúp tác giả thể hiện một cách sâu 
sắc suy nghĩ tâm trạng nhân vật
- Qua câu chuyện này, tác giả muốn gởi đến người đọc điều gì ?
- Học sinh thảo luận
4 - Củng cố: 
Cho học sinh đọc thêm bài “ Trách nhiệm của bố mẹ”
5 - Dặn dò:
Học thuộc lòng phần ghi nhớ, tóm tắt. Xem trước bài “Bố cục trong văn bản”.
PHẦN GHI BẢNG
BÀI 2- Tiết 5 -6
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
 Khánh Hòai
I/ Tác giả – tác phẩm (SGK/tr 27)
II/ Tìm hiểu văn bản:
Cuộc chia tay của Thủy với anh trai ;
Đem kim chỉ ra tận sân vậnđộng vá áo cho anh .
“ Chiều nào tôi cũng đi đón em”
“ Không phải chia nửa. Anh cho em tất”
“ Không .Em để heat lại cho anh”
 .. “ lấy ai gác đêm cho anh”
“ Đặt con Em Nhỏ vào tay con Vệ sĩ”
Tình cảm trong sáng cao đẹp, tấm lòng nhân hậu , vị tha .
Cuộc chia tay với lớp học :
- Cô giáo mở cặp lấy một quyển so cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi.
- Em tôi  núc nở .
® Cần yêu thương và quan tâm đến quyền lợi của trẻ em, đừng làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiện, trong sáng.
4. Củng cố:
Cho học sinh học thêm “Trách nhiệm của bố mẹ” SGK/TR 28
5. Dặn dò:
Tập tóm tắt truyện.
Học thuộc phần ghi nhớ SGK/tr 28
Xem trước bài “ bố cục và mạch lạc trong văn bản”.
Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Làm cho hs :
Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó góp phần đấu tranh với tình trạng không quan tâm đến bố cục, ngại xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản – một trạng thái đang tồn tại khá phổ biến trong một bộ phận không nhỏ học sinh.
II/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt nội dung câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” một cách ngắn gọn.
Em cảm nhận được điều gì qua câu chuyện.
3/ Bài mới: (Hoạt động dạy và học)
A – Giới thiệu bài
Trong những năm học trước, các em đã sớm được làm quen với công việc xây dựng dàn bài. Mà dàn bài lại chính là kết quả, là hình thức thể hiện của bố cục. Vì thế, bố cục trong văn bản không phải là một vấn đề hòan tòan mới mẻ đối với chúng ta. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn có rất nhiều hs không quan tâm đến bố cục và rất ngại phải xây dựng bố cục trong lúc làm bài. Vì thế bài học hôm nay sẽ cho ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, bước đầu giúp ta xây dựng được những bố cục rành mạch hợp lý cho các bài làm.
B – Tiến trình hoạt động
PHƯƠNG PHÁP 
NỘI DUNG 
Em phải làm một lá đơn để xin gia nhập đội, hãy cho biết trong lá đơn ấy, em phải ghi những nội dung gì?
- Tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người viết đơn
- Nêu yêu cầu nguyện vọng , lời hứa của người viết đơn
- Những nội dung trên được sắp xếp theo trật tự như thế nào?
- Em có thể tùy thích ghi nội dung nào trước cũng được không? Từ đó, em thấy bố cục của một văn bản cần đạt được yêu cầu gì để người đọc có thể hiểu được văn bản?
- Rành mạch có phải là yêu cầu duy nhất đối với một bố cục không
- Văn bản được nêu trong ví dụ gồm mấy đọan văn?
- Nội dung của mỗi đọan văn ấy có tương đối thống nhất không?
- Vậy kể theo cách này có quá thiếu rành mạch hay không ?
- Cách kể ấy có nêu bật đượcý nghĩa phê phán và làm cho ta buồn cười như bản kể ở sách ngữ văn 6 hay không ?
- Sự thay đổi đó dẫn đến kết quả như thế nào ?
Từù đây em rút ra được bài học gì về bố cục trong văn bản
- Trước sau một cách hợp lý, chặt chẽ, rõ ràng
- Trong văn bản bố cục cần phải rành mạch (rõ ràng từng
phần, từng khỏan)
- Gv mời một hs đọc văn bản 2b – trang 22
- Hai đọan
- Tương đối thống nhất như bản kể trong sách ngữ văn 6
- Không đến nỗi quá lộn xộn, quá thiếu rành mạch
- Làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ, khiến cho tiếng
cười không bật mạnh ra được và câu chuyện không thể tập 
trung vào việc phê phán nhân vật chính được nữa
- Gv cho hs đọc đọan mới về bố cục hợp lý trong phần ghi nhớ
( gạch ngang đầu dòng thứ 2 của điểm 2 trang 30)
4/ Củng cố :
Gv cho hs đọc tòan bộ phần ghi nhớ trang 30
5/ Dặn dò :
- Đọc phần đọc thêm trang 31
- Học ghi nhớ
- Xem và chuẩn bị cho tiết 2 bài “Mạch lạc trong văn bản” ( tt )
Phần ghi bảng
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I/ Tìm hiểu bài :
 1/ Bố cục :
Đơn xin gia nhập đội
- Tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ
- Nguyện vọng gia nhập đội
- Lời hứa
® Bố cục sắp xếp các thứ tự thành một trình tự rành mạch, hợp lý
 2/Yêu cầu đối vối bố cục trong văn bản:
- Rành mạch
- Hợp lý
® Điều kiện để một bố cục được coi là rành mạch hợp lý
- Ghi nhớ trang 30
II/ Luyện tập:
III/ Củng cố :
IV/ Dặn dò :
- Học thuộc phần ghi nhớ trang 30
- Xem bài “Mạch lạc trong văn bản”
 Rút kinh nghiệm :
Tiết 8
 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN (tt)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Làm cho hs :
- Thấy được tính phổ biến và sự hợp lý của dạng bố cục ba phần : hiểu được rõ hơn nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục ba phần ấy, để từ đó có thể làm mở bài, thân bài và kết bài đúng hướng, đạt kết quả tốt hơn.
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản giữ được mạch lạc, không đứt đọan hoặc quẩn quanh, qua đó góp phần cho bài làm của các em trở nên mạch lạc hơn. 
II/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Qua tiết học trước, em rút ra được bài học gì về bố cục trong văn bản?
Một bố cục như thế nào được coi là rành mạch và hợp lý? Cho ví dụ minh họa
3/ Bài mới: (Hoạt động dạy và học)
A – Giới thiệu bài
Ở lớp 6 các em đã được giới thiệu về 6 kiểu văn bản với những phương thức biểu đạt tương ứng (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ). Ta thấy dù là kiểu văn bản nào nó cũng đòi hỏi phải có một bố cục chặt chẽ, rành mạch và hợp lý. Ngòai bố cục ra, văn bản cũng cần phải mạch lạc để người đọc, người nghe thấy dễ hiểu và hứng thú. Tiết học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu mạch lạc trong văn bản.
B – Tiến trình hoạt động
PHƯƠNG PHÁP 
NỘI DUNG 
Hãy nhớ lại những kiến thức mà em đã học về văn bản tự sự và miêu tả ở năm học trước, các em hãy tự điền những nội dung thích hợp vào trong những phần dưới đây:
Nhiệm vụ của mở bài
 Nhiệm vụ của thân bài
 Nhiệm vụ của kết bài
- Như vậy em thấy : một văn bản thường gồm mấy phần ?
- Nhiệm vụ của từng phần có rõ ràng không?
- Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại của phần mở bài. Nói thế đúng hay không đúng ?
- Một bạn khác lại cho rằng nội dung chính của việc tự sự, việc miêu tả ( của cả đơn từ nữa) đã được dồn cả vào phần thân bài, vậy mở bài và kết bài là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến trên không ?
- Theo em phần mở bài chuẩn bị gì cho thân bài, và vì sao khi trình bày xong phần thân bài vẫn cần phải có kết bài ?
Như thế có thể nói bố cục ba phần có khả năng giúp cho văn bản trở nên rành mạch và hợp lý được không ? Vì sao ?
Vậy mạch lạc trong văn bản là gì ?
Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đã xoay quanh những sự việc chính nào : “sự chia tay”, “những con búp bê’, “2 anhem Thành Thủy” 
Văn bản tự sự Văn bản miêu tả
 Giới thiệu truyện kể, Giới thiệu đối tượng được 
nhân vật miêu tả
 Kể chuyện Miêu tả chi tiết đối tượng 
 theo thứ tự nhất định
 Cảm nghĩ về truyện Phát biểu cảm tường về đối
 tượng miêu tả
- Ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
Các em cũng không nên hiểu lầm rằng bố cục ba phần là 
dạng bố cục duy nhất
- Một bố cục rành mạch đòi hỏi phải chú ý hơn đến sự phân 
biệt giữa các đọan, các phần
Ví dụ : Mở bài : không chỉ đơn thuần là sự thông báo đề tài
của văn bản mà còn làm cho người đọc (người nghe) có thể đi 
vào đề tài một cách dễ dàng, tự nhiên và hứng thú.
 Kết bài : Không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài hay 
đưa ra những lời hứa hẹn mà cần phải tạo một kết bài sao 
cho văn bản để lại được ấn tượng tốt đẹp cho người nghe
- Nói thế không đúng vì qua phần điền vào nhiệm vụ từng 
phần của văn bản ta đã thấy rõ sự phân biệt giữa các đọan, 
các phần 
Học sinh thảo luận
- Mở bài : giới thiệu đối tượng được nói đến
 Kết bài : thường là đề cập đến cảm tưởng, cảm nghĩ về đối 
tượng. Có thể nói kết bài là phần kết thúc vấn đề đã được đề
 cập với những ấn tượng tốt đẹp lưu lại trong lòng mỗi người
- HS thảo luận
(Yêu cầu về một bố cục rành mạch đòi hỏi phải chú ý hơn
đến sự phân biệt giữa các đọan các phần, còn yêu cầu về 
mạch lạc lại đòi hỏi phải quan tâm hơn đến sự tiếp nối, liên
quan giữa các phần, đọan đó). 
- SGK trang 31
- Xoay quanh một chủ đề chung, liên kết các sự việc lại thành 
một thể thống nhất ® đó là tính mạch lạc trong văn bản
4/ Củng cố :
5/ Dặn dò :
Phần ghi bảng
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I/ Tìm hiểu bài :
 1/ Bố cục :
Văn bản tự sự
Văn bản miêu tả
Nhiệm vụ của mở bài
Giới thiệu truyện kể, nhân vật
Giới thiệu đối tượng được miêu tả
Nhiệm vụ của thân bài
Kể chuyện
Miêu tả chi tiết theo đối tượng nhất định
Nhiệm vụ của kết bài
Cảm nghĩ về truyện
Phát biểu cảm tưởng về đối tượng miêu tả
Văn bản có bố cục ba phần : mở bài, thân bài. kết bài ® phân cắt rành mạch
 2/ Mạch lạc :
- Văn bản cần phải mạch lạc
- Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản :
 · Các phần, các đọan, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
 · Các phần, các đọan, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc ( người nghe ).
II/ Luyện tập : Gv hướng dẫn hs làm BT trong SGK
III/ Củng cố :
IV/ Dặn dò : - Học phần ghi nhớ
 - Xem ca dao dân ca “Những câu hát về tình cảm gia đình”. 
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc