TUẦN 21:
Tiết 81,82:
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
---TẠ DUY ANH---
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nắm được nội dung và ý nghĩa truyện : Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
- HS nắm được nghệ thuật kể truyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
_ Hãy cho biết yêu cầu khi làm một bài văn miêu tả.
TUẦN 21: Tiết 81,82: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI ---TẠ DUY ANH--- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: HS nắm được nội dung và ý nghĩa truyện : Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác. HS nắm được nghệ thuật kể truyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: _ Hãy cho biết yêu cầu khi làm một bài văn miêu tả. Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG GV mời HS đọc phần (*) chú thích SGK trang 33, giải nghĩa từ khó. GV nêu tình huống có vấn đề cho HS trao đổi, thảo luận. [?] Theo em, nhân vật chính trong truyện sẽ là ai? Vì sao? [?] Truyện được kể theo lời và ý nghĩ của nhân vật nào? Việc lựa chọn cách kể có tác dụng gì? [?] Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng người anh qua các thời điểm sau: Từ đầu cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ? Khi tài năng hội họa ở cô em gái được phát hiện? [?] Theo em, tại sao khi tài năng người em gái được phát hiện, người anh lại có tâm trạng “không thân” với em gái như trước? ( HS thảo luận) Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ [?] Em nghĩ như thế nào về tiếng thở dài của người anh? Khi đứng trước bức tranh đoạt giải của em gái? Hãy giải thích, nhận xét về tâm trạng của người anh trong đoạn này? (GV có thể cho HS đọc lại đoạn: “Trong gian phòng... lòng nhân hậu của em con đấy.”). [?] Những bức tranh ấy có tác dụng gì đối với người anh? [?] Từ lời kể của nhân vật người anh, người em gái đã hiện ra trước mắt chúng ta là một cô bé như thế nào? (HS thảo luận). [?] Hãy đưa các chi tiết chứng minh cho điều em vừa nói? [?] Trong những phong cách tốt đẹp của người em gái, em thích nhất điểm nào? Vì sao? [?] Đặt trong mối tương quan với nhân vật người anh, nhân vật cô em gái có vai trò như thế nào? ( Cô em gái như một tấm gương để người anh soi vào, từ đó tự nhận thức đúng về mình). [?] Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả? (nhân vật tự kể à bài học giáo dục tư tưởng mang tính trung thực, có tính thuyết phục hơn). [?] Từ truyện ngắn này, em có suy nghĩ gì và rút ra được bài học như thế nào về thái độ và cách cư xử? ( Khuyến khích HS tự nêu những suy nghĩ của mình). Gợi ý : Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng đố kị và mặc cảm tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp người khác vượt lên sự đố kị ấy. GV mời HS đọc phần ghi nhớ trang 35. I/ TÌM HIỂU VĂN BẢN : _ Giới thiệu tác giả - tác phẩm( Học SGK trang 33 ). _ Tóm tắt văn bản. _ Chia đoạn. II/ PHÂN TÍCH: Người anh: a/ Khi em gái tự chế màu vẽ Bắt gặp... bí mật theo dõi. à tò mò, hiếu kì. b/ Khi tài năng em gái được phát hiện: Cảm thấy mình bất tài... à chỉ muốn gục xuống khóc à .. chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. ... xem trộm những bức tranh... lén lút thở dài. à Mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. c/ Khi xem tranh: Giật sững người ... à ngỡ ngàng à hãnh diện à xấu hổ à nhìn như thôi miên... à Ngạc nhiên, sung sướng, nhận ra được hạn chế của bản thân. Người em gái: Hồn nhiên Tài năng Độ lượng Nhân hậu. III/ TỔNG KẾT: _ Học ghi nhớ SGK trang 35. Luyện tập: Đọc thêm SGK trang 35. HS kể tóm tắt truyện bằng lời kể của mình. Dặn dò: Học bài. Soạn bài:Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. TUẦN 21 Tiết 83,84 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH, NHẬN XÉT TRONG MIÊU TẢ MỤCTIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể ( thực chất là rèn luyện kĩ năng nói ). Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: _ Em có suy nghĩ gì về nhân vật người anh trong bài “ Bức tranh của em gái tôi”. Qua câu chuyện em học tập được bài học gì trong cuộc sống. Luyện nói: Yêu cầu: Đại diện HS từng tổ lên nói theo sự phân công, sắp xếp, chuẩn bị trước. Các nhóm sẽ bổ sung, hoặc thảo luận về đề tài bạn vừa lên nói. GV tổng kết, nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí sau: Trình bày đúng theo nội dung mà bài tập yêu cầu. Nói rõ ràng à lưu loát à mạch lạc à tự nhiên. Bài tập 1 trang 35: Miêu tả lại hình ảnh nhân vật Kiều Phương theo tưởng tượng của mình. Nhận xét về nhân vật người anh. GỢI Ý : a/_ Kiều Phương là một hình ảnh đẹp. _ Vẻ đẹp của tài năng, của một tâm hồn trong sáng, tấm lòng vị tha nhân hậu. b/ Nhận xét về người anh. _ Phê phán là chính. _ Nhưng cũng phải thấy người anh có phẩm chất tốt đẹp : Biết hối hận và nhận ra sự cao thượng của em gái mình. Bài tập 2 trang 36: Kể về người anh (chị; em) mình. Ngoại hình? Lời nói? à Nhận xét? Hành động? Bài tập 3 trang 36: Miêu tả một đêm trăng nơi em ở. + LƯU Ý: Chỉ nói về các nhận xét của HS về đêm trăng hoặc những hình ảnh mà HS sẽ so sánh, tưởng tượng để làm nổi bật vẻ đẹp của đêm trăng. Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian ngắm trăng Thân bài: Miêu tả đêm trăng. Bầu trời đêm? Vầng trăng? Cây cối? Nhà cửa? Đường làng? (Ngõ phố?) Trình tự miêu tả: khi trời vừa tối à khi trời tối hẳn à trong đêm à đi về khuya. 4/ Củng cố : Nhận xét về việc trình bày miệng của các HS đã phát biểu. HS nhận xét và GV bổ sung. 5/ Dặn dò: _ Bài tập nhà 4, 5 trang 36, 37. _ Soạn bài : Vượt thác.
Tài liệu đính kèm: