Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 22, 23

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 22, 23

TUẦN 22

Tiết 85

VƯỢT THÁC

 ---VÕ QUẢNG---

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hình dung và cảm nhận vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của hình ảnh con người lao động được miêu tả trong bài.

- Nắm được nghệ thuật phối hợp trong miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.

II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

 

doc 14 trang Người đăng vultt Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Tiết 85
VƯỢT THÁC
	---VÕ QUẢNG---
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Hình dung và cảm nhận vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của hình ảnh con người lao động được miêu tả trong bài.
Nắm được nghệ thuật phối hợp trong miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc phần (*) chú thích SGK trang 36.
[?] Dựa vào việc miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền trong bài văn, em hãy tìm bố cục của nó?
[?] Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? (Lúc thuyền qua đoạn sông có nhiều thác dữ)
[?] Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn miêu tả trên?
[?] Qua đoạn văn miêu tả, em có cảm nhận như thế nào về thiên nhiên?
(HS thảo luận à GV tổng hợp ý kiến)
_ GV mời HS đọc lại đoạn “Những động tác thả sào... vâng vâng dạ dạ”.
[?] Nhân vật dượng Hương Thư là một con người có tính cách như thế nào trong cuộc sống đời thường?
[?] Hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, động tác của nhân vật này?
[?] Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn này?
[?] Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh”?
[?] Hãy cho biết cảm nghĩ của em về hình ảnh con người lao động có trong bài văn trên?
TÌM HIỂU VĂN BẢN :
_ Giới thiệu tác giả, tác phẩm (học chú thích dấu * trang 39 ).
_ Tóm tắt đoạn trích.
PHÂN TÍCH VĂN BẢN :
Cuộc vượt thác:
_ Thuyền rẽ sóng lướt bon bon à thuyền xuôi chầm chậm à những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.
_ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước à thuyền vùng vằng cứ như trụt xuống, quay đầu chạy về à thuyền cố lấn lên à thuyền vượt khỏi thác.
à Nhân hóa, so sánh, từ gợi hình ảnh: cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, hoang sơ: đầy sức sống.
Nhân vật dượng Hương Thư:
Đời thường:
_ Nói năng nhỏ nhẹ.
_ Tính nết nhu mì.
à hiền lành, chân chất.
Lúc vượt thác:
_ Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
_ Như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt.. như một hiệp sĩ...
à mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.
TỔNG KẾT:
Học ghi nhớ SGK trang 41.
Luyện tập: HS đọc thêm SGK trang 41.
Dặn dò:
_ Học bài.
_ Soạn bài: So sánh.
Tuần 20 :
Tiết 78 :
SO SÁNH
MỤCTIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS nắm được khái niệm và sự cấu tạo của phép so sánh.
Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến hay.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Cho biết nội dung, nghệ thuật của văn bản Sông nước Cà Mau
3.Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
1/ So sánh là gì ?
_ GV mời HS đọc ví dụ SGK trang 24.
_ Tìm các cụm từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ trên ?
[?] Đâu là sự vật được so sánh? Đâu là sự vật so sánh?
_ HS đọc câu 3(SGK/24) so sánh câu “Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến” Ú Sự so sánh trong câu này có gì khác với những câu trên.
( Sự so sánh ở đây không phải là so sánh tu từ mà là so sánh luận lí, nó thiên về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm).
[?] Thế nào là so sánh ?
2/ Cấu tạo của phép so sánh :
 [?] Hãy chỉ ra từ ngữ chỉ phương diện so sánh? Từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trong hai ví dụ trên .
_ GV giới thiệu mô hình sách giáo khoa trang 24( Cho HS chép vào vở bảng cấu tạo của phép so sánh và điền vào các so sánh. 
Chú ý : Không phải phép so sánh nào cũng có đầy đủ các bộ phận như trong bảng cấu tạo.)
[?] Hãy điền các cụm từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình vừa vẽ?
[?] Hãy so sánh cấu tạo 2 cụm từ so sánh trên?
[?] Từ 2 ví dụ trên, hãy rút ra nhận xét về mô hình so sánh?
_ GV mời HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 39.
Tìm hiểu bài:
1/ So sánh là gì ?
 VD a/: Trẻ em như búp trên cành
 A B
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
 b/  Trông hai bên bờ, rừng đước dựng 
 A
lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. 
 B
2/ Cấu tạo của phép so sánh 
Mô hình so sánh :
Vế A
(cái được ss)
Phương diện ss
Từ ss
Vế B
(cái ss)
Trẻ em
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
như
búp trên cành
hai dãy trường thành vô tận
II/ BÀI HỌC :
Học ghi nhớ SGK trang 24,25.
4.Luyện tập:
Bài 1 / 25, 26: Dựa vào những mẫu so sánh đã cho, HS tìm thêm các phép tương tự.
Bài 2/26 :
_ Khỏe như voi...( vâm, hùm, trâu, Trương Phi).
_ Đen như bồ hóng (cột nhà cháy,củ súng, củ tam thất).
_ Trắng như ( bông, cước, ngà, ngó cần, trứng gà bóc, bông bưởi).
_ Cao như cây sào ( núi, sếu )
Bài 3,4/ 26,27: HS làm, GV sửa và nhận xét.
5/ Dặn dò:
Học bài So Sánh
Chuẩn bị bài : Quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
TUẦN 22
Tiết 88
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH (Ở nhà)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
HS nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh.
Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
 _ Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của phép so sánh.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọcvăn bản a, b, c
[?] Văn bản đầu tiên miêu tả hình ảnh ai? Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật ở đây, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
[?] Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Hãy chỉ ra thứ tự được người viết miêu tả trong văn bản đó?
[?] Văn bản thứ ba tả cảnh gì? Em có nhận xét gì về hình thức của văn bản này? Hãy thử chỉ ra các phần chính có trong văn bản và cho biết ý nghĩa chính trong từng phần?
_ GV chia lớp làm ba nhóm, mỗi nhóm đọc một đoạn văn và chuẩn bị trả lời một câu hỏi.
+ HS trao đổi, thảo luận, ghi nhận xét ra vở nháp.
+ HS nêu kết quả thảo luận (đại diện nhóm trả lời)
+ HS nhận xét.
_ GV tóm tắt các ý kiến và nhận xét chung.
_ GV hướng dẫn HS rút ra phần ghi nhớ.
I/ TÌM HIỂU BÀI :
	Văn bản a: Hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác.
	Văn bản b: Quang cảnh ở dòng sông Năm Căn.
	Văn bản c: Hình ảnh lũy tre làng
	M.bài: “Lũy làng ... của lũy”
	T.bài: “Lũy ngoài cùng .. không rõ”
	K.bài: phần còn lại
II/ Ghi nhớ:
SGK trang 43
Luyện tập: GV chia lớp làm ba nhóm, mỗi nhóm làm một bài tập. Tất cả chuẩn bị ý kiến của mình ra vở nháp, thảo luận, bổ sung, sửa chữa.
Bài tập 1 + 2/43: GV hướng dẫn HS thảo luận để chọn ra những hình ảnh tiêu biểu cần có trong bài, chọn ra thứ tự thích hợp để đi vào miêu tả cho hợp lý với yêu cầu của đề bài.
Bài tập 3/43:
Mở bài: tựa bài: Biển đẹp
Thân bài: vẻ đẹp và màu sắc của biển vào
Buổi sáng	- Buổi trưa	- Buổi chiều
Ngày mưa rào	- Ngày nắng	
Kết bài: nhận xét và suy nghĩ về vẻ đẹp và về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
Dặn dò:
Học bài.
Sọan bài “Buổi học cuối cùng” 
Chuẩn bị làm bài viết số 5
TUẦN 22
TIẾT 87
SO SÁNH (tt)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
HS nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng.
HS hiểu được các tác dụng chính của so sánh.
Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phép so sánh?
Mô hình so sánh? Cho ví dụ minh họa.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
1/ Tìm hiểu các kiểu so sánh:
_ Gọi học sinh đọc khổ thơ trong BT1.
_ Tìm phép so sánh trong khổ thơ đó.
_ Những từ, ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có khác nhau không?
 ( Hai phép so sánh trên sử dụng những từ ngữ so sánh khác nhau: chẳng bằng (phép so sánh thứ 1), và là (phép so sánh thứ 2) Đây là hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng (là) và so sánh hơn kém (chẳng bằng ).
_ Học sinh tìm thêm ví dụ về hai loại so sánh này.
Ý Giáo viên có thể gợi ý thêmj những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng (như, tựa, hơn, hơn là, kém, kém hơn, khác .) Có mấy kiểu so sánh?
Ý Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 42.
2/ Tìm hiểu tác dụng của so sánh:
_ Học sinh đọc đoạn văn (SGK trang 42) và tìm phép so sánh.
_ Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng gì?
( Tác dụng của phép so sánh:
+ Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
Ú Hình dung cách rụng khác nhau của lá.
+ Đối với việc thể hiện tình cảm của người viết: Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc (người nghe) dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết (người nói) Ú Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết).
_ So sánh có tác dụng gì?
Ú ( Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 42)
I/ TÌM HIỂU BÀI:
1/ Các kiểu so sánh:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Ú ( So sánh không ngang bằng)
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Ú ( So sánh ngang bằng)
2/ Tác dụng của so sánh:
VD : Bài “ Lá rụng”.
 ( Khái Hưng)
 ( SGK/42)
Tác dụng của phép so sánh:
_ Hình dung cách rụng khác nhau của những chiếc lá.
Ú Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
II/ BÀI HỌC:
 HS học 2 ghi nhớ(SGK/ 42)
4/ Luyện tập:
Tùy theo thời gian giáo viên lần lượt cho học sinh làm các bài tập (SGK).
_ BT 1 : Để giải quyết các yêu cầu của BT, trước hết cho HS tìm các phép so sánh có trong mỗi đoạn thơ. HS nhận xét về các từ so sánh được sử dụng. Căn cứ vào bảng sau để xác định từng phép so sánh thuộc kiểu gì.
Các từ so sánh
là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu  bấy nhiêu
So sánh ngang bằng
hơn, hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng 
So sánh không ngang bằng
_ BT 2: HS tìm các so sánh trong bài “Vượt thác”. Cho HS tự phân tích cảm nhận của mình thông qua các so sánh tìm được.
_ BT 3: HS viết đoạn văn tả Dượng Hương Thư trong đó có sử dụng cả 2 kiểu so sánh.
5/ Dặn dò:
_ Học bài.
_ Soạn bài : Phương pháp tả cảnh.
TUẦN 23
Tiết 89,90
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(CHUYỆN KỂ CỦA MỘT EM BÉ NGƯỜI AN-DÁT)
-----AN-PHÔNG-XƠ BÔ-ĐÊ-----
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
_ Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện : Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An – dat, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
_ Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm trabài cũ:
_ Hãy nêu yêu cầu và bố cục của một bài văn tả cảnh.
Bài mới:
GV giới thiệu bài ® ghi tựa.
Giải nghĩa từ khó: phân từ, Phổ, cáo thị, hưng thu, diềm lá sen, chữ rông...
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
Bình thường
Buổi học cuối
Tiếng ồn ào như vỡ chợ... tiếng mọi người vừa đồng thanh...tiếng chiếc thước kẻ to tướng
Mọi người đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
GV giới thiệu qua về hoàn cảnh xã hội nước Pháp ở giai đoạn 1870.
[?] Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh , thời gian, địa điểm nào?
[?] Hãy giải thích vì sao truyện có tên “Buổi học cuối cùng?”
[?] Cậu bé Phrăng có thái độ, suy nghĩ như thế nào ở lúc đầu trong việc học tiếng Pháp? Hãy thử giải thích vì sao cậu có thái độ đó?
[?] Hãy chỉ ra những chi tiết cho thấy sự khác lạ trên đường đi đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Lý do của sự khác lạ đó?
[?] Hãy phân tích tâm trạng của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng đó? Thái độ của Phrăng đối với việc học tiếng Pháp đã thay đổi như thế nào? Nhờ vào đâu mà chú đã có sự thay đổi về thái độ đó?
[?] Nhân vật thầy Ha-men đã được miêu tả như thế nào về trang phục, thái độ đối với các HS nói chung và với cậu bé Phrăng nói riêng?
[?] Hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ thái độ của thầy trong buổi học?
[?] Từ những chi tiết trên, em có cảm nhận như thế nào về không khí của buổi học ngày hôm đó?
[?] Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả hành động của thầy Ha-men trong cuối buổi học?
[?] Theo em, vì sao thầy lại có những cử chỉ, hành động đó? Điều này có ý nghĩa gì và tạo ra những tác động, ảnh hưởng gì đối với mọi người?
[?] Trong truyện, thầy Ha-men có nói “Khi một dân tộc... lao tù”, em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Qua đó chỉ ra ý nghĩa sâu sắc của việc biểu hiện lòng yêu nước trong truyện ngắn này? (HS thảo luận).
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
SGK trang 54.
Phân tích:
Nhân vật Phrăng:
Lúc đầu: đi học trễ, muốn trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.
Buổi học cuối cùng:
® Không khí khác lạ.
Tôi hơi hoàn hồn ® ngạc nhiên ® choáng váng ® tự giận mình ® chăm chú nghe giảng ® sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.
Þ Sự thay đổi về thái độ, tình cảnh, ý nghĩ của Phrăng: ham chơi, lười và ngại học tiếng Pháp ® biết yêu quý và ham thích học tốt tiếng Pháp.
Thầy Ha-men:
Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ toàn bằng lụa đen thêu...
Thái độ: giọng dịu dàng, trang trọng.
Hành động :
+ Trong buổi học:
_ Nói tiếng Pháp ® đọc bài học ® kiên nhẫn giảng giải ® chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh, viết bảng “chữ rông” thập đẹp.
_ Đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn ® vẫn đủ can đảm dạy hết buổi.
Þ Buổi học đầy tính trang trọng, thiêng liêng.
 + Cuối buổi học:
_ Đứng trên bục, người tái nhợt ® nghẹn ngào ® cầm phấn và dằn mạnh hết sức... cố viết thật to.
_ Đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu.
Þ lòng yêu nước, trân trọng tiếng Pháp đã làm khơi dậy tình yêu nước ở mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị nước ngoài chiếm đóng.
TỔNG KẾT:
Học ghi nhớ SGK trang 52
4.Củng cố :
 _ Kể tóm tắt truyện một cách diễn cảm.
5. Dặn dò :
_ Học bài.
_ Soạn bài mới: ẩn dụ .
TUẦN 24
Tiết 95
ẨN DỤ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
_ Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng.
_ Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
_ Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số ẩn dụ (yêu cầu đối với HS khá, giỏi).
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
 _ Em có nhận xét gì về nhân vật thầy Ha-Men ?
 _ Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện “Buổi học cuối cùng”.
Giới thiệu bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
1/ Ẩn dụ là gì ?
_ Mời HS đọc VD1 (SGK/68)
[?] Cụm từ “người cha” được dùng trong câu thơ này chỉ về ai? Tại sao?
[?] Cách nói này có gì khác so với so sánh? (không có từ “như” trong câu).
[?] Cách nói này có tác dụng gì? (gợi hình ảnh, cảm xúc).
[?] Như vậy thế nào là ẩn dụ? ( HS đọc ghi nhớ SGK/68).
2/ Các kiểu ẩn dụ:
HS đọc VD II 1,2.
_ Tìm các ẩn dụ trong những VD trên.
_ Nêu lên những nét tương đồng giữa cácsự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau ( tìm ra mối quan hệ giữa A (sự vật hiện tượng được biểu thị ) và B ( sự vật hiện tượng được nêu ra ).
 + lửa hồng Ú màu đỏ của hoa râm bụt.
 + thắp Ú sự nở hoa.
 + nắng giòn tan Ú nắng to.
 ( Chuyển đổ cảm giác “giòn” )
Þ Từ các VD đã phân tích GV hướng dẫn HS đến 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.
_ HS đọc ghi nhớ (SGK/69).
Tìm hiểu bài:
1/ Ẩn dụ là gì ?
 Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
 (Minh Huệ)
_ Người cha Ú Bác Hồ
(tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc con chu đáo).
2/ Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu :
_ Ẩn dụ hình thức. 
VD: lửa hồng _ màu đỏ.
_ Ẩn dụ cách thức.
VD: thắp _ nở hoa.
_ Ẩn dụ phẩm chất.
VD: người cha _ Bác Hồ.
_ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
VD: nắng giòn tan _ nắng to, rực rỡ. 
II. BÀI HỌC :
Học ghi nhớ SGK trang 69.
 Luyện tập:
Bài tập 1: Thảo luận
Bài tập 2: Mỗi nhóm 1 câu
 Bài tập này nêu 2 yêu cầu:
 + Tìm các ẩn dụ trong những VD cho bên dưới.
 + Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
Bài tập 3: Mỗi HS làm 1 câu
 Bài tập 4: Chính tả. Lưu ý HS những từ dễ viết sai do lỗi phát âm địa phương.
 4/Củng cố:
_ Ẩn dụ là gì? Có các kiểu ẩn dụ gì?
_ Nêu tác dụng của ẩn dụ?
5/ Dặn dò:
_ Học phần ghi nhớ.
_ Soạn bài:Phương pháp tả người.
TUẦN 23
Tiết 92
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_ HS nắm được cách viết một bài văn, đoạn văn tả người theo một thứ tự nhất định.
_ HS nắm được ba phần cần có (kết cấu) có trong một bài văn tả người cùng với phần nội dung sẽ có trong từng phần
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Thế nào là ẩn dụ ? Có mấy kiểu ẩn dụ ?
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc đoạn 1/59.
[?] Đoạn văn trên miêu tả về nhân vật nào?
[?] Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư?
[?] Em có nhận xét gì về hình ảnh nhân vật được miêu tả này?
_ Làm tương tự với đoạn 2/60
[?] Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả con người với công việc?
[?] Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi loại có khác nhau không?
[?] Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả trong đoạn văn 2?
_ GV mời HS đọc đoạn 3/60.
[?] Thử chỉ ra ba phần chính có trong đoạn văn? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
[?] Nếu phải đặt tên cho bài văn này, em sẽ đặt là gì? Vì sao?
GV hướng dẫn HS rút ra phần ghi nhớ.
Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: Hình ảnh dượng Hương Thư
_ ... như một pho tượng đồng đúc.
_ ... các bắp thịt cuồn cuộn.
_ ... hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.
Þ mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.
Đoạn 2: Hình ảnh Cai Tứ
_ ... thấp và gầy tuổi độ 45, 50.
_ ... mặt vuông nhưng hai má hóp lại.
_ ... cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng.
_ ... mũi gồ sống mương.
_ ... bộ ria mép ... cố giấu giếm, đậy điện mồm toe toét tối om như...
_ ... đỏm mang mấy chiếc răng vàng bợm của.
Þ xương xẩu, xấu xí, gian tham.
Đoạn 3:
Hai người trong keo vật.
_ Phần mở đầu ( mở bài) : Từ đầu  “nổi lên ầm ầm” : Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
_ Phần tiếp theo ( thân bài ) : Từ “ ngay nhịp trống đầu” đến “ sợi dây ngang bụng vậy” : miêu tả chi tiết keo vật.
_ Đoạn kết ( kết bài) : “ các đô vật”  đến hết : nêu cảm nghĩ về keo vật 
BÀI HỌC :
_ Học ghi nhớ SGK trang 61
Luyện tập:
Bài 1/62 : GV cho HS các tổ thảo luận để đi đến thống nhất yêu cầu của bài tập
Bài 2/62 : HS vận dụng kiến thức đã học về phép so sánh để làm bài tập.
Bài 3 /62 : HS làm: GV sửa chữa và nhận xét.
Dặn dò:
_ Học bài.
Soạn bài mới: Đêm nay Bác không ngủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan22,23.doc