Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 29

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 29

TUẦN 29

Tiết 113,114

LAO XAO

 --- DUY KHÁN ---

I. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

_ Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên qua hình ảnh các loài chim, thấy được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

_ Nắm vững nghệ thuật quan sát và miêu tả làm hiện lên những hình ảnh cụ thể, sinh động và phong phú về các loài chim ở làng quê.

II. II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 _ Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

 _ Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? Cho ví dụ

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Tiết 113,114
LAO XAO
	--- DUY KHÁN ---
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
_ Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên qua hình ảnh các loài chim, thấy được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
_ Nắm vững nghệ thuật quan sát và miêu tả làm hiện lên những hình ảnh cụ thể, sinh động và phong phú về các loài chim ở làng quê.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
 _ Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
 _ Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? Cho ví dụ.
3.Bài mới:
 _ GV giới thiệu bài ® ghi tựa.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc phần (*) SGK trang 112
_ GV đọc 1 đoạn, HS đọc tiếp.
[?] Hãy tìm và chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên ở làng quê?
[?] Em có suy nghĩ gì về khung cảnh thiên nhiên vừa được miêu tả ở trên?
[?] Theo em, bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo trình tự nào không?
[?] Em có thể chia các loài chim tác giả tả và kể theo mấy nhóm? Căn cứ vào đâu?
[?] Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả các loài chim của tác giả? Từ đó, em có cảm nhận như thế nào về thế giới các loài chim ở đồng quê?
[?] Hãy thử tìm và chỉ ra các thành ngữ, đồng dao được sử dụng trong việc đi vào miêu tả thế giới loài chim?
[?] Vì sao gọi đó là các loại chim hiền ?
[?] Giải thích ý nghĩa từ “ tọ toẹ” ?
[?] Câu chuyện cổ tích về nguồn gốc của chim bìm bịp có ý nghĩa gì ?
( HS thảo luận ).
HS đọc đoạn văn tiếp theo.
[?] Thống kê các loài chim ác, dữ được tả trong bài.
[?] Liệu đó đã phải là tất cả các loài chim ác, dữ ?
[?] Cảnh diều hâu sà xuống bắt gà, cảnh gà mẹ xù cánh liều chết đánh lại để cứu con, cảnh diều hâu tha gà con lên không lại bị chèo bẻo bất ngờ đánh túi bụi gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì ? ( HS phân tích, thảo luận ).
[?] Câu tục ngữ “ lia lia, láu láu như quạ dòm chuồng lợn có ý nghĩa gì ?
[?] Thái độ của tác giả đối với loài chim này như thế nào ?
[?] Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo, rồi lại bị đàn chèo bẻo phục kích, trả thù , đánh cho ngấp ngoái trong sự chứng kiến của lũ trẻ được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì ?
TỔNG KẾT :
[?] Tại sao với loài chim hiền, tác giả tả chủ yếu qua hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, tiếng hót, còn các loài chim ác , dữ lại tả chủ yếu qua thói quen, hành động gây tội ác của chúng ?
[?] Cách nhìn và cảm nhận cûa tác giả với một số loài chim quen thuộc có gì đặc sắc và có gì chưa ổn ? Vì sao ?
_ HS đọc ghi nhớ SGK trang 113.
I/ Tìm hiểu văn bản :
_ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
( Học chú thích (*) SGK trang 112) .
II/ Phân tích văn bản:
Cảnh thiên nhiên ở làng quê:
_ Giời chớm hè.
_ Cây cối um tùm
_ Hoa nở: hoa lan..., hoa giẻ..., hoa móng rồng....
_ Ong vàng, ong vò vẽ... bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.
® từ gợi hình ảnh, màu sắc, hương vị: nhân hóa, so sánh: bức tranh thiên nhiên ở làng quê tuy đơn sơ nhưng giàu sức sống.
Các loài chim:
Chim hiền: bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp...
® Những loài chim gần gũi với con người.
Chim dữ:
_ Diều hâu có cái mũi khoằm, hay bắt gà con.
_ Quạ: quạ đen, quạ khoang.
_ Chim cắt : Cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn . ăn thịt bồ câu .
_ Cuộc giao chiến giữa chèo bẻo với diều hâu và chim cắt diễn ra rất sinh động.
® Nghệ thuật miêu tả sinh động, tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp kể, tả, nhận xét, bình luận.
Những yếu tố văn hoá dân gian trong bài :
_ Đồng dao : Bồ các là bác chim ri  chú bồ các.
_ Thành ngữ :
 + Dây mơ rễ má.
 + Kẻ cắp bà già.
 + Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
_ Truyện cổ tích : Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo.
® Màu sắc văn hoá dân gian thấm nhuần trong cả cách nhìn, cách cảm nhận về các loài chim.
III/ Tổng kết :
Học ghi nhớ SGK trang 113.
Củng cố :
_ Em thích nhất loài chim nào trong bài ? Vì sao ?
_ Em hãy miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em .
Dặn dò :
_ Học bài.
_ Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt một tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN29.doc