Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 31

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 31

TUẦN 31

Tiết 123

CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

 --- THÚY LAN ---

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

_ Bước đầu nắm được khái niệm “văn bản nhật dụng” và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản này.

_ Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.

_ Thấy được vị trí và tác dụng của các yêu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tích chất hồi kí này.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Tiết 123
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
	--- THÚY LAN ---
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
_ Bước đầu nắm được khái niệm “văn bản nhật dụng” và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản này.
_ Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
_ Thấy được vị trí và tác dụng của các yêu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tích chất hồi kí này.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
 _ Những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và kí.
 _ Nhân vật nào em yêu thích nhất trong các truyện đã học? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ấy.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV giới thiệu đến HS “băn bản nhật dụng” HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 125
[?] Theo em, bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của từng đoạn?
[?] Em có suy nghĩ gì về vị trí của cầu? (Tìm những câu miêu tả hình ảnh cầu? Vị trí mà tác giả đứng trên cầu để ngắm nhìn?)
[?] Thử tóm tắt ngắn gọn lịch sử của cây cầu Long Biên?
[?] Vì sao cây cầu có tên Đu-me?
[?] Em suy nghĩ gì về sự việc: “Cầu được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người Việt Nam”?
[?] Tại sao tác giả lại gọi cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử? Nội dung lịch sử mà cầu Long Biên làm chứng nhân gồm những gì? (Ở thời bình? Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Chống đế quốc Mỹ? Trong cuộc đối chọi với thiên nhiên?)
[?] Cách gọi ấy của tác giả đã làm tăng giá trị nội dung tư tưởng, tình cảm của bài văn như thế nào?
[?] Hãy tìm và chỉ ra phương thức biểu đạt: miêu tả và tự sự? Phần nào kết hợp với biểu cảm?
[?] Đọc đoạn cuối của bài, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại?
[?] Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối bằng con tim?
[?] Bài văn trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
[?] Hãy nêu những biểu hiện cảm xúc, nhận xét và bình luận của nhân vật tôi có thể gây xúc động ở người đọc?
Tìm hiểu văn bản:
_ Thế nào là văn bản nhật dụng ? 
 ( Học chú thích dấu * trang 125)
_ Chia đoạn.
.
Phân tích văn bản:
Giới thiệu chung:
_ Vị trí: bắc qua sông Hồng, Hà Nội.
_ Thời gian xuất hiện: khởi công: 1898
 Hoàn thành: 1902
_ Ý nghĩa: “chứng nhân lịch sử”.
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:
Cầu Long Biên:
_ Tên gọi đầu tiên: Đu-me
_ Sau CMT8 -1945: Long Biên.
_ Là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
_ Xây dựng không bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của con người Việt Nam.
Chứng nhân lịch sử:
_ Trong thời bình.
_ Trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp.
_ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
_ Trong cuộc đối chọi với thiên nhiên.
Ý nghĩa lịch sử cầu Long Biên trong xã hội hiện đại:
_ Rút về vị trí khiêm nhường.
_Thường đưa những đoàn khách nước ngoài du lịch lên cầu..
_ Tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách...với đất nước Việt nam.
ư Cầu Long Biên sẽ sống mãi, sẽ thành điểm dừng chân lí thú của du khách năm châu.
III/ Tổng kết: 
 Học ghi nhớ (SGK/ 128)
Củng cố: 
Ở địa phương em có những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.
5/ Dặn dò:
 _ Học bài
 _ Soạn bài: Viết đơn.
TUẦN 31
Tiết 124
VIẾT ĐƠN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
_ Giúp HS hiểu các tình huống cần viết đơn. Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?
_ Biết cách viết một đơn đúng quy cách và nhận ra được những sai sót thường gặp.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc bài tập 1 trang 131.
[?] Theo em, chúng ta viết đơn nhằm mục đích gì?
_ GV mời HS đọc bài tập 2 trang 131.
?/ Khi nào ta cần viết đơn? 
?/ trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn ? 
( Trường hợp a, b, d phải viết đơn. Trường hợp c phải viết bản kiểm điểm hay bản tường trình)
_ GV mời HS đọc hai loại đơn được in trong SGK trang 132
[?] Từ hai mẫu đơn trên, em hãy rút ra trình tự của một lá đơn?
[?] Theo em cả hai mẫu trên có những điểm gì giống và khác nhau? Phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn?
_ Từ hai bài tập trên ta có thể rút ra kết luận gì về việc viết đơn?
_ GV gọi HS đọc phần lưu ý SGK trang134.
HS rút ra phần ghi nhớ SGK trang 134
Tìm hiểu bài:
Mục đích viết đơn: nhằm để đạt một nguyện vọng của cá nhân hay tập thể.
Các loại đơn:
_ Đơn theo mẫu.
_ Đơn không theo mẫu.
Tình tự một lá đơn:
_ Quốc hiệu. 
_ Tên đơn (viết hoa hoặc chữ in).
_ Nơi gởi.
_ Họ tên, nơi công tác của người viết đơn.
_ Sự việc, lý do và nguyện vọng.
_ Cam đoan và cảm ơn.
_ Nơi làm đơn, ngày tháng.
_ Kí tên.
Ghi nhớ:
SGK trang 134
Luyện tập:
Trong trường mới mở một lớp học nhạc, họa, thể dục, em rất muốn học. Hãy viết một lá đơn để xin được dự học một trong những lớp trên.
Dặn dò:
_ Học bài.
_ Làm một lá đơn với nội dung đơn tự chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN31.doc