TUẦN 32
Tiết125,126
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
--- Seattle (Xi-at-tơn) ---
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thếy được bức thư xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, đã nêu lên được vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay.
- Thấy tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bức thư.
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao tác giả lại gọi cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử”? Cách gọi ấy làm tăng giá trị nội dung tư tưởng, tình cảm của bài văn như thế nào?
TUẦN 32 Tiết125,126 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ --- Seattle (Xi-at-tơn) --- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Thếy được bức thư xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, đã nêu lên được vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay. Thấy tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bức thư. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Vì sao tác giả lại gọi cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử”? Cách gọi ấy làm tăng giá trị nội dung tư tưởng, tình cảm của bài văn như thế nào? Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG GV hướng dẫn cách đọc văn bản cho HS. Hướng dẫn HS giải thích các từ khó trang 128. GV mời HS đọc đoạn “Bầu trời này... một gia đình” ® đoạn văn này có thể giúp em hình dung được luận điểm 1. Vậy nội dung đoạn văn nói với chúng ta điều gì? GV mời HS đọc đoạn “Tôi biết người da trắng... những bãi hoang mạc” ® nếu phải bán đất cho người da trắng thì yêu cầu của người da đỏ là gì? GV mời HS đọc đoạn “Đất là Mẹ... cho chính mình” ® nếu người da trắng không đối xử tốt với đất thì hậu quả sẽ ra sao? Đặt giả thiết ® bày tỏ quan điểm, tình cảm của người da đỏ đối với đất. Tôi là kẻ hoang dã... ® tôi không hiểu nhưng tôi biết cái gì tổn hại đến muông thú là tổn hại đến con người ® bộc lộ điều gì? Con người chỉ là một sợi tơ mong manh. Đất là Mẹ ® phải quý trọng và gìn giữ. [?] Em có tán thành ý kiến của vị thủ lĩnh da đỏ không? Vì sao? [?] Ngoài ra, với các lập lại kết cấu “Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu..” của vị thủ lĩnh da đỏ tạo cho em suy nghĩ gì? [?] Từ cách nhìn nhận về ý nghĩa của Đất, từ việc rút ra những hành vi cư xử với Đất, vị thủ lĩnh da đỏ đã đưa đến kết quả và nhận định như thế nào trong mối quan hệ giữa Đất và Người? [?] Theo các em, nhận định trên có đúng không? Vì sao? [?] Hãy thử giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai ở thế kỉ trước cho đến nay vẫn được nhiều người xem là một văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường? Hoàn cảnh ra đời của bức thư: SGK trang 128 Phân tích: Tóm tắt những luận điểm chính: Bầu trời nguồn sưởi ấm đất đai, bầu không khí trong lành, mặt nước long lanh cây cối, muông thú, tiến thì thầm của thiên nhiên... là thiêng liêng, là bà mẹ đối với người da đỏ, không dễ gì đem bán. Nếu người da đỏ buộc phải bán thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. Nếu không như vậy thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng sẽ bị tổn hại. Nội dung bức thư: Ý nghĩa của Đất: Đất là thiêng liêng ® kí ức. Đất là mẹ ® gia đình. ® Người da đỏ coi thiên nhiên như máu thịt, như gia đình. Đó là những gì thiêng liêng nhất đối với họ. Đối xử với Đất: Người da đỏ Người da trắng _ Đất là mẹ, là thiêng liêng. _ Thích sống với thiên nhiên. _ Không khí là vô giá. _ Yêu quí muông thú. _ Đất và thiên nhiên là tổ. Bảo vệ tổ là bảo vệ mình. _ Đất là kẻ thù ngấu nghiến đất đai, biến nó thành hoang mạc. _ Thích sống ở thành phố ồn ào. _ Không thèm để ý đến. _ Thảm sát hàng loạt các con vật vô tội. _ Không coi thiên nhiên là thiêng liêng cần được bảo vệ. ® _ Người da trắng không yêu đất, chỉ quan tâm đến giá trị mua bán. _ Người da đỏ coi đất là thiêng liêng. Điều kiện: _ Nếu chúng tôi phải bán mảnh đất này, Ngài phải dạy bảo con cháu ® Yêu cầu tha thiết : Con người phải bảo vệ thiên nhiên như mạng sống của mình. Tổng kết: Học ghi nhớ SGK trang 140 Luyện tập: SGK trang 140. Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ. Soạn bài: Động Phong Nha TUẦN 32 Tiết 127 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ - VỊ NGỮ (tiếp theo) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Biết phát hiện ra các câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, câu sai về nghĩa. Biết cách chữa các lỗi ấy. Có ý thức nói - viết đúng TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG GV mời HS đọc I trang 141. [?] Chỉ ra chủ ngữ và vị ngữ trong câu a,b? Hãy nêu cách chữa? _ GV mời HS đọc II/ 141 [?] Cho biết bộ phận in đậm ở câu b miêu tả ai? Chủ ngữ ai? [?] Cách sắp xếp ý như trên có hợp lý không? Hãy nêu cách chữa? [?] Câu trên sai như thế nào? Tìm hiểu bài: Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ: VD. a/ Mỗi khi qua cầu Long Biên.( thiếu CN, VN) ® Mỗi khi qua cầu Long Biên, tôi đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ. b/ Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng. (thiếu CN, VN) ® Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, nhà điê khắc đã biến khối đá vô tri thành một bức tượng vô cùng sinh động. Câu sai về nghĩa: VD: Hai hàm răng cắn chặt... ta thấy dượng Hương Thư... hùng vĩ. ® Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt... hùng vĩ. Luyện tập: SGK trang 141 Bài tâp1/141: Xác định chủ ngữ, vị ngữ Năm..., cầu/được đổi tên thành cầu Long Biên. Cứ mỗi lần... lòng tôi/lại nhói đau... oai hùng. Đứng trên cầu ... tôi/cảm thấy... vững chắc Bài 2 trang 142: Điền thêm chủ ngữ, vị ngữ Mỗi khi tan trường, học sinh / ùa ra cổng. Ngoài cánh đồng, các bác nông dân / đang gặt lúa. Bài 3 trang 142: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, hai chiếc thuyền lững lờ trôi. b. c. d. (tương tự) HS làm ® GV sửa. Bài 4 trang 142: Sửa các câu sai Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Xe bóp còi rộn vang cả dòn sông yên tĩnh. c. HS làm ® GV sửa. 4. Củng cố: Sửa bài tập. 5.Dặn dò: Xem lại bài. Ôn tập tổng kết Tiếng Việt 6. TUẦN 32 Tiết 128 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN & CÁCH SỬA LỖI VỀ ĐƠN MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nhận ra được những lỗi thường mắc trong khi viết đơn. Nắm phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc phải. Ôn tập lại những hiểu biết về đơn từ. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Bài mới: LUYỆN TẬP. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nhận ra các lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua 3 bài tập mẫu trong SGK. (Chia HS làm 3 nhóm, mỗi nhóm lên trình bày lỗi sai và sửa có trong 3 bài tập) GV tổng kết các lỗi và nhắc HS những điều cần ghi nhớ khi viết đơn. Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS luyện tập viết đơn. (Mỗi nhóm làm 1 bài tập trong SGK ® trình bày ® cả lớp nhận xét ® GV tổng kết) 4. Củng cố: Sửa bài tập 5. Dặn dò: Soạn bài Động Phong Nha.
Tài liệu đính kèm: