Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Lương

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Lương

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô - đơ A - mi - xi

- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư.

- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến trong bức thư.

 b.Kĩ năng sống:

 - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm của cá nhân với hạnh phúc gia đình.

 - Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

3. Thái độ:

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .

II.CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị truyện “Những tấm lòng cao cả”

 2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK

 

doc 215 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 21/08/2019.
 Ngày dạy: /08/2019.
 Tiết 1 : 
Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Lí Lan)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên nhi đồng
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ 
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm
3. Thái độ:
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.
 2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động:
 + Ổn định tổ chức : 
 + Bài cũ : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Giáo viên có thể bắt đầu giờ học này bằng cách nếu câu hỏi gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên (vào lớp một ) của mỗi HS: Ngày ấy đối với em có gì đáng nhớ? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đến đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không?
- Từ việc học sinh trả lời, GV dẫn vào bài mới.
- Giảng dạy bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chú thích 
- GV: Đọc mẫu
- Gọi HS đọc văn bản
- GV hỏi- đáp một số từ khó: 
 + Nhạy cảm
 + Bận tâm
 + Thiết giáp	
(Tích hợp giải thích nghĩa từ với phần từ ghép)
- Tóm tắt văn bản 7 – 10 câu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Văn bản viết về việc gì?
- VB viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường của con .
? Tìm những chi tiết cho thấy tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?
? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được 
HS : Thảo luận 3’.Trình bày
GV gợi mở : Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình ? Hay vì lí do nào khác ?
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
- “Hằng năm .dài và hẹp”
? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con, em thấy người mẹ là người ntn?
? Em hãy đọc một câu ca dao, câu thơ, câu danh ngôn nói về tấm lòng của mẹ?
-HS tìm đọc
?Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai?
-Người mẹ không trực tiếp nói với con mà nói với chính mình-ôn lại kỉ niệm của riêng mình.
?Cách viết này có tác dụng gì?
-Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp.
+GV: ? Qua ph©n tÝch ë trªn, em thÊy ng­êi mÑ trong bµi v¨n lµ ng­êi mÑ nh­ thÕ nµo?
(Häc sinh ph¸t biÓu c¶m t­ëng vÒ mÑ cña em)
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh
? Bức tranh miêu tả điều gì?
*Em hãy đọc câu văn “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm.”
?Câu văn này nói về điều gì?
?Em hiểu như thế nào câu nói của mẹ “đi đi conthế giới diệu kì sẽ mở ra” Thế giới diệu kì đó là gì?
-HS thảo luận nhóm, trình bày ý kiến, GV chốt
kiến thức
* Hoạt động 3: Tổng kết
+GV: ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của VB?
 ? Qua VB em hiểu thêm điều gì?
+HS: Dựa vào ghi nhớ để TL.
?Văn bản này các em cần ghi nhớ điều gì? 
* Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
-GV nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận
-GV gợi ý:
+Đó là kỉ niệm gì? Vì sao đáng nhớ?
+Gắn liền với ai
GV: yêu cầu HS viết đoạn văn. 
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc:
2. Chú thích: 
/ 
3 3.Đại ý: 
Văn bản viết về tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường để đưa con vào lớp Một.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường:
- Mẹ:
+Không ngủ được
+Thao thức suy nghĩ triền miên
- Con:
+Giấc ngủ đến dễ dàng
+Thanh thản, nhẹ nhàng.
 ® Yêu thương con, quan tâm tới việc học của con
- Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ
	+ Thương yêu, chăm chút, quan tâm đến con cái.
	+ Con luôn bé nhỏ trong mắt mẹ.
	+ Con luôn là niềm tin yêu của mẹ. 
2. Vai trò và vị trí của nhà trường:
- Trường học đem đến cho con người tri thức khoa học, những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, chắp cánh cho em những ước mơ tươi sáng, đẹp đẽ.
III. Tổng kết:
1/ Nghệ thuật: dùng cách thể hiện như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng.
2/ Nội dung:
- Thể hiện tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ 
- Nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.
IV. Luyện tập:
Bài 1: 
- Hồi hộp nhất vì là lần đầu
- Dấu ấn sâu đậm vì kỉ niệm tuổi thơ
Bài 2:
Viết đoạn văn
3.Củng cố: Học sinh nhắc lại nội dung bài học. 
4. Hướng dẫn tự học:
 - Học bài, thuộc phần ghi nhớ
 - Hoàn thiện bài tập
 - Soạn văn bản “ Mẹ tôi”
*RKN
 Ngày soạn: 23/8/2019
 Ngày dạy: / /2019
Tiết 2: 	 VĂN BẢN: MẸ TÔI
 (Ét-môn- đô- đơ A-mi-xi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô - đơ A - mi - xi 
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi 
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư 
2. Kĩ năng: 
a. Kĩ năng chuyên môn: 
- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
 b.Kĩ năng sống: 
 - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm của cá nhân với hạnh phúc gia đình.
 - Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 
3. Thái độ: 
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .
II.CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị truyện “Những tấm lòng cao cả”
 2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Khởi động:
+ Ổn định tổ chức : 
+ Bài cũ:
 ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?
 ? Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì??
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “Thờ cha, kính mẹ” . Dù xã hội có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ . Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm. VB “ Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình .
- Giảng dạy bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
GV: Hướng dẫn cách đọc-gọi HS đọc
Quan sát phần cuối văn bản và chú thích 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
? Hỏi chú thích 1, 5, 7 ?
(Tích hợp giải thích nghĩa từ với phần từ ghép)
+ GV: Cho HS ®äc 
+ HS: §äc vµ nhËn xÐt.
+ GV: Gi¶i thÝch thªm vÒ nh÷ng chó thÝch khã.
+ GV: ? V¨n b¶n lµ mét bøc th­ cña ng­êi bè göi cho con, nh­ng t¹i sao t¸c gi¶ l¹i lÊy nhan ®Ò lµ “MÑ t«i”?
 ? T¹i sao t/g kh«ng ®Ó ng­êi mÑ xuÊt hiÖn trùc tiÕp mµ l¹i l¹i hiÖn lªn qua c¸i nh×n cña ng­êi bè?
+ HS: ®éc lËp suy nghÜ d­íi sù HD cña GV.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Văn bản “Mẹ tôi” được xếp vào loại văn bản nào ? 
- VB nhật dụng
?Ai viết thư? Viết cho ai? Viết để làm gì?
?Tâm trạng của En-ri-cô khi đọc thư?
- Em rất xúc động.
?Tìm những chi tiết biểu hiện thái độ của bố đối với En-ri-cô? 
? Qua những chi tiết đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô là thái độ ntn?Vì sao ông có thái độ đó?
?Những chi tiết hình ảnh nào nói về mẹ En-ri-cô? Qua đó em thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?
?Tình cảm của mẹ En-ri-cô cho em nhớ tới tình cảm của người mẹ trong văn bản nào đã học?
 -VB “Cổng trường mở ra”
? Điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
- Những lời nói chân tình sâu sắc với thái độ kiên quyết, nghiêm khắc.
? Đọc thư bố En-ri-cô nhận ra điều gì?
?Em có nhận xét gì về cách lập luận của bố En-ri-cô?
-Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao.
Thảo luận nhóm:
?Tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với con mà phải viết thư?
-HS thảo luận cử đại diện trình bày
(Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp, viết thư là chỉ viết riêng cho người bị mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, giữ được lòng tự trọng cho người mắc lỗi. Đây là cách ứng xử hay trong cuộc sống gđ và xã hội)
?Qua đó ẹm hiểu gì về bố En-ri-cô?
? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi" ?
HS : Thảo luận nhóm sau đó trình bày
HS: Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ”.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
?Em có nhận xét gì về lời lẽ trong thư?
?Hãy nêu nội dung chính của bức thư?
- Đọc to phần ghi nhớ
*Hoạt động 4: Luyện tập-củng cố
HS thảo luận:
? Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với cha mẹ chưa? Nếu có thì văn bản này gợi cho em suy nghĩ gì?
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.
2.Tác phẩm:
- Trích Những tấm lòng cao cả
2. Tác phẩm: 
a/ Đọc:
b/ Chú thích:
c/ Nhan đề: phù hợp với nội dung tư tưởng của VB, bởi dù người mẹ không xuất hiện trực tiếp, nhưng đó là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
d/ Điểm nhìn: người bố 
à Tác dụng:
- Làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng (người mẹ) được kể.
- Thể hiện được tình cảm và thái độ của người kể.
- Nói về những gian khổ hi sinh mà người mẹ đẫ âm thầm , lặng lẽ dành cho con một cách tế nhị và sâu sắc.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Hoàn cảnh viết thư:
- Bố En-ri-cô viết cho con, phê phán nghiêm khắc khi En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà .
2. Nội dung bức thư:
a)Thái độ của người cha đối với En- ri-cô:
-Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô :
+Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
+ Bố không thể nén cơn tức giận.
+Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
+Thật đáng xấu hổ và nhục nhã.
=> Buồn bã, đau đớn và tức giận vì En-ri-cô có lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ
b)Tình cảm của mẹ En-ri-cô:
- Thức suốt đêm...mất con
- Người mẹ ....cứu sống con
=>Yêu thương con sâu sắc.
*En-ri-cô nhận ra: Tình yêu thương kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn ...  dung, lạc quan
4.Chọn câu đúng : b,c, e
4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Học thuộc phần ghi nhớ 
- Sưu tầm 1 số bài thơ, bài hát phổ thơ, một bài dân ca mà em cho là hay nhất chép vào sổ tay học thuộc học các tác giả và tác phẩm trữ tình 
 - Soạn bài “Ôn tập Tiếng Việt”
 ------------------------------------------------------------------
 Ngàysoạn: 6/1/2019 Ngàydạy: 7/1/2019 
 Tiết : 68 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hệ thống hoá kiến thức đã học ở HKI.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về.
 - Cấu tạo từ (Từ ghép, từ láy).
 - Từ loại (Đại từ, Quan hệ từ)
 - Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
 - Từ Hán Việt, các phép tu từ.
2. Kĩ năng: 
 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ: 
 - Ôn tập kĩ để chuẩn bị cho kì thi hết HKI
 II. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Bài mới :
 Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài dạy
 *Hoạt động 1: I.Ôn tập các loại từ 1. Từ phức
 TỪ PHỨC
TỪ GHÉP TỪ LÁY
 CHÍNH PHỤ ĐẲNG LẬP TOÀN BỘ BỘ PHẬN
	 P.ÂMĐẦU VẦN
 VD: Áo dài	 Bàn ghế Xinh xinh Mếu máo Loắt choắt 	
2. Đại từ
ĐẠI TỪ
 ĐẠI TỪ ĐỂ TRỎ ĐẠI TỪ ĐỂ HỎI
Trỏ người, Trỏ số Trỏ hoạt động, Hỏi về người, Hỏi về Hỏi về h.đ 
 sự vật lượng tính chất sự vật số lượng tính chất VD:Tôi, ta Bấy Vậy, thế Ai?Gì? Bao nhiêu Sao
 bấy nhiêu bấy nhiêu thế nào
3. Quan hệ từ
Ý NGHĨA
CHỨC NĂNG
DANH TỪ,ĐỘNG TỪ,TÍNH TỪ
QUAN HỆ TỪ
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, câu
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
- Liên kết các thành phần của cụm từ,câu
4. Từ Hán Việt: 
Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
- Bạch (bạch cầu): huyết cầu trắng
- Bán (bức tượng bán thân): nửa thân
- Cô (cô độc): lẻ loi một mình
- Cư (cư trú): ở
- Cửu (cửu chương): bảng cửu chương
- Dạ (dạ hội): cuộc vui lớn tổ chức vào buổi tối; (dạ hương): loài cây nhỏ cùng họ với cây thuốc lá, hoa nhỏ, hình ống phễu dài, màu vàng nhạt, thơm nở về ban đêm. 
- Đại (đại lộ): đường lớn ở Thành phố; (đại thắng): thắng lớn
- Điền (điền chủ): người chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô
- Hồi (hồi hương): trở về làng quê, sứ sở
- Hậu (hậu vệ): bộ phận hay cầu thủ hoạt động ở đằng sau
- Hữu (hữu ích): có ích
- Lực (nhân lực): sức người trong lao động
- Nhật (nhật kí): chuyện ghi chép hàng ngày
- Tiếu (tiếu lâm): chuyện dân gian, dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán
*Hoạt động 2: Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Thành ngữ, Điệp ngữ, Chơi chữ
?Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại ?
? Tại sao lại có hiện tượng từ đồng nghĩa?
 HS: Suy nghĩ trả lời
? Thế nào là từ trái nghĩa ?
?Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với từ bé, thắng, chăm chỉ?
? Thế nào là từ đồng âm. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
HS: Suy nghĩ trả lời
? Thế nào là từ thành ngữ ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu? 
?Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
+ Bách chiến bách thắng
+ Bán tín bán nghi
+ Khẩu phật tâm xà
+ Kim chi ngọc diệp
?Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
- Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng.
- Phải cố gắng đến cùng
- Cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái.
- Giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì.
? Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ?
? Thế nào là chơi chữ? Có các lối chơi chữ nào ?
II. TỪ ĐỒNG NGHĨA,TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM, THÀNH NGỮ, ĐIỆP NGỮ,CHƠI CHỮ.
1. Từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống.
- Từ đồng nghĩa có 2 loại : Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau)
2. Từ trái nghĩa:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
+Bé: đồng nghĩa với nhỏ, trái nghĩa với to, lớn 
+Thắng đồng nghĩa với được, thành công, trái nghĩa với thua, bại
+Chăm chỉ đồng nghĩa với siêng năng, trái nghĩa với lười biếng
3. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
+ Từ đồng âm có âm giống nhau 
+ Từ đồng nghĩa có 1 âm nhưng có nhiều nghĩa khác nhau.
4. Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ 
 => Trăm trận trăm thắng
=> Nửa tin nửa ngờ.
=> Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.
=> Cành vàng lá ngọc
=>Đồng không mông quạnh.
=>Còn nước còn tát.
=>Mũi dại lái chịu đòn.
=>Tiền rừng bạc bể, nứt đố đổ vách.
5. Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp từ.
- Có 3 dạng điệp ngữ : Đngữ cách quãng, Đngữ nối tiếp, Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)
6. Chơi chữ:
- Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước  làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
VD: “Chị hươu đi chợ Đồng Nai
 Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò”
4.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Ôn bài kỹ các bài tiếng việt đã học 
 - Chuẩn bị phần chương trình địa phương
 ------------------------------------------------ 
 Ngày soạn: 6/1/2019
 Ngày dạy: 11/12019
Tiết 69: 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: PHẦN TIẾNG VIỆT
 RÌn luyÖn chÝnh t¶
 Thùc hµnh söa ch÷a c¸c lçi chÝnh t¶ th­êng gÆp
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả thường gặp
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng sử dụng từ chính xác trong khi nói và viết
3. Thái độ: 
 - Tôn trọng giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
 - Giao tiếp: trình bày trao đổi về cách sử dụng từ địa phương phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
 - Tự nhận thức được sự phong phú tiếng việt và cách sử dụng trong giao tiếp của cá nhân
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phân tích tình huống
 - Thực hành
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 Bảng phụ ghi ví dụ
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy v à Trò
Nội dung kiến thức
-GV: Ở bài này chúng ta cần:
HS đọc đoạn thơ của Tố Hữu, và thực hiện yêu cầu của đề bài? 
GV hướng dẫn hs sửa lại cho đúng
HS đọc yêu cầu của BT2:
GV hướng dẫn hs làm các bài tập còn lại.
GV hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ sung.
-Nghe – viết một đoạn, bài thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
-Yêu cầu viết đúng các tiếng có phụ âm đầu: sông, xanh, núi, trăng, xây, xuân, Nội, riêu, lành lạnh, trống chèo, lại, xa.
-Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ ?
-Yêu cầu viết đúng các tiếng: suối, trong, xa, trăng, lồng, khuya, lo, nỗi, nước.
-Điền 1 chữ cái, 1 dấu thanh hoặc 1 vần vào chỗ trống ?
-Điền 1 tiếng hoặc 1 từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống ?
-Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất ?
-Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, vd tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi ?
-Đặt câu phân biệt những từ chứa những tiếng dễ lẫn ?
I.Nội dung luyện tập:
-Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi, vd: tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
-Viết đúng các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, vd: c/t, n/ng
-Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi, vd:hỏi/ngã
-Viết đúng các tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi,vd: i/iê, o/ô
-Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi, vd:v/d
II. Bài tập
Bài 1 Các từ viết sai: dửa, trim,Xơn,Giốc,xườn,chơn,trập trờn,giốc, xườn, chơn,dấc,rặm.
Bài 2 : tiêm phòng, trái tim,con hươu, đìu hiu,gioéi thiệu, thảnh thơi,nghĩa vụ, xắn áo,xiêu vẹo,xuýt xoa
1-Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
a) Nghe – viết hai đoạn văn trong bài Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):
 Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
 Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
b) Nhớ – viết bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh):
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
2-Làm các bài tập chính tả:
a)Điền vào chỗ trống:
-Điền x hoặc s: xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
-Điền dấu hỏi hoặc ngã: tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
-Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống: chung sức, trung thành, chung thuỷ, trung đại.
-Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vào chỗ thích hợp: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b)Tìm từ theo yêu cầu:
-Tên các loài cá bắt đầu bằng ch/tr: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chuồn, cá chầy; cá trắm, cá trôi, cá trê
-Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã: nghỉ ngơi, ăn ngủ, học hỏi, ngớ ngẩn, lẩm cẩm, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, ngỡ ngàng, nghễng ngãng. 
-Không thật vì được tạo ra 1 cách không tự nhiên: giả ngô giả ngọng. 
-Tàn ác vô nhân đạo: miệng nam mô bụng bồ dao găm, ném đá giấu tay.
-Dùng cử chỉ ánh mắt làm giấu hiệu: 
c)Đặt câu:
-Đặt câu với từ: giành, dành.
+Nhân dân ta đã chiến đấu gian khổ mới giành được độc lập.
+Mẹ tôi dành dụm tiền để nuôi tôi ăn học.
-Đặt câu với các từ: tắt, tắc.
+Nó hay đi ngang về tắt.
+Những bài văn cổ thường hay dùng cụm từ “Sơn hà xã tắc”.
4. Dặn dò:
---------------------------------------------------------- 
 Tiết 70-71:
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 (Theo đề của PGD)
Ngày soạn: 6/1/2019	Ngày dạy: 11/1/2019
Tiết 72: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến Thức:
 - Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về phần đọc hiểu và Tập Làm Văn. Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
 2. Kĩ năng: 
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của hs.
 3. Thái độ: 
 - Nhận ra ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn ,các câu ở bài văn.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã làm bài kiểm tra Tiếng Việt + bài kiểm tra Văn và bai viết Tập Làm Văn. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
Đề và đáp án của PGD

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_202.doc