Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2021-2022 - Cầm Bảo Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2021-2022 - Cầm Bảo Nam

I. Tìm hiểu chung

1) Tác giả

- Lý Lan sinh năm 1957.

- Bà là một nhà văn, nhà thơ và dịch giả.

- Quê hương: Bà sinh ra tại Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương.

- Một số tác phẩm sáng tác như: Chàng nghệ sĩ (truyện dài đầu tay), Cỏ hát (tập truyện ngắn đầu tay). Cổng trường mở ra được in trong SGK Ngữ Văn 7, tập 1

2) Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Cổng trường mở ra được in trên báo Tuổi trẻ, số 166 ngày 1 tháng 9 năm 2000.

b. Tóm tắt

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Còn con thì háo hức nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ ngon lành. Khi con đã ngủ say, mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học lúc con mới ba tuổi. Nhìn con, mẹ cũng nhớ lại tuổi thơ của mình với buổi khai trường đầu tiên khi được bà ngoại đưa tới trường. Mẹ nhắc đến câu chuyện ở Nhật, người ta coi ngày lễ khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn thường nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường còn đường phố thì được thu dọn sạch sẽ và trang hoàng lộng lẫy. Cuối cùng, mẹ tưởng tưởng về hình ảnh ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tau mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

c. Bố cục

Gồm 2 phần:

• Phần 1: Từ đầu đến “mẹ vừa bước vào”. Diễn biến tâm trạng của người mẹ đêm trước ngày khai trường của con.

• Phần 2. Còn lại. Suy nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục.

 

doc 82 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2021-2022 - Cầm Bảo Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ......: Bài...... - Tiết ......: Đọc – Hiểu văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
- Lý Lan -
I. Tìm hiểu chung
1) Tác giả
- Lý Lan sinh năm 1957.
- Bà là một nhà văn, nhà thơ và dịch giả.
- Quê hương: Bà sinh ra tại Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương.
- Một số tác phẩm sáng tác như: Chàng nghệ sĩ (truyện dài đầu tay), Cỏ hát (tập truyện ngắn đầu tay). Cổng trường mở ra được in trong SGK Ngữ Văn 7, tập 1
2) Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Cổng trường mở ra được in trên báo Tuổi trẻ, số 166 ngày 1 tháng 9 năm 2000.
b. Tóm tắt
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Còn con thì háo hức nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ ngon lành. Khi con đã ngủ say, mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học lúc con mới ba tuổi. Nhìn con, mẹ cũng nhớ lại tuổi thơ của mình với buổi khai trường đầu tiên khi được bà ngoại đưa tới trường. Mẹ nhắc đến câu chuyện ở Nhật, người ta coi ngày lễ khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn thường nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường còn đường phố thì được thu dọn sạch sẽ và trang hoàng lộng lẫy. Cuối cùng, mẹ tưởng tưởng về hình ảnh ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tau mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
c. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “mẹ vừa bước vào”. Diễn biến tâm trạng của người mẹ đêm trước ngày khai trường của con.
Phần 2. Còn lại. Suy nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Diễn biến tâm trạng của người mẹ đêm trước ngày khai trường của con
- Hành động của con:
Háo hức như trước những chuyến đi chơi xa vì ngày mai vào lớp 1.
Tranh dọn dẹp đồ chơi với mẹ.
Chuẩn bị đầy đủ quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đã sẵn sàng.
Không có mối bận tâm nào khác ngoài ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
Giấc ngủ đến với con dễ dàng.
=> Con là một đứa trẻ hồn nhiên vô tư nhưng cũng ý thức được trách nhiệm khi bắt đầu vào học lớp Một.
- Diễn biến tâm trạng của mẹ:
Không tập trung làm được một việc gì cả.
Mẹ dặn mình phải đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được.
Nhớ lại ngày đầu tiên con đi học hồi ba tuổi đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Cả ngôi trường mới cũng đã quen với thầy cô và bạn bè mới.
Mẹ nhận ra không phải vì lo lắng cho con đến nỗi không ngủ được.
Tin tưởng rằng con đã lớn và sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường.
Nhớ lại kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên của chính mình.
Cảm giác nôn nao, hồi hộp của ngày hôm ấy như vẫn còn y nguyên khi cùng bà ngoại đến trường.
=> Mẹ luôn yêu thương và dành cho con sự quan tâm, tin tưởng. Sự kiện ngày khai trường đầu tiên khi con vào lớp Một đã gợi lại trong mẹ kỉ niệm về thời thơ ấu của người mẹ. Ngày đầu tiên khai trường với những hồi hộp và rạo rực.
2. Suy nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục
- Người mẹ nhớ đến câu chuyện ở Nhật:
Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Người lớn nghỉ làm để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn dẹp sạch sẽ và trang trí tươi vui.
Các quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường chia nhau đến dự lễ khai trường ở khắp các trường học không chỉ để thăm hỏi mà còn xem xét để kịp thời điều chỉnh chính sách giáo dục.
=> Tầm quan trọng của giáo dục: ảnh hưởng đến một thế hệ mai sau, sai một li có thể đi một dặm.
- Lời nhắn nhủ của mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
=> Lời nhắn nhủ thể hiện niềm tin tưởng và lạc quan vào hành trình của con trong suốt những năm tháng sau này.
III. Tổng kết
.-. Giá trị nội dung
“Cổng trường mở ra” giống như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng. Tác phẩm giúp người đọc hiểu được tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường.
.-. Giá trị nghệ thuật
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
Bổ xung: bảng so sánh tâm trạng me-con 
Tâm trạng
Mẹ
Con
Thao thức, không ngủ đươc, suy nghĩ triền miên
Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng . Qua đó thể hiện tâm trạng : nhẹ nhàng, thanh thản, vô tư của con.
- Con háo hức cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
- Con thường háo hức mỗi khi được đi chơi xa đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Và mẹ biết đêm nay con cũng có những háo hức như vậy. Hơn nữa sự chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên vào lớp 1 đã khiến con cảm nhận được sự quan trọng cuả ngày khai truờng. Và con đã ý thức được "ngày mai phải thức dậy cho kịp giờ".
Tuần ......: Bài 1 - Tiết ......: Đọc – Hiểu văn bản:
MẸ TÔI
Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
I. Tìm hiểu chung
1) Tác giả
- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 - 1908) là nhà văn người I-ta-li-a.
- Ông là tác giả của những cuốn sách như: Cuộc đời của các chiến binh (tập truyện ngắn, 1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (tập truyện ngắn 1892)...
- Ông được biết đến với tác phẩm dành cho thiếu nhi nổi tiếng khắp thế giới: Những tấm lòng cao cả (1886).
2) Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản “Mẹ tôi” trong SGK được rút ra từ tập truyện “Những tấm lòng cao cả” sáng tác năm 1886.
2. Tóm tắt
En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm khiến cho bố rất phiền lòng. Chính vì vậy, bố đã viết thư cho em để bày tỏ thái độ và khuyên nhủ con. Bố cũng kể lại những việc làm, sự hy sinh và tình cảm của mẹ dành cho con. Cuối cùng là lời yêu thương và hy vọng En-ri-cô không tái phạm lại lỗi lầm.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “xúc động vô cùng”. Lời bộc bạch của En-ri-cô khi nhận được thư của bố.
Phần 2: Còn lại. Nội dung bức thư: Thái độ và lời khuyên nhủ của người bố dành cho En-ri-cô trước hành động thiếu lễ độ với mẹ.
III. Đọc - hiểu văn bản
1. Lời bộc bạch của En-ri-cô khi nhận được thư của bố
Bức thư được mở đầu một cách trực tiếp:
- Lý do viết bức thư:
“Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
Để cảnh cáo En-ri-cô, người bố đã viết bức thư.
- Thái độ của En-ri-cô khi nhận thư: xúc động vô cùng.
=> Bức thư giống như “một món quà” về bài học ứng xử nhẹ nhàng mà sâu sắc dành cho En-ri-cô.
2. Nội dung bức thư
- Thái độ của bố trước hành động của con:
Sự hỗ lão của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
Tức giận khi nhớ lại hành động của con.
Ngạc nhiên về thái độ của con: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”
- Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô qua lời kể của bố:
Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng con.
Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.
=> Đó là một người mẹ vĩ đại với tình yêu thương con vô bờ bến.
- Tưởng tượng về tương lai:
Khi đã khôn lớn trưởng thành, chắc chắn sẽ có lúc con mong ước được nghe tiếng nói của mẹ, được mẹ ôm vào lòng.
Con sẽ cay đắng khi nhớ lại day dứt khi nhớ lại hành động ngày hôm nay.
=> Khẳng định vai trò của gia đình: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
- Lời khuyên răn của bố:
“Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”.
“Từ nay con không được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ.
“Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa” .
=> Một lời khuyên nhủ quyết liệt nhưng thuyết phục, không gây cảm giác nặng nề, ép buộc.
3. Ý nghĩa của bức thư
- Đề cao vai trò của tình cảm gia đình.
- Khuyên nhủ con người phải biết kính trọng và yêu thương cha mẹ.
III. Tổng kết.
.-. Giá trị nội dung
Văn bản đề cao giá trị của tình cảm gia đình, nhất là tình cảm kính trọng yêu thương dành cho cha mẹ.
.-. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản được viết dưới dạng một bức thư giúp người viết dễ dàng bộc lộ cảm xúc.
- Giọng văn nhẹ nhàng nhưng cũng mạnh mẽ góp phần thể hiện thái độ của người viết.
Tuần ......: Bài 1 - Tiết ......: Tiếng Việt:
TỪ GHÉP
I. Các loại từ ghép
 1. 
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở những ví dụ trong SGK:
- Tiếng chính là: bà, tiếng phụ là: ngoại.
- Tiếng chính là: thơm, tiếng phụ là: phức.
- Nhận xét: Tiếng chính thường đứng trước tiếng phụ.
 2. Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng ở những ví dụ trong SGK (trích văn bản Cổng trường mở ra) có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
Gợi ý: Các tiếng quần, áo hay trầm, bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
=> Tổng kết:
- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
II. Nghĩa của từ ghép
 1. So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của thơm, em thấy có gì khác nhau?
Gợi ý: 
- Các từ: bà, bà ngoại:
bà: người phụ nữ sinh ra bố hoặc mẹ
bà ngoại: người phụ nữ sinh ra mẹ
- Các từ: thơm, thơm phức:
thơm: mùi hương dễ chịu
thơm phức: mùi hương dễ chịu, chỉ đồ ăn
 2. So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi từ quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với mỗi từ trầm, bổng.
Gợi ý: 
- Các từ: quần áo, quần, áo:
quần áo: quần áo để mặc nói chung
áo: đồ dùng để mặc che phần thân trên và hai tay
quần: đồ dùng để mặc che phần thân dưới.
- Các từ: trầm bổng, trầm, bổng:
trầm bổng: âm thanh nghe êm tai, nhẹ nhàng.
trầm: âm vực thấp
bổng: âm vực cao.
=> Tổng kết:
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
III. Luyện tập
Câu 1. Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại sau đây:
Từ ghép chính phụ
lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép đẳng lập
suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
Câu 2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ:
- bút: bút bi, bút mực, bút xóa, bút chì, bút màu, bút chì kim, bút chì gỗ
- thước: thước kẻ, thước dây, thước gỗ
- mưa: mưa phùn, mưa bay, mưa bụi, mưa rào, mưa đá
- làm: làm việc, làm đồng, làm cảnh, làm màu
- ăn: ăn cơm, ăn mì, ăn cháo, ăn thóc
- trắng: trắng tinh, trắng muốt, trắng lóa, trắng sáng, trắng đục, trắng nhợt
nhát: nhát gan
Câu 3. Điển thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.
- núi: núi rừng, núi đồi, núi non
- ham: ham thích, ham muốn
- xinh: xinh đẹp, xinh tươi
- mặt: m ... g trưng cho mùa hè, cho tuổi học trò khi mùa chia tay đến.
- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì: Cây hoa phượng thường được trồng ở trong trường học, gắn bó và chứng kiến những kỉ niệm của học sinh.
b. Mạch ý của bài văn:
- Hoa phượng khơi gợi những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
- Phượng chỉ còn một mình buồn bã khi học sinh đã nghỉ hè.
- Ba thắng trời đằng đẵng khiến phượng khóc.
c. Bài văn này sử dụng cả hai hình thức biểu cảm
- Trực tiếp: Bộc lộ trực tiếp tình cảm qua các từ: “buồn xiết bao”, “nhớ”, “mọi nơi đều buồn bã”, “phượng khóc”.
- Gián tiếp: Mượn hình ảnh hoa phượng để nói về tình cảm của con người.
Ngày soạn: / /
Tiết : Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
- Đối tượng:
a. Dòng sông quê hương
b. Đêm trăng trung thu
c. Nụ cười của mẹ
d. Kỉ niệm tuổi thơ
e. Loài cây
- Tình cảm:
Các đề a, b, c và d đều thể hiện tình cảm yêu mến.
Đề d thể hiện tình cảm vui buồn đan xen.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
a.
- Đối tượng: nụ cười của mẹ.
- Cần hình dung được: nụ cười của mẹ như thế nào, khi nào thì mẹ cười, tác dụng của nụ cười ấy đối với người viết.
b. Lập dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ: ấm áp, dịu dàng hay rạng rỡ, tươi tắn?
* Thân bài:
- Giới thiệu qua về mẹ: tên, tuổi và nghề nghiệp.
- Miêu tả đôi nét về mẹ: dáng người, khuôn mặt Và nêu ra đặc điểm em ấn tượng nhất: nụ cười.
- Mẹ thường mỉm cười: khi em được điểm tốt, khi em giúp đỡ công việc nhà
- Tác dụng của nụ cười: nguồn động lực để em cố gắng.
- Khi thiếu vắng nụ cười của mẹ: buồn bã, thiếu đi cảm giác vui vẻ
* Kết bài: Tình cảm của em dành cho mẹ: yêu thương, hy vọng mẹ luôn được vui vẻ.
c. Viết bài: Dự kiến cách viết đối với từng phần
- Mở bài: Sử dụng một câu ca dao hoặc câu thơ viết về mẹ để dẫn dắt đến hình ảnh người mẹ và nụ cười của mẹ.
- Thân bài: Trình bày theo những nội dung ở phần tìm ý. Nhưng qua việc miêu tả hình ảnh nụ cười và kể lại những kỉ niệm về nụ cười của mẹ.
- Kết bài: Bộc lộ tình cảm chân thành dành cho mẹ (có thể sử dụng một bài thơ viết về mẹ để kết lại).
d. Sau khi viết xong cần đọc lại và sửa chữa bài viết: các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp để bài viết hoàn hảo nhất.
=> Tổng kết:
- Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
- Các bước làm bài văn biểu cảm là:
Tìm hiểu đề
Tìm ý và lập dàn ý
Viết bài
Đọc lại và sửa bài
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
- Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm khi diễn đạt tình cảm.
II. Luyện tập
Đọc bài văn trong SGK và trả lời câu hỏi:
a.
- Bài văn trên bộc lộ tình yêu quê hương của người viết.
- Đối tượng: mảnh đất An Giang, quê hương của tác giả.
- Đặt tên nhan đề: An Giang quê tôi, An Giang - mảnh đất của kí ức,
- Tên đề văn: Cảm nghĩ về quê hương.
b. Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm: quê hương với những cái đẹp, cái lớn lao.
* Thân bài:
- Quê hương hiện lên trong kí ức của tác giả:
Cánh đồng bao la vàng rực.
Tiếng chuông chùa ngân thẳm canh khuya.
Ánh nắng chiều tà
Màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng người đập đá.
- Hình ảnh quê hương hiện lên trong lịch sử: là bãi chiến trường với những con người anh hùng đã mãi mãi nằm xuống.
* Kết bài: Tình yêu của tác giả dành cho quê hương.
c.- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
 - Tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương: các từ “yêu”, “nhớ” được lặp lại nhiều lần.
* Bài tập ôn luyện: Xác định đối tượng và tình cảm trong đề văn sau. Sau đó lập dàn ý cho đề văn đó.
Đề bài: Cảm nghĩ về người thầy, người cô mà em yêu mến.
Gợi ý:
a. Đối tượng: người thầy, người cô
b. Tình cảm: yêu mến, kính trọng và biết ơn.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu về người thầy/cô giáo của em.
* Thân bài:
- Miêu tả qua về thầy/cô:
Vóc dáng
Đôi mắt
Mái tóc
Khuôn mặt
Giọng nói: ấm áp, truyền cảm.
- Kỉ niệm về thầy cô:
Những tiết học đầy ắp nụ cười.
Những bài giảng bổ ích.
Lời khuyên cố gắng trong học tập.
=> Lòng yêu mến, ngưỡng mộ và cảm phục dành cho thầy/cô.
* Kết bài: Bộc lộ tình cảm dành cho thầy/cô của mình.
Ngày soạn: / /
Tiết ..: 
A.Tìm hiểu chung 
I. Tác giả
- “Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn.
- Ông là người làng Nhân Mục - nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
- Bản diễn Nôm từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), bà là một phụ nữ tài sắc, người làm Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Có ý kiến lại cho rằng đó là của Phan Huy Ích.
II. Tác phẩm
- "Chinh phụ ngâm khúc" là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.
- Đoạn trích "Sau phút chia ly" nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia ly , tiễn chồng ra chiến trường.
- Thể thơ: Bản diễn Nôm được viết theo thể Song thất lục bát (gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu 6 - 8). Bốn câu thành một khổ thơ không hạn định.
III. Đọc - hiểu văn bản
1. Bốn câu thơ đầu:
- Tác giả sử dụng cách xưng hô thân mật: chàng - thiếp.
- Hình ảnh đối lập:
đi - về
cõi xa mưa gió - buồng cũ chiếu chăn
=> Sự chia cắt: Người chồng thì lên đường đi ra chiến trận, đối mặt với những khó khăn hiểm nguy. Còn người vợ thì trở về mái ấm gia đình, bình yên nhưng trống trải. Qua đó, nhấn mạnh một hiện thực phũ phàng đó là sự chia ly.
- Động từ “đoái” gợi ra hình ảnh người chinh phụ nhìn theo người chinh phu dù đã xa cách ngàn trùng.
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng: “mây biếc” - “núi xanh” kết hợp với động từ “tuôn”, “trải” càng làm cho không gian trở nên rộng lớn, khiến cho nỗi buồn thêm lớn hơn, trải dài vô tận.
=> Như vậy, bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ.
2. 4 khổ tiếp
- Các địa danh được nhắc đến: Hàm Dương - Tiêu Tương: vị trí xa cách của hai vợ chồng.
- Hình ảnh đối lập:
Chốn Hàm Dương: chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương: thiếp hãy chồng sang
=> Hình ảnh lứa đôi thắm thiết, không nỡ xa cách.
- Điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương tạo nên một nhịp điệu nối tiếp, gợi ra sự xa cách trùng điệp của người chinh phụ và chồng. Nỗi nhớ cũng giống như khoảng cách cứ trùng điệp nối tiếp nhau.
=> Bốn câu thơ tiếp theo một lần nữa nhấn mạnh nỗi nhớ nhung, buồn thảm bởi sự xa cách.
3. 4 câu cuối
- Hình ảnh đối lập: cùng trông lại - cùng chẳng thấy. Gợi không gian đã quá xa cách khiến cho hai người dù vẫn hướng về nhau nhưng không thể nhìn thấy nhau.
- Chỉ thấy thiên nhiên bạt ngàn: “ những mấy ngàn dâu”.
- Điệp ngữ: thấy, ngàn dâu, ai
- Tính từ chỉ mức độ tăng dần: xanh xanh - xanh ngắt
=> Hình ảnh thiên nhiên mênh mông đến hút tầm mắt khiến cho khoảng cách giữa hai người càng thêm rộng lớn.
- Câu cuối: câu hỏi tu từ “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” như muốn khẳng định nỗi buồn thương, cảm giác trống vắng cô độc của người ở lại không thể đo đếm được.
IV. Tổng kết:
- Nội dung: Đoạn trích cho thấy nỗi sầu của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi buồn ấy vừa có tác dụng tố cáo chiến tranh, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, biện pháp tu từ điệp ngữ, hình ảnh mang tính tượng trưng, thể thơ song thất lục bát
Tuần ......: Bài ...... - Tiết ......: Đọc – Hiểu văn bản:
BÁNH TRÔI NƯỚC
I. Tìm hiểu chung
1). Đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương
- Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.
- Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt Đường.
- Bà từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều danh sĩ nổi tiếng (trong đó có cả Nguyễn Du).
- Cuộc đời của Hồ Xuân Hương từng trải qua nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ éo le (làm vợ lẽ).
- Các tác phẩm của bà chủ yếu bao gồm thơ Nôm và thơ chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay còn khoảng 40 bài thơ được tương truyền là của Hồ Xuân Hương.
- Các sáng tác của bà đa phần đều viết về phụ nữ với tiếng nói thương cảm, cũng như sự khẳng định đề cao khát vọng của họ.
- Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
 Một số bài thơ nổi tiếng như: Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Quả mít
2). Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hoàn cảnh sáng tác
Được in trong “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam”, tập III, NXB Văn hóa, Hà Nội năm 1963.
2. Thể thơ
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ, cách hiệp vần ở câu 1, 2 và 4 (tròn - non - son).
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi
- Phần 2: Vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước
- Hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn).
- Cách thức làm bánh:
Luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.
Rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nặn.
- Nhân bánh: thường được làm bằng đường phên (tấm lòng son).
=> Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.
2. Hình ảnh người phụ nữ
- “Thân em” - mô típ quen thuộc trong ca dao xưa:
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
*
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
*
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
- Hình ảnh ẩn dụ: “bánh trôi” để chỉ người phụ nữ.
- Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.
- Số phận của người phụ nữ:
“Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.
=> Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.
III. Tổng kết
- Nội dung: Bánh trôi nước thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
Tuần ......: Bài...... - Tiết ......: Tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2021_202.doc