Giáo án Ngữ văn Lớp 7 học kì II sách Kết nối tri thức

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 học kì II sách Kết nối tri thức

1. Năng lực

+Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 6):

- Củng cố một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ; vần

2. Phẩm chất:

- Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dần gian hay cùa người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm

- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.

- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

 

docx 38 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 học kì II sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
ÔN TẬP BÀI 6. BÀI HỌC CUỘC SỐNG
BUỔI 16. ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN:TRUYỆN NGỤ NGÔN;TỤC NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
+Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 6):
- Củng cố một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.
- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ; vần
2. Phẩm chất: 
- Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dần gian hay cùa người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
B.NỘI DUNG ÔN TẬP
I.Củng cố tri thức ngữ văn ở bài 6.
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
1.Nhắc lại những kiến thức về truyện ngụ ngôn, tục ngữ
2.Nêu ý nghĩa những bài học rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn mà em đã học? 
3.Giải nghĩa 1 số câu tục ngữ?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
 – HS hoạt động cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận:
1.*Truyện ngụ ngôn(+ Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo; Ngôn: Lời nói-> Ngụ ngôn là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu)
+ Khái niệm: là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió. 
+Đặc điểm:
-Ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.
- Nhân vật :con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa.
-Nội dung:nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống 
* Tục ngữ 
+Khái niệm:là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần, có điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
-Về hình thức
+Tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc. 
+Có vần điệu; nhịp nhàng, cần đối.
+Hoàn chỉnh về ngữ pháp (đủ CN và VN).
+Dễ thuộc dễ nhớ
-Về nội dung
+ Tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống
-Giá trị:Tục ngữ là “Túi khôn” của nhân dân; là trí tuệ của xã hội được lưu truyền và sử dụng phổ biến trong đời sống
2.Bài học từ 1 số truyện ngụ ngôn:
+Đẽo cày giũa đường:
- Ý nghĩa:Mượn câu chuyện về người thợ mộc để ám chỉ những người thiếu chủ kiến khi làm việc và không suy xét kĩ khi nghe người khác góp ý.
- Bài học:+Cần phải tự tin, có chính kiến khi làm bất cứ việc gì.
+Trong cuộc sống luôn có rất nhiều ý kiến trái chiều, chín người mười ý, vì thế chúng ta cần biết lắng nghe và chọn lọc để biết đâu là lời khuyên phù hợp và đâu là lời khuyên không hữu ích, cần phải loại bỏ để tránh những hậu quả đáng tiếc
+Ếch ngồi đáy giếng
-Ý nghĩa: Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang.Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
-Bài học:+ Môi trường sống có ảnh hưởng đến suy nghĩa, cảm xúc và tính cách của mỗi cá nhân.
+ Cần khiêm tốn, tế nghị, có tinh thần học hỏi khi giao tiếp.
+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi, không nên dấu dốt
+Con mối và con kiến:
-Ý nghĩa:Phê phán lối sống hưởng thụ, chỉ biết phá hoại sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, khuyên nhủ con người hướng tới lối sống tốt đẹp
-Bài học:-Lối sống phá hoại, hưởng thụ sẽ dẫn đế hậu quả tự giết mình
-Phải chăm chỉ, có làm mới có ăn, một người vì mọi người là lối sống cao đẹp cần hướng tới
3.Ý nghĩa một số câu tục ngữ:
+Một giọt máu đào hơn ao nước lã:đề cao quan hệ huyết thống
+Bán anh em xa mua láng giềng gần:coi trọng quan hệ láng giềng
+Ai ăn mặn người nấy khát nước:ai làm điều không tốt thì người đó phải chịu hậu quả
+Đời cha ăn mặn đời con khát nước:cha mẹ làm điều xấu xa, con cái phải chịu quả báo
+Không thầy đố mày làm nên:Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan trọng. Thầy giỏi, có phương pháp dạy học tốt thì trò sẽ mau tiến bộ. 
+Học thầy chẳng tày học bạn: Học thầy là rất quan trọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
II.Luyện tập
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
1.Kể tên 1 số câu chuyện ngụ ngôn mà em biết?Qua những câu chuyện đó em rút ra bài học gì?
2.Giải nghĩa các câu tục ngữ?
3.Tìm những câu tục ngữ trái nghĩa với các câu trên
4.Làm đề đọc hiểu?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
 – HS hoạt động cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận:
  Câu 1. Người sống ,đống vàng:Người quý hơn của, quý gấp bội phần.
  Câu 2.Cái răng cái tóc là góc con người: Răng và tóc, suy rộng ra là hình thức của mỗi người, là sự thể hiện, phản ánh phần nào về con người đó (sức khoẻ, tính tình, tư cách
  Câu 3.Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói, rách, con người vẫn phải ăn, mặc sạch sẽ ; dù nghèo khổ, thiếu thốn, vẫn phải sống trong sạch, không được làm điều xâu xa, tội lỗi.
  Câu 4. Học ăn học nói, học gói học mở:Mỗi người đều phải học, để mọi hành vi đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết ứng xử có văn hoá.
  Câu 5.Học thầy chẳng tày học bạn:Câu này đề cao vai trò, ý nghĩa của yiệc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác, con người cần phải học hỏi.
–  Ta gần gũi bạn nhiều hơn, có thể học hỏi nhiều điều, ở nhiều lúc, nhiều hoàn cảnh. Bạn cũng có thể là thầy của ta. Bạn còn là hình ảnh tương đồng, ta có thể thấy mình trong đó, để tự học, tự trau dồi. Câu tục ngữ này khuyên nhủ chúng ta mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, cũng như ý nghĩa của việc kết bạn.
 Câu 6. Thương người như thể thương thân:Thương yêu người khác như chính bản thân mình.
 Câu 7.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng, vun đắp, phải biết ơn người đã giúp đỡ mình.
 Câu 8. Góp gió thành bão, góp cây nên rừng: Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó khăn ; nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc đó, thậm chí làm được việc lớn lao, khó khăn hơn.
Câu 9.Giấy rách phải giữ lấy lề:dù có thế nào, hoạn nạn khó khăn thì vẫn phải giữa nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của con người, không nên để bị cám dỗ
Câu 10.Có chí thì nên: có ý chí, lòng quyết tâm, cũng như nỗ lực thì nhất định chúng ta sẽ làm được điều mà mình mong muốn.
2Các câu trái nghĩa với nhau
Câu
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
(1)
-Người sống hơn đống vàng.
-Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.
-Của trọng hơn người.
(2)
-Uống nước nhớ nguồn.
-Uống nước nhớ người đào giếng.
- Ăn cháo đá (đái) bát.
-Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

4.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MÈO ĂN CHAY
 Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.
 Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.
 Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. 
 Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.
 (https://thuvienpdf.com/chi-tiet-tang-thu-vien/133/PO-meo-an-chay)
Câu 1 (1 điểm): Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản trên.
Câu 2 (1 điểm):Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau:
“Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.”
Câu 3 (1 điểm):Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì?(Giả vờ tỏ ra tử tế, nhân nghĩa)
Câu 4 (1 điểm): Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên.
(Câu chuyện phê phán những kẻ oai quyền giả nhân giả nghĩa, trong lòng thì mưu mô ác độc. Bởi vậy, trong cuộc sống, những con người có lời ngon ngọt chưa hẳn là tốt đẹp, nhưng lời nói thật lòng khó nghe lại có thể không phải là xấu.)
Câu 5 (1 điểm):Em có đồng tình với việc làm của con mèo già không? Vì sao?
+Đồng ý với việc làm của mèo già vì do mắt mờ,đã già yếu không bắt được chuột ăn thóc nên đã nghĩ cách để bắt chuột dễ dàng hơn.
+Không đồng ý với việc làm của mèo già vì giả nhân giả nghĩa,tính kế để bắt lũ chuột- Hs lí giả theo ý mình
2.Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới 
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Trong câu chuyện chim Én đã giúp Dế Mèn đạt được điều gì?
Câu 2. Qua câu chuyện, em thấy tính cách của Dế Mèn như thế nào?
Câu 3. Chi tiết “Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị : hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô . Mèn ngậm vào giữa . Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi” gợi cho em nghĩ đến lối sống nào của con người trong xã hội. Tác dụng của lối sống đó.
Câu 4. Nêu tên và tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
Câu 5. Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?
Câu 6. Nêu ngắn gọn (trong vòng 5 -> 7 câu văn) bài học sâu sắc nhất mà anh chị rút ra được cho bản thân từ câu chuyện trên?
*Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Trong câu chuyện chim Én đã giúp Dế Mèn được dạo chơi, được bay lên ngắm cảnh thiên nhiên.
Câu 2: Tính cách của Dế Mèn: ích kỉ, toan tính, vụ lợi.
Câu 3: Lối sống chia sẻ, giúp đỡ mọi người
Tác dụng: - Giúp đỡ những người xung quanh, giúp cuộc sống của họ tốt hơn.
-  ... 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
+Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 8):
- Củng cố các đặc điểm của VB nghị luận về một vấn để đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu hơn VB.
-Giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc đã được học thuộc chủ đề
2. Phẩm chất: 
- Có trách nhiệm với bản thần và với cộng đổng.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
B.NỘI DUNG ÔN TẬP
I.Củng cố tri thức ngữ văn ở bài 8.
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
?Nhắc lại khái niệm văn nghị luận?
?Có yếu tố cơ bản nào trong văn nghị luận? Những yếu tố ấy có vai trò gì?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
 – HS hoạt động cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận:
1.Khái niệm:Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng dụng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó.Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành động theo mình.
2.Các yếu tố trong văn nghị luận là lí lẽ và bằng chứng
+Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của minh
+Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ
3.Giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản đọc thuộc chủ đề:
a.Bản đồ dẫn đường(Đa-ni-en Gôt-li-ep).
+Nghệ thuật:
- Lối dẫn dắt độc đáo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng thuyết phục và bằng chứng chọn lọc, tiêu biểu 
- Cách đan xen phương thức tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận rất tài tình để làm tăng sức thuyết phục.
+Nội dung, ý nghĩa: 
- Chúng ta cần phải tìm kiếm cho mình tấm bản đồ. Mỗi người có hành trình riêng, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, không thể vay mượn hay bắt chước bất kì ai
b.Hãy cầm lấy và đọc -Huỳnh Như Phương
+Nghệ thuật:
 -Lối dẫn dắt độc đáo, lập luận chặt chẽ bằng cách đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục
+ Nội dung: 
-Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.
c.Nói với con- Y Phương
+ Nghệ thuật:
-Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu t/tha, trìu mến, xây dựng h/ảnh cụ thể mà có tính k/quát, mộc mạc và giàu chất thơ.
+Nội dung
-T/cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái, ca ngợi s/sống bền bỉ và t/thống cao đẹp của q/hương và niềm mong ước con kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
II.Luyện tập
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Gv cho HS luyện đề đọc hiểu
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
 – HS hoạt động cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận:
1.Đọc văn bản sau:
 KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
 ( “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)
Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. 	 D. Thần thoại.
Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? 
A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.
Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình? 
A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.
Câu 4. Trạng ngữ in nghiêng trong câu sau được dùng để làm gì ?
“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”
A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích. C. Chỉ phương tiện.
Câu 5. Câu chuyện trên bàn về:
A. Thói lười biếng. B. Tính siêng năng.
C. Tính tiết kiệm. D. Tính lo xa.
Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?
A. Những người vô lo, lười biếng. B. Những người chăm chỉ.
C. Những người biết lo xa . D. Những người chỉ biết hưởng thụ.
Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?
A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực. B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực. D. Được mùa ngô và lúa mì.
Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?
A. Không còn sức để làm. B. Không có sức khỏe. C. Yếu đuối. D. Yếu ớt.
Câu 9. Tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện trên?
Câu 10 . Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
(-Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng.
-Biết nhìn xa trông rộng; phải học cách nhận biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo để chuẩn bị ngay từ bây giờ để khỏi bở ngỡ.)
2.Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. 
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
(Trích “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” – Sở KH-CN Hà Nội)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng: (từ câu 1 đến câu 7)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A.Tự sự B. Thuyết minh C. Biểu cảm D. Miêu tả
Câu 2. Đoạn trích trên giới thiệu với người đọc về nội dung gì?
Tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường, sức khoẻ cũng như tính mạng của con người.
Bao bì ni lông có ảnh hưởng tới con người.
Bao bì ni lông bị vứt bừa bãi ra môi trường.
Việc sử dụng bao bì ni lông hiện nay của con người.
Câu 3.  Thuật ngữ “ca-đi-mi” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực nào?
Địa lí B.Lịch sử C.Văn học D.Hóa học
Câu 4. Cụm từ “bao bì ni lông” trong 2 đoạn văn trên được sử dụng phép liên kết gì?
Phép thế	C. Phép nối
Phép lặp	D. Dùng từ đồng nghĩa
Câu 5.  Bao bì ni lông có đặc tính gì?
Không phân huỷ của pla-xtíc B.Dễ phân hủy
C.Phân hủy một phần D.Phân hủy hoàn toàn
Câu 6. Câu văn “Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”sử dụng biện pháp tu từ gì?
So sánh B.Nhân hóa C.Ẩn dụ D.Liệt kê
Câu 7. Từ “pla-xtíc” trong câu văn sau có nghĩa là gì? “việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc”.
Chất dẻo gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử lớn gọi là Pô-li-me.
Là chất độc màu da cam C.Là kim loại màu bạc trắng
D.Là chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao
Câu 8: Nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp.
Hiện tượng
Những tác hại của bao bì ni lông 
a. Bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất 
1. làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
b. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống 
2. làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi
c. Bao bì ni lông trôi ra biển 
3. làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
d. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm 
4. làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
	
	a->2; b->1; c->4; d->3
Câu 9.  Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?
- Bao bì ni lông gây nhiều tác hại cho con người và môi trường sống.
- Chúng ta cần hạn chế và sử dụng một cách hợp lí bao bì ni lông
Câu 10.  Bản thân em đã làm gì để hạn chế sử dụng bao bì ni lông?
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gọi thực phẩm.
- Tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bè bạn và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông một cách hợp lý để bảo vệ môi trường
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Làm hoàn chỉnh các bài viết .
Ngày tháng năm 2023
BGH kí duyệt
................
BUỔI 25.ÔN TẬP TIẾNG VIỆT:
MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT;THUẬT NGỮ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_hoc_ki_ii_sach_ket_noi_tri_thuc.docx