Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Kết nối tri thức - Chủ đề 2: Khúc nhạc tâm hồn - Thu Nguyễn

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Kết nối tri thức - Chủ đề 2: Khúc nhạc tâm hồn - Thu Nguyễn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách đọc một văn bản thơ.

+ Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ qua thể thơ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp.

+ Nhận biết và nhận xét được những đặc sắc về nội dung của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ. Đồng thời xác định được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.

+ Xác định được đề tài chủ đề của bài thơ.

2. Năng lực

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

b. Năng lực đặc thù: Đọc được một văn bản thơ.

 

docx 16 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Kết nối tri thức - Chủ đề 2: Khúc nhạc tâm hồn - Thu Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:	
CHỦ ĐỀ 2 : KHÚC NHẠC TÂM HỒN
TIẾT:..ĐỌC VĂN BẢN: GẶP LÁ CƠM NẾP( THANH THẢO)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách đọc một văn bản thơ.
+ Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ qua thể thơ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp. 
+ Nhận biết và nhận xét được những đặc sắc về nội dung của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ. Đồng thời xác định được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ. 
+ Xác định được đề tài chủ đề của bài thơ.
2. Năng lực
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
b. Năng lực đặc thù: Đọc được một văn bản thơ.
3. Phẩm chất: 
- Trân trọng, tự hào và biết ơn những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc. Vun đắp tình yêu với thiên nhiên quê hương đất nước, với con người xung quanh, với cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang trải qua.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức hoạt động:	
* Chuyển giao nhiệm vụ: Em có biết đây là món gì không?
Em có thích món xôi không?Em đã từng ăn những món xôi nào?
....
Hãy dùng ba từ mô tả mùi vị của món xôi mà em thường ăn?
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 
1, Em rất thích ăn món xôi. Những món xôi em thường ăn là: xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi xéo, xôi lạc, xôi dừa, xôi cốm , xôi ngũ sắc. 
2, Ngọt bùi, thơm dẻo, ấm nóng.
* Đánh giá nhận xét, kết nối vào bài học: Từ một móm ăn rất đỗi bình dị nó cũng gợi lên trong ta rất nhiều ấn tượng, thậm chí cả những kỉ niệm, cảm xúc, bởi lẽ đây là một món ăn thật bình dị. Nhiều khi nhìn thấy hình ảnh của món xôi, ta nhớ đến đôi bàn tay vất vả, cần cù, chăm chỉ, những giọt mồ hôi của những người lao động để làm ra cái thứ gạo nếp thơm ngon mà chúng ta được thưởng thức. Ta nhớ đến đôi bàn tay tảo tần của những mẹ, những chị, những bà đã phải thức khuya dậy sớm nấu cho ta món xôi mình có thể ăn. Hôm nay, chúng ta cũng sẽ được học một bài thơ cũng khởi nguồn cảm hứng từ việc một món ăn gần gũi, thân thuộc, bình dị từ món xôi nếp, từ một hương vị rất đỗi đơn xơ giản dị của cuộc sống quê nhà qua bài thơ “ ”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung cần đạt
Mục tiêu: học sinh nắm được những vấn đề cơ bản về tác giả, văn bản.
b) Nội dung hoạt động: Gv tổ chức cho học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản bằng câu hỏi gợi mở, phiếu học tập.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv sử dụng kĩ thuật tia chớp kết hợp với phiếu học tập các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu chung về văn bản
 Cách đọc hiểu một văn bản thơ: 
Yêu cầu đọc:
Nắm vững các chiến lược đọc hiểu.
Những chú ý khi đọc văn bản.
“Chiến thuật” đọc: Theo dõi, dự đoán, hình dung, đối chiếu.
Chú ý khi đọc:
Đọc theo trình tự: đọc thầm trước=> đọc thành tiếng=> đọc diễn cảm bài thơ.
 Giọng thơ thay đổi linh hoạt theo nhịp thơ, thể hiện cảm xúc của từng phần, từng đoạn: 
+ Giọng ôn tồn, tâm sự trong khổ thơ thứ nhất. 
+ Giọng bồi hồi, tha thiết trong khổ thơ thứ hai.
+ Giọng xúc động, suy tư khổ thơ thứ ba.
+ Giọng xao xuyến khi đọc khổ cuối
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: TÌM HIỂU CHUNG
Văn bản: ..
Tác giả
 Thể thơ
Gieo vần
Ngắt nhịp
PTBĐ chính
Bố cục
Hs tiếp nhận nhiệm vụ.
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhận xét đặc điểm hình thức của bài thơ?
+ Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm chữ, chủ yếu gieo vần chân và vần liền để tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc. 
+ Nhịp thơ có sự thay đổi linh hoạt giữa nhịp chính 2/3 và nhịp3/2, ¼. Trong đó nhịp 2/3 đã góp phần tạo ra giọng thơ đều gặp, ôn tồn như lời giãi bày tâm sự của người lính xa nhà đã lâu. 
+ Còn nhịp 3/2 và 1/4 tạo ra những điểm nhấn của cảm xúc trong mạch thơ.
Nhận xét về bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ?
Bài thơ là lời tâm sự của con- người chiến sĩ đã xa gia đình đi chiến đấu đã được mấy năm. Tình cờ gặp lá cơm nếp trên đường hành quân, mùi hương của lá cơm nếp đã gợi cho anh nhớ về mẹ với bao kỷ niệm nồng ấm, nghĩa tình. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hiện tại=> quá khứ =>hiện tại. Tình yêu mẹ lồng trong tình yêu quê hương đất nước.
I, ĐỌC VĂN BẢN
1, Tác giả: 
+ Thanh Thảo sinh năm 1946 quê ở Quảng Ngãi. 
+ Ông là một nhà thơ, nhà báo, được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh vào thời hậu chiến: những người đi tới biển (1977) , Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), khối vuông Rubic 1985, từ một đến một trăm(1988)
2, Văn bản
 - Xuất xứ: Trích Dấu chân qua trảng cỏ
- Thể thơ: 5 chữ
- Gieo vần: 
+ Bài thơ được gieo : vần chân 
+ Cách gieo vần: vừa có vần liền( hai câu giữa mỗi khổ thơ) cũng có cả vần cách.
- Ngắt nhịp: 
+ Nhịp chủ đạo: 2/3
+ Kết hợp với nhịp 3/2 và nhịp 1/4
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Bố cục: 
Khổ 1: Hoàn cảnh của nhắc con nhớ về mẹ. 
Khổ 2: Hình ảnh người mẹ trong kí ức và nỗi nhớ thương của con. 
Khổ 3: Tình cảm người con dành cho mẹ và đất nước. Khổ 4: Nỗi bâng khuâng, xao xuyến trong lòng người con.
II, KHÁM PHÁ VĂN BẢN
a, Mục tiêu: Hs tìm hiểu Hoàn cảnh gợi người con nhớ về mẹ.
b) Nội dung hoạt động: Gv tổ chức cho học sinh tìm hiểu bằng câu hỏi gợi mở, phiếu học tập.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
1, Hoàn cảnh gợi người con nhớ về mẹ.
*Chuyển giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Thảo luận nhóm bàn ( 5p)
Câu 1: Khổ thơ đầu tiên cho chúng ta biết được gì về hoàn cảnh của người con (thời gian không gian và yếu tố ngoại cảnh)?
Câu 2: Câu thơ “Thèm bát xôi mùa gặt” cho em hiểu thêm gì về người con cũng như hoàn cảnh người con trang trải qua?
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy nêu bối cảnh chung và bối cảnh riêng của truyện?
- Hs thực hiện nhiệm vụ: Chú ý vào văn bản.
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát, lắng nghe.
- Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.	
Câu 1: Hoàn cảnh của “con”: “Xa nhà đã mấy năm”
+ Không gian: người lính đang hành quân giữa rừng Trường Sơn, anh đã “xa nhà”, xa mẹ để đi đánh giặc bảo vệ quê hương. 
+ Thời gian: “đã mấy năm” từ “đã” kết hợp với cách tính đếm thời gian “mấy năm” thể hiện trong cảnh cảm nhận của con, khoảng thời gian xa cách ấy dài lâu biền biệt.
Chính hoàn cảnh xa cách quê nhà ấy đã góp phần khơi lên nỗi nhớ nhung trong người lính về nhà, về mẹ. Đồng thời hoàn cảnh này đã góp phần thể hiện ao ước bình dị của người lính ở câu thơ sau.
Câu 2: 
Ước ao bình “Thèm bát xôi mùa gặt”. 
+ “Bát xôi mùa gặt” không chỉ là một món ăn dân dã, bình dị của làng quê mà còn gợi lên những kỷ niệm ấm áp, nghĩa tình với sự chăm sóc ân cần của mẹ. 
+ Từ “thèm” diễn tả rất đúng, rất thật của người con từ một bữa cơm ấm nóng thơm dẻo giữa những gian khổ thiếu thốn của chiến tranh. Đồng thời gợi lên cả nỗi ao ước, nhớ thương hướng về quê hương về gia đình. 
=>Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh chủ quan của “con”- một người lính xa nhà, xa mẹ bấy lâu nên nỗi nhớ về quê hương về mẹ luôn thường trực trong tim anh.
-Hoàn cảnh khách quan. 
Khói bay ngang tầm mắt
Mùi xôi sao lạ lùng
Thị giác: khói lam chiều nơi núi rừng Trường Sơn bay ngang tầm mắt => gợi nhớ về khói bếp mẹ đun, về khói tỏa ấm nồng của nồi xôi nếp đầu mùa. 
Khứu giác: mùi lá cơm nếp thơm nồng anh gặp bên đường hành quân=> gợi nhớ về mùi xôi thơm thảo nơi quê nhà. 
Cụm từ “sao lạ lùng” vừa nhấn mạnh hương vị nồng nàn của lá cơm nếp, vừa gợi lên sự trùng hợp lạ kỳ giữa nỗi ao ước trong lòng và hoàn cảnh khách quan của người lính.
Nhận xét về hoàn cảnh gợi nhắc cho con nhớ về mẹ?
Những hình ảnh, hương vị ở núi rừng nơi chiến trường mà người lính tình cờ bắt gặp đã gợi lên bao kỉ niệm về gia đình, quê hương. 
Ao ước chủ quan của “con” lại trùng hợp bắt gặp yếu tố khách quan của hoàn cảnh, điều này đã làm sống dậy trong người lính cứu về những hình ảnh thân thương nơi quê nhà.
Gv: Chính những câu thơ đầu tiên đã dắt dẫn chúng ta vào chủ đề của bài thơ, đãn dẫn chúng ta để cùng nhau trở về miền kí ức và hình ảnh người mẹ nơi quê nghèo hiện lên vô cùng sống động trong khổ thơ thứ 2. 
+ Những hình ảnh, hương vị ở núi rừng nơi chiến trường mà người lính tình cờ bắt gặp đã gợi lên bao kỉ niệm về gia đình, quê hương. 
+ Ao ước chủ quan của “con” lại trùng hợp bắt gặp yếu tố khách quan của hoàn cảnh, điều này đã làm sống dậy trong người lính cứu về những hình ảnh thân thương nơi quê nhà.
a, Mục tiêu: Hs tìm hiểu Hình ảnh mẹ trong kí ức của con
b) Nội dung hoạt động: Gv tổ chức cho học sinh tìm hiểu bằng câu hỏi gợi mở, phiếu học tập.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
2, Hình ảnh mẹ trong kí ức của con
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Đọc khổ thơ thứ hai
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Thảo luận nhóm bàn(5p)
Câu 1: Trong kí ức của người con hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
Câu 2 Hình ảnh của người mẹ gắn với kỷ niệm về mùi hương gì trong kí ức của con?
- Hs thực hiện nhiệm vụ: Chú ý vào văn bản.
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát, lắng nghe.
- Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Dự kiến sp:
“Mẹ ở đâu chiều nay”: Câu hỏi tu từ  ... ừ “mùi vị quê hương” có tính khái quát, không chỉ dừng ở những mùi vị quen thuộc mà còn ở những sự vật, con người, những hình ảnh, thanh âm đặc trưng của quê hương, ở cả những kỷ niệm và cảm xúc của nhà thơ khi nhớ về quê mẹ. 
Thán từ “ôi” cùng cụ từ “biết làm sao được” thể hiện niềm xúc động chân thành đồng thời khẳng định nỗi nhớ thương, tấm lòng thuỷ chung của người chiến sĩ với những ân tình nguồn cội
Câu 2: “Mẹ già và đất nước”. 
Phép liệt kê với cấu trúc sóng đôi: mẹ già, đất nước trong đó hình ảnh “mẹ già” đặt trước gợi lên những gì gần gũi, bình dị, thân thương và nồng ấm nghĩa tình (tình cảm gia đình) còn “đất nước” đặt sau, là những gì lớn lao, thiêng liêng (tình yêu đất nước). 
+ Mẹ và tổ quốc đều là những gì đẹp đẽ, quý giá, thiêng liêng vô cùng. Tình yêu mẹ song hành, đan lồng trong tình yêu đất nước. Trong hành động chiến đấu của con hôm nay, có sự thống nhất của hai tình cảm đó. 
+ Lời thơ cũng gợi lên một liên tưởng sâu xa: đất nước cũng giống như một người mẹ thứ hai của người chiến sĩ – Mẹ Tổ quốc.
“Chia đều nỗi nhớ thương” 
Cụm từ “chia đều” đứng đầu câu thơ như khẳng định tình yêu thương của tác giả được “chia đều” cho cả hai đối tượng mẹ và Tổ quốc. 
-Khẳng định tình yêu và nỗi nhớ thương thiết tha, sâu nặng trong lòng người lính hướng về gia đình, về quê hương.
 -Thể hiện sự gắn bó, hài hòa, thống nhất của những thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp - tình cảm gia đình lồng trong tình yêu Tổ quốc.
? Nhận xét về tình cảm của con dành cho mẹ, quê hương và đất nước.
Từ kỉ niệm cụ thể nhà thơ khái quát lên thành triết lý; từ cảm xúc cá nhân mà nâng lên thành những tình cảm công dân, từ tình yêu gia đình đến tình yêu đất nước. 
Tất cả đều hài hòa, thống nhất, tạo nên động lực, sức mạnh to lớn để người lính vượt bao gian khổ hiểm nguy nơi chiến trường để giải phóng quê hương, để sớm được trở về với mẹ hiền yêu dấu.
Từ kỉ niệm cụ thể nhà thơ khái quát lên thành triết lý; từ cảm xúc cá nhân mà nâng lên thành những tình cảm công dân, từ tình yêu gia đình đến tình yêu đất nước. 
=>Tất cả đều hài hòa, thống nhất, tạo nên động lực, sức mạnh to lớn để người lính vượt bao gian khổ hiểm nguy nơi chiến trường để giải phóng quê hương, để sớm được trở về với mẹ hiền yêu dấu.
Gv: Từ những thứ nhỏ bé , bình dị cho cả đến thứ lớn lao, từ những thứ vật chất đơn xơ, cả cho đến thứ tinh thần thiêng liêng tất cả đều đã hoà quyện lại với nhau để tạo thành một nguồn động lực, một nguồn động viên, một sức mạnh tịm thần để người lính có thể chiến đấu và chiến thắng.
Mạch thơ từ những hồi ức của kỉ niệm của quá khứ quay trở về với hiện tại, từ những cái khái quát, chiêm nghiệm bây giờ quay trở về cái thực tế của người con đang trên đường hành quân và tình cờ gặp lá cơm nếp trong nỗi bâng khuâng xao xuyến khôn tả của lòng người.
a, Mục tiêu: Hs tìm hiểu nỗi bâng khuâng xao xuyến khôn tả của lòng người.
b) Nội dung hoạt động: Gv tổ chức cho học sinh tìm hiểu bằng câu hỏi gợi mở, phiếu học tập.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
4, Nỗi bâng khuâng xao xuyến khôn tả của lòng người.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Đọc khổ thơ thứ tư
 Trả lời cá nhân
Câu 1: Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối và chỉ ra tác dụng của chúng?
Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?
- Hs thực hiện nhiệm vụ: Chú ý vào văn bản.
- Gv quan sát lắng nghe
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát, lắng nghe.
- Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.	
Câu 1:
 + Từ những hồi ức, kỷ niệm, người con trở về với hoàn cảnh thực tại: người lính đang trên đường hành quân tình cờ bắt gặp cây cơm nếp. 
+ Biện pháp tu từ nhân hóa: cây cỏ “Hiểu lòng nên thơm mãi”=> . Cây cơm nếp kia dường như cũng thấu hiểu tấm lòng nhớ thương của người chiến sĩ về gia đình, về quê hương nên cứ lặng lẽ tỏa ngát mùi hương, để người lính mang theo trên suốt dọc đường ra trận, trên suốt hành trình dài rộng cuộc đời. 
Bài thơ khép lại trong những bâng khuâng, xao xuyến trong lòng người lính, cũng là những xao xuyến gieo vào lòng người đọc về những tình cảm gần gũi, về những hy sinh của bao người cho độc lập tự do, cho hòa bình đất nước.
Câu 2: 
+ Người con trong bài thơ cũng chính là người lính đi theo tiếng gọi của tiền tuyến, sẵn sàng chiến đấu cho độc lập tự do của tổ quốc. Anh để lại sau lưng mẹ già nơi quê nhà, vì vậy trên mỗi chặng đường hành quân, người chiến sĩ luôn khao khát, nâng niu những điều giản dị nhưng gợi nhắc anh về quê hương, về mẹ.
 + Người con cũng khẳng định tình yêu, nỗi nhớ thương thiết tha, sâu nặng dành cho mẹ đồng thời thể hiện sự gắn bó, hài hòa, thống nhất của tình cảm gia đình lồng trong tình yêu Tổ quốc.
HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút:
* GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Em hãy khái quát nghệ thuật và đề tài chủ đề của bài thơ?
? Hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ: “Gặp lá cơm nếp”?( Thảo luận cặp đôi)
+“Gặp” là tiếp xúc hoặc tiếp nhận tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng nào đó trong quá trình hoạt động.
+ Lá cơm nếp tình cờ xuất hiện trên đường hành quân của người lính đã tác động mạnh vào cảm xúc. 
+ Nhìn thấy và ngửi thấy mùi lá cơm nếp, người lính như gặp cả tuổi thơ gặp lại hình ảnh mẹ hiền nơi làng quê.
III, Tổng kết
1, Nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ, vừa bộc lộ cảm xúc suy ngẫm, vừa cho phép tác giả kể chuyện tâm tình. 
+ Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ sinh động giàu ý nghĩa, cảm xúc thơ chân thành.
2, Nội dung:
Đề tài: Người lính trong kháng chiến.
Chủ đề: 
+ Tình yêu thương và nỗi nhớ tha thiết của người chiến sĩ dành cho mẹ, cho quê hương được gợi ra từ mùi lá cơm nếp anh tình cờ gặp trên đường hành quân.
+ Sự hòa quyện, thống nhất giữa tình cảm gia đình với tình yêu Tổ quốc. Tình cảm gia đình cũng chính là động lực để người lính chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: 	
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy bài học
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
- Hs thực hiện nhiệm vụ: 
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát, lắng nghe.
- Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
Bài tập: Vẽ sơ đồ tư duy bài học
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm học tập: Đoạn văn.	
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn( khoảng năm đến bẩy câu) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
- Hs thực hiện nhiệm vụ: 
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
- Gv quan sát, lắng nghe.
- Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
 Gợi ý:
1, Phân tích đề:
Dạng bài: viết viết đoạn văn
Chủ đề: cảm nghĩ của em về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”
Dung lượng đoạn văn: 5- 7 câu
2, Tìm ý
a)Nỗi nhớ mẹ già giết được gửi lên qua buổi cây cơm nếp mà con gặp trên đường hành quân. 
+ Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ: không gian, thời gian, mùi vị.
+ Hình ảnh mẹ hiện lên trong hồi tưởng của con: người mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm. 
b) Tình yêu thương dành cho mẹ lồng trong tình yêu dành cho tổ quốc. 
+ Hình ảnh của mẹ song hành cùng hình ảnh đất nước, hình ảnh “mẹ già” đặt trước được gợi lên những gì gần gũi, bình dị, thân thương mà nồng ấm nghĩa tình (tình cảm gia đình) còn đất nước đặt sau là những gì lớn lao, thiêng liêng (tình yêu đất nước). 
=>Thể hiện sự gắn bó hòa quyện của tình cảm gia đình lồng trong tình yêu Tổ quốc, tình yêu mẹ hài hòa với tình yêu đất nước.
3, Viết đoạn
Viết đoạn văn 
Kiểm tra lại đoạn văn, rà soát lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
Hướng dẫn về nhà: Hoc kĩ bài, hoàn thiện đoạn văn
Chuẩn bị bài sau:..
Hồ sơ dạy học : 
RUBRIC ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐOẠN VĂN 
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Nội dung
- Đoạn văn có chủ đề rõ ràng, thống nhất. 
- Các câu liên kết chặt chẽ. 
- Sử dụng từ ngữ hợp lý, tự nhiên. 
- Đoạn văn có chủ đề tương đối rõ ràng. 
- Các liên kết khá chặt chẽ. 
- Sử dụng từ ngữ tương đối hợp lý.
- Đoạn văn chưa rõ chủ đề. 
- Các câu còn rời rạc. 
- Có xuất hiện từ ngữ
Hình thức
- Diễn đạt linh hoạt, trôi chảy. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
- Dung lượng đoạn văn: 5- 7 câu
- Diễn đạt rõ ràng. 
 - Mắc rất ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Dung lượng đoạn văn: 5- 7 câu
- Diễn đạt chưa rõ ràng.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Dung lượng đoạn văn: 5- 7 câu
 Rubic đánh giá:
Nội dung yêu cầu
Mức đánh
giá
(1)
(2)
(3)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
HS không thực hiện được yêu cầu Phiếu đưa ra
HS thực hiện được 1/2 yêu cầu Phiếu
đưa ra
HS thực hiện được từ	2/2	yêu	cầu
Phiếu đưa ra
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: 
HS không thực hiện được yêu cầu Phiếu đưa ra
HS thực hiện được 1/2 yêu cầu Phiếu
đưa ra
HS thực hiện được từ	2/2	yêu	cầu
Phiếu đưa ra
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: 
HS không thực hiện được yêu cầu Phiếu đưa ra
HS thực hiện được 1/2 yêu cầu Phiếu
đưa ra
HS thực hiện được từ	2/2	yêu	cầu
Phiếu đưa ra
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5: 
HS không thực hiện được yêu cầu Phiếu đưa ra
HS thực hiện được 1/2 yêu cầu Phiếu
đưa ra
HS thực hiện được từ	2/2	yêu	cầu
Phiếu đưa ra
 Nghỉ hè cũng là thời gian các thầy cô tranh thủ tìm kiếm giáo án, tài liệu để nghiên cứu chuẩn bị cho năm học tới. Bên em có hệ thống tài liệu hiện có:
 - Giáo án theo chính khoá 6,7,8,9 
- Tài liệu dạy thêm ngắn gọn, dễ hiểu và được khai thác triệt để các vấn đề, ôn tập hiệu quả. - Hệ thống phiếu đọc hiểu chi tiết các văn bản. - Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi, thi vào chuyên. 
- Giáo án ôn thi vào 10 theo kế hoạch ( bản w và pp). 
Thầy cô quan tâm ib em trực tiếp ạ!(0368218377).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc_chu_de_2_khuc_nhac_ta.docx