Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 104: Tập làm văn Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 104: Tập làm văn Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

TUẦN 29

 TIẾT 104 – TẬP LÀM VĂN

TÌM HIỂU CHUNG

 VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.

- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.

B. CHUẨN BỊ

- GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH.

- HS học bài cũ, đọc trước nội dung bài học.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 104: Tập làm văn Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/ 03/ 2012
TUẦN 29 
 TIẾT 104 – TẬP LÀM VĂN
TÌM HIỂU CHUNG
 VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
Kĩ năng: 
Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
CHUẨN BỊ
GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH.
HS học bài cũ, đọc trước nội dung bài học.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ôn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống và trong văn nghị luận.
HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi mục 1,2. I.
? trong đời sống, khi nào người ta cần được giải thích? Em hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày?
? điều kiện để có thể trả lời các câu hỏi ấy là gì? Vậy, mục đích của việc giải thích trong đời sống là gì?
? trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích những vấn đề nào? Hãy nêu một số vấn đề về tư tưởng, đạo lícần giải thích?
HS đọc văn bản “ Lòng khiêm tốn ”, trả lời câu hỏi.
? Bài văn giải thích vấn đề gì? 
?Bài văn giải thích vấn đề đó như thế nào?
? Luận cứ trong bài văn gồm những thành phần nào? (lí lẽ hay dẫn chứng?)
? trong bài văn có những câu hỏi nào? được đặt ở vị trí nào?
? ngoài câu đầu (Mở bài) và câu cuối ( Kết bài), căn cứ vào các câu hỏi này, em hãy xác định các ý chính (luận cứ) trong phần Thân bài mà tác giả đã dùng để giải thích luận điểm của bài.
? Em có nhận xét như thế nào về cách giải thích của tác giả?
? Em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa có trong bài nghị luận và cho biết đó có phải là cách giải thích không?
? Hãy liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn trong bài văn? Cho biết đó có phải là cách giải thích không? Vì sao? 
? Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
? Từ việc trả lời bốn câu hỏi trên, em hãy cho biết thế nào là lập luận giải thích?
Hoạt động 2:
- HS đọc ví dụ, trả lời câu hỏi.
? Vấn đề được giải thích trong bài?
? Em hãy chỉ ra phương pháp giải thích trong bài? 
? Lập luận giải thích trong bài văn này, ngoài lí lẽ ra còn có thành phần nào nữa? Em hãy chỉ ra thành phần đó trong bài văn. Thành phần này có tác dụng cho việc giải thích như thế nào?
? Để giải thích vấn đề, ngoài lí lẽ của mình, tác giả còn viện dẫn thêm ý kiến của ai? Người đó có vai trò như thế nào? Đưa ý kiến của người đó vào phần Kết bài, hiệu quả nghệ thuật của bài văn sẽ được nâng lên ra sao?
MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH
Giải thích trong đời sống
VD: Vì sao mùa hè nóng hơn mùa đông? Vì sao có ngày và đêm?...
trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. Muốn vậy, phải có các tri thức khoa học chuẩn xác.
Giải thích trong văn nghị luận
VD: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Bạn tốt là người như thế nào?
Trong văn nghị luận thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
Ví dụ: Văn bản “ Lòng khiêm tốn ” (sgk)
Nhận xét:
Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn, đó là một đức tính mà con người cần phải có. (Luận điểm)=> Vấn đề giải thích hiện ngay trong nhan đề.
chỉ dùng toàn lí lẽ để giải thích ( không hề có dẫn chứng).
cụ thể:
+ Mở bài: nêu vấn đề cần giải thích(câu đầu).
+ Thân bài:
Nhấn mạnh vai trò, giá trị khiêm tốn và con người khiêm tốn (phần chuyển đoạn).
LC 1: Định nghĩa khiêm tốn.
LC 2: giải thích vì sao con người phải khiêm tốn.
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã giải thích và nhấn mạnh ý nghĩa toàn diện của người khiêm tốn.
ó luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, cách giải thích cặn kẽ và dễ hiểu.
Các câu định nghĩa:
+ lòng khiêm tốn có thể được .với sự vật.
+ điều quan trọng của .trong xã hội.
+ Khiêm tốn là đường đời.
Làm rõ nội dung, ý nghĩa của lòng khiêm tốn ó Dùng kiểu câu định nghĩa là một cách giải thích.
Biểu hiện khiêm tốn:
+ khiêm tốn là biểu hiện của người .nhìn xa
+ khiêm tốn là tính nhã nhặnhọc hỏi.
+ con người khiêm tốn làvới mọi người.
Làm người đọc thấy rõ nội dung “khiên tốn là như thế nào” ó liệt kê biểu hiện của là một cách giải thích vấn đề nêu ra.
Cái lợi của khiêm tốn:
+ nâng cao giá trị cá nhântrong xã hội.
+ con người khiêm tốn bao giờ.mọi người.
+ là con người không ngừngcàng tiến bộ.
Làm cho người đọc không chỉ hiểu “khiêm tốn là gì?” Mà còn thấm thía “khiêm tốn có lợi như thế nào ?” ó là một cách giải thích sâu hơn vấn đề nêu ra.
*Kết luận: ghi nhớ ( sgk )
LUYỆN TẬP:
Bài văn: Lòng nhân đạo (sgk)
Nhận xét:
Vấn đề giải thích: lòng nhân đạo ( nằm ở nhan đề bài văn).
Phương pháp giải thích:
+ dùng câu văn định nghĩa.
+ Đặt câu hỏi để làm rõ nội dung giải thích.
+ sử dụng dẫn chứng: “Ông lão già nua răng long tóc bạc,; đứa trẻ thơ, quá bé bỏng...”.
Dẫn chứng để minh họa dẫn đến biểu hiện của lòng nhân đạo ó là phần trả lời.
+ Nêu biểu hiện của lòng nhân đạo ( nhìn hình ảnh.xót thương và tìm cách giúp đỡ).
+ trích dẫn ý kiến: “ Thánh Găng-đivậy”.
Nhằm nhấn mạnh ý: phải phát huy lòng nhân đạo để tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người. Đó chính là nêu tác dụng tốt đẹp của lòng nhân đạo.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
HS học bài cũ, nắm được nội “ Thế nào là lập luận giải thích?”; “ Cách lập luận giải thích?”.
Đọc và soạn bài mới: Tiết 105 – 106: “Sống chết mặc bay ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 104.doc