Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 105, 106: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 105, 106: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Tiết 105:

SỐNG CHẾT MẶC BAY

Phạm Duy Tốn

A.Mức độ cần đạt

 1.Kiến thức: Giúp học sinh :

 - Hiểu những nét sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn

- Bước đầu hiểu hiện thực về những đời sống khổ cực của nhân dân trong chế độ cũ mỗi khi mùa lũ lụt tới và thái độ vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu trước cảnh đê vỡ.

- Có những hiểu biết bước đầu về truyện ngắn nói chung và truyện ngắn hiện đại nói riêng.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – Hiểu một truyện ngắn hiện đại đàu thế kỉ XX. Kể tóm tắt truyện

- Luyện kĩ năng đọc câu văn cảm thán, lời đối thoại trong truyện.

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 105, 106: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 12 tháng 3 năm 2011 
Tiết 105:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn
A.Mức độ cần đạt
 1.Kiến thức: Giúp học sinh :
 - Hiểu những nét sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn
- Bước đầu hiểu hiện thực về những đời sống khổ cực của nhân dân trong chế độ cũ mỗi khi mùa lũ lụt tới và thái độ vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu trước cảnh đê vỡ.
- Có những hiểu biết bước đầu về truyện ngắn nói chung và truyện ngắn hiện đại nói riêng.
 2. Kĩ năng:
- Đọc – Hiểu một truyện ngắn hiện đại đàu thế kỉ XX. Kể tóm tắt truyện
- Luyện kĩ năng đọc câu văn cảm thán, lời đối thoại trong truyện.
 3. Thái độ:
 Biết thương cảm cho cuộc sống của những người dân dưới chế độ phong kiến,căm ghét bon quan lại bóc lột trong xã hội xưa.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Chuẩn bị bài dạy. Tìm hiểu thêm về truyện ngắn hiện thực.
 - Chân dung tác giả Phạm Duy Tốn
 2. Học sinh:
 - Đọc kĩ tác phẩm. Soạn bài. Tóm tắt truyện ngắn.
C.Hoạt động lên lớp:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Sau khi học VB "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh , em học tập được những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về ý nghĩa của văn chương?
3.Giới thiệu bài mới:
Bước vào thế kỉ XX, văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn hiện đại Việt Nam nói riêng có nhiều đổi mới mang tính hiện thực. Truyện ngắn hiện đại thiên về tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn, khắc họa được nhiều hình tượng chi tiết sinh động nhằm phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh, trong đời sống tâm hồn con người phong phú, tinh tế hơn truyện trung đại. Một trong những tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn hiện đại là truyện "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn.
 Gọi HS đọc chú thích *
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
 GV hướng đẫn HS đọc VB:
 Đọcrõ ràng,mạch lạc,chú ý đọc nhấn giọng những chỗ cần thiết ( GV đọc mẫu 1 đoạn,gọi HS thay nhau đọc hết VB)
 ? Em hãy tóm tắt cốt truyện ?
 ?Truyện có thể phân thành mấy đoạn, nêu nội dung mỗi đoạn ?
? Trong TP trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào?
? Đọc 2 câu định nghĩa về phép tương phản?
? Dựa vào định nghĩa đó em hãy chỉ ra 2 mặt tương phản cơ bản trong truyện "Sống chết mặc bay"?
(Gv: Ta sẽ đi tìm hiểu lần lượt từng mặt tương phản trong truyện.)
? Cảnh nhân dân hộ đê chống lại lũ lụt diễn ra trong hoàn cảnh thời gian, không gian ntn ?
? Hoàn cảnh đó gợi cho ta điều gì?
? Không khí, cảnh tượng hộ đê của nhân dân diễn ra ntn ?
? Tìm những từ ngữ miêu tả nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của nhân dân?
? Sức tàn phá của thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh nào ?
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ miêu tả trong đoạn văn?
? Ý nghĩa tác dụng của chúng? 
? Qua phân tích, em hãy chỉ rõ những nét tương phản và tăng cấp trong đoạn văn này?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ?
? Nhận xét bức tranh (1) minh họa nội dung gì ? (HS nhận xét)
 Gv sơ kết:
Qua tìm hiểu đoạn văn trên ta thấy, bằng bút pháp tả thực kết hợp với biểu cảm trữ tình, người đọc thấy được sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước → Thiên tai. Đang sẵn sàng giáng xuống đe dọa cuộc sống người dân. Đoạn văn đã dẫn người đọc vào trung tâm cuộc sống, lay động lòng người, đánh thức những tình cảm đúng đắn trong chúng ta 
I. Đọc – Hiểu chú thích:
 1. Tác giả: 
 - Phạm Duy Tốn (1883-1924) quê Thường Tín – Hà Tây.
 - Là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi tiêng Việt hiện đại 
 2. Tác phẩm:
Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại đầu thế kỉ XX. Và đây cũng là tác phẩm thành công nhất của ông.
 3. Từ khó: Hs tự tìm hiểu
 II. Đọc- Hiểu văn bản:
 1. Đọc:
 2.Tóm tắt cốt truyện,phân bố cục
 *Tóm tắt cốt truyện.
 (HS tóm tắt ,GV bổ sung)
 * Bố cục: Có thể chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu. . "khúc đê này hỏng mất": Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2: "Ấy,.. điếu mày!”: Cảnh quan Phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong lúc đang gánh trọng trách hộ đê.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh tang tóc, khốn cùng.
 - Trọng tâm đoạn 2
 3. Phân tích:
(- Hs đọc ĐN về phép tương phản.)
- Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn vất vả đến cực độ trước khi đê vỡ.
- Một bên là cảnh quan phủ, nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm trong khi họ đang "đi hộ đê".
 a. Cảnh nhân dân hộ đê
- Thời gian: Gần 1 giờ đêm
- Không gian:
 + Trời mưa tầm tã.
 + Nước sông lên to, đê núng thế
 + Nước cuồn cuộn
 - Hoàn cảnh khẩn cấp,bức bách, căng thẳng.
 Cuộchộ đê kéo dài từ tối đến nửa đêm.
* Con người
- Nhốn nháo, căng thẳng, vất vả, cơ cực khốn khó, nguy hiểm vô cùng.
+ Hàng trăm nghìn người  đội, vác, đắp, cừ... lội bì bõm  ướt lướt thướt.
+ Trống liên hồi  mệt lử
+ Tù và thổi vô hồi _ Sức người khó lòng 
* Thiên nhiên
- Trời vẫn mưa tầm tã, đê núng thế, không khéo thì vỡ.
- Nước sông cuồn cuộn bốc lên
- Thế đê khó cự nổi thế nước.
→ - Dùng nhiều động từ, tính từ dồn dập nối nhau
 - Kết hợp hình ảnh so sánh
 - Câu văn ngắn. Câu tả thực xen kẽ câu cảm thán.
→ Sự khẩn cấp, nguy ngập, cái thê thảm của tình thế.
* Tương phản:
- Giữa trên trời mưa tầm tã làm cho khúc đê núng thế, thế đê khó cự nổi thế nước.
- Giữa sức người nhỏ bé với sức trời to lớn.
* Tăng cấp:
- Từ trời mưa tầm tã đến trời vẫn mưa tầm tã trút xuống.
- Từ đê núng thế đến thế đê khó cự nổi thế nước.
→ Con người chống đỡ để bảo vệ đê từ chỗ còn sức khỏe (đội, đào, đắp, vác, với sự thúc giục của tiếng trống đánh, ốc thổi nhưng rồi mệt lử → đã đến lúc kiệt sức
→ người đọc thấy được sự nguy cấp của khúc đê sắp vỡ và sự chống đỡ vô vọng của dân phu
D.Hướng dẫn tự học:
 1. Kiến thức bài vừa học:
Đọc lại đoạn truyện vừa phân tích 
Nhắc lại nội dung và nghệ thuât chính của đoạn truyện này.
2. Chuẩn bị tiết học sau:
Soạn tiếp phần còn lại của truyện: Chú ý tìm hiểu cảnh ở trong đình nơi quan phụ mẫu đang chễm chệ chơi bài để so sánh cảnh đối lập ngoài đê  và thái độ của quan khi vỡ đê.
Tìm hiểu giá trị nhân đạo, hiện thực của truyện ngắn.
 Ngày soạn 14 tháng 3 năm 2011
Tiết 106:
 SỐNG CHẾT MẶC BAY (T2)
 Phạm Duy Tốn
A.Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
Tiếp tục phân tích để giúp HS thấy được tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước nạn thiên tai và thái độ bàng quan vô trách nhiệm của bọn quan lại trong xã hội cũ.
Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn.
Thấy được nghệ thuật kể chuyện hiện đại: sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp kết hợp với các hình thức ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm, đối thoại.
 2.Kĩ năng:
 Phân tích nhân vật,tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp
 3.Thái độ:
Đồng cảm ,xót thương số phận của người dân trong hoạn nạn thiên tai. căm ghét bọn quan lại trong xã hội xưa
B. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: - Chuẩn bị bài. Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan.
 - Tranh minh họa. Bảng phụ
 2. Học sinh: 
 Soạn tiếp bài. 
Tìm thêm 1 số câu tục ngữ, thành ngữ gần nghĩa với thành ngữ “Sống chết mặc bay”
C. Hoạt động lên lớp:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Đọc lại đoạn truyện thứ nhất và cho biết nội dung và nghệ thuật chính của đoạn?
 3.Giới thiệu bài mới (Chuyển từ bài cũ)
Tình thế càng nguy ngập, gấp gáp bởi trời vẫn mưa tầm tã, sức người càng cạn kiệt. Trong lúc người dân đang dồn sức chống cự với sông nước, lo lắng cho số phận của con đê thì quan phụ mẫu (người bảo vệ tính mạng của nhân dân) ở đâu? Thái độ của quan như thế nào trước cảnh nguy ngập này? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của truyện ngắn này.
Hs đọc: "Ấy lũ con  ngồi hầu bài"
? Phần VB em vừa đọc, tác giả tập trung miêu tả cảnh nào? 
? Quang cảnh trong đình được tác giả miêu tả ntn ? Gợi ý: vị trí ngôi đình?
 Tiện nghi?
 Đồ vật?
? Viên quan phụ mẫu được miêu tả ntn?
? Ngoài quan phụ mẫu, trong đình còn có những ai ?
? Công việc chính của họ là đi hộ đê nhưng họ đã làm gì ?
? Để phục vụ cho "Cuộc vui tổ tôm" thì tác giả còn tập trung miêu tả những đồ vật nào ?
? Tại sao tác giả lại chú ý miêu tả những đồ vật quan mang theo? 
?Nhận xét cách miêu tả của tác giả ?
Gv:
Quan đi đốc thúc hộ đê nhưng sang trọng, xa hoa, đầy đủ mọi thứ như ở nhà (!)
? Em có nhận xét gì về không khí, quang cảnh ở trong đình?
- Gọi Hs đọc "Ngoài kia, "
? Ở đoạn truyện này, tác giả đã tập trung phản ánh 2 cảnh đối lập tương phản trong đình và ngoài đê, em hãy chỉ ra những chi tiết, những từ ngữ nói lên sự tương phản đó?
? Tác giả xây dựng 2 cảnh đối lập tương phản nhau nhằm mục đích gì?
? Trong khi miêu tả và kể chuyện này, tác giả đã có những lời bình luận và biểu cảm nào? Em hãy đọc lên những câu văn đó?
? Sự kết hợp miêu tả, kể chuyện bằng tương phản với những lời bình luận biểu cảm đã mang lại hiệu quả gì cho đoạn trích này?
Gv đọc: "Khi đóđiếu mày"
? Theo dõi đoạn văn cô vừa đọc, em hãy cho biết đoạn văn kể chuyện quan phủ vào thời điểm nào?
? Khi ngoài đê có tiếng kêu vang trời có nguy cơ vỡ đê, thái độ những người trong đình ntn?
? Tại sao khi đê sắp vỡ, mọi người giật nảy mình kêu van nhưng quan vẫn ngồi điềm nhiên?
? Khi đê vỡ tiếng kêu rầm rì, ào ào kêu van thì trong đình, mọi người và quan ntn?
? Tại sao khi đê vỡ, mọi người kêu van sợ hãi, còn quan đổ lỗi cho người khác, đỏ mặt tiếp tục đánh bài, miệng cười nói?
? Qua phân tích cảnh trong đình, em có nhận xét gì về thái độ của những người trong đình?
? Em hãy chỉ ra phép tương phản và tăng cấp mà tác giả đã sử dụng thành công trong đoạn truyện này là gì?
? Tác dụng của phép nghệ thuật này?
? Em có thể cho một lời bình đối với viên quan ?
Gv: Dường như không thể hiểu vì sao, không thể bình luận thêm gì về cảnh tượng ấy nữa, tác giả chỉ còn biết lẳng lặng đặt cạnh đó đoạn văn miêu tả cuối cùng với bao đau đớn ngậm ngùi, cảm thông
GV mời Hs đọc đoạn cuối
? Đặt trong toàn bộ truyện "Sống chết mặc bay", đoạn truyện này có vai trò và ý nghĩa gì?
Gv: Truyện hầu như chỉ tập trung vào 1 nhân vật trung tâm quan phụ mẫu. Cũng chỉ qua nhân vật ấy thôi toàn bộ bộ mặt của xã hội đương thời được vạch trần, tố cáo thái độ vô trách nhiệm đến trơ trẽn, thể hiện thái độ bất lương của tên quan phụ mẫu  Hiện thực đời sống VN trước CM Tháng Tám
? (Liên hệ) Ngày nay Đảng và Nhà nước đã có những việc làm thiết thực nào để bảo vệ tính mạng của người dân mỗi khi mùa mưa lũ sắp đến?
?Theo dõi toàn truyện ngắn, em nhận xét tác giả đã sử dụng những nét nghệ thuật nào đặc sắc?
? Nêu tác dụng của nghệ thuật này?
? Vậy qua phân tích, tìm hiểu truyện ngăn, em thấy truyện có những giá trị gì về nội dung?
(Hs nêu các giá trị về nội dung
Gv treo bảng phụyêu cầu Hs đọc lại)
? Như vậy xuyên suốt truyện ngắn, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính ?
? Giải thích nhan đề "Sống chết mặc bay" có ý nghĩa gì ?
? Từ truyện ngắn này, em hiểu thêm gì về nhà văn Phạm Duy Tốn?
 Hướng dẫn Hs làm bài tập 1
II. Đọc hiểu văn bản:
 3. Phân tích:
 b. Cảnh trong đình và ngoài đê khi đê sắp vỡ
 * Cảnh trong đình:
- Vị trí: cao, vững chãi 
- Đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ
- Đầy đủ mọi tiện nghi, tôn nghiêm
 - Quan phụ mẫu: uy nghi, chễm chệ ngồi 
→ Thầy đề, thầy đội, chánh tổng, thông nhì, lính lệ → đầy đủ những kẻ thay mặt dân trông nom đê điều, như một triều đình con với đủ luật lệ trật tự ngôi thứ.
 → Đánh tổ tôm (đánh bài ăn tiền)
- Bát yến hấp đường
- Tráp đồi mồi, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuỗi ngà, ông vôi chạm trông thích mắt.
→ Toàn những thứ ngon lành, quí giá → sang trọng, xa hoa.
→ Tả thực, tỉ mỉ, không bỏ qua 1 chi tiết nào
→ Tĩnh mịch, nhàn nhã, đường bệ,uy nghi
Hs phát hiện những chi tiết 
Ngoài đê
Trong đình
Ngoài kia mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít
Trong này tĩnh mịch, nghiêm trang lắm
Trăm họ đang vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa
Quan phủ nhàn nhã, đường bệ, uy nghi
Đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy
Không bằng nước bài cao thấp
Bằng mấy mươi đê vỡ, ruộng ngập
Một nước bài cao 
→Tính cách hưởng lạc của quan phủ và thảm cảnh của người dân.
→ Phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu
- Hs tìm đọc Ôithan ôi! Mặc!...
- Làm nổi rõ tính cách bất nhân của quan phủ
- Gián tiếp phản ánh cảnh thê thảm của dân
- Bộc lộ thái độ mỉa mai, phê phán của tác giả
* Đê sắp vỡ
- Mọi người giật nảy mình >< quan vẫn điềm nhiên
- Quan chỉ nghĩ đến ván bài
- Vì ngài sắp ù to
* Khi đê vỡ
- Mọi người sợ hãi >< quan đỏ mặt, quát lớn, đổ lỗi cho người kháctiếp tục quay vào ván bài, miệng cười nói.
→ Vì ván bài sắp ù của quan quan trọng hơn bao mạng sống con người và của cải của nhân dân
→ Đây chính là đỉnh điểm được nâng lên thành kịch tính.
→ Thầy đề, nha lại, lính tráng trong đình không đến nỗi vô tình đến việc vỡ đê, dù sao họ cũng chưa quá táng tận lương tâm, lòng lang dạ thú như quan phụ mẫu, họ vẫn run sợ trước cảnh đê vỡ, vì chính nhà cửa, gia đình họ đang bị nước cuốn trôi 
* Tương phản:
Thái độ hoảng loạn của người dân khi đê vỡ
Thái độ thờ ơ, say mê quân bài của quan
* Tăng cấp:
- Miêu tả mức độ đam mê tổ tôm của quan mỗi lúc một tăng
- Khi người dân phu báo tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, giọng quát nạt  niềm vui sướng cực độ khi thắng ván bài 
→ Khắc họa nổi bật bản chất lạnh lùng vô lương tâm đến mức tuyệt đối, kẻ lòng lang dạ thú, kẻ táng tận lương tâm của quan phủ
VD: Thật mỉa mai cho kẻ lòng lang dạ thú, kẻ táng tận lương tâm,
Đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài thích thú – nỗi đau của dân chúng lại trùm khít lên niềm vui thắng bài của quan 
Hs đọc đoạn cuối
- Vai trò: mở nút (kết thúc truyện)
- Ý nghĩa: thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả.
- Kè, đắp, tu sửa đê điều
- Đầu tư cho hệ thống đắp đê ngăn lũ
- Các phương tiện cứu hộ
(Tính ưu việt của Đảng và Nhà nước)
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Tả thực và biểu cảm
- Tăng cấp vµ t­¬ng ph¶n.
- Ngôn ngữ đối thoại, câu văn ngắn
- Miªu tả sinh động, ngôn từ khắc họa tính cách nhân vật chọn lọc, ấn tượng.
→ Tác dụng: lên án quan phụ mẫu lòng lang dạ thú coi thường sinh mạng của dân 2.Nội dung:
* Giá trị hiện thực: 
Truyện phản ánh hiện thực. Đó là sự dối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của người dân với cuộc sống và sinh mạng của quan lại.
* Giá trị nhân đạo:
Niềm cảm thương sâu sắc của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
 - Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm xen lẫn bình luận – miêu tả kết hợp biểu cảm là chính.
→ Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của người dân quèn
→ Đó cũng là bản chất, là phương châm sống của giới quan lại trong xã hội thực dân phong kiến.
- Là người am hiểu cuộc sống hiện thực người dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám
- Người có tình cảm yêu ghét phân minh
- Dùng văn để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.
IV. Luyện tập:
Hs lên bảng điền đáp án đúng
D.Hướng dẫn tự học:
 1. Kiến thức bài vừa học
Nắm vững các giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện
Viết bài văn ngắn về cảm nghĩ của em về nhân vật quan phụ mẫu.
 2.Chuẩn bị bài học sau: Đọc kĩ bài "Cách làm bài văn lập luận giải thích".
 Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận GT. So sánh điểm khác nhau giữa văn lập luận GT với văn lập luận CM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 105106 Van 7PP Moi.doc