Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 22: Từ Hán Việt (Tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 22: Từ Hán Việt (Tiếp theo)

 Tiết 22: TỪ HÁN VIỆT ( tiếp theo )

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I-Chuẩn:

 1. Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu được tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.

 - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt

 2. Kỹ năng:

 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

 - Mở rộng vốn từ Hán Việt

 3. Thái độ:

 - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.

 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 22: Từ Hán Việt (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngàysoạn: 01/10/2011
 Ngày giảng: 03/10/2011
 Tiết 22: TỪ HÁN VIỆT ( tiếp theo )
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
I-Chuẩn:
 1. Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu được tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
 - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt
 2. Kỹ năng:
 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
 - Mở rộng vốn từ Hán Việt
 3. Thái độ:
 - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II- Nâng cao, mở rộng:
 Giải thích nghĩa của một số từ Hán Việt.
CHUẨN BỊ:
 + Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
 + Trò: Sách giáo khoa, đọc kĩ bài và trả lời câu hỏi sgk.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
- Đàm thoại, thảo luận
- Phân tích
- Động não.
 D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I- Ổn định: (1’)
 II- Kiểm tra bài cũ: (4’)
 ? Thế nào là từ Hán Việt ? Cho ví dụ minh họa.
 III- Triển khai bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt.
 2. Triển khai
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1( 18’): Hướng dẫn HS cách sử dụng từ Hán Việt.
GV gọi HS đọc bài tập a sgk
? Theo em có thể thay các từ Hán Việt đó bằng các từ thuần Việt tương ứng được không? Có phù hợp không?
? Em thử giải nghĩa cac từ Hán Việt ở VD2 ?
 - Kinh đô: Nơi ở và làm việc của vua chúa.
 - Yết kiến: Xin gặp và nói chuyện
 - Trẫm: Cách xưng hô của nhà vua với những người dưới.
 - Bệ hạ, thần: Cách xưng hô của quan lại với vua.
? Qua phân tích ví dụ, các em cho biết người ta sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp nào ?
 HS trả lời, GV nhận xét, chốt ghi nhớ
 Gọi HS cho thêm ví dụ.
 VD: Anh chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường.
 Chuyển ý: Không phải lúc nào cũng sử dung từ Hán Việt được, mà chúng ta phải chú ý tới điều gì?
 GV gọi HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi Sgk
? Trong mỗi cặp câu, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao? 
 - Câu dưới diễn đạt hay hơn. 
? Khi nói hoặc viết cần chú ý điều gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ghi nhớ và gọi HS đọc ghi nhớ.
 Gọi hs cho thêm ví dụ về việc lạm dụng từ Hán Việt.
 VD: Tôi mai táng con chim ngoài vườn.
 Giáo dục kỹ năng sống: trong nói và viết cần sử dụng từ Hán Việt thích hợp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hoạt động 2 (12’): Hướng dẫn HS luyện tập.
GV yêu cầu HS đọc, làm bài tập 1
? Chọn những từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2.
 ? Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
 HS trả lời: 
? Nhận xét về việc dùng các từ Hán Việt trong các câu? 
HS trả lời: không hợp lí
I- Sử dụng từ Hán Việt.
 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
 a) Ví dụ:
* VD1: Phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi -> tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, 
 * VD2: Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần -> là những từ cổ -> tạo sắc thái cổ.
b) Ghi nhớ: (sgk)
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
 a) Ví dụ:
 - Đề nghị
 - Nhi dồng
-> Thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng
=> Không nên dùng 2 từ Hán Việt trong 2 trường hợp trên.
 b) Ghi nhớ: (sgk)
II- Luyện tập.
 1. Bài tập 1:
 - Mẹ, thân mẫu
 - Phu nhân, vợ.
 - Sắp chết, lâm chung.
 - Giáo huấn, dạy bảo.
 2. Bài tập 2: 
 - Đặt tên theo từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
 3. Bài tập 4:
 - Bảo vệ -> giữ gìn
 - Mĩ lệ -> đẹp đẽ. 
 E- TỔNG KẾT- RÚT KINH NGHIỆM:
 I- Củng cố phần KT- KN(2’):
 ? Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để làm gì?
 ? Vì sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
 II- Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học (3’):
 - Học sinh nắm chắc nội dung bài học
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ Hán Việt.
 - Chuẩn bị bài Quan hệ từ (tr96), trả lời các câu hỏi:
 ? Thế nào là quan hệ từ?
 ? Cách sử dụng quan hệ từ
 Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
 III- Đánh giá chung về buổi học:
 Học sinh về nhà chuẩn bị bài tốt!
 IV- Rút kinh nghiệm:
 ..
 ...

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22 Tu Han Viet.doc