TỪ GHÉP
I . MỤC TIÊU : GIÚP HS .
- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt .
- Biết phân biệt và sử dụng các loại từ ghép trong những ngữ cảnh cụ thể .
II . CHUẨN BỊ :
-Thầy : Thiết kế bài giảng , bảng phụ .
- Trò : Đọc kĩ bài , soạn bài .
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG .
1 . Ổn định tổ chức :
2 . Kiểm tra bài cũ : (4) Kiểm tra vở soạn của HS .
3 . Bài mới : GV giới thiệu bài .
Ở lớp 6 , các em đã học “Cấu tạo từ”. Trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép ( Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau ). Để giúp các em có một kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo , trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép , chúng ta
Ngày Soạn : 18/8/2009 Ngày Dạy : 19/8/2009 TỪ GHÉP I . MỤC TIÊU : GIÚP HS . - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập . - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt . - Biết phân biệt và sử dụng các loại từ ghép trong những ngữ cảnh cụ thể . II . CHUẨN BỊ : -Thầy : Thiết kế bài giảng , bảng phụ . - Trò : Đọc kĩ bài , soạn bài . III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG . 1 . Ổn định tổ chức : 2 . Kiểm tra bài cũ : (4’) Kiểm tra vở soạn của HS . 3 . Bài mới : GV giới thiệu bài . Ở lớp 6 , các em đã học “Cấu tạo từ”. Trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép ( Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau ). Để giúp các em có một kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo , trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép , chúng ta ... TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG 23’ HOẠT ĐỘNG 1. HDHS TÌM HIỂU CÁC LOẠI TỪ GHÉP HS . Đọc các câu văn , đoạn văn chú ý các từ ghép in đậm . HS . Nêu lại định nghĩa đã học ở lớp 6 . HS . Đọc các câu văn ở phần 1 SGK . Chú ý đến các từ in đậm“bà ngoại”,“thơm phức” H . Hãy so sánh nghĩa của từ “bà” với “bà ngoại” khác nhau như thế nào ? H . Trongtừ ghép “bà ngoại” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiéng phụ ? H . So sánh nghĩa của từ “thơm”với “thơm phức”? Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép“bà ngoại”,“thơm phức”so với nghĩa’ “bà”, “thơm” ? HS THẢO LUẬN CÂU HỎI SAU : H . Nghĩa của từ “bà ngoại” hẹp hơn nghĩa từ “bà”. Nghĩa của từ “thơm phức” hẹp hơn nghĩa của từ “thơm”. Vậy tại sao có sự khác nhau như vậy ? GV gợi ý : Tiếng đứng sau có tác dụng gì đối với tiếng đứng trước ? HS.Tiếng đứng sau BS ý nghĩa cho tiếng đứng trước . Tiếng được bổ sung là chính . Tiếng BS nghĩa là tiếng phụ. Vậy từ ghép có tiếng chính , tiếng phụ gọi là tiếng ghép chính phụ . H . Vậy em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ ? H . Qua đó em thấy vị trí của tiếng chính và tiếng phụ ntn? (Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau ) . H . Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ so với nghĩa của tiếng chính ? (Nghĩa hẹp hơn .) HS . Lấy VD về từ ghép chính phụ . (VD : hoa hồng ,nhà máy ,bà nội ...) HS . Đọc ghi nhớ phần 1. SGK /15 . Ghi tóm tắt ghi nhớ vào vở . HS TÌM HIỂU TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP . HS . Đọc mục 2 (I) chú ý các từ ghép in đậm . HS . Quan sát các từ “quần áo” “trầm bổng” tiếng đứng sau có BS nghĩa cho tiếng đứng trước không ? Vậy có phân ra tiếng chính tiếng phụ không ? H . Vậy từ ghép đẳng lập có cấu tạo ntn ? HS . Lấy ví dụ (Sách vở , bàn ghế ...) HS thảo luận câu hỏi sau : H . Về mặt cấu tạo từ ghép “quần áo” “trầm bổng” đều có các tiếng bình đẳng về NP , còn về cơ chế tạo nghĩa chúng có gì khác nhau ? GV gợi ý : Xem xét nghĩa của các tiếng trong một từ ghép . * Khác nhau : Các tiếng trong TGĐL đồng nghĩa hoặc cùng chỉ về một sự vật hiện tượng gần gủi. Ví dụ : quần áo , sách vở ... HS : Đọc phần ghi nhớ . I . CÁC LOẠI TỪ GHÉP . Từ ghép cĩ hai loại:từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 1 . Từ ghép chính phụ . - “Bà”: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc bố (nghĩa chung) - “bà ngoại”: người đàn bà sinh ra mẹ . Bà ngoại TC TP - “Thơm”: Có mùi hương của hoa ,dễ chịu , dễ ngửi . - Thơm phức : TC TP Có mùi thơm hấp dẫn bốc lên mạnh. * Từ ghép chính phu ï: Là từ ghép có tiếng chính làm chổ dựa , tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính . Tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau: - Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính , có tính chất phân nghĩa . 2 . Từ ghép đẳng lập : - quần áo - Trầm bổng : Âm thanh có lúc trầm có lúc bổng (nghĩa khái quát) VD : To lớn , bàn ghế ... * Từ ghép đẳng lập : có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp . - Nghĩa của từ ghép đẳng lập : có tính hợp nghĩa. Tạo nghĩa chung hơn , khái quát hơn so với nghĩa các tiếng tạo nên nó . * GHI NHỚ : SGK/15 . IV . LUYỆN TẬP : (11’) Bài tập 1/15 : Xếp các từ ghép. Từ ghép chính phụ : Lâu đời , xanh ngắt , nhà máy , nhà ăn , cười nụ . Từ ghép đẳng lập : Suy nghĩ , chài lưới , cây cỏ , đầu đuôi , ẩm ướt . Bài tập 2/15 : Tạo từ ghép chính phụ : Bút chì , thước may , mưa rào , làm quen , ăn bám , trắng xoá , vui tai , nhát gan . Bài tập 3/15 : Tạo từ ghép đẳng lập : non muốn đẹp mày hành Núi ham xinh mặt học sông thích tươi mũi hỏi Bài tập 5/15 : Có thể nói một cuốn sách , một cuốn vở vì sách vở là những gì chỉ sự vật tồn tại dưới dạng có thể đếm được . Còn “sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chung cả 2 loại nên không , thể nói “một cuốn sách vở”. Bài tập 7/15 : Phân tích cấu tạo từ ghép : Máy hơi nước Than tổ ong Bánh đa nem Bài tập bổ sung : Những từ ghép sau trong VB’ “ Mẹ tôi” thuộc từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ : mong ước , khoẻ mạnh , yếu đuối , chở che , cay đắng , buồn phiền , hối hận , yên tĩnh . 4 . CỦNG CỐ : (5’) - Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập , từ ghép chính phụ ? Cho ví dụ. - Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào? - Đọc phần đọc thêm SGK/16/17 . 5 . DẶN DÒ : (3’) - Học thuộc 2 phần ghi nhớ . Làm các bài tập . - Soạn bài : LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN . + Đọc và trả lời các câu hỏi SGK . + Nắm được thế nào là liên kết. Phương tiện liên kết. + Đọc ghi nhớ . Chuẩn bị phần luyện tập.
Tài liệu đính kèm: