Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu.

- Chỉ ra và phân tích những chi tiết, hình ảnh thể hiện cảnh đêm thanh tĩnh và những suy tư, cảm xúc của nhà thơ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ; Phân tích được tác dụng của phép đối trong việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.

- Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt; Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

- TĐ: Có tình cảm yêu mến quê hương, đất nước, trân trọng thơ của Lí Bạch.

II. Chuẩn bị

GV: MC

HS: So¹n bµi theo c©u hái SGK.

III. Phương pháp

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ:

3. Tổ chức các hoạt động học tập

*HĐ khởi động:

H. Nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát này?

- GV chiếu Slide1: Cho HS hát bài Quê hương của Đỗ Trung Quân

- HS chia sẻ - GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Các em ạ, tình yêu quê hương là một tình cảm rất tự nhiên của con người và đây cũng là một chủ đề xuyên suốt, trở đi, trở lại của thơ ca. Và cách đây 13 thế kỉ, Lí Bạch - một nhà thơ của Trung Quốc đời Đường, trong 1 đêm trăng yên tĩnh và trong sáng, ở xa quê nhà hàng ngàn dặm, đã gói trọn niềm thương nhớ quê hương của mình bằng 1 bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Vậy cảnh và tình trong bài thơ được thể hiện ntn?

 

doc 14 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2019
Ngày giảng: 22/10 (7C); /10(7A) 
Tiết 37 - Bài 9: Văn bản
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 (Tĩnh dạ tứ) 
 - Lí Bạch- 
I. Mục tiêu. 
- Chỉ ra và phân tích những chi tiết, hình ảnh thể hiện cảnh đêm thanh tĩnh và những suy tư, cảm xúc của nhà thơ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ; Phân tích được tác dụng của phép đối trong việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.
- Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt; Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
- TĐ: Có tình cảm yêu mến quê hương, đất nước, trân trọng thơ của Lí Bạch.
II. Chuẩn bị
GV: MC
HS: So¹n bµi theo c©u hái SGK.
III. Phương pháp
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra đầu giờ: 
3. Tổ chức các hoạt động học tập
*HĐ khởi động: 
H. Nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát này? 
- GV chiếu Slide1: Cho HS hát bài Quê hương của Đỗ Trung Quân
- HS chia sẻ - GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Các em ạ, tình yêu quê hương là một tình cảm rất tự nhiên của con người và đây cũng là một chủ đề xuyên suốt, trở đi, trở lại của thơ ca. Và cách đây 13 thế kỉ, Lí Bạch - một nhà thơ của Trung Quốc đời Đường, trong 1 đêm trăng yên tĩnh và trong sáng, ở xa quê nhà hàng ngàn dặm, đã gói trọn niềm thương nhớ quê hương của mình bằng 1 bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Vậy cảnh và tình trong bài thơ được thể hiện ntn? 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nêu được những chi tiết , hình ảnh thể hiện cảnh đêm thanh tĩnh và những suy tư, cảm xúc của nhà thơ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc của Lí Bạch; chỉ ra được tác dụng của phép đối trong việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Đọc diễn cảm- hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt. 
- HS nêu cách đọc VB, GV bổ sung: ngắt nhịp 2/3, giọng chậm, buồn, tình cảm.
- 2 h/s đọc cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
 - HS nhận xét. GV nhận xét, uốn nắn.
HĐCN, 2p, đọc thầm phần chú thích (TL/59), trả lời các câu hỏi: 
1) Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của mình về tác giả? 
2) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
3)Bài thơ được viết theo thể thơ nào?Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
- HSTL, chia sẻ - GV chốt
GV mở rộng: 
- Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên. Ông được mệnh danh là “thi tiên” (tiên thơ)
- Quá nửa đời người, ông sống phiêu bạt, xa quê hương. Vì thế tình quê là chủ đề trở đi trở lại nhiều lần trong thơ ông. 
- Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
2) Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể (vần: 1,2,4; nhịp: 2/3) một thể thơ xuất hiện trước đời Đường, trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.
+ Cảm xúc bao trùm: nỗi nhớ và tình yêu tha thiết với quê hương.
- GV trình chiếu phần so sánh hai thể thơ để phân biệt rõ cho HS.
 GV chiếu phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của hai câu thơ đầu -> HS đọc. 
H.Đối chiếu bản dịch thơ và dịch nghĩa, theo em chi tiết nào dịch chưa thật sát nghĩa? 
- minh nguyệt quang: ánh trăng chiếu sáng ở trạng thái tự nhiên, lan toả, bao trùm.
- ánh trăng rọi: ánh trăng chiếu thành luồng, có chủ đích. 
-> Hình ảnh thơ dịch với từ “rọi” không diễn tả hết sự chan hòa, tràn ngập của ánh trăng.
- GV lưu ý HS: trong quá trình phân tích bài thơ cần phải dựa vào cả nguyên tác. 
HĐCL:Theo em bài thơ chia làm mấy phần?Nội dung chính của mỗi phần?
- HS chia sẻ - GV chốt
+ Hai câu đầu:cảnh đêm thanh tĩnh.
+ Hai câu cuối:cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.
HĐN 2, 5p, đọc 2 câu thơ đầu phần phiên âm và dịch thơ, trả lời các câu hỏi:
1) Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào? Hình ảnh đó được tác giả cảm nhận như thế nào?
2) Theo em, hai câu thơ đầu tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
3) Em có nhận xét gì về cách s/d từ ngữ của tác giả? Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ đầu? 
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ -> GV NX, KL.
1)+ Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh vầng trăng 
+ Dưới con mắt của nhà thơ, trăng xuất hiện rất đẹp : ánh trăng sáng lung linh như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng. -> Tác giả là người yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.
2) Hai câu đầu không chỉ đơn thuần là tả cảnh bởi chữ “sàng” khiến người đọc hình dung nhà thơ đang nằm trên giường mà trằn trọc, thao thức, không ngủ được, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Hơn nữa cũng vì nằm trên giường không ngủ được thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa, ánh trăng rất sáng cũng có nghĩa là đêm đã rất khuya.
Từ “nghi”: ngỡ -> trạng thái nghi hoặc, mơ hồ của tác giả, không biết vầng sáng trước mặt là trăng hay là sương. 
GV: Nhà thơ nhìn trăng mà ngỡ là sương đang phủ trên mặt đất, ở đây đã có sự liên hệ giữa cái thực, cái ảo. Từ “ nghi thị”( ngỡ là) cho ta thấy rõ cái gì đó là sự nghi ngờ, thật và ảo lẫn lộn trong tiềm thức của nhà thơ. Vậy tác giả đang có tâm sự gì, điều gì khiến cho nhà thơ không ngủ được. Cô và các em chuyển sang phần 2,
HĐN4, 5p, đọc 2 câu thơ cuối phần phiên âm và dịch thơ, trả lời các câu hỏi:
1) Hai câu thơ cuối gợi tả nỗi niềm nào của nhà thơ?
2) Dựa vào chú thích SGK, em hãy cho biết vì sao tác giả trông trăng lại nhớ quê nhà?
3) Nỗi nhớ quê hương của tác giả được thể hiện từ ngữ, hình ảnh nào?
4) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các BPNT được sử dụng trong hai câu thơ cuối? Từ đó em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ?
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, chốt.
1) Nỗi nhớ quê hương.
2) Vì thủa nhỏ tác giả thường lên núi Nga Mi ngắm trăng→đi xa nhìn trăng nhớ quê là điều dễ hiểu.
3) - Ngẩng (đầu)nhìn (trăng)
 Cúi(đầu)nhớ(cố hương).
4) Đối từ: ngẩng đầu / cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Sử dụng thành cặp đối rất chỉnh số lượng chữ bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp giống nhau, từ loại giống nhau: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương).
+ Đối ý: cử đầu vọng (ngẩng đầu nhìn) là hướng ra ngoại cảnh để ngắm trăng, còn đê đầu tư (cúi đầu nhớ) là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư, nhớ quê da diết. Một đường hướng ngoại để ngắm trăng sáng, một đường suy tư để nhớ cố hương.
* Tác dụng của phép đối: 
+ Tạo sự hài hòa cân đối
+ Thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện 1 chủ đề quen thuộc “vọng nguyệt hoài hương” (nhìn trăng nhớ quê hương) từ đó làm nổi bật tình cảm yêu quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả
GV: Phép đối đã khắc họa được tư thế và tâm thế của thi nhân, làm nổi bật tình cảm yêu quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả, đồng thời lan tỏa tình quê mộc mạc, chân thành, chung thủy trong lòng người đọc. 
GV bình: Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm. Hành động: ngẩng đầu, cúi đầu đủ thấy tình cảm nhớ quê, yêu quê luôn da diết, thường trực, sâu nặng trong lòng tác giả. Với Tĩnh dạ tứ, nói “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” vừa là nhân, vừa là quả: nhớ quê,  thao thức không ngủ, nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê! 
H.Nêu cảm nhận của em về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ?
 HS: Hai câu đầu chủ yếu tả cảnh nhưng cảnh đó trở nên sinh động, có hồn qua suy tư, cảm nghĩ của nhà thơ.Hai câu sau chủ yếu tả tình nhưng kết hợp tả cảnh vì vậy hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tình và cảnh hoà quyện trong bài thơ, trong từng câu thơ, từ câu đầu đến câu cuối.
HĐCL: Khái quát NT và ND của bài thơ?
HS chia sẻ - Gv chốt
GV: Con người sinh ra trong trời đất, ai cũng vậy, đều có một quê hương. Nơi ấy, chúng ta cất tiếng khóc chào đời và lớn lên cùng năm tháng. Nhưng vì lí tưởng và vì cuộc mưu sinh mà không ít người phải ra đi. Song dù có đi đâu những ấn tượng, kỉ niệm về cảnh vật bình dị, êm đềm nơi ấy không bao giờ phai nhạt. Lưu lạc trên đất khách quê người, có khi nào vô tình gặp lại cảnh vật quen thuộc thì lòng người lại dâng trào nỗi bồi hồi tưởng nhớ. 
H.Bài thơ cho em hiểu thêm điều gì về quê hương? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương?
( Các em hãy yêu quê hương bằng việc làm học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi góp phần mai này xây dựng qh.)
C- HĐ luyện tập:
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB để giải quyết Bt
- HS đọc và xđ y/c BT
- GV HD HS về nhà viết
(Nội dung chính phải làm nổi bất: tình cảm nhớ quê, yêu quê luôn da diết, thường trực, sâu nặng trong lòng tác giả.
Có thể: Hồi tưởng kỉ niệm suy nghĩ về hiện tại; mơ ước tới tương lai; tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc.)
I. Đọc và thảo luận chú thích: 
1.Tác giả: 
- Lí Bạch (701- 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: khi ông sống tha phương nơi đất khách quê người. 
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh đêm thanh tĩnh: 
 Đầu giường ánh trăng rọi,
 Ngỡ mặt đất phủ sương
 Với ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện; cô đọng, xúc tích; lời ít ý nhiều hai câu thơ đầu đã gợi tả vẻ đẹp của đêm trăng và tâm trạng thao thức của thi nhân. 
2. Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.
 Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
 Cúi đầu nhớ cố hương.
 Cách sử dụng phép đối, từ trái nghĩa và các động từ đã khắc họa được tư thế và tâm trạng của thi nhân, làm nổi bật tình cảm nhớ quê, yêu quê luôn da diết, thường trực, sâu nặng trong lòng tác giả.
III. Tổng kết
- NT: Từ ngữ giản dị và tinh luyện, phép đối tài tình, ngôn ngữ thơ chọn lọc, sử dụng động từ đặc sắc 
- ND: Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong một đêm trăng thanh tĩnh. 
IV. Luyện tập
Bài tập 1 (sgk-tr62)
4. Củng cố
	- Nhà thơ Lí Bạch đã nhớ quê trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào? Qua đó thể hiện t/c của tác giả đối với quê hương ntn? 
	5. Hướng dẫn học bài:
 	- Bài cũ: + Học thuộc bài thơ.
 + Phân tích tâm trạng nhớ quê hương da diết, thường trực, sâu nặng của tác giả.
- Bài mới: Đọc và nghiên cứu trước nội dung Từ đồng nghĩa (tr59,60) và dự kiến trả lời câu hỏi.
NHẬT KÍ LÊN LỚP
(Rút kinh nghiệm sau tiết dạy, góp ý về tài liệu, nhận xét – đánh giá HS)
Ngày soạn: 24/10/2019
Ngày giảng: /10 (7A); /10(7C) ; 
Tiết 38 - Bài 9: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu. 
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. Phân biệt từ đồng ... o¹n bµi theo c©u hái SGK/59,60
III. Phương pháp
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp.
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra đầu giờ: 
H. Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh mắc lỗi gì? 
HS TL, nhận xét, đánh giá – GV nhận xét, đánh giá
3. Tổ chức các hoạt động học tập
*HĐ khởi động: 
H. Lựa chọn từ (cho/ biếu/ tặng) điền vào chỗ trống trong câu 
 Cháu ........... bà quả cam. (biếu)
- Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ cho/ biếu/ tặng ? 
- Tại sao em chọn từ biếu điền vào câu “Cháu biếu bà quả cam” mà không chọn từ cho/ tặng ?
GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Để hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, có mấy loại từ đồng nghĩa và sử dụng chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Ho¹t ®éng cña GV - HS
Néi dung chÝnh
* Hoạt động: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:Nhận biết từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa; biết lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp.
- Hoạt động cá nhân-1phút, yêu cầu a, trang 59: Dựa vào kiến thức bậc tiểu học hãy tìm từ cùng nghĩa với từ rọi, nhìn?
- Học sinh trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt
- Hoạt động nhóm 4 yêu cầu b-trang 60, thời gian 3 phút – Báo cáo, chia sẻ
Nghĩa của từ nhìn
Từ cùng nghĩa
Nghĩa 1: Đưa mắt về một hướng nào đó để thấy.
trông, ngó, nhòm, liếc
Nghĩa 2: Để mắt tới, quan tâm tới 
Nghĩa 3: Xem xét để thấy và biết được 
- Đại diện nhóm báo cáo, điều hành chia sẻ. 
- GV nhận xét, chốt 
+ Nhìn để mắt tới, quan tâm tới: sóc, giữ gìn cho yên ổn: trông coi, chăm sóc, coi sóc
+ Nhìn để nhận biết có các từ đồng nghĩa: nhìn, ngó... 
Qua việc tìm hiểu nghĩa của từ nhìn, em có nhận xét gì?
( từ nhìn là từ nhiều nghĩa, thuộc 3 nhóm từ đồng nghĩa khác nhau)
Hãy xác định nghĩa chung của từ "nhìn, để mắt, nhận thấy" ?
(Đưa mắt về một hướng nào đó để thấy -> Từ đồng nghĩa.)
Hoạt động chung cả lớp: Thế nào là từ đồng nghĩa? 
Hoạt động cặp đôi – 2 phút: Phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa?
- Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt
Từ đồng nghĩa
Từ nhiều nghĩa
- Từ khác nhau, nghĩa giống nhau
- Từ giống nhau, nghĩa gần nhau, liên quan đến nhau.
Bài tập nhanh: Hoạt động cá nhân 1p, trình bày chia sẻ 
Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau (MC)
1. Nhà thơ 
1. Thi nhân

Đồng nghĩa giữa từ thuần Việt và từ mượn 
2. Thay mặt 
2. Đại diện 
1. Xe hơi 
1. Ô tô 
2. Dương cầm 
2. Pi-a-n
 
1. Trái thơm 
1. Quả dứa 
Đồng nghĩa giữa từ địa phương và từ toàn dân 
2. Heo 
2. Lợn 
GV chuyển ý: chúng ta vừa tìm hiểu từ đồng nghĩa. Vậy từ đồng nghĩa có mấy loại. Đó là những loại nào?
- HS hoạt động cá nhân yêu cầu c, trang 60, thời gian 1 phút - Trình bày, chia sẻ.
- GV nhận xét, chốt
- HS hoạt động nhóm 4 yêu cầu d, trang 60, thời gian 2 phút – Báo cáo, điều hành chia sẻ.
 Hoạt động cặp đôi – 2 phút bài tập 2.a/62: Thử hoán đổi vị trí các từ đồng nghĩa quả và trái, hi sinh và bỏ mạng trong các ví dụ ở trên và rút ra nhận xét?
- Đại diện cặp đôi trình bày, chia sẻ 
- GV chốt: Thay thế các từ đồng nghĩa “quả” và “trái”, “bỏ mạng” và “hi sinh” vào các vị trí hoán đổi, ta nhận thấy: 
- Từ quả và trái hoàn toàn hoán đổi vị trí cho nhau không làm thay đổi nội dung và sắc thái biểu cảm: 
 Đem về nấu “trái” mơ chua trên rừng 
 Con chim xanh ăn “quả” xoài xanh 
-Từ bỏ mạng và hi sinh không thể hoán đổi được vị trí cho nhau vì sự thay đổi sẽ làm cho câu văn thay đổi về sắc thái ý nghĩa và không đúng với nội dung hiện thực. 
Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần lưu ý điều gì ?
GV: không phải từ đồng nghĩa nào cũng thay thế được cho nhau, phải phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. 
C- Hoạt động luyện tập
Mục tiêu:Vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa để giải quyết BT
- HS nêu y/c BT
- Hoạt động cặp đôi, đổi chéo phiếu cho nhau để chấm - Thời gian 4 phút.
- GV chiếu hướng dẫn đánh giá bài làm của bạn 
- Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.
-Trường hợp câu có thể dùng cả hai từ, trong bài làm bạn xác định một từ: trừ 0,25 điểm/ câu.
Đáp án
Biểu 
điểm 
- Nó đối xử/đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó. 
1,0 đ 
- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em. 
1,0 đ 
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại/to lớn đối với vận mệnh dân tộc. 
1,0 đ
- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp. 
1,0 đ
-Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành. 
1,0 đ 
Tổng điểm
5,0 đ 
I. Tìm hiểu về từ đồng nghĩa
1. Thế nào là từ đồng nghĩa? 
a.Bài tập:Tr/59,60
- BTa: Từ đồng nghĩa với từ : rọi, nhìn
+ Rọi: chiếu, soi
+ Nhìn: trông, ngó, liếc, nhòm, coi, xem
- BTb: 
Nghĩa của từ nhìn
Từ cùng nghĩa
Nghĩa 1: Đưa mắt về một hướng nào đó để thấy.
trông, ngó, nhòm, liếc
Nghĩa 2: Để mắt tới, quan tâm tới 
để ý, ngó (ngó ngàng) 
Nghĩa 3: Xem xét để thấy và biết được 
Nhận, nhìn nhận, nhận ra, nhận thấy...
b. Kết luận:
+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
+ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Các loại từ đồng nghĩa
a. Bài tập:Tr/60: 
- Bài tập c: Trái và quả: nghĩa giống nhau
-> đồng nghĩa hoàn toàn
- Bài tập d:
+ Giống: Bỏ mạng và hi sinh: đều có nghĩa là chết
+ Khác: + Bỏ mạng: chết vô ích ( sắc thái khinh bỉ)
+ Hi sinh: chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả ( sắc thái kính trọng) 
-> Ý nghĩa giống nhau, sắc thái biểu cảm khác nhau.
-> từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
b.Kết luận: 
- Có 2 loại từ đồng nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau
*Lưu ý: sử dụng từ đồng nghĩa phải phù hợp hoàn cảnh, đúng sắc thái biểu cảm.
II. Luyện tập
Bài tập 2b/Tr62
4. Củng cố: PHẦN THI VỀ ĐÍCH “Ai nhanh hơn?” 
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Có mấy loại từ đồng nghĩa? Hãy kể tên các loại từ đồng nghĩa?
- Khi sử dụng từ đồng nghĩa theo em cần lưu ý điều gì? 
- Trong mục tiêu chung của cả bài, giờ học hôm nay cô trò ta đã hoàn thành nội dung nào trong mục tiêu toàn bài đó?
- Qua bài học hôm nay em thấy mình được rèn luyện các kỹ năng cơ bản nào?
5.Hướng dẫn về nhà 
Bài cũ: 
	- Ghi nhớ kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa.
	- Hoàn thành phần còn lại trong bài tập 2, bài tập 3 trong hoạt động vận dụng trang 63.
Bài mới: 
	- Chuẩn bị mục 4: Cách lập ý của bài văn biểu cảm (trang- 60,61,62). Y/c đọc kỹ 4 đoạn văn và xác định cách biểu cảm của từng đoạn văn, tác dụng của từng cách biểu cảm đó.
	- Chuẩn bị y/c 1 phần luyện tập: viết đoạn văn ...
Ngày soạn: 18/10/2018
Ngày giảng: 23/10 (7A); 26/10(7B) ; 27/10 (7C)
Bài 9: Tiết 38: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu. 
- Biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm; biết vận dụng để lập ý cho đề bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị
GV: MC
HS: So¹n bµi theo c©u hái SGK.
III. Phương pháp
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức.	
2. Khởi động
- Kiểm tra: Thế nào là văn biểu cảm? Cách làm bài văn biểu cảm? 
HS suy nghĩ TL, NXBS. GVNXKL
Làm thế nào để các em viết được bài văn biểu cảm hay?
- GV: Khi các em viết nhật kí, viết thư chính là các em đã tạo lập VB. Viết để làm sống lại những cảm xúc, ấn tượng không thể nào quên. Như vậy viết văn BC ko có gì xa lạ với chúng ta. Có điều khi viết loại VB này cần phải chú ý cách lập ý, sắp xếp BC, trau chuốt lời văn... Có những cách lập ý nào? -> Bài học 
H§ cña thÇy vµ trß
Néi dung chÝnh
B- HĐ hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm; biết vận dụng để lập ý cho đề bài văn biểu cảm.
HĐ nhóm 4 – thời gian 7 phút: Đọc thầm thông tin TL/60 và giải quyết bài tập mục 4 tr 60,61,62 – Báo cáo, chia sẻ
Gợi ý:
+ Ở đoạn 1 việc liên tưởng đến tương lai đã gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng các biện pháp nào?
+ Tác giả đã mê con gà đất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
+ Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?
+Qua đoạn văn em thấy sự quan sát có tác dụng biểu đạt như thế nào?
- Các nhóm thảo luận - Giáo viên quan sát
- Các nhóm báo cáo, chia sẻ - Giáo viên chốt MC
Đ1: Để thể hiện sự gắn bó còn mãi của cây tre, đoạn văn đã nhắc đến ở tương lai. Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai: (sắt thép có thể nhiều hơn nhưng tre vẫn còn mãi, tre vẫn là bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình, tre làm cổng chào, đu tre bay bổng, sáo diều tre bay cao...)
Đ2: Lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ, thể hiện cảm xúc của tác giả với con gà đất – một đồ chơi dân gian thuở ấu thơ -> mở rộng ra là cảm nghĩ đối với đồ chơi con trẻ
Đ4: Qua việc quan sát, miêu tả, tg bộc lộ tình cảm yêu thương mẹ tha thiết -> Biểu cảm gián tiếp - bộc lộ tình cảm của mình với u.
HĐ chung cả lớp: Có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm? Tình cảm và s/v trong văn biểu cảm phải đảm bảo y/c gì? 
HSTL – GV nhận xét, KL
- 4 cách lập ý: hồi tưởng kỉ niệm, suy nghĩ về hiện tại; mơ ước tới tương lai; tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc.
- Tình cảm trong bài viết phải chân thực, sự việc phải qua trải nghiệm
C- Hoạt động luyện tập
Mục tiêu:Vận dụng kiến thức về cách lập ý trong bài văn biểu cảm để giải BT.
Gv đưa ra BT trên nchiếu. Hs xác định yêu cầu.
 Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi “Mẹ lên giường và trằn trọc............mẹ tin là con sẽ không còn bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học”.
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Đoạn văn trên viết về mấy thời điểm? Đó là những thời điểm nào? Qua đó em hãy cho biết đoạn văn được triển khai ý bằng cách nào?
Hđ cá nhân chia sẻ, nhận xét, đánh giá.
Gv nhận xét, chữa.
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
1. Bài tập: STL/60,61
- Đoạn a lập ý bằng cách suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai từ đó mà nảy ra cái ý ngày mai sắt thép, xi măng sẽ nhiều thêm nhưng tre còn mãi.
- Đoạn b lập ý bằng cách hồi tưởng kỉ niệm về một đồ chơi dân gian thuở ấu và mở rộng ra là cảm nghĩ về đồ chơi trẻ em.
- Đoạn c dùng hình thức tưởng tượng tình huống để bày tỏ tình cảm với cô giáo.
- Đoạn 4 dùng cách quan sát, suy ngẫm rồi bộc lộ cảm xúc
2. Kết luận:
 TL/60
II. Luyện tập
Bài tập: Đọc đoạn văn Mẹ lên giườngcon sẽ không còn bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học”.
- Đoạn văn trên có 2 thời điểm (hiện tại và quá khứ).
-> Hồi tưởng kỉ niệm và suy nghĩ về hiện tại.
4. Củng cố: (2’)
Có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm? Tình cảm và s/v trong văn biểu cảm phải đảm bảo y/c gì? 
5. Hướng dẫn học bài: (1’) 
- Bài cũ: 
- Học thuộc phần kết luận STL/60.
- Bài mới: Luyện tập: Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm
 	+ Đọc 4 đề a,b,c,d STL/63 và lập dàn ý cho đề c, d

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_3738_nam_hoc_2019_2020.doc