Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 56: Chơi chữ - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 56: Chơi chữ - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.

- Nắm được các lối chơi chữ.

- Vận dụng được lối chơi chữ vào văn bản nói tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể, sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tu rừ chơi chữ phù hợp thực tiễn giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách sử dụng phép chơi chữ.

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, bàn phụ.

2. Học sinh: - Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi SGK.

 

docx 5 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 56: Chơi chữ - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/12/2021
Ngày dạy:  23/12/2021                       
Tuần 14 - Tiết 56
Tiếng Việt
CHƠI CHỮ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.
- Nắm được các lối chơi chữ.
- Vận dụng được lối chơi chữ vào văn bản nói tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể, sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tu rừ chơi chữ phù hợp thực tiễn giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách sử dụng phép chơi chữ.
3. Phẩm chất: 
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, bàn phụ.
2. Học sinh:  - Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra
c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên .
d) Tổ chức thực hiện:
Trong văn học, để tạo ra những giá trị biểu cảm riêng cho mỗi tác phẩm, các nhà văn nhà thơ đã vận dụng một hiện tượng nghệ thuật đặc sắc là chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì, tác dụng của nó ntn trong văn thơ và trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cùng vào bài hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Thế nào là chơi chữ
a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về chơi chữ
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức về chơi chữ .
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS thảo luận khăn trải bàn.
Em có nhận xét gì về nghĩa của những từ" lợi" trong bài?
Đánh giá chung
Việc sử dụng các từ" lợi" trong bài ca dao trên là dựa vào hiện tượng ngôn ngữ  nào?
Đánh giá chung
Việc sử dụng từ lợi như trên có ý nghĩa ntn?
- GV dẫn dắt: việc sử dụng từ "lợi" đã tạo ra ý nghĩa đặc biệt trên gọi là hiện tượng chơi chữ.
?Em hiểu chơi chữ  là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung
- Lợi 1: lợi ích.
- Lợi 2, 3: phần thịt bao quanh chân răng.
=> Từ đồng âm.
- Tác dụng: tạo sự dí dỏm, hài hước.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
- HS đọc ghi nhớ SGK/164
I. Tìm hiểu chung 
1.Thế nào là chơi chữ
a. Phân tích ngữ liệu (SGK-163)
- ‘‘lợi’’ 1: thuận lợi, lợi lộc
- ‘‘lợi’’ 2, 3: bộ phận bao bọc chân răng -> đồng  âm
->Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm, cảm giác bất ngờ, thú vị
-> Chơi chữ.
b. Ghi nhớ  (sgk- 164)
Hoạt động 2: Các lối chơi chữ
a) Mục tiêu: Học sinh  tìm hiểu Các lối chơi chữ
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 -Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS thảo luận cặp đôi
- GV: Đọc từng VD và phân tích lối chơi chữ trong từng ngữ cảnh?
- GV đưa VD BT4 SGK/165:
? Từ các VD trên cho biết có những lối chơi chữ nào ?
- GV chiếu các ngữ liệu :
- GV: Xác định các lối chơi chữ  trong thể loại  nào?
- GV: Chơi chữ thường gặp trong những trường hợp nào ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
1. ranh tướng- danh tướng: gần âm-> giễu cợt tướng Na-va.
- nồng nặc- tiếng tăm: trái nghĩa-> tạo sự tương phản về ý nghĩa để đả kích tướng Na-va.
2. Điệp phụ âm đầu: M-> gợi khung gian bao la và sự trông chờ  như vô vọng của con người.
3. Nói lái: cá đối- cối đá: tạo sự dí dỏm.
4. Đồng âm: Sầu riêng: tên 1 loại trái cây (danh từ ) trạng thái tâm lí (tính từ)
  Trái nghĩa:  Sầu riêng >< đối lập với vui chung.
- GV đưa VD 
"Trăng  bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi  non"
- núi- non: từ đồng nghĩa.
- già - non: từ trái nghĩa.        
- non -> núi.
=> non - trẻ -> từ  đồng âm.
=> Chơi chữ bằng cách khai thác từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm .
- GV đưa VD BT4 SGK/165:
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.  
- HS nhận xét. GV chuẩn kiến thức
1. Thơ trào phúng
2. Thơ trào phúng
3. ca dao
4. Thơ
5. Câu đố
6. Câu đối
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, câu đối, câu đố.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS,
chuẩn đáp án.
2. Các lối chơi chữ
a. Phân tích ngữ liệu (SGK- 164)
- VD1 : «ranh tướng»
 ->lối nói trại âm.
- VD2: điệp phụ âm đầu «m»
- VD4: cá đối- cối đá; mèo cái-mái kèo
->nói lái.
- VD4:
+ Sầu riêng: tên 1 loại trái cây (danh từ ) trạng thái tâm lí (tính từ) -> từ đồng âm
+ Sầu riêng >từ trái nghĩa.
=>từ trái nghĩa, từ đồng âm.
VD5:
+ núi – non : từ đồng nghĩa
+ Già – non (trẻ): từ trái nghĩa.
VD6:
thịt, mỡ, dò, nem, chả
->Dùng từ gần nghĩa
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu BT1, BT2 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Học sinh suy nghĩ, trao đổi thống nhất câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm HS trình bày, nhóm HS khác nhận xét đánh giá. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
Bài 1
- Đọc bài thơ.
- Phép chơi chữ: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm,ráo, lằn, hổ mang.
Bài thơ sử dụng một loạt các từ chỉ tên loài rắn. Bài thơ thể hiện sự thành khẩn tự trách mình ham chơi, không lo việc đèn sách đồng thời thể hiện sự thông minh, vốn ngôn ngữ vô cùng phong phú của Lê Quý Đôn.
-> Chơi chữ bằng việc dựng từ gần nghĩa.
Bài 2
+ Chơi chữ: - nứa, tre, trúc, hóp.
 =>Chơi chữ bằng việc dựng từ gần nghĩa.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Trong bài thơ, Bác đã dùng lối chơi chữ ntn?
+ Lối chơi chữ trong bài thơ của Bác:
- cam (gói cam): DT chỉ  một loại quả.
- cam (cam lai): TT chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc tốt đẹp. (ngọt, vui sướng)
=> từ đồng âm.
- Giải câu đố : GV chiếu câu đố lên 🡪 các em tham gia trả lời 🡪 đúng thưởng tràng pháo tay.
1. Có con mà chẳng có cha
 Có lưỡi, không miệng, đó là vật chi?
                     con dao (lối chơi chữ trái nghĩa)
2. Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn  (Là con gì?)
               con ngựa - con ngựa (lối chơi chữ nói lái)
3. Trên trời rớt xuống mau co (Là cái gì?)
                 mo cau (lối chơi chữ nói lái)
4. Trùng trục như con bò thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu (Là con gì?)
*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
*Đối với bài cũ
-  Học bài, hoàn chỉnh bài tập.
- Sưu tầm thêm các lối chơi chữ.
*Đối với bài mới
- Chuẩn bị: Chuẩn mực sử dụng từ
        + Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_56_choi_chu_nam_hoc_2021_2022.docx