Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57 đến 60 - Nguyễn Thị Huyền

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57 đến 60 - Nguyễn Thị Huyền

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

 3. Thái độ: Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; Soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập. Đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.

 III. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 6C:

 6D:

 A. Kiểm tra bài cũ: (10’) Kiểm tra viết.

 Câu hỏi: Nêu đặc điểm của số từ và lượng từ? Đặt câu trong đó có dùng số từ hoặc lượng từ?

 Đáp án:- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. (3 điểm)

 - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. (1 điểm)

 - Dựa vào vị trí trong cụm DT, có thể chia lượng từ thành 2 nhóm: (1 điểm)

 + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể. (1 điểm)

 + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. (1 điểm)

 - Đặt câu: Nhà em nuôi năm con gà mái. (3 điểm)

 

doc 16 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57 đến 60 - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN: BÀI 13, 14
Kết quả cần đạt
 * Nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 * Biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
 * Nhớ nội dung và hiểu ý nghĩa của truyện “Con hổ có nghĩa”, qua đó hiểu phần nào cách viết truyện thời trung đại.
 * Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về động từ đã học ở bậc Tiểu học.
Soạn:	21/11/2009	Ngày dạy 6C: /11/2009
 6D: /11/2009
	 Tiết 57 : Tiếng Việt CHỈ TỪ
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 3. Thái độ: Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; Soạn giáo án.
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập. Đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
 III. Tiến trình bài dạy
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 6C:	 
 6D:
 A. Kiểm tra bài cũ: (10’) Kiểm tra viết.
 Câu hỏi: Nêu đặc điểm của số từ và lượng từ? Đặt câu trong đó có dùng số từ hoặc lượng từ?
	Đáp án:- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. (3 điểm)
	- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. (1 điểm)
	- Dựa vào vị trí trong cụm DT, có thể chia lượng từ thành 2 nhóm: (1 điểm)
	+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể. (1 điểm)
	+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. (1 điểm)
	- Đặt câu: Nhà em nuôi năm con gà mái. (3 điểm)
 B. Dạy nội dung bài mới 
 Vào bài (1’): Trong tiết học tìm hiểu về cấu tạo của cụm danh từ, các em đã biết phần phụ ngữ sau của cụm danh từ ngoài những từ ngữ bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm còn có những từ xác định vị trí của sự vật trong thời gian hoặc không gian được gọi là chỉ từ. Vậy, chỉ từ có đặc điểm như thế nào? Tiết học này ta cùng đi tìm hiểu.
 	I. Chỉ từ (12’)
	 1. Ví dụ
	GV: Treo bảng phụ chép ví dụ SGK. T.137- gọi HS đọc ví dụ a.
	a. Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò là khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
	Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng []
(Em bé thông minh)
? Các từ được in đậm trong ví dụ a bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? Kh
	HS: Nọ: bổ sung ý nghĩa cho từ ông vua; ấy bổ sung nghĩa cho viên quan; kia bổ sung cho làng; nọ bổ sung cho nhà.	
	Các từ được bổ sung ý nghĩa đều là danh từ.
? Những từ: nọ, ấy, kia bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ? Kh
	HS: Các từ ấy có tác dụng định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác.
	GV: Gọi HS đọc ví dụ b.
 b. - ông vua/ ông vua nọ;
	- viên quan/ viên quan ấy;
	- làng/làng kia;
	- nhà/ nhà nọ.
? So sánh các từ và cụm từ trong ví dụ b, từ đó rút ra ý nghĩa của các từ in đậm? Kh
	HS: Các từ: ông vua, viên quan, làng, nhà là những danh từ còn thiếu tính xác định. Chưa xác định cụ thể mà chỉ người, sự vật nói chung. Còn ý nghĩa các cụm danh từ ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hóa, đã xác định được vị trí sự vật trong không gian một cách rõ ràng.
	GV: Như vậy, các từ in đậm trong ví dụ b được dùng để định vị sự vật và xác định vị trí của sự vật trong không gian.
	GV: Gọi HS đọc ví dụ c.
	c. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
( Sự tích Hồ Gươm)
? Nghĩa của các từ ấy, nọ trong ví dụ a và ví dụ c có điểm nào giống và điểm nào khác nhau? Kh
	Giống: Nghĩa của các từ ấy, nọ trong các ví dụ a, c đều có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ và định vị sự vật (để trỏ vào sự vật)
 Khác nhau: ở chỗ tuy cùng định vị sự vật nhưng ví dụ a (viên quan ấy; nhà nọ) là định vị về không gian; ví dụ c (hồi ấy, đêm nọ) định vị về thời gian. 
	GV: Tất cả những từ in đậm trong các VD ta vừa tìm hiểu được gọi là chỉ từ.
? Vậy, em hiểu chỉ từ là gì? Tb
	2. Bài học
	- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
? Đặt câu có sử dụng chỉ từ? Kh
	 - Hôm ấy, tôi về nhà luôn.
	 II. Hoạt động của chỉ từ trong câu (8’)
	 1. Ví dụ
? Trong các câu ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì? Kh
	HS: Viên quan ấy; Ông vua nọ
 Chỉ từ đảm nhiệm vai trò làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ. 
	GV: Gọi 1 HS đọc ví dụ a, b SGK. T. 137,138.
	a. Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. 
	Đó là một điều chắc chắn.
 CN VN (Hồ Chí Minh)
	b. Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
(Bánh chưng, bánh giầy)
? Tìm chỉ từ trong ví dụ a, b? Xác định chức vụ của chúng trong câu? Kh
	 - Ví dụ a chỉ từ là đó: làm chủ ngữ;
 - Ví dụ b chỉ từ là đấy: làm trạng ngữ.
? Qua phân tích các ví dụ, em có nhận xét gì về hoạt động của chỉ từ trong câu? Tb
	 2. Bài học
	- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra,chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
 * Ghi nhớ (SGK.tr138)
? Xác định chức vụ của chỉ từ trong các câu sau?
 Đây là chợ, kia là trường học. Hồi đó, tôi còn trẻ
 CN VN CN VN TR
 GV: Gọi HS đọc 2 ghi nhớ.
	III. Luyện tập (14’)
 1. Bài tập 1 (tr.138)
? HS đọc yêu cầu bài tập 1: Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của các chỉ từ đó.
	GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 1.
	Ví dụ a: hai thứ bánh ấy: định vị sự vật trong không gian; làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ. 
 Ví dụ b: đấy, đây: định vị sự vật trong không gian; làm chủ ngữ.
 Ví dụ c: nay: định vị sự vật trong thời gian; làm trạng ngữ. 
 Ví dụ d: đó: định vị sự vật trong thời gian; làm trạng ngữ.
	2. Bài tập 2 (tr.138,139)
? Thay các cụm từ in đậm trong bài tập 2 bằng từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay như vậy? Kh
	 - Có thể thay như sau:
 ví dụ a: đến chân núi Sóc = đến đấy; 
 ví dụ b: làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.
	 Cần viết như vậy để khỏi lặp từ.
	3. Bài tập 3 (tr.139)
	GV: Cho HS đọc đoạn văn trong bài tập.
? Có thể thay chỉ từ trong đoạn văn bằng từ hoặc cụm từ nào không ? Kh
	 - Không thể thay được.
? Qua đó, em rút ra nhận xét gì về tác dụng của chỉ từ? Kh
	 - Chỉ từ có vai trò rất quan trọng. Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
 C. Củng cố và luyện tập (1’)
? Thế nào là chỉ từ ? hoạt động của chỉ từ trong câu? 
 D. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)
	- Học thuộc 2 ghi nhớ, làm trọn vẹn các bài tập còn lại.
	- Lập dàn bài cho đề bài luyện tập T. 139 và đề a . T. 140 tiết tới học bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
Soạn: 27/12/2009	 	Giảng: 6D: /12/2009
	 6C: /11/2009
	Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA
 (Truyện trung đại Việt Nam)
 - Vũ Trinh -
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Hiểu được giá tri của đạo làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa”. Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. Kể lại được truyện.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản, phân tích truyện trung đại.
 3. Thái độ: Giáo dục HS lối sống tình nghĩa, thủy chung
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; Soạn giáo án.
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
 III. Tiến trình bài dạy
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 6C:	 6D:
 A. Kiểm tra bài cũ: (10’) Kiểm tra vở soạn của 2 HS có nhận xét cho điểm. 
 Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Chúng ta vừa học xong bốn thể loại truyện dân gian với 16 truyện tiêu biểu cho các thể loại đó. Hôm nay chúng ta chuyển sang một thể loại truyện mới: đó là truyện trung đại. Đặc điểm của thể loại truyện trung đại như thế nào chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
 B. Dạy nội dung bài mới 
 	 I. Đọc và tìm hiểu chung (15’)
 1. Đặc điểm về thể loại : 
? Gọi HS đọc chú thích sao (T. 143) ? Hãy trình bày những hiểu biết của em về các khái niệm : truyện, Trung đại, truyện Trung đại Việt Nam ? 
 - Trung đại: Chỉ một thời kì lịch sử và cũng là một thời kì văn học từ thế kỷ X (sau chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938) đến cuối thế kỷ XIX
 	- Truyện: Thuộc loại tự sự - có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. thủ pháp nghệ thuật chính là kể. truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. Tuỳ theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thế sáng tạo cụ thể mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn truyện vừa, truyện dài (được gọi là tiểu thuyết) truyện Nôm, truyện Nôm khuyết danh... 
	- Truyện trung đại : Là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán ra đời thời Trung đại có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn, cốt truyện còn đơn giản, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. 
 GV: Truyện trung đại: Là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán (ở VN có một số tác phẩm như: Viện điện u linh tập (Lý Tế Xuyên); Lĩnh nam chích quái lục (Trần Thế Pháp), Nam ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) Các tác phẩm trên đều được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có truyện Nôm, truyện ngắn viết bằng văn vần và viết bằng chữ Nôm (tức bằng tiếng Việt). Đến cuối thế kỉ XIX mới có truyện văn xuôi tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ. Truyện trung đại có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại ngày nay: vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) như Con hổ có nghĩa; vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc) như Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, với sử (ghi chép sự thật) như Mẹ hiền dạy con. Và thường mang tính chất giáo huấn, cốt truyện nhìn chung còn đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu. Trong quá trình tìm hiểu truyện chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
 Bên cạnh những chi tiết chân thực lấy từ cuộc sống, truyện hay dùng chi tiết tưởng tượng, hoang đường và thường mang tính giáo huấn. Tồn tại trong môi trường văn học trung đại do đó trong truyện thường có sự đan xen giữa yếu tố Văn và yếu tố Sử, yếu tố Triết (Văn,sử bất phân => văn sử chưa tách khỏi nhau; văn triết bất phân=>văn, triết chưa tách khỏi nhau). Truyện thường vẫn pha tính chất kí. (Thể loại ghi chép sự việc, sự kiện, dựa trên cơ sở người thật việc thật)
 ... bác Tiều can đảm, tự nguyện cứu hổ hóc xương.
 Hành động đền ơn của con hổ xảy ra trong một thời gian dài.
 GV: Cách đền ơn của con hổ trán trắng có khác: Nhớ đến ân nhân, nó đã mang thức ăn ngon cho bác Tiều khi bác còn sống. Nhưng cảm động nhất là 10 năm sau (một thời gian không phải là ngắn) khi bác qua đời, nó vẫn nhớ đến bác nên đã đến khóc thương ân nhân của mình. Nó không ngày giỗ của bác. Quả là một tình cảm hiếm có đáng trân trọng. Ân nghĩa ấy đã kết tụ trong hai tiếng gầm của nó:
 Một tiếng gầm đền ơn khi đem nai về cho bác tiều và một tiếng gầm đau thương để tiễn đưa ân nhân về nơi an nghỉ cuối cùng. Tiếng gầm ấy cũng là lời hứa không bao giờ quên người đã khuất và nó đã làm đúng như lời nó hứa. 
? Việc trả ơn của hai con hổ có gì khác nhau? Truyện con hổ với bác tiều so với truyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì? 
 GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn. HS báo cáo kết quả. GV nhận xét, chốt lại: 
 HS: Con hổ với bà đỡ Trần đền ơn một lần là xong. Con hổ với bà đỡ Trần đền ơn một lần là xong. Hổ đền ơn bác tiều là đền ơn mãi mãi đền ơn cả lúc ân nhân còn sống và cả khi ân nhân đã chết. Đó là sự gắn bó, ân nghĩa, thuỷ chung sâu nặng.
 - Hổ đền ơn bác tiều cả lúc sống và cả khi bác qua đời. 
? Trong một câu chuyện kể về hai con hổ như thế có phải trùng lặp không? Vì sao?
 HS: Không trùng lặp mà đó là nghệ thuật nâng cấp để thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng.
 GV: Truyện kể về ân nghĩa của hai con hổ không trùng lặp, nhàm chán mà đó là sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của con hổ sau so với con hổ trước, hổ trước đền ơn một lần là xong không có sự gắn bó lâu dài với ân nhân, hổ sau đền ơn mãi mãi lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân đã chết, Vì vậy truyện kể một lúc hai con hổ, cách kết cấu này không phải là trùng lặp mà để nâng cấp chủ đề tư tưởng của tác phẩm 
? Tại sao tác giả lại dựng lên truyện con hổ có nghĩa mà không phải là con người có nghĩa ? Kh
 HS: Làm tăng thêm hàm ý chứa đựng trong truyện và trực tiếp thể hiện ý đồ văn chương: đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người.
 GV: Truyện được kể lại một cách bình dị nhưng làm cho câu truyện thêm thú vị và thấm thía. Bởi sự việc và hành động tự nó đã bộc lộ lên những điều tác giả muốn nói: giáo dục con người ta không chỉ biết sống ân nghĩa mà còn phải biết sống vì người khác và giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn. Mượn truyện con hổ có nghĩa mà không phải con người có nghĩa là để làm tăng thêm hàm ý chứa đựng trong truyện: Con vật còn có nghĩa huống chi con người, cách nói này dễ có trọng lượng hơn và trực tiếp thể hiện ý đồ văn chương: con người phải có nghĩa. Đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người.
 III. Tổng kết - ghi nhớ (2’)
? Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật nội dung của truyên?Kh
 - Truyện thuộc loại truyện hư cấu, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
 - Đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người.
 * Ghi nhớ (T.144) 
 C. Củng cố, luyện tập (5’)
? Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện hư cấu. Nhưng các nhân vật: bà đỡ và bác tiều lại mang địa chỉ cụ thể (người ở huyện Đông Triều, người ở huyện Lạng Giang). Điều đó có ý nghĩa gì?
 HS: Truyện viết như vậy, làm cho câu chuyện thêm tính chân thực, có sức thuyết phục hơn. 
 GV: Đó là tình trạng văn, sử bất phân trong văn học trung đại. Truyện hư cấu vẫn có thể mang dấu vết ghi chép lịch sử
? Qua câu chuyện em thấy chi tiết nào em cho là thú vị? Vì sao?
 - Hổ cầm lấy tay bà đỡ nhìn hổ cái nhỏ nước mắt. Đây là hành động của hổ rất thương yêu, lo lắng cho hổ cái trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất.
? Em hãy tìm một số câu tục ngữ có nội dung như câu truyện này?
 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 - Uống nước nhớ nguồn.
 GV: Gọi 1 HS đọc phần đọc thêm “Bia con Vá”.
? Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ? 
 Truyện về con chó bấc cứu chủ của G.Lơn-đơn.
 D. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’) : 
	- Tập kể được chuyện, nắm nội dung bài học.
 - Viết bài thu hoạch phân tích giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản. Nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của truyện?
	- Làm bài tập phần luyện tập 
	- Soạn : Động từ.
Soạn: 28/11/2009	 	Giảng: 6D: /12/2009
	 6C: /12/2009
	Tiết 60: Tiếng việt : ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng từ cho phù hợp.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác khi sử dụng động từ.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; Soạn giáo án.
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập. Đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
 III. Tiến trình bài dạy
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 6C:	 6D:
 A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi: Chỉ từ là gì? Vai trò của chỉ từ như thế nào? Đặt một câu có sử dụng chỉ từ?
	Đáp án, biểu điểm: 
 - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian. (3.5 điểm)
	- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. (3.5 điểm)
	- Ví dụ: Hôm đó, tôi về rất sớm. (3 điểm)
 B. Dạy nội dung bài mới 
 Trong văn bản Con hổ có nghĩa mà các em vừa học có sử dụng rất nhiều động từ khi diễn tả hành động, trạng thái của các nhân vật. Đây là từ loại các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học. Song để các em nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
	I. Đặc điểm của động từ (12’)
	 1. Ví dụ
	a. Viên quan ấy/ đã đi nhiều nơi, đến đâu quan/ cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
	b. Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo [] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
	c. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
	- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?
GV: Gọi HS đọc ví dụ.
? Ở bậc Tiểu học, các em đã được học về từ loại động từ. Hãy nhắc lại thế nào là động từ? Kh
	HS: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.
? Em hãy tìm động từ trong các ví dụ trên? Tb
	HS: Ví dụ a: có các động từ: đi, đến, ra, hỏi.
 Ví dụ b: có các động từ: lấy, làm, lễ.
 Ví dụ c: có các động từ: treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
? Nêu ý nghĩa của các động từ vừa tìm được? Kh
	HS: Các động từ: đi, đến, ra, hỏi, xem, cười, bảo, lấy, làm, lễ, bán, đề, có ý nghĩa chỉ hành động. 
 Động từ có: có ý nghĩa chỉ sự tồn tại (động từ chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu của người).
 Động từ phải: có ý nghĩa tình thái.
	GV: Yêu cầu HS phân tích cấu trúc cú pháp của ví dụ a.
? Quan sát ví dụ em thấy động từ thường làm thành phần gì trong câu? Thường kết hợp với những từ nào? Kh
	HS: Động từ thường làm vị ngữ trong câu; động từ thường kết hợp với những từ: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước.
? Hãy so sánh sự khác biệt giữa động từ với danh từ? Kh
	HS: - Danh từ không kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn. hãy, chớ, đừng; thường làm chủ ngữ trong câu; khi danh từ làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
 - Động từ có khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ; thường làm vị ngữ trong câu; khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng. 
 Ví dụ: Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của người học sinh.
? Qua phân tích, em hãy nêu ý nghĩa khái quát của động từ? Kh
	2. Bài học
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
? Nhận xét về khả năng kết hợp và chức vụ của động từ? Kh
	- Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, để tạo thành cụm động từ.
	- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,
? Đặt câu có sử dụng động từ? Tb
	HS: Em đang học bài.
	II. Các loại động từ chính (11’)
	 1. Ví dụ
	GV: Gọi 1 HS đọc phần 1 trong mục II.
	GV: Các em hãy xếp các động từ đã cho trong phần 1 vào bảng phân loại theo mẫu trong SGK. T.146?
BẢNG PHÂN LOẠI
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì?
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?
dám, toan, định
buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu
	GV: - Động từ thường đòi hỏi những động khác đi kèm phía sau được xếp vào nhóm động từ tình thái. 
 - Nhóm động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau gồm có động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái.	
? Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên? Kh
 - Động từ thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: cần, nào, phải, có thể, không thể. 
 - Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau gồm nhóm động từ chỉ hành động: đánh,nhảy. Nhóm động từ chỉ trạng thái: vỡ, mòn, bị, được, muốn, sợ.
? Qua tìm hiểu, em thấy tiếng Việt có mấy loại động từ chính? Tb
	 2. Bài học
	* Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:
	- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm);
	- Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
? Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm những loại nhỏ nào? Tb
	* Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
	- Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?);
	- Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 146.
	III. Luyện tập (15’)
	 1. Bài tập 1 (SGK. 147)
	GV: Gọi 1 HS đọc bài tập 1.
? Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới và phân loại các loại động từ ấy.
	Các động từ: khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi, chạy, giơ, bảo, mặc, tức, tức tối.
 Phân loại: động từ chỉ trạng thái: tức tối, tức; còn lại là các động từ hành động.
	2. Bài 2 (T. 147)
	GV: Gọi HS đọc văn bản “Thói quen dùng từ”
? Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? Kh
	HS: Câu chuyện buồn cười ở chỗ tác giả dân gian đã sử dụng rất khéo 2 động từ có sự đối lập về ý nghĩa “đưa” và “cầm”. 
 - Cầm: nhận cái gì đó từ người khác về mình; 
 - đưa: trao cái gì từ mình cho người khác
 -> Từ sự đối lập ý nghĩa này có thể thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
	3. Bài 3 (T. 147) Chính tả nghe-viết: Con hổ có nghĩa.
	GV: Đọc cho HS chép từ “hổ đực mừng rỡ” đến “làm ra vẻ tiễn biệt”. Lưu ý HS viết đúng: s/x.
 C. Củng cố, luyện tập ( )
? Em hãy nêu ý nghĩa khái quát của động từ?? Nhận xét về khả năng kết hợp và chức vụ của động từ? em thấy tiếng Việt có mấy loại động từ chính? 
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 D. Hướng dẫn HS học bài ở nhà (1’)
 - Học thuộc 2 ghi nhớ (T.147)
	- Đọc, chuẩn bị trước bài Cụm động từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_57_den_60_nguyen_thi_huyen.doc