Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

 - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

 2. Kĩ năng

* Kĩ năng có từ bài học

 - Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

 - Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.

* Tích hợp môi trường (mục 2)

Liên hệ: tìm những câu tục ngữ của địa phương.

 3. Thái độ

 Ý thức ham tìm hiểu văn hoá quê hương, bồi dưỡng tình cảm gắn bó với quê hương địa phương nơi mình đang sinh sống.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Soạn giáo án.

- Sưu tầm một số câu tục ngữ ca dao

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Chuẩn bị theo yêu cầu câu hỏi sgk.

- Tìm thêm câu tục ngữ gần với những câu đã học

 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)

Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh

 * Đặt vấn đề (1 phút)

 Sưu tầm ca dao tục ngữ địa phương là một việc làm có nhiều ý nghĩa. Đó là một cách rèn luyện cho chúng ta đức tính kiên trì, giúp các em có thêm tri thức về địa phương (tên đất, tên người, các phong tục tập quán, qua đó giúp các em nắm được và thêm yêu bản sắc văn hoá quê hương hơn)

 

doc 18 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2021 Ngày dạy: 18/01/2021 Lớp 7B,C
 19/01/2021 Lớp 7A
Tiết 73. Văn bản 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
Khái niệm tục ngữ. Nội dung, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
	2. Kĩ năng
* Kĩ năng có từ bài học 
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của những câu tục ngữ về TN và LĐSX.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về TN và LĐSX vào đời sống.
* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống (mục II)
+ Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về TN và LĐSX. 
 + Ra QĐ: vận dụng các bài học đúng lúc, đúng chỗ.
* Tích hợp môi trường (mục luyện tập, củng cố)
Liên hệ. HS sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
	3. Thái độ
	Ý thức trân trọng thành quả lao động, yêu thiên nhiên, yêu lao động. 
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
	- Sưu tầm một số câu tục ngữ phục vụ cho bài học.
- Chuẩn bị máy chiếu.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Đọc trước bài mới.
- CB theo yêu cầu câu hỏi sgk.
- Tìm thêm câu tục ngữ gần với những câu đã học. 
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s - nx
	* Đặt vấn đề (1 phút)
	Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian nó được ví như là một kho báu về kinh nghiệm và trí tuệ của dân gian, là túi khí không gian vô tận, là thể loại triết lí
 nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi.
	Tục ngữ đề cập đến nhiều chủ đề, bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề thiên nhiên, lao động sản xuất, qua đó hiểu được một số kinh nghiệm về lao động sản xuất, học tập được nghệ thuật truyền thống (cách dẫn dắt ngắn gọn, hàm xúc và uyển chuyển....)
	2. Dạy nội dung bài mới (38 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng 
GV
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
 ?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
HS
Cho HS tìm hiểu về khái niệm TN. 
Thế nào là tục ngữ?(HSTb)
Trình bày 
Chốt
BS:
- Tục ngữ là câu nói ngắn gọn ... dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền.
- Những bài học kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân về quy luật TN, LĐSX là nội dung quan trọng của tục ngữ.
- Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, cũng có những TN có hai tầng nghĩa. Chiếu slide: VB 
- HDHS đọc văn bản.
- Đọc -> gọi HS đọc.
8 câu tục ngữ trong bài chia làm mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy gọi tên từng từng nhóm?(HSK)
- Nhóm 1: Câu 1,2,3,4 => TN về TN
- Nhóm 2 : câu 5.6,7,8 => TN về LĐSX
Nhóm tục ngữ về thiên nhiên đúc kết kinh nghiệm từ những hình thức nào?(HSK)
TL
Chiếu slide: Chi tiết
- Hình thức thời tiết: ngày đêm (câu 1), nắng, mưa (câu 2), bão (câu 3), lũ lụt (câu 4)
Nhóm tục ngữ về lao động sản xuất được đúc kết từ những hoạt động nào?(HSK)
- Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi:
+ Giá trị đất: Câu 5 
+ Giá trị của chăn nuôi (câu 6)
+ Các yếu tố quan trọng của trồng trọt, chăn nuôi (câu 7, câu 8)
Các câu tục ngữ trên có mối quan hệ với nhau như thế nào?(HSG)
Tục ngữ => mưa, nắng, lũ lụt - liên quan đến lao động sản xuất (trực tiếp ảnh hưởng) nhất là trồng trọt, chăn nuôi.
Cấu tạo ngắn, có vần, nhịp, do dân gian sáng tạo và truyền miệng.
Chiếu slide: câu 1 hình ảnh
Hãy cho biết nội dung của mỗi vế câu, cả câu tục ngữ số 1?(HSTb)
Tháng 5 âm lịch: đêm ngắn ngày dài
Tháng 10 âm lịch: đêm dài ngày ngắn 
Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ?(HSK)
- Cách nói quá: chưa nằm đã sáng, ...
- Phép đối xứng, dùng hai h/a chưa nằm, chưa cười -> nêu bật tính chất trái ngược nhau giữa mùa hạ với mùa đông.
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là gì? (HSTb)
Trình bày.
Chốt
* Tích hợp giáo dục KNS 
Trong thực tế bài học của câu TN đó em nên lưu ý gì về thời gian ở các mùa khi làm việc? (HSK)
-> Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông (7h -> 7h15’)
Sắp xếp công việc sao cho phù hợp với thời gian để đạt được hiệu quả 
-> Chủ động trong đi lại, nhất là đi xa.
Chiếu slide: câu 2, hình ảnh
Tìm hiểu nghĩa của câu tục ngữ số 2? (HSK)
Đêm hôm trước nhiều sao -> trời nắng 
Đêm hôm trước ít sao -> hôm sau trời mưa
Cách thức tổ chức câu TN?(HSK)
- Hai vế, SD từ ngữ dễ nhớ: thì nắng, thì mưa trên QH nhân - quả 
Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng trên là gì ?(HSK)
Trả lời 
Chốt
Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng ntn?(HSK)
- Đoán trước thời tiết -> chủ động công việc
Tuy nhiên không phải cứ ít sao là trời mưa. Câu tục ngữ dựa vào kinh nghiệm nên độ chính xác không phải là tuyệt đối.
Chiếu slide: câu 3, hình ảnh
Cách thức tổ chức câu TN?(HSK)
Gieo vần giữa câu, hai vế không đều nhau Nghĩa của câu tục ngữ?(HSG)
Trình bày
Chốt
Kinh nghiệm được đúc rút từ câu TN? (HSG)
Ráng vàng xuất hiện phía chân trời -> sắp có bão.
Chốt
Đọc những câu tục ngữ có ND tương tự? (HSK)
Tháng bảy heo may, chuồn bay thì bão.
Hiện nay, khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác.
Vậy kinh nghiệm trông ráng đoán bão của DG còn có TD không?(HSK)
Ở vùng sâu vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của DG vẫn còn TD.
Chiếu slide: câu 5, hình ảnh
Hãy chỉ ra nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu tục ngữ 5? (HSK)
Nghệ thuật: Câu rút gọn, các từ so sánh và đặt hai vế cạnh nhau để nói giá trị của cái được so sánh.
1 tấc (thốn) đất = khoảng 2,4m2 – theo đơn vị đo lường diện tích cổ của người Việt Nam và 3,3 m2 – miền trung.
Vàng thường được cân bằng cân tiểu li -> một tấc vàng chỉ một lượng vàng lớn, có giá trị quý vô cùng 
Kinh nghiệm từ câu TN?(HSK)
Đất quý hơn vàng.
BH thực tế từ k/nghiệm này là gì?(HSK)
- Giá trị của đất trong ĐS LĐSX của con người (đất là của cải, cần SD có hiệu quả)
Chốt
Hiện tượng bán đất đang diễn ra có nằm trong ý nghĩa câu TN không? (HSK)
Là hiện tượng kiếm lời bằng kinh doanh -> không nằm trong ý nghĩa của câu TN.
* Tích hợp GDKNS 
Ta nên SD quỹ đất NTN trong thực tế? (HSTb)
 SD, khai thác hợp lí -> hiệu quả cao (VD thực tế của gđ)
Chiếu slide: câu 8, hình ảnh
Cách thức tổ chức ở câu 8 so với câu 7? (HSK)
Hai vế ngắn gọn, cân đối, gieo vần dễ nhớ
Kinh nghiệm được đúc rút từ câu TN trên? (HSK)
- Trong trồng trọt, cần đảm bảo yếu tố thời vụ và đất đai (quan trọng nhất là thời vụ) 
Chốt
Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta ntn? (HSG)
- Lịch gieo cấy đúng thời vụ 
- Cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch 
Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ? (HSK)
Chủ yếu dựa trên những quan sát -> vận dụng cần chú ý.
Trình bày nghệ thuật tiêu biểu của văn bản? (HSTb)
Trình bày.
 Chốt 
Ý nghĩa văn bản?(HSTb)
Trình bày
Chốt
Thực hiện phần luyện tập ở nhà.
Đọc và nêu nhận xét chung về các câu TN.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (9 phút)
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: quy luật của thiên nhiên, kinh nghiệm LĐSX, kinh nghiệm về con người và XH.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (22 phút)
1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về thiên nhiên (11 phút)
* Câu 1 
Chủ động tính toán, sử dụng thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp.
* Câu 2 
Trông sao đoán thời tiết mưa, nắng để sắp xếp, chủ động công việc.
* Câu 3
Nêu kinh nghiệm về dự báo gió bão
Khi trời xuất hiện ráng có màu sắc mỡ gà tức là sắp có bão –> hãy chủ động bảo vệ nhà cửa.
2. Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất 
(11 phút)
* Câu 5 
- Câu tục ngữ đề cao giá trị của đất, phê phán sự lãng phí đất
* Câu 8
Trong trồng trọt phải bảo đảm 2 yếu tố thời vụ và đất đai.
III. TỔNG KẾT (4 phút)
1. Nghệ thuật 
- SD cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- SD kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Ý nghĩa văn bản
Không ít câu tục ngữ về TN và LĐSX là những bài học quý giá của nhân dân ta.
* Ghi nhớ sgk /5
IV. LUYỆN TẬP (1 phút)
V. ĐỌC THÊM (2 phút)
3. Củng cố, luyện tập (3 phút)
	? Những câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta điều gì trong đời sống?(HSTb)
 	Nhắc nhở mọi người những kinh nghiệm trong LĐSX , những bài học quý giá...
	GV: KQ bài học...
? Qua việc tìm hiểu một số khái niệm và 1 số câu tục ngữ, em hãy phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao chúng khác nhau như thế nào? (HSG)
 HS Trả lời:
Tục ngữ
Thành ngữ
Ca dao
- Là câu hoàn chỉnh diễn đạt 1 ý trọn vẹn (1 văn bản)
- Là câu nói 
- Thiên về duy lí 
- DĐ k/nghiệm lời khuyên, 1 KL
- Là một cụm từ cố định 
- Chức năng định danh, gọi tên sự vật h/tượng, trạng thái, tính chất sự vật sự việc
- Là lời thơ
- Thiên về trữ tình 
* Thành ngữ, tục ngữ, giống nhau:
- Đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ lời nói.
 - Dùng hình ảnh để diễn đạt. 
 - Dùng cái đơn giản để nói tới cái hình ảnh cái chung.
 - Đều được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh sống.
* Tích hợp môi trường
? Tìm 1 số câu tục ngữ về môi trường (HSTb)
 HS TL 
 GV: Khái quát lại, đưa ra VD: 
 - Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm!
- Người ta là hoa của đất.
- Rừng vàng biển bạc. 
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) 
	- Học thuộc lòng những câu TN trong bài học.
	- Tập SD những câu TN trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
	- Sưu tầm một số câu TN về TN và LĐSX. 
	- Chuẩn bị: Chương trình địa phương (Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao lưu hành ở địa phương (20 câu) ghi vào sổ tay văn học.
------------------------------------------------------
Ngày soạn: 15/01/2021 Ngày dạy: 18/01/2021 Lớp 7C
 19/01/2021 Lớp 7B
 21/01/2021 Lớp 7A
Tiết 74 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn và tập làm văn)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 	- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. 
	2. Kĩ năng
* Kĩ năng có từ bài học
 - Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 - Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một  ... tập
HS xác định
GV nhận xét, khái quát
Kiểu văn bản
Mục đích giao tiếp
Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
Đáp án
Kiểu văn bản 
Mục đích giao tiếp 
Tự sự 
Trình bày diễn biến sự việc 
Miêu tả 
Tái hiện trạng thái, sự vật, con người 
Biểu cảm 
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 
Nghị luận 
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận 
* Đặt vấn đề (1 phút) 
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những vấn đề và kiểu câu hỏi, đòi hỏi người trả lời phải dùng lí lẽ, dùng dẫn chứng để lập luận, chứng minh giải thích cho các vấn đề câu hỏi được đưa ra. Để trả lời cho các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong cuộc sống cần phải có văn bản nghị luận. Vậy văn bản nghị luận là gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Các em hãy chú ý theo dõi bài học.
	2. Nội dung bài học (38 phút)
Hoạt động 1: I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VB NL 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng 
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
Chiếu slide: VD (câu hỏi a – sgk ) 
HĐCN: Trong c/s, em thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như những câu hỏi trên không? (HS Yếu)
Có 
HĐCN: Hãy nêu các câu hỏi về các vấn đề tương tự? (HSTb)
Nêu câu hỏi :
- Em học văn học để làm gì ?
- Vì sao phải bảo vệ môi trường ?
- Làm thế nào để có 1 gđ hạnh phúc?
- Vì sao em căm ghét chiến tranh?
Gặp những câu hỏi và vấn đề như thế hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh ...
Chiếu slide: CH thảo luận
HĐN: Có thể giải quyết các vấn đề trên bằng các kiểu VB MT, tự sự, biểu cảm không? 
Thảo luận nhóm – phát biểu 
ĐHKT: Không thể trả lời bằng các loại văn bản như kể chuyện miêu tả biểu cảm => phải trả lời bằng cả văn bản nghị luận vì: đây là câu hỏi vấn đề có ý nghĩa quan trọng bản thân câu hỏi buộc ta phải trả lời bằng lí lẽ, phải sử dụng khái niệm mới có thể trả lời đủ mọi khía cạnh.
VD: Con người không thể thiếu tình bạn, vậy bạn là gì ? không thể kể về một người bạn cụ thể mà giải quyết được vấn đề. Hoặc không thể nói hút thuốc lá có hại rồi kể chuyện một người hút thuốc lá bị ho lao... đều không có tính chất thuyết phục, vì có nhiều người người đang hút thuốc lá, cái hại ngay rước mắt họ không thể thấy được, phải phân tích, cung cấp số liệu.... thì người ta mới hiểu và tin.
HĐN: Để trả lời các câu hỏi trên, hàng ngày trên truyền hình, đài báo em thường gặp kiểu văn bản nào? Kể tên một vài VB mà em biết? 
Kiểu nghị luận 
VD: Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
Giới hâm mộ bóng đá Việt Nam còn tin vào bóng đá nội hay không ?.... 
Bình luận, bài phát biểu .....
Chốt
Chiếu slide: VB
Đọc văn bản Chống nạn thất học 
HĐCN: Mục đích của Bác khi viết văn bản trên? (HSTb)
Khuyến khích nhân dân chống giặc dốt 
Mục đích: Xác lập cho mọi người tư tưởng chống nạn thất học, từ đó kêu goị mọi người tích cực đóng góp vào phong trào Diệt giặc dốt (Mục đích này được nói rõ ở nhan đề)
HĐCN: Thực hiện dược mục đích đó, bài viết nêu ra những ý kiến nào?(HSK)
- Vì sao nhân dân ta phải biết chữ?
Vì: xưa kia nhan dan ta mù chữ - ngày nay.... dân trí .... xây dựng đất nước ...)
HĐCN: Chống nạn mù chữ có thể thực hiện bằng cách nào? (HSK)
TL
Chiếu slide: Chi tiết
+ Người biết chữ gắng sức mà học 
+ Cụ thể: chồng dạy cho vợ, anh dạy cho em, con biết chữ dạy cho cha mẹ anh em... của mình 
+ Phụ nữ .....giúp sức.
=> Văn bản nói tới toàn bộ đồng bào nhân dân Việt nam.
HĐCN: Những ý kiến đó được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm đó? (HSG)
Xác định luận điểm :
Chiếu slide: Chi tiết
- Các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
+ Luận điểm 2: Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình. Phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Các câu đó gọi là luận điểm vì chúng mang quan điểm của tác giả - qua các luận điểm đó, tác giả đề ra nhiệm vụ cho mọi người. 
HĐCN: Câu có luận điểm có đặc điểm gì? (HSTb)
Khẳng định 1 ý kiến, 1 tư tưởng
Bài viết trên là một văn bản nghị luận 
HĐCN: Thế nào là nào là văn bản nghị luận? Vai trò của LĐ trong văn nghị luận? 
Dựa vào sgk trả lời
Khái quát, chốt ý ->
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề dặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
1. Nhu cầu nghị luận
(18 phút)
Trong cuộc sống, ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận..
2. Thế nào là văn bản nghị luận? (20 phút)
- VB nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm nào đó.
- Văn nghị luận có LĐ rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
	* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.
 	Chiếu slide: câu hỏi
HĐCN: Tại sao phải học văn bản nghị luận?(HSK)
 	HS: Hàng ngày trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đứng trước các vấn đề đặt ra rất bề bộn, ta không thể không bày tỏ ý kiến, quan điểm thái độ của mình trước vấn đề đó -> văn nghị luận.
 	GV: Muốn làm được điều nói trên, ta phải có năng lực suy luận và phải có bản lĩnh chủ kiến để khỏi trở thành “anh đẽo cày ....”
	Văn nghị luận giúp ta rèn luyện khả năng nghị luận và tinh thần tự chủ trước cuộc sống, không thể không học nghị luận. 
	3. Hướng dẫn học sinh tự học (1 phút)
- Tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận. Đọc lại VB “Chống nạn thất học” 
 	- Sưu tầm 1 số văn bản nghị luận, học cách nghị luận. 
--------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/01/2021 Ngày dạy: 21/01/2021 Lớp 7C
 22/01/2021 Lớp 7A,B
Tiết 76. Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
 Nắm được khái niệm văn bản nghị luận, những đặc điểm chung của văn bản nghị luận thông qua hệ thống bài tập.
	2. Kĩ năng
* Kĩ năng của bài học
 	Nhận biết VB nghị luận khi đọc sách báo, CB để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu VB quan trọng này.
* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Mục II, bài tập 2)
Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.
	3. Thái độ
	Ý thức, quan điểm, lập trường đúng đắn, g/thích, suy luận trong cuộc sống.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Soạn giáo án.
	- Sưu tầm những văn bản nghị luận.
	- Chuẩn bị máy chiếu.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	Chuẩn bị theo yêu cầu của GV tiết trước: 
	- Trả lời các câu hỏi sgk, 
	- Đọc kĩ để hiểu về văn nghị luận.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
	a) Câu hỏi
	Thế nào là văn nghị luận? Tư tưởng quan điểm trong bài nghị luận phải như thế nào?
	b) Đáp án, biểu điểm
- Văn nghị luận được viết ra nhằm xác lập cho người đọc và người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. (6 điểm)
- Những tư tưởng quan điểm trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống mới có ý nghĩa. (4 điểm)
* Đặt vấn đề (1 phút)
	Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu k/n về văn NL. Tiết này chúng ta sẽ làm bài tập để củng cố bài.
	2. Dạy nội dung bài mới (38 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
HS
GV
?
HS
HS
GV
GV
HS
HS
GV
Đọc văn bản "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
Thực hiện các câu hỏi a, b,c theo nhóm
Đại diện nhóm nhận xét, bs.
Nhận xét, ĐHKT.
* Tích hợp kĩ năng sống
Khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận cần phải làm gì? (HSK)
- Ra quyết định lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng ... 
Tìm hiểu bố cục cuả bài văn theo nhóm.
Lớp nhận xét, bs.
Nhận xét, ĐHKT
Đọc cho h/s nghe 1 số bài xã luận sưu tầm được
Nghe
Đọc bài văn “Hai biển hồ”
Trao đổi 3 nhóm xác định đặc điểm của văn nghị luận.
Các nhóm n/x chéo kết quả
ĐH KT
I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ 
II. LUYỆN TẬP (38 phút)
1. Bài 1(10 phút)
a. Đây là một văn bản nghị luận bởi vì:
- Nhan đề bài viết nêu lên một ý kiến, một luận điểm.
- Mở bài và kết bài có dùng lối văn kể kết hợp với miêu tả, nhưng mục đích chính là trình bày những thói quen xấu cần loại
b. Đề xuất ý kiến: Cần loại bỏ những thói xấu và tạo những thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Ý kiến đó được thể hiện qua những dòng văn, câu văn sau:
+ Nhan đề bài văn: Cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống XH
+ Tạo ra thói quen tốt văn minh xã hội.
- Tác giả đưa ra những lí lẽ sau:
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu.
+ Có người phân biệt được tốt và xấu khó sửa.
+ Tác hại của thói quen xấu.
+ Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu. 
- Dẫn chứng: 
+ Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, Biết giữ lời hứa
+ Thói quen xấu: hút thuốc lá, nói dối
2. Bài tập 2 (12 phút)
Bố cục của bài văn.
+ Mở bài (2 câu đầu) (Khái quát về thói quen và giới thiệu một vài thói quen tốt).
+ Thân bài: Tiếp theo nguy hiểm (Trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ)
+ Kết bài: Còn lại (Đề ra hướng phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình)
3. Bài tập 3 (6 phút)
Đọc 1- 2 bài xã luận
4. Bài tập 4 (10 phút)
- Bài văn: "Hai biển hồ "là một văn bản nghị luận. Bài văn kể chuyện để nghị luận. Hai biển hồ có ý nghĩa tượng trưng cho 2 cách sống của con người: ích kỉ và chan hoà.
- Bài văn nêu lên một chân lí cuộc đời: Con người phải biết chan hoà, chia sẻ với mọi người thì mới thực sự có hạnh phúc. 
3. Củng cố, luyện tập (2 phút)
	HS nhắc lại kiến thức cơ bản về văn NL 
 	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) 
- Nắm chắc nội dung bài học. Luyện tập viết đoạn văn nghị luận về 1 vấn đề liên quan đến nhà trường: HS tự đặt ra ND để tập viết.
- Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự.
- Chuẩn bị bài: Tục ngữ về con người và xã hội
 	YC c/bị: 
+ Đọc kĩ VB, trả lời các câu hỏi sgk.
+ Sưu tầm những câu có ND tương. 
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc