Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đặc điểm của pháp lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.

 - Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.

 2. Kĩ năng

- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

 - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận chứng minh

3. Thái độ

Yêu thích học tập bộ môn, vận dụng lập luận trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Nghiên cứu tài liệu, sgk.

- Soạn bài.

 2. Chuẩn bị của học sinh

- Học bài cũ

- Nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn

+ Đọc trước bài

+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi, bài tập sgk

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

* Đặt vấn đề (1 phút)

Các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận. trong văn nghị luận, người viết có thể sử dụng các phương pháp nghị luận, như: giải thích, chứng minh, bình luận, Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận.

 

doc 13 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/3/2021 Ngày dạy: 08/3/2021 Lớp 7B,C
 09/3/2021 Lớp 7A
Tiết 89: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Đặc điểm của pháp lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
	- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
	2. Kĩ năng
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
	- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận chứng minh
3. Thái độ
Yêu thích học tập bộ môn, vận dụng lập luận trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Nghiên cứu tài liệu, sgk.
- Soạn bài.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn
+ Đọc trước bài
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi, bài tập sgk
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
* Đặt vấn đề (1 phút)
Các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận. trong văn nghị luận, người viết có thể sử dụng các phương pháp nghị luận, như: giải thích, chứng minh, bình luận, Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận. 
2. Dạy nội dung bài mới (39 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh? (HSK)
- Khi bị ghi ngờ, bị hoài nghi chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
Khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời nói của mình là thật, ta phải làm gì? Nêu một số ví dụ trong cuộc sống? (HSK)
- Ta cần đưa ra bằng chứng thuyết phục.
- Ví dụ: 
+ Chứng minh tư cách là một công dân, người ta đưa ra tấm chứng minh thư;
+ Chứng minh ngày tháng năm sinh, độ tuổi, người ta đưa ra giấy khai sinh;
+ Chứng minh trình độ học vấn, người ta đưa ra giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp.
Từ VD trên em hiểu chứng minh là gì? (HSTb)
TL
KL
Chuyển: Chứng minh trong văn nghị luận là gì? Š
Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ sử dụng lời văn thì làm thế nào để chứng minh một ý là đúng sự thật? (HSG)
- Trong văn nghị luận người ta dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ nhận định, luận điểm nào là đúng đắn, là đáng tin cậy.
- Như vậy trong văn nghị luận, chứng minh là gì? Mời các em tìm hiểu cụ thể hơn trong ví dụ sau =>
- Đọc bài văn: Đừng sợ vấp ngã (SGK, T.41, 42)
Bài văn nêu luận điểm gì? Tìm những câu mang luận điểm đó? (HSK)
- Luận điểm cơ bản của bài văn: Đừng sợ vấp ngã.
- Những câu mang luận điểm: 
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà mà không hề nhớ.
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận như thế nào? (HSG)
- Trình bày lập luận của bài văn theo bố cục 3 phần.
- Cùng HS theo dõi, nhận xét, bổ sung:
* Mở bài: 
Vừa giới thiệu hướng chứng minh, vừa giới thiệu khách quan qua các bằng chứng có thật đã được thừa nhận không thể chối cãi. Chẳng hạn: “Lần đầu tiên [...] chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không. Tất cả lần đầu dường như đều thất bại.
* Thân bài: 
Nêu cụ thể 5 bằng chứng:
- Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Di-xnây-len.
- Lu-i Pat-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn hoá - Cái môn môn sau này làm nên sự xuất sắc của ông - đứng hạng 15 trong 22 học sinh. 
- Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đã từng nếm thất bại vì bị đình chỉ đại học do thiếu năng lực và ý chí.
- Hen-ri Pho đến lần thứ 5 mới thành công.
- Ca sĩ Ca-ru-xô bị thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh.
* Kết bài:
- Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”
(Lưu ý phải “cố gắng hết mình”)
Theo em, trong lập luận của tác giả, các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không? Vì sao? (HSG)
- Các sự thật được dẫn rất đáng tin cậy. Vì nó nói tới những thất bại, những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng, ai cũng biết.
Qua tìm hiểu bài văn, em hiểu phép lập chứng minh là gì? (HSK)
- Trình bày.
- N/xét, bổ sung và chốt nội dung bài học 
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 
1. Chứng minh trong đời sống? (14 phút)
Lập luận chứng minh là là dùng sự thật (Chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực.
2. Chứng minh trong văn nghị luận (25 phút)
a) Ví dụ
Bài văn: Đừng sợ vấp ngã
b. Bài học
- Phép LL chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
3. Củng cố, luyện tập (2 phút)
? Chứng minh có vai trò gì trong đời sống và trong văn NL?
- Trong đời sống người ta dùng sự thật (dẫn chứng xác thực) để chứng tỏ 1 điều gì đó là đáng tin
 - Trong văn NL:
 Chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được c/minh) là đáng tin cậy.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Nghiên cứu, xem lại ví dụ đã phân tích trên lớp; học bài, nắm chắc nội dung bài học.
 	- Sưu tầm các văn bản chứng minh để làm tài liệu học tập.
-------------------------------------
Ngày soạn: 05/3/2021 Ngày dạy: 09/3/2021 Lớp 7A,B,C
 Tiết 90: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
	- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
- Thực hành làm được các bài tập của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận
	2. Kĩ năng
	Phân tích phép lập luận chứng minh trong 1 văn bản nghị luận chứng minh
3. Thái độ
Yêu thích học tập bộ môn, vận dụng lập luận trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Nghiên cứu tài liệu, sgk.
- Soạn bài.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn
+ Đọc trước bài
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi, bài tập sgk
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a) Câu hỏi:
? Thế nào là chứng minh trong văn nghị luận? Lấy ví dụ
b) Đáp án, biểu điểm
+ Chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được c/minh) là đáng tin cậy. (6 điểm)
 + Lấy được ví dụ (4 điểm)
* Đặt vấn đề (1 phút)
Trong tiết học trước, các em đã nắm được Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về phép lập luận này.
2. Dạy nội dung bài mới (36 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
?
HS
GV
HS
HS
?
HS
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
Các lý lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh cần phải đạt những yêu cầu gì? (HSK)
TL
KL
Đọc ghi nhớ (SGK,T.42)
Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. (Chiếu slide)
HĐN lớn (thời gian : 8 phút)
1. Nêu luận điểm của bài văn trên? 
2. Luận cứ và lập luận của bài văn trên như thế nào? 
3.Nhận xét cách lập luận của bài văn này? 
Thảo luận
Trình bày kết quả:
- Luận điểm của văn bản là: Trong đời sống con người có nhiều thói quen xấu, tuy khó sửa nhưng cần phải loại bỏ. Điều đó cũng có nghĩa là mọi người hãy ủng hộ những thói quen tốt để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Luận cứ: Tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng sau:
 - Lí lẽ: 
+ trong cuộc sống có những thói quen là tốt và có những thói quen là xấu.
+ Thói quen xấu rất khó sửa.
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến người khác và môi trường.
+ Thói quen tốt làm cho cuộc sống tốt đẹp văn minh hơn.
- Dẫn chứng: hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, vứt vỏ chuối ra đường, vứt vỏ cốc, vỏ chai vỡ ra lối đi là những thói quen xấu cần loại bỏ.
- Bài văn có lập luận chặt chẽ và hợp lí, tự nhiên: Bắt đầu là sự khẳng định: Cuộc sống có những thói quen tốt và thói quen xấu. Sau đó nêu ra một số thói quen tốt rất ngắn gọn. Tiếp theo tác giả nêu ra và phân tích những thói quen xấu để mọi người nhìn ra để cuối cùng đưa ra những lời khuyên bổ ích.
 Nhận xét đánh giá
Đọc văn bản “ Có hiểu đời mới hiểu văn” 
– sgk/44.
Nêu luận điểm của bài văn trên? 
Văn chương là đời sống ghi trên giấy hiểu được đời mới hiểu được văn. 
Luận cứ và lập luận của bài văn trên như thế nào? 
- Một thanh niên miền Bắc
- Bài Tràng giang của Huy Cận
Nhận xét đánh giá
2. Chứng minh trong văn nghị luận (tiếp) (10 phút)
- Yêu cầu về lí lẽ và d/c: Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
* Ghi nhớ: (SGK,T.42)
3. Bài tập (20 phút)
3. Đọc thêm (6 phút)
3. Củng cố, luyện tập (2 phút)
GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản về phép lập luận chứng minh.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 - Sưu tầm các VBCM để làm tài liệu học tập.
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh. 
-----------------------------------------
Ngày soạn: 05/3/2021 Ngày dạy: /3/2021 Lớp 7A,B,C
Tiết 91: Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
(Tự học có hướng dẫn)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Đặc điểm của pháp lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
	- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 
	2. Kĩ năng
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
	- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận chứng minh.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn CM.
3. Thái độ
Yêu thích học tập bộ môn, vận dụng lập luận trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Nghiên cứu tài liệu, sgk.
- Soạn bài.
- Máy chiếu
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn
+ Đọc trước bài
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi, bài tập sgk
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
a) Câu hỏi:
? Thế nào là chứng minh trong văn nghị luận? Các lý lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh cần phải đạt những yêu cầu gì? 
b) Đáp án, biểu điểm
- Chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được c/minh) là đáng tin cậy. (5 điểm)
- Yêu cầu về lí lẽ và d/c: Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
(5 điểm)
* Đặt vấn đề (1 phút)
Các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận. trong văn nghị luận, người viết có thể sử dụng các phương pháp nghị luận, như: giải thích, chứng minh, bình luận, Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận. 
2. Dạy nội dung bài mới (36 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
Chiếu đề, gọi HS đọc đề văn.
Đọc đề
XĐ yêu cầu chung của đề ?(HSTb)
 Đề nêu ra 1 tư tưởng thể hiện qua câu tục ngữ và hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên” 
Muốn chứng minh tư tưởng trước hết ta phải làm gì?(HSTb)
Phát biểu
ĐH : giải thích chí ? nên? 
+ chí... hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì; 
+ Nên: thành công trong sự nghiệp.
Câu tục ngữ khẳng định điều gì ?(HSTb)
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của trí trong cuộc sống. Ai có ý chí nghị lực và sự kiên trì thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
Như vậy tìm hiểu đề là
- Cần đọc kĩ đề, tìm xem đề đề khẳng định điều gì? v/đ gì cần làm sáng tỏ, cần giải thích từ ngữ, h/ả nào?
-> Xác định đề giúp người viết đi đúng hướng, nhằm đúng đích, không lạc đề, xa đề, chỉ ra phạm vi tìm dẫn chứng.
Trong bài lập luận c/m cần dùng những gì để làm sáng tỏ vấn đề? (Muốn chứng minh được tư tưởng nêu trong câu tục ngữ thì có mấy cách lập luận?) 
- Có 2 cách: Nêu lí lẽ, nêu dẫn chứng 
Có thể kết hợp cả hai cách trên trong bài làm được không? (HSTb)
- Có thể kết hợp được cả hai cách trên
HĐN lớn (thời gian : 4 phút)
HS trả lời
Hãy xác định lí lẽ đưa ra để chứng minh cho v/đ lập luận ở trên? 
+ Ở đời làm việc gì mà không gặp khó khăn, nếu bỏ dở thì không làm được việc gì.
+ Bất cứ việc gì dù đơn giản hay phức tạp nếu không có chí...
+ Con người muốn làm nên sự nghiệp lớn thì phải có ý chí, quyết tâm sự kiên trì...
Xét về lí lẽ, bất cứ việc gì dù xem ra có vẻ đơn giản nếu không có chí, không chuyên tâm -> khó thành công.
Cần phải đưa ra những dẫn chứng nào? Dẫn chứng lấy ở đâu? (HSTb)
- DC lấy thực tế: 
Ví dụ:
+ Thầy Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà đỗ đại học.
+ Các vận động viên khuyết tật đạt huy chương vàng,...
Em hiểu tìm ý cho bài văn là ntn? (HSTb)
Trả lời
Chốt
Đọc phần lập dàn bài
Văn bản nghị luận gồm mấy phần?(HSTb)
Ba phần.
Phần mở bài cần nêu được ý chính nào?
Trả lời
Chốt
Hãy sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng cho phần thân bài?(HSK)
Trả lời
NX, KL
Em dự định kết bài như thế nào?(HSTb)
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm
Chốt
I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
(16 phút)
* Tìm hiểu đề 
+ Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh 
+ Nội dung: Chứng minh tính đúng đắn thể hiện trong câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
+ Phạm vi, giới hạn: Học tập, lao động, cuộc sống, Trong nước, ngoài nước,
* Tìm ý
- Tìm ý là tìm lí lẽ, dẫn chứng cần thiết để làm sáng tỏ đề bài ở nhiều bình diện, góc độ khác nhau
2. Lập dàn bài (20 phút)
a) Mở bài
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
b) Thân bài
- Xét về lí: 
+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm nên được việc gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công (Dẫn chứng)
+ Chí giúp ta vượt qua khó khăn tưởng chừng như không vượt qua được (dẫn chứng)
c) Kết bài
- Câu tục ngữ mãi là một chân lí đúng đắn.
- Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được những việc lớn.
3. Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Chứng minh có vai trò gì trong trong văn NL?
 HS: Trong văn NL: C/minh là phép lập luận dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được c/minh) là đáng tin cậy.
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Nhớ nội dung bài. 
- Đọc văn bản: Không sợ sai lầm.
Trả lời các câu hỏi sgk/43.
- XĐ luận điểm, luận cứ trong bài văn NLCM.
- Chuẩn bị phần 3.Viết bài
----------------------------------------------
Ngày soạn: 06/3/2021 Ngày dạy: /3/2021 Lớp 7A,B,C
Tiết 92: Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
	- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 
	2. Kĩ năng
Lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn CM.
3. Thái độ
Yêu thích học tập bộ môn, vận dụng lập luận trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Nghiên cứu tài liệu, sgk.
- Soạn bài.
- Máy chiếu
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn
+ Đọc trước bài
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi, bài tập sgk
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
* Đặt vấn đề (1 phút)
Các em đã được tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài cho đề văn nghị luận. Vậy bước tiếp theo là gì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong giờ học hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới (36 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
Khi viết bài nên viết từ đâu đến đâu? (HSTb)
- Viết MB-> KB
- Đọc đoạn mở bài T. 49.
Khi viết mở bài có cần lập luận không? Ba cách mở bài trên khác nhau về cách lập luận như thế nào?(HSK)
- Viết mở bài cần lập luận.
- Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề (trực tiếp)
- Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng (gián tiếp)
- Cách 3: Suy từ tâm lí con người (gián tiếp)
Như vậy có mấy cách mở bài?(HSTb)
- Có 2 cách: mở bài tr/tiếp hoặc gi/tiếp.
- Dù mở bài trực tiếp hay gián tiếp vẫn phải phù hợp với yêu cầu của đề.
Làm thế nào để các phần, các đoạn có thể liên kết với nhau?(HSTb)
- Phải có từ ngữ phải có từ ngữ chuyển tiếp để liên kết các phần, các đoạn với nhau. 
VD: thật vậy, đúng như vậy,...
Nên viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào? (HSTb)
- Có thể nêu lí lẽ trước rồi mới phân tích sau hoặc ngược lại.
Nên chọn những dẫn chứng như thế nào để có sức thuyết phục?(HSTb)
- Dẫn chứng phải tiêu biểu: về những người nổi tiếng ai cũng biết họ nên mới có sức thuyết phục, như Nguyễn Ngọc Kí, những người khuyết tật vượt lên trên hoàn cảnh,...
- Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn (VD tóm lại... hoặc nhắc lại ý của phần mở bài)
Sau khi viết xong cần phải làm gì? Tại sao cần đọc lại và sửa chữa?(HSTb)
Trình bày
Muốn làm bài văn lập luận qua mấy bước? Dàn bài văn gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần?(HSK)
Trả lời
Chốt
- Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện tốt bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
- Bố cục của bài văn LLCM:
 + Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
 + Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài.
- Giữa các đoạn trong bài phải lien kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý.
Đọc ghi nhớ sgk.
3. Viết bài
a) Viết mở bài
b) Viết phần thân bài
c) Viết phần kết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
* Ghi nhớ: sgk/51
3. Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh ? Nội dung của các phần 
HS: Trình bày
*Có 4 bước
- Tìm hiểu đề, tìm ý
- Lập dàn bài
- Viết bài
- Đọc lại và sửa chữa
* Nội dung của các phần 
+ Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
 	+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Thuộc nội dung bài học. 
- Làm bài tập phần II.
- Trả lời các câu hỏi sgk/43.
- Sưu tầm một số VB CM. XĐ luận điểm, luận cứ trong bài văn NLCM.
- Chuẩn bị bài Luyện tập lập luận chứng minh. 
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.doc