I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai.
- Những thành công về NT của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những TP được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp. truyện ngắn.
3. Thái độ
Thái độ đúng đắn đối với chế độ quan lại thời phong kiến.
4. Năng lực cần đạt
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
+ Năng lực tự quản lí bản thân
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Soạn bài, ghi bảng phụ ĐV cần PT (máy chiếu)
Tranh ảnh về đê điều ở ĐBSH
2. Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo h/d
Ngày soạn: 02/4/2021 Ngày dạy: 05/4/2021 Lớp 7B,C 06/4/2021 Lớp 7A Tiết 111: Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. - Hiện thực về cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai. - Những thành công về NT của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những TP được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX. - Kể tóm tắt truyện. - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp. truyện ngắn. 3. Thái độ Thái độ đúng đắn đối với chế độ quan lại thời phong kiến. 4. Năng lực cần đạt + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực sáng tạo. + Năng lực hợp tác. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ + Năng lực trao đổi đàm thoại. + Năng lực tự quản lí bản thân Năng lực cảm thụ thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Soạn bài, ghi bảng phụ ĐV cần PT (máy chiếu) Tranh ảnh về đê điều ở ĐBSH 2. Chuẩn bị của học sinh Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo h/d III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Các hoạt động đầu giờ (5 phút) * Kiểm tra bài cũ (2 phút) KT vở soạn của HS * Hoạt động khởi động (2 phút) GV: Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều nghành kinh tế. Tuy nhiên đây cũng là một trong nhưng điều bất lợi mỗi khi vào mùa mưa - nước ở các hệ thống các con sông dâng cao gây nguy cơ lũ lụt xảy ra. Chính vì vậy từ xưa nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê điều để hạn chế hiện tượng thiên tai lũ lụt. GV: Chiếu slide một số bức tranh về đê SH HS: Quan sát * Đặt vấn đề (1 phút) Mặc dù vậy sức người khó lòng địch nổi với sức trời, thế đê không sao cự lại được với thế nước, đê vỡ người dân rơi vào cảnh lầm than, thêm vào đó là sự thờ ơ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền càng làm cho cuộc sống của người dân thêm điêu đứng. Hiện thực này đã được nhà văn Phạm Duy Tốn ghi lại trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Và trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 2. Nội dung bài học (38 phút) Hoạt động 1: I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (15 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng ? HS GV GV ? HS GV GV GV GV ? HS GV ? HS GV HĐCN: Nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn (HSY) Trả lời Chiếu Slide (BS thêm về nhà văn) Phạm Duy Tốn (1883 – 25 tháng 2 năm 1924) nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. Sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố hàng Dầu, Hà Nội). là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ.. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Phạm Duy Tốn viết văn không nhiều. Toàn bộ văn nghiệp của ông chỉ để lại có bốn truyện ngắn nhưng ông vẫn được đánh giá là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng với văn học Việt Nam trong thời kỳ đầu hiện đại hóa. Chốt ý HĐCN: Hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm? (HSY,Tb) Trả lời Sống chết mặc bay là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn, cũng là truyện ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Nam, in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Sự canh tân của truyện ngắn Sống chết mặc bay! không chỉ ở nội dung và các chi tiết miêu tả rất đắt, mà còn ở hình thức thể hiện mới mẻ. Thay vì bắt đầu bằng lời giới thiệu chính thức như các tác phẩm văn xuôi cổ điển, Sống chết mặc bay! mở đầu với đoạn mô tả trực tiếp những gì đang diễn ra, như một lát cắt vào giữa câu chuyện, điển hình cho "một lối văn mới" Tác phẩm đã nói lên sự phê phán của ông đối với chế độ phong kiến Việt Nam với đại diện là viên quan phủ đã không quan tâm đến sinh mệnh của những người dân dưới quyền đang phải vật lộn với mưa lũ. Chốt ý - Nêu yêu cầu đọc: chú ý phân biệt giọng kể, tả, giàu yếu tố biểu cảm; giọng quan phụ mẫu hống hách, hách dịch, nạt nộ; giọng sợ sệt của thầy đề, hoảng hốt của dân phu... cố gắng làm nổi bật cảnh đối lập giữa cảnh ngoài đê, cảnh trong đình. - Đọc 1 đoạn g gọi 2 em đọc kế tiếp đến hết; GV nhân xét. Chiếu Slide một số từ ngữ khó cần giải thích - Quan lại - Dân phu - Tổ tôm... HĐCN: Kể tóm tắt nội dung cốt truyện “Sống chết mặc bay”? (HSK) Kể tóm tắt NX; Chiếu Slide (Tóm tắt) - Một viên quan được giao nhiệm vụ hộ đê chống lụt. Đó là khúc đê của sông Nhị Hà, trong lúc trời mưa tầm tã, nước sông lên to làm cho khúc đê có nguy cơ bị vỡ, dân phu ai cũng mệt lử vì suốt từ chiều phải vất vả chân lấm tay bùn, trăm nghìn lo sợ đem thân hèn yếu mà đối phó với sức mưa to gió lớn để bảo vệ đê, bảo vệ tính mạng gia tài. Trong khi đó ở trong đình, nơi cao mà vững trãi, dẫu nước lên to đến mấy cũng không được việc gì. Quan phụ mẫu đang cùng đám tay chân kẻ hầu người hạ xúm quanh phục dịch, đang nhàn nhã đánh tổ tôm. Lúc đê vỡ nhân dân rơi vào cảnh người sống không có chỗ ở, người chết không có chỗ chôn, là lúc quan đang sướng tột đỉnh, mừng rỡ vì thắng một món tiền do đánh bạc. HĐCN: Văn bản có thể chia mầy đoạn? Nội dung giới hạn mỗi đoạn?(HSK) Trả lời Chiếu Slide bố cục - Đoạn 1: Từ đầu g khúc đê này hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2: Tiếp theo g điếu mày: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3: Còn lại: Cảnh đê vỡ: Nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu. 1. Tác giả Phạm Duy Tốn (1883-1924) quê ở Hà Tây là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại VN. 2. Tác phẩm - Là 1 trong số những truyện ngắn thành công nhất của PDT. Hoạt động 2: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN ( 23 phút ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV ? HS GV ? HS GV ? HS GV HS ? HS GV GV ? HS GV GV ? HS ? HS GV ? HS GV GV ? HS ? HS ? HS ? HS YC HS chú ý vào đoạn văn: “Gần 1 giờ đêm.vỡ mất” HĐCN: Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết kg- Tg và địa điểm nào?(HSY) Trả lời Chiếu Slide chi tiết - thời gian: gần 1 giờ đêm - Kg : trời mưa tầm tã, nước sông lên cao. - Địa điểm : khúc sông thuộc làng X, phủ X : 2,3 đoạn đã bị thẩm lậu rồi. HĐCN: Em hiểu như thế nào là “núng thế” “thẩm lậu”? - núng thế: trạng thái không còn vững chắc, dễ đổ, dễ sụt xuống. - thẩm lậu: (hiện tượng chất lỏng) ngấm qua và rỉ ra chảy đi nơi khác. Đê không còn vững chắc, tình trạng nguy cấp đến cao độ con đê sắp HĐCN: Các chi tiết đó gợi 1 cảnh tượng ntn?(HSTb) Trả lời Chiếu Slide KL Đêm tối, mưa to không ngớt , nước sông dâng lên nhanh à nguy cơ đê bị vỡ. HĐN: Thảo luận nhóm bàn: 2' Tên sông được nói cụ thể (Nhị Hà) còn tên làng, tên phủ được ghi bằng kí hiệu. Điều đó thể hiện dụng ý gì của Tg'. Đại diện nhóm trình bày NX KL - Tg muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là nhiều nơi. - Cũng có thể vì 1 lí do tế nhị mà không nêu cụ thể. YCHS chú ý vào đoạn văn: “Dân phu. hỏng mất” HĐN: 1.Cảnh người dân hộ đê được giới thiệu qua các chi tiết nào? 2. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Đại diện nhóm trình bày Chiếu Slide (chi tiết) - H/a': Dân phu (...) kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp nào cứ bì bõm dưới bùn lầy (...) người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. - Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác. - (...) trên trời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. * Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn: Chiếu Slide - Câu văn ngắn gọn, tạo nhịp điệu dồn dập như một bản tin dự báo thời tiết, - Từ láy: lướt thướt, xao xác, cuồn cuộn, bì bõm. - Sử dụng nghệ thuật so sánh “lướt thướt như chuột”, - điệp từ “kẻ, nào”, - Liệt kê: thuổng, cuốc, đội đất, vác tre - đối lập tương phản “con người mệt lử với thiên nhiên trời vẫn mưa tầm tã” HĐCN: Qua các biện pháp nghệ thuật tác giả muốn nói lên điều gì?(HSK) Cảnh hộ đê diễn ra khẩn trương, cấp bách dưới trời mưa tầm tã, hàng trăm nghìn con người làm việc vất vả, tác giả miêu tả nhiều hành động diễn ra cùng một lúc, nhiều hình ảnh diễn tả cụ thể sinh động cảnh vất vả của dân chúng “ bì bõm dưới bùn, lướt thướt như chuột”. Nhưng mọi cố gắng hộ đê như ngàn cân treo sợi tóc. HĐCN: Vì sao người dân lại cố đem thân hèn yếu chống chọi với mưa to gió lớn? (HSKG) - Vì đằng sau con đê ấy là tất cả cuộc sống của họ, bởi cuộc đời của họ gắn với đất đai đồng ruộng, vì đất đai đồng ruộng ấy là nguồn sinh kế duy nhất của họ, họ phải lao động từ sớm đến khuya trồng trọt để kiếm miếng cơm, manh áo. Vậy mà thiên nhiên không hề thấu lòng họ đang trực tiếp cướp đi cuộc sống của người dân. Vì thế dù hèn yếu họ cũng cố gắng chống chọi với mưa to nước lớn để dành giật cuộc sống của gia đình. Chiếu đoạn Video về trận lũ lụt ở ĐBSH năm 1971 và một số hình ảnh về lũ lụt ở miền trung năm 2016 KL lí do người dân đem thân hèn yếu đối chọi với thiên nhiên. HĐCN: Qua phân tích em thấy tình cảnh của người dân hộ đê ra sao?(HSTb) Trả lời Chốt ý - Với sự kết hợp ngòi bút tả thực và biểu cảm trữ tình dẫn người đọc vào trung tâm cuộc sống, lao động lòng người đánh thức tình cảnh của đa sự xót thương người dân. - Tình cảnh người dân trong nạn lụt được miêu tả với nhiều chi tiết chân thực, hoàn cảnh nguy khốn nói lên tình thế căng thẳng, cấp bách đe doạ cuộc sống của người dân. HĐCN: Thái độ của tác giả ntn (thể hiện qua chi tiết nào) "Than ôi! Sức người .... hỏng mất." HĐCN: Em có nhận xét gì về từ ngữ TG sử dụng trong câu văn này, tác dụng (HSTb) Từ ngữ cảm thán Thái độ TG: đồng cảm, xót thương người dân trong hoạn nạn do thiên tai. HĐC: Địa phương em, trường em, bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng nhân đạo, tinh thần tương thân, tương ái với đồng bào miền Trung – nơi thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt? Quyên góp quần áo, sách vở... HĐCN: Qua văn bản Sống chết mặc bay, em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân trong xã hội xưa?(HSTb) Cuộc sống cơ cực vất vả gặp nhiều khó khăn do cả thiên tai và con người mang lại 1. Cảnh người dân hộ đê. ( 23 phút ) Cảnh tượng hối hả, chen chúc, nhếch nhác, ko khí nhốn nháo, căng thẳng. 3. Hướng dẫn học sinh tự học (2 phút) - Đọc lại toàn bộ văn bản; - Trả lời câu hỏi 2 (phần b,c), 3 –SGK-82 - Chuẩn bị phần còn lại. --------------------------------------------- Ngày soạn: 02/4/2021 Ngày dạy: 05/4/2021 Lớp 7C 06/4/2021 Lớp 7A,B Tiết 112: Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY (TIẾP) (Phạm Duy Tốn ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiện t ... ại và sửa chữa. (4đ) - Dàn bài: (4đ) + Mở bài: Gợi ra điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. + Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp. + Kết bài:Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. - Lời văn giải thích cần sáng sửa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.(2đ) * Đặt vấn đề: (1 phút) Để củng cố lại kĩ năng làm một bài văn giải thích đúng thể thức chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay 2. Dạy nội dung bài mới (37 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng HS GV GV HS HS GV Đọc đề văn Chép đề bài lên bảng Yêu cầu HS viết đoạn. Thực hiện theo yêu cầu. Đại diện các nhóm trình bày Lớp nhận xét. Nhận xét, ĐH. I. ĐỀ BÀI ( 2 phút) Nhóm 1,2: Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200) chữ bàn về tính Trung thực. Nhóm 3,4: Đề bài Hãy nêu suy nghĩ của mình về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây. II. THỰC HÀNH (35 phút) Nhóm 1,2 “Trung thực là chương đầu tiên trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái. Nhóm 1,2 Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến “sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại” Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn trồi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ngày càng nhiều làng “Ung thư” xuất hiện ở Việt Nam và thế giới đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người. Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng Ô Zôn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Theo lịch của người Maya năm 2012 là năm tận thế, nhà tiên tri Vanga dự đoán: sau năm 2010 sẽ là động đất, núi lửa và sóng thần nay đang trở thành sự thật. Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân Checmobưn ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người. 3. Củng cố, luyện tập (2 phút) Nhắc lại kiến thức cơ bản của bài văn giải thích 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Đọc đề văn nghị luận giải thích và cho biết: VĐ cần giải thích ; XĐ các ND cụ thể cần giải thích, tuần tự giải thích các ND; lập dàn ý cho bài văn NL giải thích cụ thể. - Chuẩn bị: Luyện nói; bài văn giải thích 1 vấn đề Lập dàn ý cho đề bài : Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình? ----------------------------------------- Ngày soạn: 03/4/2021 Ngày dạy: 08/4/2021 Lớp 7A,C 09/4/2021 Lớp 7B Tiết 114: Tập làm văn LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề. 2. Kĩ năng - Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề. - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một VĐ mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ. 3. Thái độ Tự tin khi làm bài văn giải thích, khi nói trước tập thể. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Soạn bài, đưa ra phương án trả lời cho bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị bài theo yêu cầu bài học Lập dàn ý cho đề bài sau: Đề c: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình? III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (2 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh + kết hợp lí thuyết trong bài học * Đặt vấn đề: (1 phút) Trong các tiết trước, các em đã nắm được thế nào là lập luận giải thích, các bước làm bài lập luận giải thích. Tiết học này, chúng ta cùng vận dụng để luyện nói: lập luận giải thích. 2. Dạy nội dung bài mới (38 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV GV ? HS GV GV HS HS GV Chép 2 đề (b,c- SGK,T98) lên bảng Yêu cầu HS đọc đề và kiểm tra lại nội dung (dàn ý) đã chuẩn bị ở nhà (theo hai nhóm đã phân công) sau đó trình bày (có chữa bổ sung) Với đề b,c cần giải quyết những vấn đề gì ? (HSK) Trả lời Chiếu ĐA - Trước hết là phải giải thích được thế nào là trò lố: + “Trò lố” được hiểu là trò lố lăng, lố bịch; “trò lố” là những việc được bày ra có tính toán nhưng không che đậy được sự kệch cỡm, thô lỗ và lố bịch. - Tiếp theo chỉ ra được những trò lố của Va-ren, giải thích những trò lố đó: + Lời hứa không chính thức để mua sự yên vị chức toàn quyền Đông Dương. + Một kẻ phản bội giai cấp, phản bội lí tưởng lại tự cho mình đủ cách để ban ơn cho một vị anh hùng - một thiên sứ. + Miệng nói: “Tôi đem tự do đến cho ông đây” tay lại nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm. + Lố bịch hơn là lời dụ dỗ của hắn: Hãy hợp tác với nước Pháp để thực hiện sự khai hoá và công lí để xây dựng quốc gia tiên tiến,Rồi lấy tấm gương đều là những kẻ phản bội trong và ngoài nước và cả chính bản thân mình để thuyết phục Phan Bội Châu. + Tuôn ra một loạt các triết lí bịp bợm, trắng trợn: “Ý tưởng hào hiệp phải chăng bao giờ cũng hay nhất” “làm cho người Pháp ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông,” “ông hãy nhìn tôi nàytrước tôi là đảng viên đảng xã hội đấy và giờ đây tôi làm toàn quyền”, + Va ren càng bày trò, càng trở nên lố bịch, càng bộc lộ sự hèn kém, tầm thường và bản chất gian trá. - Cuối cùng lí giải lí do đặt nhan đề của tác giả: Những trò lố của Va-ren đối với Phan Bội Châu là những trò lố bịch, dối trá, bịp bợm trắng trợn mà thôi “Những trò lố” chính là ý muốn trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va-ren. - Giải thích thành ngữ: “Sống chết mặc bay”: + Sống và chết là hai từ đối lập nhau, sống: có sinh khí và hoạt động; chết: hết sống, không có biểu hiện của sự sống. + Mặc bay: không thèm để ý đến người khác. + Câu tục ngữ trong dân gian: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi: chê trách phê phán những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi mà không thèm để ý đến người khác. + Truyện Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn đã mượn ý nghĩa của câu tục ngữ này để đặt tên cho nhan đề của tác phẩm. + Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi cực nhọc, nguy hiểm về tính mạng và của cải của người dân hộ đê trong cảnh đê vỡ. Yêu cầu HS: + Dựa vào dàn ý để nói. Khi nói chú ý nói đủ nghe, không quá nhỏ, quá to, không nhát gừng, không lặp, không lắp, ngọng; cố gắng truyền cảm, thuyết phục được người nghe; tư thế thoải mái, tự nhiên, không quá cứng nhắc. + Thời gian cho mối bạn được nói khoảng 5 phút/lần. - Chia làm hai nhóm (nhóm 1 gồm tổ 1, 2: luyện nói đề (b); nhóm 2 gồm tổ 3, 4: luyện nói đề (c). - Đại diện nhóm (người nói tốt nhất) trình bày trước lớp (có nhận xét, đánh giá). - Gọi một số HS trình bày bài của mình sau khi đã nói trước nhóm. - Nhận xét, đánh giá, cho điểm, lấy điểm miệng I. ĐỀ BÀI (10 phút) Đề b: Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với PBC lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố? Đề c: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình? * Xây dựng dàn ý - Đề b - Đề c II. THỰC HÀNH (28 phút) 1. Luyện nói theo nhóm: (13 phút) 2. Luyện nói trước lớp (15 phút) 3. Củng cố, luyện tập (3phút) - GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm bài văn nghị luận giải thích. - Nhận xét giờ luyện nói - Rút kinh nghiệm chung 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Tự luyện nói giải thích một vấn đề ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước gương. - Chuẩn bị bài: Ca Huế trên Sông Hương + Đọc diễn cảm và nắm nội dung chính của văn bản + Xem phần chú thích SGK + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu + Sưu tầm tư liệu về ca Huế và các làn điệu ca Huế. ----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: