Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121 đến 154 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121 đến 154 - Năm học 2011-2012

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước.

B. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn, ảnh Hữu Thỉnh & tư liệu tham khảo khác.

 2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.

C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, giảng bình .

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 * Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc lòng và cho biết tác giả bài thơ Viếng lăng Bác.

 - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

- Câu hỏi thêm: nêu những hiểu biết về Nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

 * Giới thiệu bài mới:

 

doc 41 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121 đến 154 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: BÀI 24
Ngày 27/2/2012 - Tiết 121
Lớp 9A2 + 9A8
Sang thu
 Hữu Thỉnh
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	1. Kiến thức:
	- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.
2. Kỹ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
	- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
	3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn, ảnh Hữu Thỉnh & tư liệu tham khảo khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, giảng bình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	* Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng và cho biết tác giả bài thơ Viếng lăng Bác.
	- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Câu hỏi thêm: nêu những hiểu biết về Nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
	* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gọi h/s đọc mục tác giả sgk.
? Qua việc chuẩn bị và nghe đọc, ta cần nắm những gì về tác giả?
? Em hiểu gì về nguồn gốc của tác phẩm?
- Gọi h/s dựa vào chú giải trả lời.
- Gọi h/s khác bổ sung.
- G/v nhấn mạnh lại và bổ sung thêm kiến thức về tác giả và tác phẩm.
- G/v nêu yêu cầu đọc và đọc mẫu một đoạn.
- Gọi 01 h/s đọc văn bản và nhận xét việc đọc.
? Xác định nội dung của bài thơ? 
? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Học sinh dựa vào mục đọc hiểu văn bản để trả lời. Học sinh khác bổ sung.
? Hình tượng đó được diễn đạt như thế nào qua các câu thơ?
- Học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích sự biến đổi của đất trời sang thu.
- Gọi h/s đọc bài thơ.
? Những từ ngữ, hình ảnh nào diễn đạt sự chuyển mùa?
- Học sinh dựa vào bài thơ tìm chi tiết.
? Giá trị gợi cảm của các chi tiết, hình ảnh đó?
- Học sinh trình bày những suy nghĩ cá nhân.
? Giá trị biểu đạt của các từ láy là gì?
- G/v bình luận hình ảnh thơ: Đám mây.sang thu.
? Em có nhận xét gì về cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của tác giả?
- Cho h/s thảo luận và trả lời.
- G/v có thể đọc cho h/s các câu thơ nói về sự chuyển mùa của các tác giả khác. (Tiếng thu- Lưu Trọng Lư, Mùa thu tới trường,.)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích đoạn 2:
? Qua cách miêu tả sự chuyển mùa, em có nhận xét gì về cảm xúc của tác giả?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
? Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết.
? Em hãy khái quát những nét lớn về nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ?
- G/v tổng hợp các câu trả lời và gọi h/s đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: sgk
2. Tác phẩm: sgk
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Sự biến đổi của đất trời sang thu:
- Hình ảnh: hương ổi, sương, sông, chim vội vã, mây trôi, nắng.
- Tất cả là dấu hiệu chuyển mùa sang thu.
2. Cảm xúc của nhà thơ:
- Quan sát chăm chú tinh tế.
- Niềm vui trước tạo vật.
3. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
III. Tổng kết: sgk/71
* Củng cố & hướng dẫn tự học:
	- Đọc lại bài thơ? Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ. 
	- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm ý nghĩa bài thơ.
	- Nắm được các ý cơ bản của bài học. Làm bài tập sgk.
	- Sưu tầm một số câu thơ, bài thơ viết về mùa thu.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài Nói với con: 
- Đọc bài thơ và nắm những đặc điểm cơ bản về tác giả, xuất xứ tác phẩm.
- Xác định bố cục và ý tưởng của bài thơ.
- Em cảm nhận như thế nào về tình cảm cha con trong bài thơ?	
- Nhận xét về giọng điệu bài thơ.
Rút kinh nghiệm:
- Giáo viên cung cấp đủ kiến thức cho học 
- Học sinh hiểu và cảm thụ được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Một số học sinh chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt.
-----------------
Ngày 27/2/2012 - Tiết 122
Lớp 9A2 + 9A8
 Y Phương 
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh cảm nhận:
	1. Kiến thức:
 	- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
	- Hình ảnh và cách diễn tả độc đáo của tác giả trong bài thơ.
	2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
	- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh gợi cảm của thơ ca mìen núi.
	3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn, ảnh Y Phương & tư liệu tham khảo khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, giảng bình.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động:
	* Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng và cho biết cảm nhận của em về bài thơ Sang thu.
	- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Câu hỏi khuyến khích: nêu những hiểu biết về Nhà thơ Y Phương.
	* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên dạy và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung:
- Gọi h/s đọc mục tác giả sgk.
? Qua việc chuẩn bị và nghe đọc, ta cần nắm những gì về tác giả?
? Em hiểu gì về nguồn gốc của tác phẩm?
- Học sinh dựa vào chú thích để trả lời.
- Gọi h/s khác bổ sung kiến thứ về tác giả tác phẩm.
- G/v nhấn mạnh lại và bổ sung thêm kiến thức về tác giả và tác phẩm.
- G/v nêu yêu cầu đọc và đọc mẫu một đoạn.
- Gọi 01 h/s đọc văn bản và nhận xét việc đọc.
? Xác định nội dung của bài thơ? 
? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Học sinh dựa vào mục đọc hiểu văn bản để trả lời. Học sinh khác bổ sung.
? Hình tượng đó được diễn đạt như thế nào qua các câu thơ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
- Gọi h/s đọc phần 1 bài thơ.
? Nội dung cha nói với con gồm mấy ý?
- Đọc lại 4 câu đầu.
? Tình cảm con trưởng thành trong vòng tay cha mẹ như thế nào?
? Hai câu thơ gợi tả niềm vui của cha mẹ khi dạy con tập nói như thế nào?
- G/v cho học sinh thảo luận theo đôi bạn.
- Gọi đại diện trả lời. Gọi h/s khác bổ sung.
- G/v diễn giải chi tiết này.
? Người cha muốn nói gì với con về tình cảm gia đình?
? Con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương. Tìm và phân tích hình ảnh thơ đó.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích đoạn 2:
- Gọi h/s đọc phần 2.
? Nói với con về những đức tính cao đẹp nào của người đồng mình?
? Tìm những hình ảnh thơ nêu lên những điều đó và phân tích?
? Những câu người đồng mình lặp lại có tác dụng gì?
? Người cha muốn con có thái độ tình cảm như thế nào với quê hương?
? Em có nhận xét gì về những tình cảm người cha dành cho con?
- H/s trả lời và học sinh khác bổ sung.
- G/v giảng bình thêm chi tiết này.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
? Văn bản thể hiện tình cảm gì của tác giả?
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết.
? Em hãy khái quát những nét lớn về nghệ thuật chính của bài thơ?
- G/v tổng hợp các câu trả lời và gọi h/s đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: sgk
2. Tác phẩm: sgk
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con:
- Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”và mong ước của cha qua lời tâm tình với con:
- Vất vả mà mạnh khỏe, bền bỉ, gắn bó với quê hương.
- Mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, cần cù và nhẫn nại
- Con phải có nghĩa tình, thủy chung với quê hương, vượt qua những thử thách và gian nan.
- Tự hào với truyền thống quê hương, tự tin và vững bước trên đường đời.
F Tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin đối với con.
3. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
III. Tổng kết:	
 Ghi nhớ: sgk/74
 * Củng cố và hướng dẫn tự học:
	- Đọc lại bài thơ? Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ. 
	- Học thuộc lòng bài thơ. Học thuộc nội dung ghi nhớ.
	- Nắm được các ý cơ bản của bài học. Làm bài tập sgk trang 74.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài Tường minh và hàm ý
- Đọc bài và trả lời các câu hỏi 1,2 trang 75.
- Đọc trước nội dung nội dung ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:
- Giáo viên vận dụng phương pháp giảng dạy đặc trưng phân môn để cung cấp kiến thức cho ho
- Học sinh cơ bản hiểu và cảm thụ được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-------------------
Ngày 28/2/2012 - Tiết 123
Lớp 9A2 + 9A8
Nghĩa tường minh và hàm ý
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	1. Kiến thức:
	- Khái niệm nghĩa tường minh & hàm ý.
	- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
	2. Kỹ năng:
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
	- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn & tư liệu tham khảo khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, quy nạp.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là liên kết nội dung?
- Thế nào liên kết hình thức?
* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa tường minh và hàm ý.
- Gọi h/s đọc phần văn bản.
- G/v ghi lại các câ ... ểu đạt chính của văn bản là gì? (Tự sự)
? Xác định ngôi kể của văn bản? (ngôi 1-nhân vật chính)
? Truyện kể về mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính?
- Gọi h/s trả lời độc lập.
- Gọi h/s khác bổ sung, nhận xét.
- G/v chốt lại.
? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào?
? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
- Học sinh trả lời.
- G/v diễn giải chi tiết này.
? Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung khiến họ gắn bó với nhau thành một khối thống nhất và nét gì riêng ở mỗi người?
- Gọi h/s phát hiện những câu trong truyện minh họa cho ý này.
? Nêu những đặc điểm riêng về 3 nhân vật trong truyện?
- Gọi từng h/s nêu đặc điểm của 3 nhân vật.
- Gọi h/s khác nhận xét, bổ sung.
- G/v gợi mở và giảng bình chi tiết này.
? Điều gì đã khiến họ hoàn thành tốt công việc?
- H/s trả lời dưới sự gợi mở của g/v.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh Phương Định.
- Em hãy nhắc lại nhân vật chính của truyện.
- Gọi h/s đọc lại đoạn tự thuật-hồi tưởng của nhân vật Phương Định.
? Cho h/s thảo luận nhóm: Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào ở phần đầu truyện?
? Hồi tưởng của cô về tuổi niên thiếu ở Hà Nội?
? Tâm trạng của cô ra sao trong lần phá bom ở cuối truyện?
- H/s suy nghĩ trả lời, g/v giảng bình chi tiết này.
? Tìm những dân chứng minh họa cho những đặc điểm của Phương Định?
- Em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật này?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ của truyện?
- H/s nêu những ý kiến, tình cảm riêng đối với nhân vật và truyện ngắn.
? Trong truyện, tác giả thường sử dụng những câu văn như thế nào?
- H/s dựa vào sgk trả lời. G/v nhận xét chốt lại kiến thức.
? Qua truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
- H/s nêu cảm nghĩ riêng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết bài.
? Phương thức biểu đạt của văn bản? 
? Nét chính trong nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- G/v khái quát những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
* Hoạt động 5: hướng dẫn luyện tập.
- Tìm các bài thơ viết về thế hệ trong kháng chiến chống MyÕ.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: sgk
2. Tác phẩm:sgk
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong: 
a. Nét chung:
- Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, cùng công việc nguy hiểm, ác liệt
- Đều là những cô gái Hà Nội có tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó, nhiều mơ ước, hay mơ mộng,
b. Nét riêng:
- Chị Thao: từng trải hơn, sợ máu, chăm chép bài hát.
- Nho: thích thêu thùa.
- Định: Thích ngắm mình, mơ mộng, thích hát.
F Tâm hồn trong sáng, dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan.
2.Hình ảnh Phương Định:
- Là cô gái khá đẹp, được nhiều người để ý.
- Là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.
- Yêu thương đồng đội.
- Dũng cảm, tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
3. Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
III. Tổng kết: 
* Ghi nhớ sgk/122.
IV. Luyện tập:
1. Các bài thơ: Khoảng trời và hố bom -Lâm Thị Mỹ Dạ, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật,.
* Củng cố & hướng dẫn tự học:
- Nhận xét đánh giá chung các nhân vật trong truyện.
- Phát biểu cảm nhận của em về truyện ngắn.
	- Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn. 
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật truyện ngắn.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài Chương trình địa phương: Giới thiệu nhà văn Anh Đức
	- Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Anh Đức.
	- Đọc và tóm tắt tác phẩm Hòn đất.
	- Tìm hiểu đoạn trích Tôi là Sứ đây.
	Rút kinh nghiệm:
Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật văn bản, giúp học sinh hiểu và cảm thụ được tác phẩm..
- Việc chuẩn bị ở nhà của học sinh chưa được tốt lắm.
----------------
Ngày 27 & 29/3/2012 - Tiết 144,145
Lớp 9A2 + 9A8
Chương trình địa phương
GIỚI THIỆU NHÀ VĂN ANH ĐỨC
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Anh Đức.
- Trên cơ sở hiểu biết nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của tiểu thuyết Hòn Đất.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngơi kể.
- Cảm nhận được vẻ đẹp anh hùng, bất khuất, thủy chung của nhân vật chị Sứ và những thủ đoạn tàn bạo của bọn Mỹ - ngụy qua đoạn trích Tôi là Sứ đây
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống anh hùng của quân và dân An Giang.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn, ảnh nhà văn Anh Đức & tư liệu tham khảo khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, giảng bình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	* Kiểm tra bài cũ:
	- Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Những ngôi sao xa xôi?
	- Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?
 	( Mỗi câu 5đ)
	* Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Gọi h/s đọc mục chú thích
- Ta cần nắm những đặc điểm gì về tác giả?
- H/S dựa vào sgk trả lời.
- G/v khái quát kiến thức về tác giả.
- Diễn giải thêm về tác giả, đặc biệt là phong cách sở trường của nhà văn.
- Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- H/s trả lời sgk trả lời độc lập, g/v chốt lại.
- G/v nêu yêu cầu đọc và đọc một đoạn.
- G/v gọi một vài h/s đọc và nhận xét cách đọc.
- Gọi h/s chia đoạn và xác định nội dung chính của đoạn. (tóm tắt từng đoạn)
- Qua việc văn bản, em hãy cho biết giá trị của tác phẩm.
- H/s trả lời, g/v bổ sung và chốt lại kiến thức.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu đoạn trích Tôi là Sứ đây.
- Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
? Đoạn trích đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ vẻ đẹp anh hùng, bất khuất, thủy chung của nhân vật chị Sứ, đó là tình huống nào?
- Gọi h/s trả lời độc lập.
- Gọi h/s khác bổ sung, nhận xét.
- G/v chốt lại.
? Đoạn trích được trần thuật từ nhân vật nào?
? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
- Học sinh trả lời.
- G/v diễn giải chi tiết này.
- Gọi h/s khác nhận xét, bổ sung.
- G/v gợi mở và giảng bình chi tiết này.
? Điều gì đã khiến chị hoàn thành tốt công việc?
- H/s trả lời dưới sự gợi mở của g/v.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh Đôi mắt chị Sứ:
- H/s suy nghĩ trả lời, g/v giảng bình chi tiết này.
- Em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật này?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và ngôn ngữ của đoạn trích?
? Qua truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết bài.
? Nét chính trong nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- G/v khái quát những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
* Hoạt động 5: hướng dẫn luyện tập.
- Tìm các bài thơ viết về thế hệ trong kháng chiến chống MyÕ.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: (tài liệu phát cho h/s}

2. Tác phẩm: 
a. Tóm tắt: (tài liệu phát cho h/s}
b. Hoàn cảnh sáng tác: (tài liệu phát cho h/s}
c. Giá trị tác phẩm:
* Giá trị nội dung:
- Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam.
- Cuộc chiến đấu không cân sức giữa đội du kích Hang Hòn với quân Mỹ - ngụy.
* Giá trị nghệ thuật:
- Miêu tả chiều sâu tâm trạng nhân vật.
- Khắc họa tính cách nhân vật chính qua đời sống tình cảm.
- Cảm xúc chân thật, giọng văn đậm chất trữ tình, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
II. Đọc - hiểu đoạn trích Tôi là Sứ đây:
1.Tóm tắt đoạn trích: (tài liệu phát cho h/s}
2. Tình huống đoạn trích:
3. Thủ đoạn của địch:
- Bao vây hang, bỏ thuốc độc xuống suối.
- Lấp cửa hang
- Dùng đòn tâm lý chiến
= Thâm độc, tàn ác.
4. Nhân vật chị Sứ:
- Khi ra suối lấy nước, bị địch bắt.
- Giả vờ đồng ý đầu hàng = báo tin nước suối bị bỏ thuốc độc và nắm tình hình anh em.
- Lo lắng cho anh em dù bản thân đang trong cảnh nguy hiểm.
- Khi nghe tiếng súng, khuôn mặt rạng rỡ vì vui sướng.
* Hình ảnh đôi mắt:
- Vui mừng, hạnh phúc vì đồng đội vẫn bình yên = thanh thản, chập nhận hy sinh.
- Lưu luyến, đau xót khi phải lìa xa đứa con gái bé bỏng, gia đình, quê hương, đồng đội.
= Là người anh hùng, kiên trung, bất khuất, là tấm gương sáng của những du kích An Giang.
5. Nghệ thuật:
- Miêu tả ngoại hình (đặc tả đôi mắt)
- Miêu tả nội tâm (chị Sứ, Hai Thép,..)
III. Tổng kết: (tài liệu)
IV. Luyện tập:
1. Hãy kể lại diễn biến câu chuyện theo ngôn ngữ của mình.
2. Cảm nhận của em về nhân vật chị Sứ
* Củng cố và hướng dẫn tự học:
	- Tóm tắt nội dung cốt truyện.
	- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Sứ.
	* Hướng dẫn đọc thêm: Giấc mơ ông lão vườn chim
	- Tóm tắt nội dung văn bản
	- Nội dung chính: 
	+ Tình cảm của ông lão đối với vườn chim, đối với cách mạng.
	+ Giấc mơ của ông lão.
	+ Nghệ thuật tiêu biểu của văn bản.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
	- Xem lại nghị luận tác phẩm thơ chuẩn bị trả bài viết.
	Rút kinh nghiệm:
Giáo viên cung cấp đủ kiến thức theo chuẩn KTKN.
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm Hòn đất.
=== Hết tuần 29 ===

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_121_den_154_nam_hoc_2011_2012.doc