Giáo án ngữ văn (tự chọn) Lớp 8: Văn tự sự

Giáo án ngữ văn (tự chọn) Lớp 8: Văn tự sự

Văn tự sự

A.Những điều cần biết về văn tự sự .

I.ĐỊNH NGHĨA.

1, Truyện là gì?

Chuyện là các sự việc do nhân vật gây ra , cũng gọi là các tình tiết , diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định , trên không gian nhất định , thể hiện tư duy và phẩm chất của con người mang ý nghĩa đời sống .

 Vd. Truyện “ Đàn quạ”

Thầy trò đi chơi nghỉ chân trước cửa chùa, thấy một người trèo lên cây gạo , định phá cái tổ quạ . Có hai con quạ chạy ra kêu ầm lên. Một chốc thấy bao nhiêu quạ tứ phía bay đến , xúm lại đánh người kia bù cả đầu, toạc cả mặt , phải vội vàng tụt xuống .

Thầy giáo thấy thế , nhân dịp bảo học trò rằng:

“ Lũ quạ biết bênh vực nhau như vậy tức là nghĩa hợp quần đấy. Các con nên noi gương ấy mà bắt chước , các con phải yêu mến nhau, gíup đỡ lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau như con một nhà.

 

doc 27 trang Người đăng vultt Lượt xem 1040Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ngữ văn (tự chọn) Lớp 8: Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VĂN TỰ SỰ
Văn tự sự
A.Những điều cần biết về văn tự sự .
I..ĐỊNH NGHĨA.
1, Truyện là gì?
Chuyện là các sự việc do nhân vật gây ra , cũng gọi là các tình tiết , diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định , trên không gian nhất định , thể hiện tư duy và phẩm chất của con người mang ý nghĩa đời sống .
 Vd. Truyện “ Đàn quạ”
Thầy trò đi chơi nghỉ chân trước cửa chùa, thấy một người trèo lên cây gạo , định phá cái tổ quạ . Có hai con quạ chạy ra kêu ầm lên. Một chốc thấy bao nhiêu quạ tứ phía bay đến , xúm lại đánh người kia bù cả đầu, toạc cả mặt , phải vội vàng tụt xuống .
Thầy giáo thấy thế , nhân dịp bảo học trò rằng:
“ Lũ quạ biết bênh vực nhau như vậy tức là nghĩa hợp quần đấy. Các con nên noi gương ấy mà bắt chước , các con phải yêu mến nhau, gíup đỡ lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau như con một nhà.
 ( trích” Quốc văn giáo khoa thư” trang 284)
.2. Thế nào gọi là văn tự sự ?
Là loại văn trong đó tác giả giới thiệu , thuyết minh, miêu tả nhân vật , hành động và tâm tư, tình cảm nhân vật . Kể diễn biến câu chuyện...Sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa câu chuyện ấy .
VD Truyện” Tấm lụa và cây roi”
 Tại quê nhà, Một hôm thân mẫu của Trần Bích San nhận được một tấm lụa bạch sa rất quý do một người lính trẻ chèo đèo lội suối từ trong Bình Định mang ra nói là của quan phủ An Nhơn gửi biếu mẹ.
Nghe xong bà cụ đanh mặt lại, thoáng một nét buồn thầm kêu: “ Trời!Lụa này lấy ở đâu ra ? Sao làm cha mẹ dan mà không biết thương kẻ dưới trướng, hành hạ họ vất vả bao ngày tắm mưa gội nắngchỉ để mang một chút quà mọn về quê?” Bà cụ lấy lời nhỏ nhẹ an ủi người lính lưu lại chơi , cơm nước chu tất. Ngày người lính trở lại An Nhơn, bà chuẩn bị hành trangđầy đủ mọi thứ cho anh lên đường , bà bảo:
-Chú đã vất vả đem được cuộn lụa ra đây, nay xin phiền chú mang cuộn lụa này về trả ông án giùm tôi .
Riêng An San từ hôm biệt phái lính mang quà về quê tặng mẹ trong lòng khấp khởi mừng vui vô cùng, ngày đêm mong ngóng người lính trở lại để biết tin quê nhà . Và người lính đã trở về hoàn trả lại món quà. án San tần ngần cầm tấm lụa, lại thấy cây roi nhét bên trong, tím tái cả mặt...
Sáng hôm sau, Trần Bích San cho người lập bàn thờ hướng vọng ra Bắc, lạy sống mẹ hai lạy rồi tự mình nằm úp sấp trên nền gạch từ sáng đến tối, trê lưng đặt ngang cây roi kia. Xong ông đứng dậy lạy sống mẹ thêm hai lạy nữa .
Quả là mẹ thế nào đẻ con thế ấy!
 Thái Doãn Hiểu- Hoàng Liên
 ( Trích : “ Giai thoại kẻ sĩ Việt Nam” trang 834, 83)
II. CÁCH XÂY DỰNG TRUYỆN .
1, Xây dựng nhân vật .
* Ngoại hình của nhân vật ( Hiền thục khác lẳng lơ, lưu manh khác chân thật )
VD 
+Miêu tả Hồ Tôn Hiến. Nguyễn Du viết: “Nhác trông mặt sắt đen xì”
+ Tả Tú Bà:“ Nhác trông nhờn nhợt màu da
 Ăn chi to béo đẫy đà ............”
+Tả Mã Giám Sinh:“Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”
+ Tả Từ Hải:“ Râu hùm ,hàm én mày ngài
 Vai năm tấc rộng thân mười tấc cao”.
*-Ngôn ngữ, hành động của nhân vật.
-Mã Giám Sinh: “ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
- Cai lệ: “ Xồng xộc tiến vào mang theo roi song, tay thước, dây thừng”
_ Nghị Quế.: “ Bà đã đếm kĩ rồi đấy, còn 14 miếng tất cả, hễ mất miếng nào thì chết với bà”
-Quan huyện: Mặt hắn phinh phính , nung núc, chỉ cần đụng khẽ cây kim vào là chảy ra hàng lít nước nhờn mà người ta quen gọi là mỡ.
* Xây dựng tâm lí, tính cách nhân vật 
; 
 VD:Xây dựng nhân vật Trương Sinh-, nhân vật.Vũ Nương thống nhất về tính cách từ đầu đến cuối tác phẩm
* Xây dựng xung đột, tình huống.
Vd-. Bất ngờ, gay cấn: “ Có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ bế Đản cả.”
_-Xây dựng tình huống bất ngờ,éo le: Ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây
=>Trong truyện phải có nhân vật , nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ, hành động, tâm lí-tính cách,có xung đột, có tình huống... giữa các nhân vật mới có truyện xảy ra trong thời gian và không gian nhất định .
-Nhân vật phải cụ thể , cá tính hoá, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội.
2,Xây dựng tình tiết truyện
Có thể hiểu tình tiết truyện một cách đơn giản là những mạch, những chặng, những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện . Tình tiếtcó thú vị thì truyện mới hay. Bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo, vô vị .
VD: Truyện: “ Tâm lụa và cây roi” có mấy tình tiết sau:
-Một là , Thân mẫu Trần Bích San nhận được tấm lụa của con đi làm quan xa gửi về tặng mẹ, bà buồn và giận lắm
-Hai là: Bà trả con tấm lụa kèm theo cái roi.
- Ba là: án San lập bàn thờ lạy sống mẹ và nghiêm khắc xử phạt mình
3, Tình huống truyện:
 Truyện kể mà bằng phẳng thì nhạt nhẽo lắm. Người ta gọi là truyện mà không có truyện. Truyện hay, hấp dẫn là truyện có tình huống. Tình huống được kể qua tình tiết,sự cố bất ngờ, giàu kịch tính đem đến cho người đọc nhiều bất ngờ, lí thú, hấp dẫn.
VD: Truyện: “ Cô bé hái nấm”
Hai em bé gái trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng. Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hoả còn xa, chúng băng qua đường ray. Không ngờ tàu hoả xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, còn em nhỏ đánh đổ nấm rồi cúi xuống nhặt. Tàu hoả đã dến quá gần. Em lớn kêu lên: “Bỏ hết nấm, chạy đi” Em nhỏ không nghe thấy và vẫn tiếp tục nhặt nấm. Người lái tàu không thể dừng lại đượcvà tàu chẹt em gái nhỏ. Em lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tàu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa cac thanh ray mặt úp xuống.
Một lúc sau, cô bé nhổm dậy , đứng lên nhặt hết nấmvào giỏ rồi chạy đến chỗ chị
 ( Lep – tôn-xtôi- Truyện cho trẻ em)
Hỏi: Xác định các tình huống truyện?
-Tình huống 1: Em bé đánh đổ nấm cúi xuống nhặt. Tàu chạy qua chẹt em bé nhỏ. Chị khóc , hành khách vô cùng lo sợ, thương cảm. Tàu chạy qua, em bé nằm bất động giữa các thanh ray, mặt úp xuống, ai cũng ngỡ là em bị chết.
-Tình huống 2: Ai ngờ: Một lúc sau” Cô bé nhổm dậy đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạyđến chỗ chị”
H: Vì lí do nào mà truyện hấp dẫn người đọc?
Từ lo âu, sợ hãi mà người đọc vi mừng vì em bé may mắn do khôn ngoan mà thoát chết. Hai tình huống trên đã tạo tính hấp dẫn của truyện: “ Cô bé hái nấm”. Đồng thời giá trị nhân bản của truyện được tô đậm .
III, LẬP DÀN Ý CHO MỘT BÀI VĂN TỰ SỰ. 
1, Mở bài.
 - Giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện... Cũng có lúc người ta bắt đầu bằng một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyến số phận nhân vật rồi ngược lên kể từ đầu.
VD1. Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, một danh y nước ta sống dưới thời vua Lê, Chúa Trịnh, đúng là một người thầy thuốc yêu thương con người, không màng danh lợi.
 ( Hải Thượng Lãn Ông)
 VD2, Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ tấm mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ.
 ( Tấm Cám
=>Như vậy phần mở đầu giới thiệu dược 5 nhân vật .
2.Thân bài. 
 Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm chuyện có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện.
3 Kết luận 
Câu chuyện kể đi vào kết cục, sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật được diễn biến khác rõ.
- Giáo viên đọc truyện: “Tên thu thuế”
- Xác định các tình huống truyện và chỉ ra các tình tiết của truyện 
	Có một người làm công việc thu thuế. Nhà rất giàu nhưng hắn ta lại vô cùng độc ác. Người hắn lùn tịt, béo quay. Hắn luôn tìm đủ mọi cách để lấy được nhiều tiềnbạc từ những người nông dân đến nộp thuế cho hắn.
.....Một hôm có một bác nông dân đến xin bác sang lần khác nộp tiền vì trong nhà bác không còn nổi một hạt gạo để ăn. Bác năn nỉ đến gẫy lưỡi hắn mới chấp nhận. Bác nông dân về nhưng vô ý đánh rơi một đồng tiền vàng, nhiều gấp bao nhiêu lần bác phải nộp thuế. Hắn nhìn thấy bèn lấy chân giẫm lên và tự nhủ: “ Cho mày chết, có tiền không nộp thì ông lấy hết”.
Bac nông dân ra cửa thấy mất tiền liền quay lại hỏi. Hắn nói: “ Mày mà cũng có tiền mà rơi ở cửa quan cơ à? Thôi xéo đi cho khuất mắt”. Bác nông dân cố nài nỉ:
-Đó là tiền mà người ta gửi tôi mua thuốc, ông có nhặt được làm ơn cho tôi xin.
- Ta mà sờ vào đồng tiền bẩn thỉu của nhà ngươi à?, Thôi cút ngay ! Bác nông dân không biết làm thế nào đành lủi thủi ra về...
Trời lũ lụt mất ba hôm. Tên thu thuế không về nhà được đành phải ở lại nơi làm việc. Khi trơi quang mây tạnh hắn quay về nhà thấy vợ hốc hác, đầu bù, tóc rối. Nhà cửa lung tung lộn xộn. Hắn ngạc nhiên hỏi vợ :
-con đâu mình?
-con chết rồi!
Hắn hét lên:
-Chết rồi! Tại sao nó chết, ôi đứa con trai bé bỏng yêu quý của ta. Tại sao nó chết?
-Vợ hắn đau khổ trả lời:
Trước khi bão lũ, con mình bị ốm, em nhờ bác hàng xóm đi mua thuốc hộ. Em biết bác ấy không ưa anh nên dặn với vợ bác ấy đừng bảo là em nhờ. Nhưng không hiểu tại sao bác ấy bảo rằng, bác âý đánh mất tiền ở chỗ làm việc của mình. Sau đó bão lũ quá em không thể mua thuốc cho con, nó ốm nặng quá và nó đã chết ...
Hắn đứng như trời trồng, mặt xanh mét không nói được câu nào, Biết chuyện nàymọi người đều nói: “ ác giả thì ác báo”. Đó cũng chính là câu cửa miệng mà chúng ta nói ngày hôm nayđể chỉ trích những kể độc đoánvà cuối cùng tai hoạ cũng ập xuống chính đầu kẻ đó.
III.BÀI TẬP VẬN DỤNG .
Hãy sưu tầm một câu chuyện có nhiều tình huống bất ngờ, kịch tính. 
BTóm tắt tác phẩm tự sự.
 I.TẠI SAO PHẢI TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ?
Học thơ, văn cái đích cuối cùng là hiểu được, cảm thụ được chủ đề , nội dung, tư tưởng, cái hay, cái đẹp về nghệ thuật tác phẩm
-Học sinh học văn còn phải làm văn. Miêu tả, trần thuật, kể chuyện. tóm tắt tác phâmả, thuyết minh, bình giảng, phân tích, giẩi thích, thuyết minh, bình luận...Đó là những kiểu bài mà học sinh phải đối diện hàng tuần, từ năm học này qua năm học khác. Chẳng thế mà hồi còn là một học sinh trung học, thi sĩ Xuân Diệu qua bài thơ: “ Giới thiệu”để tặng Tú Mỡ, bạn học cũng là bạn văn chương:
... “Hết nợ thi rồi đến nợ thi
Than ôi khổ quá! Học làm gì
Những chồng sách năng khô như đá!
Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi...”
Đó là sự thật mà tuổi trẻ dám chấp nhận để chuẩn bị hành trang bước vào đời.
Học thơ( Thơ hay) thì phải nhớ, phải thuộc mới cảm thụ được.Học văn, nhất là tác phẩm tự sự như truyện ngắn ( văn xuôi) truyện thơ, trước hết là người đọc, học sinh phải nắm được cốt truyện, nắm dược diễn biến câu chuyện thì mới hiểu và cảm thụ được tác phẩm mới.
Bởi vậy, đọc và nhớ cốt truyện, biết tóm tắt là yêu cầu đầu tiên rất quan trọng khi học tác phẩm tự sự. Những thầy giáo giỏi, những học sinh giỏi rất coi trọng đọc những áng văn chương. Nhà văn Mac-Ket giải thưởng văn chương Nô Ben năm 1982 có viết trong hồi kí:
“ Một trong những người thầy không thể nào quên của tôi là cô giáo từng dậy tôi tập đọc lớp 5 tuổi. Bà là người trong lớp ọc từng đọc cho tôi nghe những bài thơ đầu tiê ... ó độc thoại nội tâm ấy.
c, Hãy chuyển ngôi kể thành ngôi thứ nhất và tạo ra đoạn văn mới. So sánh đoạn văn mới tạo ra với đoạn trích trên.
3,Có truyện thơ 5 chữ như sau;
 Xưa ...tại một vùng Lái Thiêu	
 Hai mẹ con côi cút
Nhà nghèo sống cơ cực
 Thương con, mẹ nuông chiều!
Chú bé biết mẹ yêu
Càng tha hồ vòi vĩnh
 Tinh nghịch lại bướng bỉnh
Bày chơí ác-lắm trò
Cho vịt uống rượu no
Bắt cóc ngồi hút thuốc
Cây non nào ....cũng tuốt
Ném bẩn xuống hố, ao...
Có hôm bắt gà vào
 Nhổ trụi chùm lông cánh
Cột đuôi mèo- rồi đánh
 Đuổi cho chạy vòng quanh
Làm đổ cả nồi canh
 Nước tung đầy chân mẹ!
Bực mình mẹ mắng khẽ
\ Chú bỏ nhà ra đi!
Dọc đường gặp chuyện gì
 Chú cũng sà nhập cuộc
Măt mày thì nhem nhuốc
Quần áo lại lôi thôi!
Như một đứa bụi đời
Sống đầu bờ cuối bãi
Lang thang lêu lổng mãi
Hư đốn đã quen thân!
Gặp bầy vịt đang ăn
Biết trong lều có trứng
Chú nhặt đá ném trúng
Làm vỡ trứng tứ tung!
Người chăn vịt nổi khùng
Vác gậy ra đuổi mắng!
Chú co giò chạy thẳng
Tìm đường trốn thoát nhanh!
Bị một trận hoảng kinh
Chú bần thần mỏi mệt!
Gục bên đường ngủ thiếp!
Thức dậy: góc rừng dày!
Đi về đâu ...đêm nay...?
Sống một mình trơ trọi!
Vừa rét lại vừa đói
Biết tìm ai cho ăn?
Chú sực nhớ ra rằng:
“ Không gì bằng có mẹ!
Người yêu quý ta thế!
Ai gây nông nỗi này ?”
Chú nhớ đôi bàn tay
Thường vuốt ve , chiều chuộng
Ngày lo ăn , lo uống
Đem nâng giấc, cho ta...!
Hình mẹ bỗng hiện ra
diu hiền bàn tay vẫy
Chú vươn mình đứng dậy
Tìm lối cũ quay về!
Và đây rối: xóm quê
Con kênh tràn sông nước
Lắt lẻo chiếc cầu tre
Nếp nhà tranh quen thuộc
Nhưng- đau thương, chua xót
Tìm mẹ-mẹ đâu còn!
Mẹ chết- vì mất con
Hoá cây xanh đứng đó!
Còn mình chú vò võ
Đành ôm cây khóc than!
Bỗng cây run toàn thân
Rồi đơm đầy những quả!
Đang lúc bụng đói lả
Một quả chín lại rơi
Quả đầu :chát-khó xơi!
Quả thứ hai vỏ cứng!
Làn thứ ba: quả rụng
Chú giữ mãi trong tay
Nắn,bóp nhẹ và xoay
Chờ cho mềm, nứt kẽ!
Một dòng trắng lặng lẽ
Từ ruột quả tràn tuôn
Chú há miệng mút luôn
Ôi, ngon như sữa mẹ
wwBụng no, đầy sức khoẻ
Càng xiết chặt cây xanh!
Nước mắt chú vòng quanh
Nghe từ cây tha thiết:
“ Ăn ba lần mới biết
Quả ấy....có ngọt ngon?
Con có lớn nên khôn
Mới tỏ hay lòng mẹ!”
Đúng rồi! Ôi, tiếng”mẹ”
Chú oà lên –thở than!
Cả cây xanh ôm choàng
Như tay ngươi âu yếm!
Nhưng muôn vàn yêu mến
Khong còn mẹ nữa rồi!
Chú sống với bạn thôi
Đem quả chia cho bạn!
Nghĩ giận mình vô hạn
Tự gây cảnh sầu đau!
Chú lần kể vì sao
Có quả ngon , quả ngọt...!
Bạn bè nghe sau trước
Đén thương tiếc,ngậm ngùi
Thề xin hứa trọn đời:
Biết nghĩa sâu tình mẹ!
Được quả ngon quý thế
Ai cũng thích ươm trồng
Thành thị đến ruộng đồng
Đều gọi: cây vú sữa
 (Trần Minh Tuấn,Kim niên, Hà Nội,báo
 ”Nhi đồng,số42,2005)
a, Hãy chọn dặt nhan đề cho truyện thơ trên theo gợi ý sau:
* Sự tích cây vú sữa.
* Tình mẹ
*Đứa con hư đã biết nghĩ.
* Bài học nhắc ta về tình mẹ.
b,Chỉ ra ngôi kể của truyện thơ trên.
c, Hãy chuyển truyện thơ trên thành văn xuôi( đảm bảo trung thành với nội dung, có thay đổi, diễn đạt cho hợp lí)
4,, Kể lại cho các bạn trong lớp nghe câu truyện về một người bạn thân thiết, quý mến của em.( vận dụng miêu tả, đối thoại, ngôi kể trong văn tự sự)
...................................................................................................
H.Luyện nói: Tự sự kết hợp với biểu cảm, nghị luận, chuyển đổi ngôi kể. 
I, Từ lớp 6 tới lớp 9, việc luyện nói càng khó khăn do càng lớn các em càng ngại nói. Song phải vượt qua cái ngại đó để luyện tập vì lâu dài, bước vào cuộc sống, nói là phương tiện thường xuyên phải dùng đến.
II,Một trong những hạn chế của giờ nói trên là học sinh thường nói như viết( đúng ra là viết ra giấy rồi đọc) làm cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên, lạc, không theo một bố cục hợp lí và thiếu một tư thế, một tác phong phù hợp
III, Khi luyện nói cần chú ý những điểm sau:
-Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính sẽ nói.
g-Khi luyện tập ở nhà nên hình dung đang trình bày trước các bạn: mở đầu nên nói gì,sau đó lần lượt nói về các nội dungvà kết thúc như thế nào ?
- Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc: Tư thế nghiêm trang,mắt hướng vào người nghe.
IV, Bài tập 
1, Tâm trạng của em sau khi gây ra một chuyện không tốt cho bạn.
2,Trình bày trước lớp cảm nhận của em về một tác phẩm hoặc một nhân vật nào đó 
3,Xác định phương thức biểu đạt trong các đoạn văn sau
*.Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm
Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thăng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra cái chuyện ấy làm gì .Chao ôi! Cực nhục chưa ,cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...
 ( Làng- Kim Lân)
*Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Chao ôi đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương, không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Mội người đau chân có bao giờ quên cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi buồn đau, lo lắng, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
 ( Lão Hạc- Nam Cao)
*Đoạn văn có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
Nhưng bây giờ , điều tôi đang gọi là hi vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗtự tay tôi chế tạo ra? Có khác chăng là những điều anh ta mong ước thì gần gũi, còn những điều tôi mong ước thì xa vời đó thôi. Tôi đang mơ màng thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng cánh đồng cát, màu xanh biếc cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi ngjhĩ bụng đã là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất làm gì có đường . Người ta đi mãi thì thành đường thôi 
 ( Cố hương – Lỗ Tấn)
*Các đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố độc thoại , độc thoại nội tâm.
 *Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên:
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này
 (Làng- Kim Lân)
* Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này, lại trở mình dược nữa...Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ, mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở ,lắng tai bên kia, thở dài. Chợt ông lão lạc hẳn đi, chân tay nhủn ra tưởng chừng không cất lên nghe ra bên ngoài .....
...Bà Hai bỗng lại cất tiếng:
Thầy nó ngủ rồi ư? dậy tôi bảo cái này đã. Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến;
 ( Làng- Kim Lân) 
Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ
*...Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu . Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
 - Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh, các chị cứ như con bướm. Mà đã 11 giờ , đến giờ ốp đâu? Tai sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?..
*Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất :
 Nhìn cảnh ấy , bà con xung quanh không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi, Tôi bỗng nảy ra ý ngjhĩ muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó , chúng tôi chưa biết mình ssẽ đi tập kết hay ở lại . Chúng tôi cần về đúng ngày để nhận lệnh để kịo chuẩn bị ....
 (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)
*Đoạn văn kể bằng lời người dẫn chuyện.
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay . Cô nhìn thẳng vào mắt anh – Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ra nữa , hay nhìn ta như vậy .
Chào anh! .
Lần đầu chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:
Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được . Bác sẽ trở lại nhé.
 ( Lăng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
*Đoạn văn kể qua ngôn ngữ của một nhân vật trong truyện:
Mấy hôm nay ru rú ở góc nhà, những lúc buồn khổ quáchẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu , trên cổ xét xoi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậynỗi khổ trong lòng ông cũng được vơi đi đôi lời.”
 (Làng- Kim Lân) 
K.Một số bài tự luận tham khảo
I. Tự sự kết hợp với miêu tả
Đề bài
1, Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buôỉ thăm trường đầy xúc động đó
2.Kể lại một giấc mơ trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
3, Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã được đọc đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
 4, Đã có lần em cùng bố, mẹ ( hoặc anh chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ , tết. Hãy viết bài văn kể lại buổi đi thăm đáng nhớ đó. 
a, dàn bài và gợi ý cho bài làm (sách bổ trợ ngữ văn 9 trang 94, 95) 
 b, Bài tham khảo
 - Sách” bổ trợ kiến thức ngữ văn 9 “trang 170->178
 --Sách “các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9” (từ 194 ->204)
II, Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 1: Hãy kể một lần trót xem nhật kí của bạn.
2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
3 Nhân ngày 20 tháng 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
4: Kể về cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12) >Trong buổi gặp gỡ đó em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mìnhvề thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
 a, Gợi ý làm bài: Sách “ Bổ trợ kiến thức Ngữ văn”( trang 136, 137)
b.Bài tham khảo
-;Sách “ Bổ trợ kiến thức Ngữ văn” 9( trang179-. 188)
 Sách: “ Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9”(trang 207-. 213)

Tài liệu đính kèm:

  • docTai Lieu Tham Khao(2).doc