Giáo án Sinh học 7 kì II

Giáo án Sinh học 7 kì II

Ngày giảng:

Lớp 7B: LỚP LƯỠNG CƯ

Tiết 37

ẾCH ĐỒNG

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.

 - Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật.

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

 II. Chuẩn bị:

 + Gv: Mô hình ếch đồng;bảng phụ nội dung (sgktr114) Tranh ếch đồng (cũ)

 + H/s Mẫu ếch sống(theo nhóm)

 

doc 38 trang Người đăng vultt Lượt xem 1873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 7B:
Lớp lưỡng cư
Tiết 37
ếch đồng
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
	- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật.
	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
	II. Chuẩn bị:
	+ Gv: Mô hình ếch đồng;bảng phụ nội dung (sgktr114) Tranh ếch đồng (cũ)
	+ H/s Mẫu ếch sống(theo nhóm)
	III. Tiến trình dayh học:
1. Kiểm tra bài cũ:(không)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Đời sống
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Giải thích được một số tập tính của ếch đồng.
- Gv yêu cầu h/s đọc Ttin (sgktr113) thu nhận kiến thức
+ H/s hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
- Gv nêu:
+ Thông tin trên cho em biết điều gì về đời sống ếch đồng?
+ Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc, nóh lên điều gì?
(con mồi ở cạn, ở nước 
ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn)
- Gv gọi một vài h/s trả lời, gọi h/s khác nhận xét bổ sung Gv kết luận.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và sự di chuyển
* Mục tiêu: Giải thích được những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
 + Nêu được cách di chuyển của ếch khi ở nước, khi ở cạn.
- Gv yêu cầu h/s quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi và H35..2sgk, mô hình mô tả động tác di chuyển của ếch.
 + H/s quan sát mô tả được:
(- Trên cạn khi ngồi chân sau gấp hình
 chữ Z lúc nhảy chi sau bật thẳng nhảy cóc.
- Dưới nước: chi sau đẩy nước chi trước bẻ lái)
- Gv yêu cầu h/s tiếp tục quan sát H35, mô hình, mẫu vật sống hoàn chỉnh bảng(tr114 sgk)
+ H/s hoạt động nhóm dựa vào kết quả đã quan sát thống nhất ý kiến hoàn chỉnh bảng(tr114 sgk)
- Gv nêu câu hỏi thảo luận:
? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn
(Đặc điểm ở cạn: 2,4,5) 
? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước 
(Đặc điểm ở nước: 1,3,6)
- Gv treo bảng phụ nội dung các đặc điểm thích nghi y.cầu h/s giải thích ý nghĩa t/nghi từng đặc điểm
- Gv gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, gọi nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Gv chốt lại bằng bảng chuẩn:
I. Đời sống.
* Kết luận:
- ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn (ưa nơi ẩm ướt)
- Kiếm ăn vào ban đêm.
- Có hiện tượng trú đông.
- Là động vật biến nhiệt. 
II. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển.
1. Di chuyển
* Kết luận:
- ếch có 2 cách di chuyển
+ Nhảy cóc (trên cạn)
+ Bơi (dưới nước)
2. Cấu tạo.
* Kết luận :
- ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi đời sốngvừa ở nước vừa ở cạn (đặc điểm bảng tr114 sgk)
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài
ý nghĩa thích nghi
- Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi vừa thở)
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
- Chi có 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. 
 Giảm sức cản của nước khi bơi.
 Khi bơi vừa thở vừa quan sát.
 Giúp hô hấp trong nước.
 Bảo vệ mắt, ghữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
 Thuận lợi cho việc di chuyển.
 Tạo thành chân bơi để đẩy nước. 
Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch.
 * Mục tiêu: Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch.
- Gv y/cầu h/s đọc Ttin kết hợp quan sát H35.4 (sgktr114) thu nhận kiến thức.
- Gv nêu câu hỏi 
? Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch.
? Trứng ếch có đặc điểm gì.
? Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn.
? So sánh sự sinh sản và phát triển của cá với ếch.
+ H/s hoạt động cá nhân tìm hiểu
- Gv gọi h/s trả lời, gọi h/s khác nhận xét bổ sung Gv kết luận: 
- Gv mở rộng: Trong quá trình phát triển, nòng nọc có nhiều đặc điểm giống cá. Chứng tỏ nguồn gốc của cá.
III. Sinh sản và phát triển.
* Kết luận:
- Sinh sản: Vào mùa cuối xuân
- Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ trứng ở các bờ nước.
- Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
- Phát triển: Trứng nòng nọc 
 ếch.
(phát triển có biến thái)
Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận trong (sgk115)
3. Củng cố:
	+ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài t/ nghi vối đồng sống ở nước và ở cạn của ếch?
	+ Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch ?
	+ Giải thích vỉ sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt?
	* Hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk/.
4. Dặn dò:
	- Học bài trả lời các câu hỏivà kết luận SGK
	- Chuẩn bị: ếch đồng TH(theo nhóm)
Ngày giảng:
Lớp 7B:
Tiết 38
Thực hành
quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
	- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thchs nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát mô hình, mẫu vật, tranh.
	- Kĩ năng thực hành, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
	II. Chuẩn bị:
	+ Gv: Mô hình ếch, tranh cấu tạo ếch, mẫu vật sống (nếu có)
	+ H/s Mẫu ếch sống(theo nhóm)
	III. Tiến trình day học:
1. Kiểm tra bài cũ:
(Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu thực hành của học sinh)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Quan sát bộ xương ếch.
- Gv hướng dẫn h/s quan sát H36.1 (k tr116)
nhận bết kiến thức về các bộ xương ếch.
+ H/s thu nhận Ttin (sgktr116) ghi nhớ vị trí, tên xương:(xương đầu, xương cột sống, xương đai vai, xương chi)
- Gv yêu cầu h/s tiếp tục quan sát mô hình, mẫu vật, tranh xương ếch H36.1 (k tr116) xác định các xương trên tranh.hoặc mẫu.
- Gv gọi h/s lên chỉ trên tranh(mẫu) tên xương, vị trí.
- Các nhóm nhận xét Gv uốn nắn sửa sai.
- Gv nêu câu hỏi h/s thảo luận:
+ Bộ xương ếch có chức năng gì?
+ H/s thảo luận thống nhất ý kiến 
- Gv gọi đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung:
Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ
- Gv hướng dẫn h/s quan sát:
+ Sờ tay lên mặt da, quan sát mặt trong da nhận xét.
+ H/s thực hiện theo hướng dẫn:
(Nhận xét : ếch da ẩm ướt, mặt trong có hệ mạch máu dưới da.)
- Gv nêu câu hỏi tiếp.
+ Nêu vai trò của da?
+ H/s thảo luận tìm kiến thức thống nhất câu trả lời:
- Gv gọi đại diện nhóm trình bày, gọi nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gv yêu cầu h/s quan sát H36.3(sgktr117) đối chiếu mẫu mổ xác định các cơ quan của ếch (SGK).
+ H/squan sát H36.3(sgktr117) đối chiếu mẫu mổ xác định các cơ quan của ếch (SGK).
- Gv đến từng nhóm yêu cầu h/s chỉ từng cơ quan trên mẫu hoặc tranh.
+ H/s đại diện nhóm trình bày Gv uốn nắn sửa sai. 
- Gv yêu cầu h/s nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch (SGK118) . thảo luận. 
+ Hệ tiêu hoá của ếch có đặc điểm gì khác so với cá ?.
+ Vì sao ếch xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da? 
+ Tim của ếch khác tim của cá ở điểm nào? 
+ H/s trao đổi thảo luận thống nhất ý kiến trả lời.
- Gv gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung Gv kết luận.
- Gv yêu cầu h/s tiếp tục quan sát mô hình, tranh ếch xác định các bộ phận của não.
+ H/s trao đổi thảo luận nhóm yêu cầu phải xác định được:
- Hệ tiêu hoá: Lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan, mật lớn, có tuyến tụy.
- Phổi có cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu.
- Tim 3 ngăn 2 vòng tuần hoàn.
 trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn 
+ H/s tiép tục trao đổi thống nhất ý kiến yêu cầu nêu được:
- Hệ tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn thể hiện sự thích nghi với đời sống chuyển lên trên cạn.
I.Bộ xương.
* Kết luận:
- Bộ xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai(đai vai, đai hông).xương chi(chi trước, chi sau)
- Chức năng: 
+ Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể.
+ Là nơi bám của cơ di chuyển.
+ Tạo thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống và nội quan.
II.Quan sát da và các nội quan.
1. Quan sát da.
* Kết luận:
- ếch có da trần (trơn, ẩm ướt), mặt trong có nhiều mạch máu
 trao đổi khí.
2. Quan sát nội quan.
* Kết luận :
- Cấu tạo trong của ếch đồng (Bảng đặc điểm cấu tạo trong sgk tr118). 
3. Củng cố:
	- Gv gọi h/s lên chỉ trên mô hình(mẫu), tranh về vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan của ếch.
	- Gv nhận xét tinh thần, thái độ của h/s trong giờ thực hành.
	- Gv nhận xét kết quả quan sát của các nhóm.
	- Cho h/s thu dọn phòng thực hành.
	4. Dặn dò:
	- Học bài, hoàn thành thu hoạch theo mẫu (sgk tr119). 
	- Kẻ bảng (sgktr121) vào vở.
Ngày giảng:
Lớp 7B:
Tiết 39
đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp lưỡng cư ở Việt Nam
	- Nêu được đặc điểm nơi sống và tập tính tự vệ các đại diện của các bộ lưỡng cư kể trên.
	- Hiểu rõ được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên.
	- Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát hình nhận biết kiến thức.
	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. Chuẩn bị:
	+ Gv:............................................;bảng phụ nội dung (sgktr121)
	+ H/s phiếu học tập (theo nhóm)
	III. Tiến trình dayh học:
1. Kiểm tra bài cũ: (không)
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội Dung
Hoạt động1: Tìm hiểu đa dạng về thành phần loài. 
 * Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ lưỡng cư. Từ đó thấy được môi trường sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của từng bộ.
- Gv yêu cầu h/s quan sát H37.1 sgktr, đọc Ttin (sgktr113) thu nhận kiến thức làm bài tập sau:
Tên bộ lưỡng cư
Đặc điểm phân biệt
Hình dạng
Đuôi
Kích thước chi sau
Có đuôi
Không
Không chân
+ H/s hoạt động cá nhân tự thu nhận Ttin về đặc điểm 3 bộ lưỡng cư thảo luận nhóm hoàn thành bảng
- Gv gọi đại diên nhóm trình bày, gọi nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Thông qua bảng Gv phân tích mức độ gắn bó với môi trường nước khác nhau ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài từng bộ H/s tự rút ra kết luận:
Hoạt động 2: Tìm hiểu đa dạng về môi trường sống và tập tính.
 * Mục tiêu: Giải thích được sự ảnh hưởng của môi trường tới tập tính và hoạt động của lưỡng cư. 
- Gv yêu cầu h/s quan sát H37(1- 5 sgk) đọc chú thích lựa chọn câu trả lời điền vào bảng (sgktr121) 
- Gv treo bảng phụ h/s các nhóm thảo lụân 
hoàn thành bảng.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả nhóm mình(bảng nhóm) 
- Gv thông báo kết quả đúng H/s theo dõi tự sửa chữa bổ sung nếu thiếu, sai.
I: Đa dạng về thành phần loài.
* Kết luận:
- Lưỡng cư có 4000 loài chia thành 3 bộ:
- Bộ lưỡng cư có đuôi. 
- Bộ lưỡng cư không đuôi.
- Bộ lưỡng cư không chân.
II: Đa dạng về môi trường sống và tập tính.
Tên loài
Đặc điểm nơi sống
Hoạt động
Tập tính tự vệ
Cá cóc tam đảo
Sống chủ yếu trong nước
Ban ngày
Trốn chạy, ẩn nấp
ễnh ương lớn
Ưa sống ở nước hơn
Ban đêm
Doạ nạt
Cóc nhà
Ưa sống ở cạn hơn
Ban đêm
Tiết n ... óm bằng (bảng nhóm)
- Gv nhận xét chữa phiếu học tập bằng cách đưa ra đáp án đúng. Yêu cầu các nhóm tự sửa nếu sai, thiếu bổ sung.
* Kết luận: nội dung phiếu học tập.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống và tập tính
chạy chốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn chốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông mao dày xốp 
Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.
Chi(có vuốt)
Chi trước ngắn
Đào hang.
Chi sau dài khoẻ
Bật nhảy xa chạy chốn nhanh.
Giác quan
Mũi tinh lông xúc giác
Thăm dò thức ăn và môi trường.
Tai có vành tai lớn, cử động
Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
Mắt có mí cử động 
Giữ mắt 
Kết luận chung: SGK(gọi h/s đọc chậm)
3: Củng cố:
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh
- Dựa vào phiếu học tập giáo viên đánh giá kết quả học tập của nhóm.
4:Dặn dò: 
- Ôn tập lại toàn bộ lớp chim.
- Kẻ bảng trang 150 SGK vào vở.
Ngày giảng:
Lớp 7B:
Tiết 49
cấu tạo trong của thỏ
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nắm được những đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến sự đi chuyển của thỏ.
- Học sinh nêu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng.
- Học sinh chứng minh bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các lớp động vật khác.	 
 2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát tranh, tìm kiếm kiến thức.
	- Kĩ năng thu thập thông tin, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.
	II. Chuẩn bị:
	+ Gv: TSH75;TSH74......; Mô hình thỏ.
	-Bảng phụ nội dung (phiếu học tập) 
	+H/s phiếu học tập(tr153SGK)
III. Tiến trình day học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Bộ xương và hệ cơ.
* Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ của thỏ đặc trưng cho lớp thú và phù hợp với việc vận động. 
- Gv yêu cầu h/s quan sát tranh bộ xương thỏ và bò sát, kết hợp với đọc thông tin SGK thu nhận kiến thức.
+ H/s hoạt động cá nhân tìm đặc điểm khác nhau:
- Các phần của bộ xương.
(Các bộ phận tương đồng)
- Xương lồng ngực.
(7 đốt sống có xương mỏ ác) 
- Vị trí của chi so với cơ thể..
(Chi nằm dưới cơ thể)
 Gv hỏi: Tại sao có sự khác nhau đó?
(Sự khác nhau đó có liên quan đến đời sống)
- Gv gọi h/s trả lời lớp nhận xét bổ sung.
 rút ra phần kết luận:
- Gv yêu cầu h/s đọc thông tin SGK thu nhận kiến thức.
- Gv hỏi: Hệ cơ của thỏ có đặc điểm nào liên quan đến sự vận động?. Hệ cơ của thỏ tiến hoá hơn các lớp động vật trước ở điểm nào?
(Cơ vận động cột sống, có chi sau liên quan đến v/động cơ thể, cơ hoành, cớ liên sườn giúp thông khí ở phổi)
+ H/s hoạt động cá nhân tìm đặc điểm khác nhau:
- Gv gọi h/s trả lời lớp nhận xét bổ sung.
 rút ra phần kết luận:
Hoạt động2:Các cơ quan dinh dưỡng.
* Mục tiêu: Chỉ ra được cấu tạo, vị trí và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng.
- Gv yêu cầu h/s nghiên cứu Ttin SGK kết hợp quan sát H47.2 SGKtr153 cấu tạo trong của thỏ ghi nhớ kiến thức.
+ H/s hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập.
- Gv gọi đại diện nhóm trình bày kết quả (bằng bảng nhóm)
- Gv tiến hành chữa phiếu học tập bằng cách đưa ra bảng chuẩn kiến thức. Yêu cầu các nhóm so sánh đối chiếu kết quả tự sửa chữa hoàn thiện.
I. Bộ xương và hệ cơ.
1.Bộ xương.
* Kết luận: 
- Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.
2.Hệ cơ
* Kết luận: 
- Cơ vận động cột sống phát triển.
- Cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp.
II. Các cơ quan dinh dưỡng. 
* Kết luận:
Hệ cơ quan
Vị trí
Thành phần
Chức năng
Tuần hoàn
Lồng ngực
Tim có 4 ngăn, mạch máu.
Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn. Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Hô hấp
Trong khoang ngực
Khí quản, phế quản và phổi (mao mạch)
Dẫn khí và trao đổi khí.
Tiêu hoá
Khoang bụng
Miệng thực quản dạ dày ruột, manh tràng.
Tuyến tuỵ, gan.
Tiêu hoá thức ăn(đặc biệt là xenlulô)
Bài tiết
Trong khoang bụng sát sống lưng.
2 thận, ống dẫn tiểu, bóng đái, đường tiểu.
Lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Hoạt động3: Thần kinh và giác quan.
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm tiến hoá của hệ thần kinh và giác quan của thú so với các lớp động vật có xương sống khác.
- Gv cho h/s quan sát mô hình não cá, bò sát, thỏ. Yêu cầu h/s chú ý phần đại não, kích thước.
- Gv hỏi: Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn não cá, bò sát?. Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ?
+ Nêu đặc điểm các giác quan của thỏ? 
+ H/s hoạt động cá nhân nghiên cứu Ttin SGK kết hợp quan sát H47.4 SGKtr154 cấu tạo trong của thỏ ghi nhớ kiến thức.
- Gv gọi h/s trả lời lớp nhận xét bổ sung.
 rút ra phần kết luận:
III. Thần kinh và giác quan.
* Kết luận: Bộ não của thỏ phát triển hơn hẳn so với các lớp động vật khác:
- Đại não phát triển che lấp các phần khác.
- Tiểu não lớn nhiều nếp gấp 
 liên quan tới các cử động phức tạp.
Kết luận chung: SGK(gọi h/s đọc chậm)
3: Củng cố:
- Gv củng cố lại những kiến thức cơ bản giúp h/s nắm vững nội dung trọng tân của bài thông qua câu hỏi:
Nêu cấu tạo của thỏ chứng tỏ sự hoàn thiện so với lớp động vật có xương sống đã học.
4:Dặn dò: 
- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Tìm hiểu về thú mỏ vịt và thú có túi.
- Kẻ bảng trang 157 SGK vào vở.
Ngày giảng:
Lớp 7B:
Tiết 50
sự đa dạ của thú 
bộ thú huyệt và bộ thú túi
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Học sinh nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng.
- Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau. 
 2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh..
	- Kĩ năng thu thập thông tin, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.
	II. Chuẩn bị:
	+ Gv: Bảng phụ sơ đồ sgktr 156.
	-Bảng phụ nội dung (phiếu học tập) 
	+H/s phiếu học tập(tr153SGK)
III. Tiến trình day học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	Hãy nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ?
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu sự đa dạng của lớp thú.
* Mục tiêu:Thấy được sự đa dạng của lớp thú , đặc điểm cơ bản để phân chia lớp thú. 
- Gv yêu cầu h/s đọc Ttin SGK và theo dõi sơ đồ các bộ thú ghi nhớ kiến thức trả lời câu hỏi. 
+ Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào?.(số loài nhiều) 
+ Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào?(đặc điểm sinh sản) 
+ H/s hoạt động cá nhân tìm hiểu câu hỏi.
- Gv gọi h/s trả lời lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận. 
- Gv cung cấp thêm Ttin ngoài đặc điểm sinh sản, người ta còn dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng.
Hoạt động2. Bộ thú huyệt - Bộ thú túi.
* Mục tiêu: Thấy được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú huyệt và bộ thú túi. Đặc điểm sinh sản của hai bộ.
- Gv yêu cầu h/s đọc thông tin SGK tr156;157 thu nhận kiến thức, hoàn thành bảng.
- Gv treo nội dung phiếu học tập(bảng phụ) lên bảng.
+ H/s hoạt động nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành bảng trên.
- Gv gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Gv tiến hành nhận xét, đồng thời đưa ra đáp án đúng. 
I. Sự đa dạng của lớp thú.
* Kết luận:
- Lớp thú có số lượng loài rất lớn sống ở khắp nơi.
- Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi...
* Kết luận:
Bảng so sánh đặc điểm đời sống và tập tính của thú mỏ vịt và Kanguru.
Loài
Nơi sống
Cấu tạo chi
Sự di chuyển
Sinh sản
Con sơ sinh
Bộ phận tiết sữa
Cách bú sữa.
Thú mỏ vịt
1
2
1
2
1
2
2
Kangu ru
2
1
2
1
2
1
1
Các câu trả lời lựa chọn
1.Nước ngọt, cạn
2.Đồng cỏ
1. Chi sau lớn khoẻ
2. Chi có màng bơi 
1. Đi trên cạn và bơi trong nước
2.Nhảy
1. Đẻ con 
2. Đẻ trứng
1.Bình thường
2. Rất nhỏ
1. Có vú
2.Không có núm vú, chỉ có tuyến sữa. 
1. Ngặm chặt lấy vú, bú thụ động
2.Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống sữa hoà tan trong nước.
- Gv yêu cầu tiếp tục thảo luận :
+ Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng lại được xếp vào lớp thú ?(Nuôi con bằng sữa)
+ Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như chó mèo con?(Chưa có núm vú)
+ Thú mỏ vịt có cấu cấu tạo phù hợp với đời sống bơi lội ở nước?(Chân có màng bơi)
+ Kanguru có cấu tạo như thế nào phù hợp với lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ?(2 chân sau to khoẻ, dài)
+Tại sao Kanguru con phải nuôi trong túi ấp của thú mẹ?(Con non nhỏ chưa phát triển đầy đủ)
+ H/s thảo luận chung toàn lớp xem lại Ttin SGK và kết quả bảng. trả lời câu hỏi tự rút ra kết luận.
- Gv gọi h/s trả lời lớp nhận xét bổ sung.
+ Cấu tạo:
- Đặc điểm sinh sản.
* Kết luận: 
- Thú mỏ vịt: Có lông mao dày, chân có màng. Đẻ trứng, chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa.
- Kanguru: Chi sau dài khoẻ, đuôi dài. Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú.
Kết luận chung: SGK(gọi h/s đọc chậm)
3: Củng cố: H/s làm bài tập. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau.
* Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì:
a. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước. 
b. Nuôi con bằng sữa 
c. Bộ lồng dày giữ nhiệt.
* Con non của Kanguru phải nuôi trong túi ấp là do:
a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy. 
b Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.
c. Con non chưa biết bú sữa.
(Đáp án: 1- b; 2- c)
 4:Dặn dò: 
- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Đọc mục "Em có biết"
- Tìm hiểu về cá heo, cá voi và dơi.
Ngày giảng:
Lớp 7B:
Tiết 51
sự đa dạng 
của lớp thú(tiếp)
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Học sinh nêu được đặc điểm đa dạng của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống.
- Thấy được 1 số tập tính của dơi và cá voi. 
 2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh..
	- Kĩ năng, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.
	II. Chuẩn bị:
	+ Gv: Bảng phụ nội dung SGKtr161(phiếu học tập) 
	+H/s phiếu học tập(tr161SGK)
III. Tiến trình day học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và Kanguru thích nghi với điều kiện sốngcủa chúng?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1:Tìm hiểu một vài tập tính của dơi và cá voi.
* Mục tiêu: H/s hiểu tập tính ăn của dơi và cá voi liên quan đến cấu tạo miệng 
- Gv yêu cầu h/s quan sát H49.1 SGK, kết hợp với đọc thông tin SGK thu nhận kiến thức, hoàn thành phiếu học tập.
+ H/s hoạt động nhóm trao đổi tìm hiểu đặc điểm răng, cách di chuyển trong nước và trên không, thống nhất kiến thức hoàn thành phiếu học tập.
- Gv gọi đại diện nhóm trả lời bấo cáo kết quả 
 Gv nhận xét hoàn chỉnh đáp án đúng bằng bảng phụ.
+ Các nhóm so sánh kết quả tự sửa,bổ sung hoàn chỉnh. (bằng bảng nhóm)
I. Tìm hiểu một vài tập tính của dơi và cá voi.
* Kết luận: 
Tên động vật
Di chuyển
Thức ăn
Đặc điểm răng, cách ăn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgya7b.doc