Giáo án Sinh học 7 tiết 12 đến 24

Giáo án Sinh học 7 tiết 12 đến 24

Bài 12: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC VÀ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp kí sinh.

- HS thông qua các đại diện của ngành giun dẹp nêu được những đặc điểm chung của giun dẹp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, thu thập kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV:

- Chuẩn bị tranh một số giun dẹp kí sinh.

 

doc 42 trang Người đăng vultt Lượt xem 1625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 tiết 12 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12
Ngày giảng: - 14/10/2008 : 7A.
Bài 12: Một số giun dẹp khác và 
đặc điểm chung của ngành giun dẹp
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp kí sinh.
- HS thông qua các đại diện của ngành giun dẹp nêu được những đặc điểm chung của giun dẹp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, thu thập kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường.
II. Chuẩn bị.
1. GV:
- Chuẩn bị tranh một số giun dẹp kí sinh.
2. HS :
- HS kẻ bảng 1 vào vở.
III. tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp:
 7a: 7b : 7C : 
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi SGK.
3. Bài mới
	? Sán lá gan sống kí sinh có đặc điểm nào khác với sán lông sống tự do? Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp một số giun dẹp kí sinh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun dẹp khác
Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm của giun dẹp kí sinh và biện pháp phòng chống.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 12.1; 12.2; 12.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Kể tên một số giun dẹp kí sinh?
? Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao?
? Để phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vế inh như thế nào cho người và gia súc?
- GV cho các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV cho HS đọc mục “Em có biết” cuối bài và trả lời câu hỏi:
? Sán kí sinh gây tác hại như thế nào?
? Em sẽ làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun sán?
- GV cho SH tự rút ra kết luận.
- GV giới thiệu thêm một số sán kí sinh: sán lá song chủ, sán mép, sán chó.
- HS tự quan sát tranh hình SGK trang 44 và ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi, yêu cầu:
+ Kể tên
+ Bộ phận kí sinh chủ yếu là: máu, ruột,gan, cơ.
+ Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng.
+ Giữ vệ sinh ăn uống cho người và động vật, vệ sinh môi trường.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, yêu cầu nêu được:
+ Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ,làm cho vật chủ gầy yếu.
+ Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo.
Tiểu kết:
- Một số sán kí sinh:
+ Sán lá máu trong máu người.
+ Sán bã trầu trong ruột lợn
+ Sán dây trong ruột người và cơ ở trâu, bò, lợn.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung
Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chung cơ bản của ngành giun dẹp.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1 trang 45.
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài.
- GV gọi HS chữa bài bằng cách tự điền thông tin vào bảng 1 (GV lưu ý cần gọi nhiều nhóm trả lời).
- GV ghi phần bổ sung để các nhóm khác tiếp tục theo dõi góp ý hay đồng ý.
- GV cho HS xem bảng 1 chuẩn kiến thức.
- Cá nhân đọc thông tin SGK trang 45, nhớ lại kiến thức ở bài trước, thảo luận nhóm hoàn thành bảng1.
- Cần chú ý lối sống có liên quan đến 1 số đặc điểm cấu tạo.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm.
- Nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS tự sửa chữa nếu cần.
Một số đặc điểm của đại diện giun dẹp
TT
 Đại diện
Đặc điểm so sánh
Sán lông (Sống tự do)
Sán lá gan (Kí sinh)
Sán dây (kí sinh)
1
Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên
+
+
+
2
Mắt và lông bơi phát triển
+
3
Phân biệt đầu đuôi lưng bụng
+
+
+
4
Mắt và lông bơi tiêu giảm
+
+
5
Giác bám phát triển
+
+
6
Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
+
+
+
7
Cơ quan sinh dục phát triển
+
+
8
Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng
+
+
- GV yêu cầu các nhóm xem lại bảng 1, thảo luận tìm đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Nhóm thảo luận, yêu cầu nêu được:
+ Đặc điểm cơ thể.
+ Đặc điểm một số cơ quan.
+ Cấu tạo cơ thể liên quan đến lối sống.
Tiểu kết:
- Đặc điểm chung của ngành giun dẹp:
+ Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên.
+ Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
+ Phân biệt đuôi, lưng, bụng.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm. 
* Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng:
Ngành giun dẹp có những đặc điểm:
1. Cơ thể có dạng túi.
2. Cơ thể dẹt có đối xứng 2 bên.
3. Ruột hình túi chưa có lỗ hậu môn.
4. Ruột phân nhánh chưa có lỗ hậu môn.
5. Cơ thể chỉ có 1 phần đầu và đế bám.
6. Một số kí sinh có giác bám.
7. Cơ thể phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng.
8. Trứng phát triển thành cơ thể mới.
9. Vòng đời qua giai đoạn ấu trùng.
	* Đáp án : 2, 4, 7.
? Em hãy kể tên một số giun dẹp đã học và tác hại của chúng ? ( Dành cho HS yếu ).
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu thêm về sán kí sinh.
- Tìm hiểu về giun đũa.
Tiết 13
Ngày giảng: - 16/10/2008: 7B, 7C. 
	 - 20/20/2008: 7A.
Ngành giun tròn
Bài 13: Giun đũa
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản về cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.
- HS nắm được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường.
II. Chuẩn bị.
1. GV:
- Chuẩn bị tranh 
2. HS :
- Đọc trước bài
III. tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp:
 7a: 7b : 7C : 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
	Mở bài: Như SGK
? Giun đũa thường sống ở đâu?
Hoạt động 1: Cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 13.1; 13.2 trang 47, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Trình bày cấu tạo của giun đũa?
? Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?
? Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun thì chúng sẽ như thế nào?
? Ruột thẳng ở giun đũa liên quan gì tới tốc độ tiêu hoá? khác với giun dẹp đặc điểm nào? Tại sao?
? Giun đũa di chuyển bằng cách nào? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào ống mật? hậu quả gây ra như thế nào đối với con người?
- GV lưu ý vì câu hỏi thảo luận dài nên cần để HS trả lời hết sau đó mới gọi HS khác bổ sung.
- GV nên giảng giả về tốc độ tiêu hoá nhanh do thức ăn chủ yếu là chất dinh dưỡng và thức ăn đi một chiều.
Câu hỏi (*) nhờ đặc điểm cấu tạo của cơ thể là đầu thuôn nhọn, cơ dọc phát triển " chui rúc.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa.
- Cho HS nhắc lại kết luận.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với quan sát hình, ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng
+ Cấu tạo: 
Lớp vỏ cuticun
Thành cơ thể
Khoang cơ thể.
+ Giun cái dài, to đẻ nhiều trứng.
+ Vỏ có tác dụng chống tác động của dịch tiêu hoá.
+ Tốc độ tiêu hoá nhanh, xuất hiện hậu môn.
+ Dịch chuyển rất ít, chui rúc.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bỏ sung.
Tiểu kết:
- Cấu tạo:
+ Hình trụ dài 25 cm.
+ Thành cơ thể: biểu bì cơ dọc phát triển.
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức.
+ ống tiêu hoá thẳng: có lỗ hậu môn.
+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc.
+ Lớp cuticun có tác dụng làm căng cơ thể, tránh dịch tiêu hoá.
- Di chuyển: hạn chế.
+ Cơ thể cong duỗi giúp giun chui rúc.
- Dinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
Hoạt động 2: Sinh sản của giun đũa
Mục tiêu: HS nắm được vòng đời của giun đũa và biện pháp phòng tránh.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc mục I trong SGK trang 48 và trả lời câu hỏi:
? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa?
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 13.3 và 13.4, trả lời câu hỏi:
? Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ?
+ Rửa tay trước khi ăn và khong ăn rau sống vì có liên quan gì đến bệnh giun đũa?
? Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần trong một năm?
- GV lưu ý: trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài môi trường nên:
+ Dễ lây nhiễm
+ Dễ tiêu diệt
- GV nêu một số tác hại: gây tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh dưỡng cho vật chủ.
- Yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm về vòng đời của giun đũa.
- Yêu cầu:
+ Vòng đời: nơi trứng và ấu trùng phát triển, con đường xâm nhập vào vật chủ là nơi kí sinh.
+ Trứng giun trong thức ăn sống hay bám vào tay.
+ Diệt giun đũa, hạn chế được số trứng.
- Đại diện nhóm lên bảng viết sơ đồ vòng đời, các nhóm khác trả lời tiếp các câu hỏi bổ sung.
Tiểu kết:
- Giun đũa (trong ruột người) " đẻ trứng " ấu trùng " thức ăn sống " ruột non (ấu trùng) " máu, tim, gan, phổi " ruột người.
- Phòng chống: 
+ Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống.
+ Tẩy giun định kì.
4. Củng cố
- HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”.
- Kẻ bảng trang 51 vào vở.
Tiết 14
Ngày dạy: - 17/10/1008: 7B
	 - 20/10/2008: 7A, 7C.
Bài 12: Một số giun tròn khác và 
đặc điểm chung của ngành giun tròn
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường, vệ sinh ăn uống.
II. Chuẩn bị.
1. GV:
- Tranh một số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh.
2. HS :
- HS kẻ bảng “Đặc điểm của ngành giun tròn” vào vở.
III. tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp:
 7a: 7b : 7C : 
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi SGK.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun tròn khác
Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm của giun dẹp kí sinh và biện pháp phòng chống.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 14.1; 14.2; 14.3; 14.4, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
? Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người? Chúng có tác hại gì cho vật chủ?
? Trình bày vòng đời của giun kim?
? Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì?
? Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất?
- GV để HS tự chữa bài, GV chỉ thông báo ý kiến đúng sai, các nhóm tự sửa chữa nếu cần.
- GV thông báo thêm: giun mỏ, giun tóc, giun chỉ, giun gây sần ở thực vật, có loại giun truyền qua muỗi, khả năng lây lan sẽ rất lớn.
? Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát các hình, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Ngứa hậu môn.
+ Mút tay.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Kí sinh ở động vật, thực vật.
- Tác hại: lúa thối rẽ,  ... i thu hoạch sẽ là kết quả tường trình.
GV công bố đáp án đúng, các nhóm sửa chữa đánh giá chéo.
TT
 Động vật có đặc điểm tương ứng
Đặc điểm cần quan sát
ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo vỏ
3
3
1
2
Số chân (hay tua)
1
1
10
3
Số mắt
2
không
2
4
Có giác bám
không
không
5
Có lông trên tua miệng
không
không
có
6
Dạ dày, ruột, gan, túi mực.
có
có
có
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tìm hiểu vai trò của thân mềm.
- Kẻ bảng 1, 2 trang 72 SGK vào vở.
Tiết 22
Ngày dạy: - 17/11/2008 : 7A, 7C.
	 - 21/11/2008 : 7B.
Bài 21: Đặc điểm chung và 
vai trò của ngành thân mềm 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự đa dạng của ngành thân mềm.
- Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm.
II. Chuẩn bị.
1. GV:
- Tranh phóng to hình 21.1 SGK.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1.
2. HS :
- Kẻ bảng 1 và 2 SGK ( Tr 72)
iii. tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp:
 7a: 7b : 7C : 
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi SGK.
3. Bài mới
	Ngành thân mềm có số loài rất lớn, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm và vai trò của thân mềm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung
Mục tiêu: Thông qua bài tập HS thấy được sự đa dạng của thân mềm và rút ra được đặc điểm của ngành.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 21 và hình 19 SGK thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Nêu cấu tạo chung của thân mềm?
- Lựa chọn các cụm từ để hoàn thành bảng 1.
- GV treo bảng phụ, gọi HS lên làm bài.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát hình và ghi nhớ sơ đồ cấu tạo chung gồm: vỏ, thân, chân.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và điền vào bảng.
- Đại diện nhóm lên điền các cụm từ vào bảng 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Các đặc
 điểm
Đại diện
Nơi sống
Lối ống
Kiểu vỏ đá vôi
Đặc điểm cơ thể
Khoang áo phát triển
Thân mềm
Không phân đốt
Phân đốt
1. Trai sông
Nước ngọt
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
2. Sò
Nước lợ
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
3. ốc sên
Cạn
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
4. ốc vặn
Nước ngọt
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
5. Mực
Biển
Bơi nhanh
Tiêu giảm
X
X
X
- Từ bảng trên GV yêu cầu HS thảo luận:
? Nhận xét sự đa dạng của thân mềm?
? Nêu đặc điểm chung của thân mềm?
- HS nêu được:
+ Đa dạng:
- Kích thước
- Cấu tạo cơ thể
- Môi trường sống
- Tập tính
+ Đặc điểm chung: cấu tạo cơ thể.
Tiểu kết:
- Đặc điểm chung của thân mềm:
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
Hoạt động 2: Vai trò của thân mềm
Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa thực tiễn của thân mềm và lấy được các ví dụ cụ thể ở địa phương.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm bài tập bảng 2 trang 72 SGK.
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- GV chốt lại kiến thức sau đó cho SH thảo luận:
? Ngành thân mềm có vai trò gì?
? Nêu ý nghĩa của vỏ thân mềm?
- HS dựa vào kiến thức trong chương và vốn sống để hoàn thành bảng 2.
- 1 HS lên làm bài tập, lớp bổ sung.
- HS thảo luận rút ra lợi ích và tác hại của thân mềm.
Tiểu kết:
 Vai trò của thân mềm
- Lợi ích:
	+ Làm thực phẩm cho con người.
	+ Nguyên liệu xuất khẩu.
	+ Làm thức ăn cho động vật.
	+ Làm sạch môi trường nước.
	+ Làm đồ trang trí, trang sức.
- Tác hại:
	+ Là vật trung gian truyền bệnh.
	+ ăn hại cây trồng.
4. Củng cố
- HS làm bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Mực và ốc sên thuộc ngành thân mềm vì: ( Dành cho HS yếu ).
a. Thân mềm, không phân đốt.
b. Có khoang áo phát triển.
c. Cả a và b.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới dây chứng tỏ mực thích nghi với lối di chuyển tốc độ nhanh.
	a. Có vỏ cơ thể tiêu giảm.
	b. Có cơ quan di chuyển phát triển.
	c. Cả a và b.
Câu 3: Những thân mềm nào dưới đây có hại:
	a. ốc sên, trai, sò.
	b. Mực, hà biển, hến.
	c. ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: con tôm sông còn sống, tôm chín.
Tiết 23
Ngày dạy: - 18/11/2008 : 7A.
	 - 21/11/2008 : 7B, 7C.
Chương IV- Ngành chân khớp
Lớp giáp xác
Bài 22: Tôm sông
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- Giải thích được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
1. GV:
- Tranh cấu tạo ngoài của tôm.
- Mẫu vật: tôm sông
- Bảng phụ nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi tên, chức năng phần phụ.
2. HS :
- Mỗi nhóm : mang 1 tôm sống, 1 tôm chín.
III. tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp:
 7a: 7b : 7C : 
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi SGK.
3. Bài mới 
	GV giới thiệu đặc điểm chung ngành chân khớp và đặc điểm lớp giáp xác như SGK. Giới hạn nghiên cứu là đại diện con tôm sông.
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước, xác định được vị trí, chức năng của các phần phụ.
Vỏ cơ thể
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
? Cơ thể tôm gồm mấy phần?
? Nhận xét màu sắc vỏ tôm?
? Bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau (màu sắc môi trường " tự vệ).
? Khi nào vỏ tôm có màu hồng?
- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin SGK trang 74, 75 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung, rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.
Kết luận:
- Cơ thể gồm 2 phần: đầu – ngực và bụng.
- Vỏ:
+ Kitin ngấm canxi, tác dụng cứng che chở và là chỗ bám cho cơ thể.
+ Có sắc tố giúp màu sắc giống của môi trường.
Các phần phụ và chức năng
- GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước:
+ Quan sát mẫu, đối chiếu hình 22.1 SGK, xác định tên, vị trí phần phụ trên con tôm sông.
+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 75 SGK.
- GV treo bảng phụ gọi SH dán các mảnh giấy rời.
- Gọi HS nhắc lại tên, chức năng các phần phụ.
- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, ghi kết quả quan sát ra giấy.
- Các nhóm thảo luận điền bảng 1.
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Cơ thể tôm sông gồm:
- Đầu ngực:
	+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi.
	+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.
	+ Chân ngực: bò và bắt mồi.
- Bụng:
	+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trưnứg (con cái).
	+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.
Di chuyển
? Tôm có những hình thức di chuyển nào?
? Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?
- HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trả lời.
Kết luận:
- Di chuyển:
	+ Bò
	+ Bơi: tiến, lùi.
	+ Nhảy.
Hoạt động 2: Dinh dưỡng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
? Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?
? Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm?
- GV cho HS đọc thông tin SGKvà chốt lại kiến thức.
- Các nhóm thảo luận, tự rút ra nhận xét.
Tiểu kết:
 - Tiêu hoá:
	+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
	+ Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.
- Hô hấp: thở bằng mang.
- Bài tiết: qua tuyến bài tiết.
Hoạt động 3: Sinh sản
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát tôm, phân biệt tôm đực và tôm cái.
- Thảo luận và trả lời:
? Tôm mẹ ôn trứng có ý nghĩa gì?
? Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết:
 - Tôm phân tính:
	+ Con đực: càng to
	+ Con cái: ôm trứng.
- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.
4. Củng cố
- HS làm bài tập trắc nghiệm:
* Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì: ( Dành cho HS yếu )
a. Cơ thể chia 2 phần: Đầu ngực và bụng.
b. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau.
c. Thở bằng mang.
Câu 2: Tôm thuộc lớp giáp xác vì:
	a. Vỏ cơ thể bằng kitin ngấm canxi nên cứng như áo giáp.
	b. Tôm sống ở nước.
	c. Cả a và b.
Câu 3: Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm
	a. Bơi lùi
	b. Bơi tiến
	c. Nhảy
	d. Cả a và c.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm: 2 con tôm sông còn sống.
Tiết 24
Ngày dạy: 
Bài 23: Thực hành
Mổ và quan sát tôm sông
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
- Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
II. Chuẩn bị.
1. GV:
- Tôm sông còn sống: 2 con.
- Chậu mổ, bộ đồ mổ, kính lúp.
2. HS :
- Mỗi nhóm : 1-2 con tôm ( Con sống ).
III. tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp:
 7a: 7b : 7C : 
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK.
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
1. Mổ và quan sát mang tôm
- GV hướng dẫn cách mổ như hướng dẫn ở hình 23.1 A, B (SGK trang 77).
- Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.
- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp, điền vào bảng.
Bảng 1: ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang
ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
- Tạo dòng nước đem theo oxi
- Trao đổi khí dễ dàng
- Tạo dòng nước
a. Mổ tôm
- Cách mổ SGK.
- Đổ nước ngập cơ thể tôm.
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài.
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan
+ Cơ quan tiêu hóa:
- Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có nàu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
- Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A (SGK trang 78) nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
- Điền chú thích vào chữ số ở hình 23.3B.
+ Cơ quan thần kinh
- Cách mổ: dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra, quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh.
+ Cấu tạo:
4. Củng cố
5. Hướng dẫn học bài ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Sinh 7 nam 2008-2009.doc