Giáo án Sinh học 7 tiết 21 đến 30

Giáo án Sinh học 7 tiết 21 đến 30

THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM

A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được các mục tiêu sau:

1.Kiến thức:

- Thực hành quan sát trên các mẫu đã chọn, chuẩn bị sẳn từ các đạo đại diện của thân mềm về cấu tạo ngoài củng như cấu tạo trong

- HS cần quan sát được

 + Cấu tao của vỏ ốc, mai mực

 + Cấu tạo ngoài của trai song, mực

 + Cấu tạo trong của cơ thể mực

2.Kỹ năng:

Củng cố kỹ năng quan sát bằng kính lúp trên mẫu vật thât và cách thu hoạch thể hiện trên kết quả ghi bảng tường trình

3.Thái độ:

Giáo dục tính cẩn thận chu đáo khi làm thực hành

 

doc 20 trang Người đăng vultt Lượt xem 1767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 tiết 21 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 / 11 /2008
Ngày giảng: 7abc ..
Tiết: 21
THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM 
A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được các mục tiêu sau: 
1.Kiến thức:
- Thực hành quan sát trên các mẫu đã chọn, chuẩn bị sẳn từ các đạo đại diện của thân mềm về cấu tạo ngoài củng như cấu tạo trong 
- HS cần quan sát được 
	+ Cấu tao của vỏ ốc, mai mực 
	+ Cấu tạo ngoài của trai song, mực 
	+ Cấu tạo trong của cơ thể mực 
2.Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng quan sát bằng kính lúp trên mẫu vật thât và cách thu hoạch thể hiện trên kết quả ghi bảng tường trình 
3.Thái độ: 
Giáo dục tính cẩn thận chu đáo khi làm thực hành 
B/ Chuẩn bị của GV và HS:	
1-Chuẩn bị của GV 
 Bộ đồ mỗ, mực tươi sống, ốc sên, trai song, kính lúp.
2- Chuẩn bị của HS:
 Mẫu vật : Mực, trai sông, Ốc sên.
C/ Tiến hành lên lớp:
 I Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài củ:
 Kiểm tra sự chuẳn bị của HS 
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 Chúng ta đã học một số đại diện của thân mềm, tiết hôm nay chúng ta sẻ đi vào thực hành tìm hiểu chúng. 
2. Triển khai bài.
a, Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo võ thân mềm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Tổ chức cho HS qua sát vỏ ốc và mai mực để nhận dạng các chi tiết trong hình
HS: Thảo luận nhóm điền vào hình vẽ 20.1, 2,3
GV: Cử đại diện HS lên bảng điền vài tranh vẽ
HS: Các em khác nhận xét bổ sung.
Điền vào hình vẽ:
b, Hoạt động 2: Quan sát cất tạo ngoài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS: Quan sát cất tạo ngoài của trai sông,cất tạo ngoài của mực dưới sự hướng dãn của giáo viên.
GV: Hướng dẫn HS quan sát.
HS: Điền vào hình vẽ
GV: Uốn nắn bổ sung.
HS tự điền vào bảng
c) Hoạt động 3: Quan sát cất tạo trong của mực.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn qua cách mổ mực để HS nắm được
HS: Quan sát cất tạo trong của mực dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Hướng dẫn HS quan sát các cơ quan bên trong của mực.
HS: Điền vào hình vẽ
GV: Uốn nắn bổ sung.
HS tự điền vào bảng.
IV. Củng cố:
 HS sau khi làm thực hành viết thu hoạch bằng cách điền vào bảng sau:
STT
Đ vật có Đđiểm T ứng
Đđiểm cần Qsát
Ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo của vỏ
Đủ 3 lớp
Đủ 3 lớp
1 lớp đá vôi
2
Số chân (hay tua)
1
1
2+8
3
Số mắt
2
0
2
4
Có giác bám
0
0
nhiều
5
Có lông trên tấm miệng
0
nhiều
0
6
Dạ dày, ruột, gan, tuỵ, túi mực (thấy gì ghi vậy)
Ruột, mang, túi mực, dạ dày
V. Dặn dò - BTVN:
 Về nhà ôn lại bài vừa học tiếp tục hoàn thành bảng trên.
 Nghiên cứu trước vai trò đặc điểm chung của ngành thân mềm 
 Kẽ bảng 2 vào vở.
VI – Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 29 / 10/ 2008
Ngày dạy: 7abc .
Tiết: 22
Bài: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM
A/ Mục tiêu:Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
 HS nhận biết được dù các loại thân mểm rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng củng có chung đặc điểm nhất định.
 Thấy được vai trò của thân mềm đối với tự nhiên và đời sống con người.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết và kỹ nang hoạt động nhóm
3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò của ngành thân mềm đối với đời sống con người.
B/ Chuẩn bị của GV và HS:
1-Chuẩn bị của GV : 
 - Tranh vẽ cấu tạo chung của đại diện thân mềm.
2- Chuẩn bị của HS: 
 - mẫu vật thật trai sông, ốc sên, mực
 - Bảng 1 và 2 SGK
C/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 ? Em hãy nêu những đại diện thân mềm mà em đã học? ( học sinh đứng tại chổ nêu)
Vậy ngành thân mềm có đặc điểm nào chung và vai trò như thế nào chúng ta đi nghiên cứu bài học hôm nay!
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Đặc điểm chung của ngành thân mềm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm - Điền vào phiếu học tập.
HS: Nghiên cứu thông tin ở SGK và hình vẽ sau đó trao đổi thảo luận điền vào phiếu học tập.
GV: Cử đại diện các nhóm lên bảng điền vào phiếu.
HS: Các em khác nhận xét bổ sung.
GV: ? Dựa vào bảng 1 em hãy cho biết ngành thân mềm có đặc điểm chung nào?
HS: Trả lời 
GV: Bổ sung , kết luận.
1-Đặc điểm chung của ngành thân mềm: 
Trai, sò, ốcsêncó môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng cơ thể có đặc điểm chung là thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
b. Hoạt động 2: Vai trò
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Gợi ý hướng dẫn HS tìm các đại diện thân mềm để điền vào bảng
HS: Tự suy nghĩ làm việc đọc lập điền vào bảng.
GV: Gọi đại diện các em đứng dậy trả lời.
HS: Các em khác nhận xét bổ sung.
GV: ? Ngành thân mềm có ý nghĩa đối với đời sống con người?
HS: Trả lời.
GV: nhận xét – yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
2-Vai trò:
+ Làm thực phẩm cho cng người: Mực, sò ngao..
+ Làm thức ắn cho động vật khác: Sò, ốc sên và trứng ấu trùng của chúng.
+ Làm đồ trang sức: Ngoc trai
+ Làm vật trang trí
* Có hại cho cây trồng, là động vật trung gian truyền bệnh.
IV. Củng cố: 
 ? Vì sao lại xếp mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm vào một ngành?
 ? Ở các chợ ở địa phương em có loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị thực phẩm?
 ? Ý nghĩa thực tiển của ngành thân mềm?
V. Dặn dò - BTVN:
 Về nhà soạn câu hỏi 1,2,3 vào vở.
 Giáo viên hướng dẫn soạn nhu phần củng coó vừa xong.
 Về nhà học bài ở vở 
 Nghiên cứu trước bài (Tôm sông) 
 Tiết sau mang 1 con tôm sống đến lớp.
 Chuẩn bị phiếu học tập.
VI – Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 1 / 11/ 2008
Ngày dạy: 7abc ..
Tiết : 23
 Bài: TÔM SÔNG
A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
 HS biết được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
 Mô tả được cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đờ sống trong nước.
 Nêu được đặc điểm dinh dưỡng sinh sản của tôm.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng Quan sát tranh và mẫu vật thật để mô tả được cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống.
 Kĩ năng hoạt động nhóm rút ra kết luận.
3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh liên hệ thực tế nuôi bắt tôm.
B/ Chuẩn bị của GV và HS:
1- Chuẩn bị của GV : - Tranh vẽ tôm sông.
2- Chuẩn bị của HS: - Mẫu vật tôm sống - Phiếu học tập.
C/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số.
II. Kiểm tra bài củ:
 Em hãy nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?
III. Bài mới:
Đặt vấn đề:
 Chúng ta vừa học xong ngành thân mềm với cơ quan vận chuyển chỉ là 1 khối cơ không phân đốt. Từ bài này chúng ta học 1 ngành khác có cơ quan di chuyển phân đốt. 
 Giáo viên nêu tên 3 lớp trong ngành lớp giáp xác, lớp nhện, lớp sâu bọ và giới hạn nghiên cứu trong bài thuộc lớp giáp xác.
? Em hiểu thế nào là lớp giáp xác? VÌ sao nói là sinh bạch tử hồng?
? Xuân hạ thu đông 4 mùa đều có là nói đặc điểm gì trong đời sống của tôm?
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và sự di chuyển.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: ? Tôm sông có ở đâu? Kể tên một vài loại tôm mà em biết?
HS: Trả lời nước mặn, ngọt, lợ.
HS: Quan sát cấu tạo ngoài của tôm sông và trả lời câu hỏi.
GV: ? Cơ thể tôm có mấy phần?
? Vỏ có cấu tạo như thế nào?
? Em có nhận xét gì về màu sắc của tôm thích nghi với đời sống trong nước khác nhau( nươc trong .đục) vì sao ?
? Ý nghĩa của hiện tượng tôm đổi màu sắc ở các vực nước khác nhau?
HS: Thảo luận trả lời 
GV: Bổ sung kết luận.
? Em có nhận xét gì về màu cuat tôm sống và chín?
GV: Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo ngoài của tôm và cách di chuyển trong nước và thảo luận nhóm làm bài tập ở SGK
HS: Thảo luận nhóm làm bài tập vào phiếu học tập
GV: Tổ chức HS lên bảng điền sau đó trao đổi thảo luận rút ra kết luận đúng.
? Tôm di chuyển bằng cách nào?
HS: Trả lời.
1-Cấu tạo ngoài và sự di chuyển: 
a.Cơ thể tôm chia làm 2 phần.
+ Phần đầu - ngực 
+ phần bụng
b. Vỏ cơ thể: + Vỏ cứng.
+ Bàng kin tin có thấm can xi
+ Có sắc tố.
c. Các phần phụ tôm và chức năng.
+ Phần phụ ở các đốt của cơ thể phân đốt và khớp động.
+ Phần đầu ngực có mắt, râu, có tế bào khứu giác phát triển giúp tôm định hướng và phát hiện mồi và kẻ thù.
+ Các chân hàm để giử và nghiền mồi, các chân ngực để nhãy khi tự vệ, bắt mồi, bò.
+ Phần bụng có các chân bơi giống như mái chèo, con cái chân bơi có chức năng ôm trứng.
d. Di chuyển: + Bò
 + Bơi giật lùi.
 + Nhãy
 + Bơi tiến về phía trước.
b. Hoạt động 2: Dinh dưỡng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: ? Tôm thường đi kiếm ăn vào lúc nào?
Thức ăn của tôm là gì? Tại sao nói tôm là động vật ăn tạp?
? Thức ăn có mùi thường hấp dẫn tôm vì sao?
HS: Trả lời liên hệ thực tế để chuẩn bị thức ăn nuôi tôm..
GV: Chốt lại và bổ sung cách hô hấp và bài tiết.
2-Dinh dưỡng:
Tôm thường kiếm ăn vào ban đêm.
+ Tôm là động vật ăn tạp.
+ Hô hấp bằng mang.
+ Bài tiết bằng tuyến bài tiết.
c. Hoạt động 3: Sinh sản
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Cho HS quan sát 2 con tôm và hỏi
? Em nào biết con nào tôm đực và con nào tôm cái không ? Vì sao?
HS: Quan sát trả lời.
GV: Kết luận.
3- Sinh sản:
+ Con đực trưởng thành có đôi càng lớn, thường có kích thước to hơn tôm cái, tôm cái có hiện tượng bảo vệ trứng khi sinh sản.
+ Vỏ kin tin cúng làm tôm không lớn lên được thường có hiện tượng lột xác.
IV. Củng cố: HS trả lời các câu hỏi sau:
 ? Em hãy nêu ý nghĩa của giáp kin tin giàu can xi và sắc tố trong võ đối với đời sống của tôm?
 ? Ở nước ta và địa phương em người ta đang nuôi và khai thác loại tôm nào làm thực phảm và xuất khẩu ?
V. Dặn dò - BTVN:
 Về nhà học bài, trã lời câu hỏi sgk
 Giáo viên hướng dẫn soạn câu hỏi về nhà:
Câu 1,2 dựa vào phần củng cố bài vừa trả lời xong.
Còn câu 2 dựa vào hoạt động 1và 2 để trả lời.
 Nghiên cứu trước bài thực hành tiết sau. mỗi nhóm chuẩn bị 2 con tôm sông còn sống để thực hành.
VI – Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 5/11 / 2008
Ngày dạy: 7abc .
Tiết: 24
THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
 HS tìm tòi và quan sát, nhận biết cấu tạo một số bộ phận của tôm sông đại diện cho chân khớp.
 Mổ và quan sát cấu tạo trong của mang tôm và hệ tiêu hoá, hệ thần kinh của chúng.
 HS tự mình viết tường trình lên trên giấy sau khí quan sát được.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết, mổ được mẫu vật để quan sát được.
 3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chu đáo khi làm thí nghiệm, có ý thức tự giác trong học tập
B/ Chuẩn bị của GV và HS:
1-Chuẩn bị của GV : \
- Tranh vẽ cấu tạo tôm sông
- Mô hình và mẫu vật : Tôm sông.
- Bộ đồ mổ, chậu mổ, đinh gim, kính lúp, khăn lau.
2-Chuẩn bị của HS:
 Tôm sông còn sống 2 con.
C/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số.
 ... c đặc diểm cấu tạo trong , các đặc điểm dinh dương, sinh sản, và phát triển của châu chấu.
2.Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tính kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm 
3.Thái độ:
 Giáo dục HS có ý thức yêu thích môn học.
B/ Chuẩn bị của GV và HS:	
 1-Chuẩn bị của GV :
 Tranh vẽ , mô hình con châu chấu.
2- Chuẩn bị của HS:
 Mẫu vật sống: con châu chấu.
C/ Tiến hành lên lớp:
 I Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài củ: Không.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 GV giới thiệu đặc điểm của lớp sâu bọ, giới hạn nghiên cứu của bài là con châu chấu đại diện cho lớp sâu bọ.
2. Triển khai bài.
a, Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyễn.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS: Quan sát nghiên cứu đặc điểm của các đại diện chau chấu trên hình vẽ và mẫu vật sống. 
GV: Quan sát hướng dẩn uốn nắn HS
GV: Nêu cấu tạo ngoài và di chuyễn của con chgâu chấu ?
HS: Trả lời
GV: Giảng giải qua mô hình.
HS: Trả lời.
GV: nhận xét - kết luận. 
1-Cấu tạo ngoài và di chuyễn: 
Cơ thể gồm 3 phần:
+ đầu.
+ Ngực 
+ bụng
- Di chuyển: Bò, nhảy, bay.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS: Nghiên cứu hình 26.2- đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi trang 87.
HS: Thảo luận trả lời
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau.
HS: Thảo luận trả lời
GV: chốt lại kiến thức.
HS: Ghi nhớ. 
2- Cấu tạo trong:
Hệ tiêu hoá: Thêm ruột tịt.
Hệ hô hấp : Ống khí.
Hệ tuần hoàn: Tim – HTH hở.
Hệ thần kinh: chuỗi hạch – có hạch não phát triển.
C Hoạt động 3: Dinh dưỡng và phát triển. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS: Nghiên cứu hình 26.4- đọc thông tin SGK .
GV: Giới thiệu về dinh dưỡng của con châu chấu.
HS: Tiếp thu.
GV: chốt lại kiến thức.
HS: Ghi nhớ. 
3-Dinh dưỡng và phát triển. 
dinh dưỡng: Châu chấu ăn chồi và lá cây.
Sinh sản và phát triễn:
+ Phân tính.
+ Dẻ trứng thành ổ dưới đất.
+ Phát triển qua biến thái.
IV. Củng cố:
 Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?
 Nêu một số tập tính của mực?
 HS: Đọc ghi nhớ SGK 
 V. Dặn dò - BTVN:
 Về nhà học bài tra lời câu hỏi sgk 
 Nghiên cứu trước bài thực hành. 
 Chuẩn bị: Sưu tầm một số tranh ảnh về thân mềm: Mực, ốc sên ... 
VI – Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 15 /11 / 2008
Ngày giảng: 7abc .
TIẾT: 28
 Bài: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG 
CỦA LỚP SÂU BỌ
A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được các mục tiêu sau:
 1. Kiến thức:
 HS xác định chung của lớp sâu bọ qua một số đại diện được chọn trong các loại sâu bọ thường gặp( đa dạng về loài, về lối sống, môi trường sống và tập tính)
 Từ các đại diện đó, nhận biết và rút ra các đặc điểm chung của sâu bọ cùng vai trò của chúng.
 2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết và kỹ năng tư duy lôgic, khái quát hoá. 
3. Thái độ::
 Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò của sâu bọ đối với đời sống con người.
B/ Chuẩn bị của GV và HS:
1-Chuẩn bị của GV : 
 - Tranh vẽ các loại sâu bọ.
2- Chuẩn bị của HS: 
Sưu tầm một số tranh ảnh về sâu bọ.
Kẻ bảng 1, 2 vào vở.
C/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số.
II. Kiểm tra bài củ:
? em hãy nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói chung và sâu bọ nói riêng?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 Từ kiểm tra bài củ giáo viên dẫn dắt vào bài mới
Vậy sâu bọ có đặc điểm chung và vai trò gì?
 2. Triển khai bài
 a. Hoạt động 1: Nhận biết một số đại diện sâu bọ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Quan sát hình 27 SGK và tranh ảnh sưu tầm được dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận điền vào bảng.
HS: Thảo luận nhóm điền vào bảng
GV: Cử đại diện nhóm lên bảng điền vào các em khác nhận xét bổ sung 
1-Nhận biết một số đại diện sâu bọ: 
a. Sự đa dạng về loài lối sống và tập tính.
b. Sự đa dạng về môi trường sống.
+ Ở nước.
+ Ở cạn.
+ Ký sinh.
 b. Hoạt động 2: Đặc điểm chung và vai trò thực tiể của sâu bọ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Làm việc đọc lập đánh dấu chọn 3 đặc điểm là đặc điểm chung của sâu bọ.
GV: Gọi 2 em trả lời các em khác nhận xét bổ sung.
? Sâu bọ có các đặc điểm chung nào?
HS: Trả lời 
HS: Thảo luận nhóm điền vào bảng 2.
GV: Cử đại diện nhóm trình bày
HS: Nhận xét bổ sung.
GV: ? Sâu bọ có vai trò gì đối với đời sống con người?
HS: Trả lời
2-Đặc điểm chung và vai trò thực tiể của sâu bọ.
a. Đặc điểm chung.
+ Sâu bọ có 5 giác quan: Xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác.
+ Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
b. Vai trò thực tiển của sâu bọ.
+ Làm thuốc chửa bệnh: Ong mật, tằm
+ Làm thực phẩm: Tằm.
+ Thụ phấn cây trồng: Ong mật:
+ Thức ăn cho ĐV khác: Tằm
+ Diệt các loại sâu gây hại: Ong mắt đỏ.
+ Truyền bệnh: 
IV. Củng cố: 
 HS trả lời các câu hỏi sau:
 ? Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?
 ?Trong số các đặc điểm của sâu bọ đặc điểm nào phân biệt chúng vơíu chân khớp khác?
V. Dặn dò - BTVN:
 Về nhà soạn các câu hỏi 1,2,3 vào vở bài tập.
 Giáo viên hướng dẫn soạn câu hỏi về nhà: 
Câu 1,2 như phần củng cố bạn vừa trả lời.
Câu 3 liên hệ với điạn phương để trả lời.
 Học bài theo câu hỏi vừa soạn 
 Nghiên cứu trước bài “ 28”
 Sưu tầm một số tranh ảnh sâu bọ.
VI – Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 17/11/2008
Ngày giảng: 7ab 
Tiết: 29
THỰC HÀNH:
XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH SÂU BỌ
A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được các mục tiêu sau:
1-Kiến thức:
 HS tìm hiểu quan sát một số tập tính sâu bọ như: Tìm kiếm, cất giữ thức ăn chăm sóc, và bảo vệ thệ hệ sau, quan hệ bầy đàn có ở bangư hình.
 Ghi chép những đặc điểm chung của tập tính để có thể diễn đạt banừg lời về tập tính đó sau khi xem phim.
 Liên hệ tập tính với những nội dung đã được học để giải thích được tập tính đó như một sự thích nghi rất cao của sâu bọ đối với môi truờng.
2-Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát để ghi chép rút ra kết luận.
3 .Thái độ:
 Giáo dục cho HS có hứng thú say mê nghiên cứu tìm tòi trong thiên nhiên..
B/ Chuẩn bị của GV và HS:
1-Chuẩn bị của GV : 	
Dụng cụ: Băng hình,máy chiếu, đầu ví déo.
2- Chuẩn bị của HS:
Ôn lại kiến thức nghành chân khớp.
Kể phiếu học tập.
C/ Tiến hành lên lớp.
I Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số.
II. Kiểm tra bài củ.
III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề:
Giáo viên giới thiệu nội dung chương trình xem băng hình và nội dung chương trình.
	2. Triển khai bài.
 a) Hoạt động 1: Xem băng hình và ghi chép.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Tổ chức cho HS quan sát xem băng hình một số tập tính sâu bọ.
HS: Quan sát ghi chép vào vở.
GV: Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận giải thích các tập tính của của sâu bọ.
? Hoạt động sống của sâu bọ, đặc biệt về dinh dưỡng và sinh sản?
? Khả năng của sâu bọ với các kích thích bên ngoài hay bên trong của cơ thể ?
? Sự thích nghi và tồn tại của chúng?
? Có khả năng chuyển giao được từ thế hệ này sang thế hệ khác?
HS: Trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi trên?
Ghi chép lại những nội dung quan sát được vào vở
+ Hoạt động sống sâu bọ.
+ Khả năng cơ thể kích thích của sâu bọ bên ngoài hay bên trong.
+ Sự thích nghi và tồn tại của sâu bọ.
b) Hoạt động 2: Làm bản thu hoạch ngắn gọn sau khi xem băng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS làm bản thu hoạch sau khi xem băng.
HS: Dựa vào các câu hỏi trên để viết bản thu hoạch.
GV: Gọi đại diện một vài em trả lời các câu hỏi trên.
HS: Nhận xét bổ sung.
Viết bản thu hoạch vào vở.
+ Về thần kinh.
+ Về giác quan.
+ Về tập tính.
IV. Củng cố:
GV dựa trên bài thu hoạch để đánh giá HS.
GV: Chấm điểm bài thu hoạch
V. Dặn dò – BTVN :
	Về nhà nghiên cứu trước “ Bài đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp”
	Chuẩn bị Kẽ trước bảng 1 và 2 vào phiếu học tập.
	Sưu tầm mỗi em 1 con châu chấu, con ong mật.
VI – Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 21/11/2008
Ngày giảng : 7abc .
Tiết: 30
Bài: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ 
CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS, cần nắm được các mục tiêu sau:
1-Kiến thức:
 HS nhận biết được đặc điểm chungcủa ngành chân khớp cùng sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng
 Giải thích được vai trò thực tiển của chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.
2-Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát 
3.Thái độ:
 Giáo dục cho HS có hứng thú say mê nghiên cứu tìm tòi trong thiên nhiên..
B/ Chuẩn bị của GV và HS:
1-Chuẩn bị của GV :
tranh phóng to.	
2-Chuẩn bị của HS:
 Kẻ bảng 1, 2, 3 SGK vào vở. 
C/ Tiến hành lên lớp.
I Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số.
II. Kiểm tra bài củ.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề:
Ngành chân khớp thương sống ở đâu?
Vậy ngành chân khhớp có vai trò và đặc điểm gì chung?
2. Triển khai bài.
 a) Hoạt động 1: Đặc điểm chung của ngành chân khớp 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẩn HS quan sát hình vẽ 29.1 đến 29.5 
HS: Quan sát hình vẽ và đọc thông tin ở các hình dưới sự hướng dẩn của GV
GV: ? Ngành chân khớp có những đặc điểm chung nào ?
HS Trả lời 
GV: Chốt lại
1-Đặc điểm chung của ngành chân khớp :
+ Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt 
+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
+ Võ kitin vừa che chở bên ngoài vừa làm chổ bám cho cơ do đó có chức năng như xương
b) Hoạt động 2: Sự đa dạng của chân khớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẩn HS thảo luận nhóm điền vào bảng 1 và 2.
HS: Trao đổi thảo luận theo nhóm điền vào bảng 
GV: Cử đại diện các nhóm trả lời 
HS: Nhận xét bổ sung hoàn thành bảng 
2- Sự đa dạng của chân khớp:
a/ Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống 
Sống ở nước cạn và nơi ẩm 
b/ Đa dạng về tập tính
+ Tự vệ tấn công 
+ Dự trử thức ăn 
+ Dệt lưới bẩy mồi 
+ Cộng sinh để tồn tại 
c) Hoạt động3: Vai trò thực tiển 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẩn HS sử dụng kiến thức đả học ở các bài trong chương 5 thảo luận điền vào bảng 3 
HS: Thảo luận nhóm điền vào bảng 3 dưới sự hướng dẩn của GV 
GV: Ngành chân khớp có vai trò gì đối với đời sônngs con người?
HS: Dựa vào bảng trả lời 
STT
Tên đại diện
Có lợi
Có hại
1
Lớp giáp xác 
Tôm càng xanh
x
Tôm sú
x
Tôm hùm
x
2
Lớp hình nhện
Nhện chăng lưới
x
x
Nhện đỏ
x
Bò cạp 
x
x
3
Lớp sâu bọ 
Bướm
x
Ông mật
x
Kiến
x
IV. Củng cố:
 ? Trong số các đặc điểm của chân khớp thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng ?
 ? Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống? 
V. Dặn dò - BTVN:
	Soạn câu hỏi 1,2,3 vào vở học 
	Về nhà học bài theo câu hỏi 1,2,3 
	Nghiên cứu trước bài cá chép 
	Sưu tầm tranh ảnh, cá chép, kẻ trước bảng 1 vào vở 
VI – Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc