Tiết 1 Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu
- HS trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Nêu được các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden.
- Hiểu và nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong DT học
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình
II. Phương tiện:
- Tranh: các cặp tính trạng trong TN của Menden
III. Tiến hành
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX, nhưng chiếm một vị trí quan trọngtrong sinh học: Menden người đặt nền móng cho di truyền học.
Tiết 1 Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC Mục tiêu HS trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. Nêu được các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden. Hiểu và nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong DT học Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình Phương tiện: - Tranh: các cặp tính trạng trong TN của Menden Tiến hành 1. Ổn định lớp. Bài mới: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX, nhưng chiếm một vị trí quan trọngtrong sinh học: Menden người đặt nền móng cho di truyền học. Hoạt động 1 Di truyền học Mục tiêu: Hiểu được mục đích và ý nghĩacủa di truyền học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc TT thực hiện lệnh SGK/5 Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ? - GV giải thích: + Điểm giống bố mẹ hiện tượng di truyền + Điểm khác bố mẹ hiện tượng biến dị - Vậy thế nào là di truyền? biến dị? - GV tổng kết lại: BD và DT là hai hiện tượng song song gắn liền với sinh sản - Yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu TT SGK trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiển của DT học - HS trình bày những điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao, màu mắt, hình dạng tai HS lắng nghe và trả lời câu hỏi + Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu + Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết - HS đọc TT trả lời: DT học n/c CSVC, cơ chế, tính quy luận của hiện tượng DT và BD Hoạt động 2 Menden người đặt nền móng cho di truyền học - GV giới thiệu tiểu sử của Menden - GV giới thiệu tình hình n/c di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp n/c của Menden. - Yêu cầu HS quan sát tranh H 1.2, nêu nhận xét về đặt điểm của từng cặp tính trạng đem lai - Yêu cầu HS n/c TT nêu phương pháp n/c của Menden? - HS đọc tiểu sử, cả lớp theo dõi ghi nhận PP phân tích các thế hệ lai là tiến hành lai giữa các thế hệ bố mẹ, rồi phân tích sự DT các đặc điểm của bố mẹ ở con lai. - HS quan sát và phân tích H 1.2 Nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng - HS Trình bày nội dung cơ bản của PP phân tích các thế hệ lai: + Khi lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số các tính trạng , rồi theo dõi sự DT riêng rẽ cuả từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ + Dùng thống kê toán học để thống kê các số liệu thu được, từ đó rút ra định luật DT các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ con cháu. Hoạt động 3 Một số thuật ngữ và kí hiệu của di truyền học - GV hướng dẫn HS n/c một số thuật ngữ: Tính trạng, cặp tính ở trạng tương phản, nhân tố DT, dòng thuần chủng. Lấy VD minh hoạ cho từng thuật ngữ. - GV giới thiệu một số kí hiệu - Yêu cầu HS đọc kết luận cuối bài - HS nêu các thuật ngữ: + Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái,cấu tạo, sinh lí của cơ thể VD: Tính trạng chiều cao, màu hạt, hình dạng quả + Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng. VD: Hạt trơn và hạt nhăn của tính trạng hình dạng hạt + Nhân tố DT quy định các tính trạng của sinh vật. VD nhântố DT quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt + Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc điểm DT đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước - HS ghi nhớ các kí hiệu SGK/7 IV.Củng cố 1.TRả lời các câu hỏi SGK/7 2. Chọn câu trả lời đúng Tại sao Menden lai chọn các cặp tính trạng tương phản đẻ thực hiện phép lai? Để thuận tiện cho việc tác động các tính trạng Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng V Để dễ thực hiện phép lai Cả b và c V. Dặn dò - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3,4,SGK/7 - Kẻ bảng 2 SGK/8 vào vở BT - Xem bài: Lai một cặp tính trạng Tiết 2 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I. Mục tiêu - Trình bày được TN lai một cặp tính trạng của Menden - Phân biệt được kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp - Phát biểu được nội dung định luật phân li - Giải thích được kết quả TN của Menden - Rèn luyện kĩ năng quan sát và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ II. Phương tiện - Tranh phóng to H 2.1,2,3 SGK/8,9 III. Tiến hành 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: theo câu hỏi 1,2,3,4 SGK/7 3. Bài mới: Hôm trước các em đã học về nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden “ Khi lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1cặp hoặc 1 số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự DT riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp tính bố mẹ đó”.Vậy sự DT các tính trạng của bố mẹ cho con cái ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động 1 Thí nghiệm của Menden Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menden và phát biểu được nội dung định luật phân li -GV hướng dẫn HS quan sát tranh H2.1 Giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên đậu HL Lai hai giống đậu HL thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Trước hết ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa được chọn làm mẹ để ngăn chặn sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhuỵ của cây được chọn làm mẹ. F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2 + Dự đoán kết quả F1? Giải thích vì sao cho ra kết quả đó? - GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn, quy luật đồng tính - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 SGK + thảo luận: +Nhận xét kiểu hình ở F1? + Xác định kiểu hình của F2 trong từng trường hợp: Từ kết quả tính toán GV yêu cầu HS rút ra tỉ lệ KH F2 - GV nhấn mạnh sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả vẫn không đổi. Điều này chứng tỏ vai trò DT của bố và mẹ là như nhau. - Yêu cầu HS quan sát H2.2 SGK/9 trình bày TN của Menden - Dựa vào TN HS tiến hành làm BT điền từ SGK/9 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung quy luật phân li - HS quan sát H2.1, lằng nghe GV mô tả thí nghiệm, thu nhận kliến thức ¦ 100% hoa đỏ. Vì hoa đỏ là trội hơn so với hoa trắng - HS ghi nhớ các khái niệm: + Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể + Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 + Tính trạng lặn: là tính trạng đến F1 mới biểu hiện + Quy luật đồng tính: khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủngkhác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì tất cả con lai F1 đều đồng loạt xuất hiệntính trạng của một bên bố hoặc mẹ. - HS Phân tích bảng số liệu, thảo luận trong nhóm nêu được: + Kiểu hình F1 mang tính trạng trội (của một bên bố hoặc mẹ) + Tỉ lệ kiểu hình F2: - Tỉ lệ kiểu hình F2: luôn luôn không đổi với tỉ lệ 3/1 ( Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung) - HS trình bày TN: lai hai giống đậu HL thuần chủng khác nhau về một cặp tt tương phản. VD: P: hoa đỏ x hoa trắng F1: hoa đỏ F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng - HS lựa chọn cụm từ điền vào: 1. đồng tính 2. 3 trội : 1 lặn - 1,2 HS đọc lại nội dung định luật: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tt tương phản thì ở con lai F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn Hoạt động 2 Menden giải thích kết quả thí nghiệm Mục tiêu: HS giải thích được kết quả TN theo quan niệm của Menden - GV giải thích quan niệm đương thời của Menden về DT hòa hợp: Các tính trạng không trộn lẫn vào nhau. + Ông cho rằng, mỗi tt trên cơ thể do một cặp nhân tố DT quy định - GV yêu cầu HS thực hiện lệnh/9 SGK + Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 + Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ:1 hoa trắng? - Yêu cầu HS giải thích thí nghiệm của Menden . -GV nhận xét bổ sung đưa ra kết luận đúng GV giải thích thêm: sự phân li mỗi nhân tố DT về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng ở P. ¦Yêu cầu HS đọc kết luận SGK/10 - HS lắng nghe thu nhận kiến thức - HS quan sát H2.3 + thảo luận nhóm trả lời: G F1 : 1A: 1a Hợp tử F2 có tỉ lệ: 1AA: 2Aa: 1aa Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA - Giải thích TN: Theo Menden: + Mỗi tt do cặp nhân tố DT quy định. + Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố DT + Các nhân tố DT được tổ hợp lại trong thụ tinh. HS ghi nhớ kiến thức. ¦ HS đọc kết luận IV. Củng cố 1. trả lời các câu hỏi SGK 2. Đánh dấu x vào câu trả lời đúng trong các câu sau: Tại sao khi lai 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn? Các giao tử được tổ hợp một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh. Các nhân tố DT được phân li trong quá trình phát sinh giao tử. Các gaio tử mang gen trội lấn át các giao tử mang gen lặn. V. Dặn dò: - Học bài cũ - Trả lời câu hỏi 1,2,3 và làm BT 4 SGK/10. - Xem bài: Lai một cặp tính trạng (tt) Tiết 3 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo) Mục tiêu: - Xác định được nội dung, mục đích và ứng dụng của phếp lai phân tích - Nêu được ý nghĩa của định luật phân lỉtong thực tiễn sản xuất - Phân biệt được trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức về hình vẽ. Phương tiện: - Tranh phóng to H3 SGK/12 III. Tiến hành: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Theo câu hỏi 1,2,3 SGK/10 3. Bài mới:Khi cho F2 tự phối thì làm thề nào để xác định đựợc gen trội là đồng hợp hay dị hợp? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta đi vào bài mới: lai một cặp tính trạng (tt) Hoạt động 1 Lai phân tích - GV yêu câu HS nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menden - Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. - Yêu cầu HS xác định kết quả các phép lai: + P: hoa đỏ x hoa trắng AA x aa + P: hoa đỏ x hoa trắng Aa x aa -Ta thấy AA, Aa đều có kiểu hình: hoa đỏ. Vậy làm thế nào để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? Cách làm đó gọi là lai phân tích và yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK/11 - Yêu cầu HS nêu khái niệm phép lai phân tích. - Vậy mục đích của phép lai phân tích là làm gì? ¦ Tỉ lệ hợp tử ở F2 là: 1AA: 1Aa: 1aa - HS ghi nhớ khái niệm: + Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể VD: AA, Aa, aa + Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. VD: AA, aa + Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau. VD: Aa - 2 HS lên bảng viết SĐL, HS ở dưới tự viết vào vở + P: hoa đỏ x hoa trắng AA x aa G: A ; a Fp: Aa (100% hoa đỏ) + P: hoa đỏ x hoa trắng Aa x aa G: A, a ; a Fp: 1Aa : 1aa (50% hoa đỏ : 50% hoa trắng) Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn. - HS lắng nghe và tiến hành điền bảng: 1. trội, 2. kiểu gen, 3. lặn, 4. đồng hợp, 5. dị hợp Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết ... Ngày dạy: / /200 I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên - Nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên - Trình bày khái niệm thế nào là phát triển bền vững 2.Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm - Khái quát, tổng hợp kiến thức - Vận dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên II/ Phương tiện - Phương pháp : - Phương pháp : + Vấn đáp tái hiện, trực quan tìm tòi kiến thức + Hệ thống hoá kiến thức - Phương tiện : + Tranh phóng to H 58.1 - 2 SGK + Bảng phụ. III/ Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp. 2.Bài mới: Hoạt động 1 Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi : + Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên ? + Ở Việt Nam ta tài nguyên nào thuộc dạng không tái sinh ? + Rừng thuộc loại tài nguyên gì? Vì sao? - GV thông báo đáp án bảng 58.1 (GV đánh giá kết quả của các nhóm và nhận xét ) GV kết luận - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGKà ghi nhớ kiến thức - Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 58.1 /173 HS nêu được : Gồm than đá, dầu mở, mở thiếc... + Rừng là loại tài nguyên tái sinh vì khái thác rồi có thể phục hồi - Đại diện nhóm báo cáo và các nhóm khác nhận xét TIỂU KẾT : I/ Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu : Có 3 dạng tài nguyên : + Tài nguyên tái sinh : có khả năng phục hồi sau khi sử dụng hợp lí + Tài nguyên không tái sinh : Là loại tài nguyên sau thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : Là loài tài nguyên sử dung mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường Hoạt động 2 Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - GV yêu cầu HS làm bài tập mục ü/174.176.177 SGK - GV thông báo đáp án GV nêu vấn đề : + Những nội dung vừa nghiên cứu chúng ta thấy rõ hậu quả của việc sử dụng không hợp lí tài nguyên đất, rừng, nước + Vậy cần có biện pháp nào dể sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này ? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập ? GV nhận xét và kết luận - Từ đó GV liên hệ thực tế tình hình tài nguyên nước ta - GV đưa khái niệm phát triển bền vững từ sự hiểu biết về việc sử dung hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Bản thân em đã làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta ? GV kết luận - Cá nhân nghiên cứu thông tin để trả lời - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét - HS nêu được : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng cho xã hội và vừa đảm bảo tài nguyên chi thế hệ tương lai HS nêu được: + Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước + Tuyên truyền cho bạn bè và mọi người xung quanh để có ý thức bảo vệ môi trường TIỂU KẾT : Loại TN Nội dung Tài nguyên đất Tài nguyên nước Tài nguyên rừng 1. Đặc điểm - Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và SV khác - Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các SV tên trái đất - Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ ... 2. Loại tài nguyên - Tái sinh - Tái sinh - Tái sinh 3. Cách sử dụng hợp lí - Cải tạo đất, bón phân hợp lí - Chống xói mòn đất, chống khô hạn, nhiễm phèn - Khơi thông dòng chảy - Không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống hồ biển - Khai thác hợp lí kết hợp trồng bổ sung - Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên IV/ Kiểm tra đánh giá và dặn dò : Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh ? Trả lời câu hởi SGK và sưu tầm các khu bảo tồn thiên nhiên Tiết 62: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ Ngày soạn: / /200 Ngày dạy: / /200 I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hiểu và giải thích được tại sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã - Nêu được ý nghĩa các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã 2. Kĩ năng : + Tư duy logíc, khái quát tổng hợp kiến thức, hoạt động nhóm 3.Thái độ : + Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên II/ Phương pháp - Phương tiện : Phương pháp : + Trực quan, vấn đáp tìm tòi, tái hiện Phương tiện : + Các tranh ảnh thể hiện các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã + HS kẻ bảng SGK/179 III/ Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Có mấy dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên? Kể tên. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1 Ý nghĩa của việc khôi phục và bảo vệ thiên nhiên hoang dã - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi : +Vì sao cần bảo vệ thiên nhiên hoang dã? + Tại sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần cân bằng sinh thái ? GV kết luận : - HS xem bài trước ở nhà , mời 1 em trình bày và em khác nhận xét TIỂU KẾT : I/ Ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên hoang dã : - Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm,lũ lụt, hạn hán. Hoạt động 2 Tìm hiểu các biện phá bảo vệ thiên nhiên - Yêu cầu HS quan sát thật kĩ các ảnh trong H59/178 + Em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ? + Hãy vi dụ và minh hoạ như hình vẽ + Vậy khi sử dụng các biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả gì ? Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng59/179 - GV nhận xét và chốt ý + Em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên tài nguyên sinh vật? - Cá nhân quan sát hình và trình bày các biện pháp - Mời một vài em nêu ví dụ và minh hoạ bằng hình ảnh trong SGK - Các nhóm thảo luận ghi vào bảng và mời đại diện nhóm báo cáo, Các nhóm khác nhận xét và bổ sung HS có thể nêu : + Xây dựng khu vườn quốc gia : Bà Vì, Cát Bà, rừng Sát.. + Bảo vệ các sinh vật ghi trong sách đỏ TIỂU KẾT : II/ Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: Các biện pháp Hiệu quả - Với vùng đất trống đồi núi trọc thì tròng cây gây rừng - Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh - Thay đổi cây tròng hợp lí - Chọn giống thích hợp - Hạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật - Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích đất trồng - Tăng độ màu cho đất, không mang mầm bệnh - Luân canh, xen canh đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng - Cho năng suất cao lợi ích kinh tếà Tăng vốn đầu tư cho cải tạp đất Hoạt động 3 Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã - Vai trò của các em trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? - Em đã làm gì để góp phần thực hiện các biện pháp này ? GV chốt ý : - Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi Sau đó mời vài em trình bày ý kiến của mình và các em khác cùng nhận xét và bổ sung TIỂU KẾT : III/ Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã : + Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng + Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên IV/ Củng cố - dặn dò : Trả lời câu hỏi SGK Xem lại bài: Hệ sinh thái Tìm cá biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái Tiết 63: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI Ngày soạn: / /200 Ngày dạy: / /200 I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức - HS đưa ra được các kiểu hệ sinh thái cơ bản - Trình bày hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng hệ sinh tháià Đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương 2. Kĩ năng : + Kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát kiến thức 3. Thái độ : + Giáo dục ý thứuc bảo vệ môi trường II/ Phương tiện -Phương pháp : Phương pháp : : Trực quan, vấn đáp tái hiện, tìm tòi Phương tiện : Tranh ảnh về hệ sinh thái , các tư liệu về môi trường và hệ sinh thái III/ Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Trình bày các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. 3. Bài mới: Hoạt động 1 Tìm hiểu sự đa dạng của hệ sinh thái HS nghiên cứu thông tin bảng 60.1 và trình bày đặc điểm của hệ sinh thía trên cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt Nêu ví dụ : GV kết luận và mở rông : + Mỗi hệ sinh thái đểu đặc trưng bởi các đặc điểm : Khí hậu, động vật, thựuc vật Gọi 1 em trình bày và mô tả lại hệ sinh thía mà em đã sưu tầm ,có ví dụ minh hoạ Các em khác nhận xét và bổ sung TIỂU KẾT : I/ Sự đa dạng hệ sinh thái : Có 3 hệ sinh thái chủ yếu : + Hệ sinh thái trên cạn: rừng, savan + Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn + Hệ sinh thái nước ngọt : Ao, hồ Hoạt động 2 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái 1/ Bảo vệ hệ sinh thái rừng : - Trình bày vai trò của rừng ? Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? - Bảo vệ hệ sinh thái rừng bằng các biện pháp nào ? - GV nhận xét và liện hệ thực tế : Với HS chúng ta nên làm gì để bảo vệ ao, hồ, vườn, công viên ... 2/ Bảo vệ hệ sinh thái biển : - Vai trò của HST biển đối với đời sống như thế nào ? Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ biển ? - Có những biện pháp nào để bảo vệ biển ? - GV nhận xét và liên hệ thực tế : 3/ Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp - Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp ? - Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp ta cần có những biện pháp nào ? - Vận dụng những biện pháp đó và trong nghề nông như thế nào ? - Sự phát triển bền vững có liên quan gì đến sự đa dạng của hệ sinh thái ? - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/180 và bảng ghi nhớ - Thảo luận nhóm và trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét và bổ sung - Gọi 1 em trình bày và em khác nhận xét Yêu cầu đạt được : + Vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt và công cộng + Không vứt rác bừa bãi ... + Tuyên truyền và phát từ rơi để bảo vệ - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK bảng 60.3 và gọi một số bạn trình bày - Sau đó các nhóm thảo luận để nêu rõ các biện pháp bảo vệ, nhóm khác nhận xét - Các nhóm nghiên cứu thông tin trong bảng 60.4 và gọi đại diện nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét bổ sung HS cần chú ý : + Miền núi làm ruộng bậc thang + Vùng đồi núi trồng cây công nghiệp : chè, café, cao su, sơn... HS có thể trình bày : + Các hệ sinh thái có đáp ứng nhu cầu cho con người + Không làm kiệt quệ thiên nhiên + Luôn có chính sách khai thác và phục hồi bảo vệ TIỂU KẾT : II/ Bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái : 1/ Hệ sinh thái rừng : Học bảng 60.2 SGK/181 2/ Hệ sinh thái biển : Bảo vệ bãi cát và vận động người dân không săn bắn rùa tự do Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn và trồng lại rừng đã chặt phá Xử lí các nguồn chất thải dổ ra sông ra biển Làm sạch bãi biển 3/ Hệ sinh thái nông nghiệp : Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu con người Bảo vệ bằng cách: + Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như : lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp + Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để cho năng suất cao IV/ Củng cố và dặn dò : Học câu hỏi SGK Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: