Tích lũy chuyên môn Ngữ văn

Tích lũy chuyên môn Ngữ văn

 BÚT PHÁP ƯỚC LỆ CỦA NGUYỄN DU

 QUA CẢNH THUÝ KIỀU ĐƯA TIỄN THÚC SINH

Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại, trong truyện kiều, nguyễn du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ, có nhiều nhà văn sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sói mòn, nhàn chán không những bút pháp ước lệ của nguyễn du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật, điều đó thể hiện rất rỏ qua cảnh thuý kiều đưa tiễn thúc sinh về tự thú với hoạn thư.

 

doc 15 trang Người đăng vultt Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích lũy chuyên môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bút pháp ước lệ của nguyễn du
 Qua cảnh thuý kiều đưa tiễn thúc sinh
Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại, trong truyện kiều, nguyễn du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ, có nhiều nhà văn sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sói mòn, nhàn chán không những bút pháp ước lệ của nguyễn du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật, điều đó thể hiện rất rỏ qua cảnh thuý kiều đưa tiễn thúc sinh về tự thú với hoạn thư.
Thường thường khi chia tay người ta hay nắm lấy áo nhau tỏ tình quyến luyến, bịn rịn,níu áo dần dần trở thành một cách nói quen thuộc. “chàng ơi ,buông áo em ra/ để em đi chợ kẻo mà chợ trưa”(ca dao). Trong buổi tiễn đưa, kiều cũng níu áo chàng thúc. Cho đến chàng thúc lên ngựa, nàng mới chịu “chia bào” (buông áo). theo logic bình thường người này có buông áo, người kia mới lên ngựa được. ậ đây. nguyễn du cố ý sắp xếp lại: người lên ngựa, kẻ xuống bào”, theo tôi đây là một chi tiết cần được quan tâm, bởi vì qua cái chi tiết nhở như phi logĩc này, Nguyễn Du không chỉ thể hiện nỗi vấn vương, lưu luyến mà con thể hiện được tâm trạng đầy lo lắng của thuý kiều, nàg cố níu giữ thúc sinh về tự thú với hoạn thư là mong muốn cuộc sống yên ổn lâu dài. Nhưng trong nửa năm chung sống, qua chàng thúc, nàng đã biết ít nhiều về hoạn thư, riêng cái uy con gái quan thượng thư bộ lại của hoạn thư cũng đã đủ cho thuý kiều e ngại, nàng lo sợ mất chàng- mất cái chổ dựa duy nhất dữa chốn “nước non quê người”, nàng lại sẻ rơi vào cảnh bơ vơ chân trời góc bể, vì vậy nàng cố níu giữ chàng ngay cả khi chàng đã lên ngựa, bằng một chi tiết có tính ước lệ, Nguyễn Du đã phần nào diễn tả được cái tâm trạng “ngổn ngang trăm mối”của nàng kiều.
Rừng phong lúc chớm thu lá dần ngả sang màu đỏ được nhắc đến khá nhiều trong thơ ca cổ điển trung hoa, cái màu đỏ của lá phong mùa thu có tính ước lệ này qua tay thiên tài Nguyễn Du đã biến thành “ màu quan san” –gợi sự xa xôi, cách trở. Phải hiểu tâm trạng bất an của kiều khi chia tay thúc sinh về gặp hoạn thư nào có khác gì đi đến nơi xa xôi biên ải nếu theo logic bình thường thì rừng phong mới nhuốm “ màu quan san” thôi.nghĩa là lá phong đang ngẩ dần sang màu đỏ, kiều tiễn đưa thúc sinh lúc mới sang thu. Nhưng “ màu quan san” lại rất phù hợp với tâm trạng lo lắng bất an cuă nàng kiều lúc này, Nguyễn Du tả màu sắc qua tâm trạng, chỉ thay một dấu từ “nhuộn” sang “nhuốm” mà cái “màu quan san” càng thêm xa xôi, cách trở. đây cũng là một nội dung ý nghệ thuật của nguyễn Du chăng?
Thúc sinh đi rồi, kiều cứ đứng nhìn theo mãi: “Dặm hồng bụi kín chinh an/ trong người đã khuất mấy ngàn dâu xanh” thường khi tả đoàn quân xuất trạn mới có cảnh “dặm hồng bụi cuốn”.trong bình xa hành của đỗ phủ cùng với tiếng ngựa hí là cảnh cát bụi bay ngút trời. Người chinh phgu trong chinh phụ ngâm; “ thét roi cầu vị ào ào gió thu”. “ bụi cuốn” nghĩa là bụi mù trời. Gió ào ào Nguyễn Du tả thúc sinh đi về cô tích gặp hoạn thư chẳng khác gì đi ra chiến trận. Theo logíc bình thương thì không thật đúng, nửa năm ăn ở với người đẹp, giờ phải chia tay, chàng thúc chắc bịn rịn lắm nếu cóphi thì chang chỉ phi nước kiêu thôi, làm gì có chuyện “ bụi cuốn”mù trời như thế, ngay khi chia tay hoạn thư, vừa lên ngựa chàng đã: “ thẳng ruổi nước non quê người”, vẫn không thấy nguyễn du tả một tí bụi nào. cho dù thẳng ruổilà phi rất nhanh, phi theo kiểu nước đại để mau về gặp lại thuý kiều với tâm trạng háo hức, thúc sinh nhìn cái gì cũng đẹp: “ long lanh đáy nước in trời/ thành xây khói biếc , non phơi bóng vàng”. Phi nước đại như thế không hề có một tí bui nào. còn phi nước kệu lại “dặm hồng bụi cuốn”?đây chính là cảnh được nhìn qua tâm trạng đầy lo âu của nàng kiều. Bụi chắc có nhưng ít thôi, gió chắc cũng nhẹ thôi nhưng với nàng kiều: chàng thúc như đang đi vào nơi đầy bụi, gió bức chẳng khác gì ra trận. Mà chàng thúc đang “ra trận” thật, bởi vì chàng sắp “ chiến đấu” với hoạn thư- một cuộc chiến không cân sức giữa hai chàng non gan với bà vợ đầy uy lực vừa đây “uy ma,chứoc quỷ làm sao mà kiều có thể yên tâm được, một lần nữa ta hiểu thêm dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du qua một chi tiết hêt sức bình thường.
Thiết kế giáo án bài
Nước đại việt ta
A.Mục tiêu cần đạt:
giúp HS thấy được đoạn văn có ý nghĩa ngư lời tuyên ngôn đọc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của nguyễn trãi, lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẻ và thực tiễn.
B.Chuẩn bị:
-GV: chân dung nguyễn trãi, máy prọecter, phiếu học tập cho cá nhân, bảng phụ, phô to toàn bài bình ngô đại cáo phát trước cho HS tham khảo.
-HS: xem lại bài Nam Quốc Sơn Hà, tiểu sử nguyễn trãi (ở bài ca côn sơn) đã học ở lớp 7,sạo bài theo câu hỏi trong SGK và một số câu hỏi của giáo viên
-Tích Hợp: 
+phần văn : bài Nam quốc sơn hà, tiểu sử nguyễn trải, bài hai chử nước nhà.
+phần tiếng việt: giải nghĩa từ, phép liệt kê, đối
+phần tập làm văn:lập luận trong văn nghị luận văn chứng minh.
+tích hợp với một số kiến thức trong môn lịch sử.
C. Tiến trình Dạy- học
- Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV
Hình thức hoạt động của HS
Kêt quả cần đạt
I. Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm
>chiếu chân dung Nguyễn Trải
- em còn nhớ điều gì về thân thế, sự nghiệp nguyễn trải, hãy nói những điểm cơ bản về ông cho cả lớp cùng nghe?
-tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Hãy giải thích Bình Ngô Đại cáo có nghĩa là gì?
-Vì sao đánh giặc minh mà lại gọi là bình Ngô?
-Em hiểu “cáo”là một thể loại như thế nào?(lưu ý HS phân biệt cáo là một kiểu văn hành chính được viết theo thể loại văn nghị luận với báo cáo là một kiểu văn bản hành chính hiện nay)
-yêu cầu HS mở toàn bài văn bản dịch bài Bình Ngô Đại Cáo- giới thiệu bố cục một báo cáo nói chung, bài bình ngô đại cáo nói riêng bằng máy chiếu- giới thiêu vị trí của đoạn trích,
:” chiếu toàn bộ đoạn trích (chữ hán phiên âm, bản dịch)
-giáo viên đọc mẫu đoanh trích
-hỏi:em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn văn này?
-GV:Hướng dẫn đọc đoạn trích- gọi HS đọc.
-theo các em, đoạn trích Nước Đại Việt Ta có thể chia làm mấy phần? Nêu rõ nội dung từng phần?
--Chiếu Đáp án: bố cục của đoạn trích: 3 phần
+Hai câu đầu:nguyên lí nhân nghĩa.
+tám câu tiếp:chân lí về sự tồn tại độp lập có chủ quyền của dân tộc Đại Viêt.
+sáu câu còn lại: sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa, của chân lí độc lập dân tộc.
+chuyển ý bằng cách nêu vấn đề.
II. Hướng dẫn HS đọc-tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
-> Chiếu hai câu đầu
-gọi HS đọc hai câu đầu.
-hãy giải thích nghĩa của từ nhân nghĩa?
-qua hai cầu đầu, em hiểu cốt lỏi tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của nho giáo là gì?
-em hiểu “dân” ở đây là ai? “ yên dân” là như thế nào?
-nhưng để cho dân được yên ổn làm ăn, theo Nguyễn Trải thì việc trước hết phải làm là việc gì?
-em hiểu “bạo” ở đây là những kẻ nào?
-vậy qua hai câu đầu, em hiểu cốt lỏi tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trải là gì?
-trong hai nội dung đó, so với tư tưởng của nho giáo, em thấy nội dung nào kế thừa. Nội dung nào là mới?
->GV chốt:+cốt lỏi tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi là “yên dân” và “trừ bạo”. ngược lại , “trừ bạo” đánh đủi giặc minh xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc là để cho dân dược yên đó là lập trương chính nghĩa và cũng là mục đích của cuốc khởi nghĩa lam sơn.
+mối qua lại khăng khít ấy là một nguyên lí, một nguyên lí đúng với mọi thời đại-nguyên lí nhân nghĩa.
->Ghi tiêu đè của phần I.
-hai cầu đầu nêu nguyên lí nhân nghĩa, vậy lí lẻ ấy của tác giả xuất phát từ đâu?
# Chuyển: Trong tư tưởng của nguyễn trải, khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. chính vì vậy , sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trải đã khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền về dân tộc đại Việt .
*. chiếu tám câu tiếp theo, gọi một học sinh đọc.
-trong đoạn này, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào để xác định đọc lập, chủ quyền của dân tộc?căn cứ vào đâu em lại khẳng định như vậy?
Chiếu câu hỏi thảo luận: - nhiều ý kiến cho rằng: ý thứ dân tộc ở đoạn trích Nước đại việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước nam. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
-trước khi cho HS thảo luận , gọi một HS đọc lại bài Sông núi nước nam.
-chiếu đáp án: sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc của nước đại việt ta so với Sông núi nước nam.
GV chốt: +sự phát triển toàn diện sâu sắc về ý thức dân tộc trong nước đại việt ta.
+quan niệm hoàn chỉnh của Nguyễn trãi về quốc gia dân tộc.
-“văn hiến” nghi là gì?
-tại sao Nguyễn Trãi lại đưa “văn hiến”lên vị trí hàng đầu so với các yếu tố khác?
-cho HS xem một đoạn phim về văn miếu – quốc tử giám rồi chiếu lại câu hỏi trên.
*bình:
+đặt trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào thì “văn hiến”cũng là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định tư cách tồn tại đọc lập của một dân tộc.
+đưa yếu tố “văn hiến”lên đầu và việc nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn luôn của những người tài gỏi: “tuy mạnh yếucũng có”, cũng là một cách đập thẳng vào luận điệu coi thường dân ta, gọi dân ta là man dí, mọi kiến của bon phường bắc.
+ngày nay, hội nhập là xu thế phát triển chung của thời đại nhưng chúng ta phải giữa gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có thể nói, tư tưởng của nguyễn trãi dường như đi trước thời đại.
-đọc thầm lại đoạn hai và nhận xét về cách viết của nguyễn trãi trong đoạn này, đồng thời nêu tác dụng của cách viết ấy?
(GV nhắc HS xem chú thích 6 trong SGK về triều đại triệu)
-những cách viết ấy đã tạo nên một giọng văn như thế nào?giọng văn ấy góp phần thể hiện điều gì?
*chiếu sáu câu cuối
-trình bày lại nội dung khái quát của sáu câu này?
-để thể hiện được những điều đó, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?nhận xét cách trình bày các dẫn chứng đó?
(GV nhắc lại HS xem chú thích 12 trong SGK về tạo độ và ô mã nhi)
-cách chuyễn đoạn bằng từ ngữ chuyễn tiếp “ vậy nên” cho ta they giữa phần trên và phần này có mối quan hệ như thế nào về ý nghĩa? Qua sự chuyễn đoạn ấy,em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
->ghi tiêu đề của phần ba
(hai câu cuối đột nhiên ngắn lại tạo một giọng điệu đanh chắc, khẳng định một cách đanh thép sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa quốc gia, dân tộc)
III Hướng dẫn HS tổng kết bài:
*Chiếu câu hỏi: Bình ngô đại cáo đước coi như là bản tuyên ngôn đọc lập thứ hai trong lịch sử dân tộc ta, có thể noi: nội dung cốt lõi, tinh thần và cả lời văn của bản tuyên ngôn đó được gói gọn trong đoạn trích Nước Đại Việt Ta. Tại sao có thể nói như vậy?
*GV mở rộng:
-sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận cuă nguyễn trãi.
-vị trí quan trọng của đoạn trích so với toàn bài cáo.
 ... hiện thân củă vẻ đẹp tâm hồn, lòng vị tha và đức hi sinh thầm lặng, khiêm nhường, những cử chỉ dịu dàng, sự chăm sóc tỉ mĩ, ân cần, những lời động viên và thấu hiểu tâm trạng của chồng, rồi tấm áo vá và những bước đi rất nhẹ trên bực cầu thang gỗ đã mòn lõm- bấy nhiêu chi tiết ấy đã đủ để nhân vật liên, dù chỉ hiện ra trong chóc lát ở phần đầu của truyện, cũng để lại ấn tượng cho người đọc về một hình tượng đẹp giản dị mà sâu xa, sau bao nhiêu năm tháng bôn tẩu, mà cuộc đời dành cho những chuyến đi khắp mọi chân trời, đến lúc này,ở những ngày tháng cuối của cuộc đời mình, nhĩ mới thấy và hiểu được nơi bến đậu bình yên, điểm tựa cho cuộc đời anh chính là gia đình là người vợ ruốt đời tần tẩo, thầm lặng, nhĩ nói với liên cả lòng biết ơn xen lẫn niềm ân hận: “ruốt đời anh chỉ làm em khổ tâmmà em vẫn nín thinh”. Và liên đã trã lời: “có hề sao đâu.miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này.”
Trong cái buổi sáng có lẻ là buổi cuối cùng của đời mình,nhĩ vô cùng khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi những đẫ trở nên xa vời đối với anh, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống- những giá trị thường bị người ta bỏ quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người đi tìm đến, sự thức nhận này chỉ đến với người ta ở cái độ đã tong trãi, với nhĩ đó là lúc cuối đời, khi phải nằm trên gường bệnh, đây là một nghịch lí trớ triêu của cuộc đời: khi nhận ra được giá trị đích thực và giản dị của cuộc sống, thì người ta lại không còn thời gian và khả năng để có thể đạt tới được, bởi thế, ở nhĩ đó là sự thức tĩnh có xen niềm ân hận và nỗi xót xa, không thể làm được cái điều mình khao khát, nhĩ đã nhờ con mình thay mình đi sang bên bờ kia sang, đặt chân lên bãi bờ phù sa màu mỡ,nhưng ở đây anh lại gặp một nghịch lí nữa: đứa con không hiểu ước muốn của cha, nên làm một cách miễn cữơng và rồi bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn nó gặp trên đường đi, để rồi có thể lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày. từ sự việc ấy, nhĩ đã nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của cuộc đời người: “con người ta trên đường đi thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.anh không trách đứa con trai bởi vì “nó đã có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?hạo chăng đã có anh tong trãi, đã tong in gót khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hêt sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điêu riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẻ không bao giời giải thích hết”.
ở đoạn kết, khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi và bờ đất bên kia sông, nhĩ đã làm một cử chỉ có vẻ kì quặc, nhưng với anh dường như là điều vô cùng hệ trọng và khẩn cấp: “anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn rót lại để đủ mình nhô người ra ngoài giơ một cánh tay gành guộc ra phía ngoài cữa sỗ khoát khoát- y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”. Hành động cuối cùng này của nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc dục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày những hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơ. đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững.
Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 điều là những quan sát, chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời và con người, ngòi bút của Nguyên Minh Châu hướng vào đời sống thế sự, nhân sinh thường ngày để phát hiện chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giớ hạn chật hẹp trong những cách nhìn, cách nghĩ quen thuộc của xã hội và của chính tác giả, nhiều tâc phẩm của Nguyễn Minh Châu là những cuộc đối chứng với quan niệm và nhận thức cũ.để nhận ra và thấu hiểu cái điều mà tác giả gọi là “cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan”,điều đặc sắc trong bên quê là ở chổ triết lí của truyện là những chiêm nghiệm thâm trần mà giản dị, mang ý nghĩa tổng kết một cuộc đời người, chỉ có thể có được dưới ngòi bút một nhà văn thực sự thấu hiểu lí lẽ đời, tình đời, không chỉ sống nhìêu mà còn có năng lực nghiệm sinh sâu sắc.
Tạo nên thành công đặc sắc của truyện không phải chỉ do triết lí thâm trầm đã phân tích ở trên, mà còn bởi một nghệ thuật viết truyện già gặn của tác giả: từ ngòi bút miêu tả thiên nhiên miêu tả và phân tích tâm lí điều hết sức tinh tế, sáng tạo tình huống, chứa đựng nhiều ý nghĩa, sử dụng nhiều hình ảnh và chi tiết ngệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng, sáng tạo hình ảnh biểu tượng vốn là một sở trường của ngòi bút Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là trong truyện ngắn. ở bến quê, hầu như mọi hình ảnh ,chi tiết điều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng, hai lớp nghĩa này mang nghĩa thống nhất. Khiến cho các hình ảnh không bị tước đi giá trị tạo hình và sức gợi cảm để chỉ còn hình ảnh ước lệ, ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hinh ảnh thực, nhưng phải xem xét hệ thống hình ảnh và chỉ có thể toát lên khi cài đặt vào sự quy chiếu của chủ đề tác phẩm.
Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của nhĩ lúc gần sáng, hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của nhân vật nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng, hình ảnh bãi bồi, bên sông và toàn khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện thực ra cũng mang một ý nghĩa khái quất, biểu tượng, đó là vẻ đẹp đời sống trong những cái gần gũi, bình dị thân thuộc như một bến sông quê, xứ sở.
Chi tiết đứa con trai của nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế bên đường và hình ảnh nhĩ với những động tác, cử chỉ khác thường ở cuối truyện điều mang biểu tượng rất rõ,.việc sử dụng đậm đặc các hình ảnh và chi tiêt biểu tượng làm cho tác phẩm của Nguyễn Minh Châu chứa đựng nhiều tư tưởng và ý nghĩ sâu rộng hơn ý nghĩa thực của những cái được miêu tả, lại có khả năng gợi mở nhiều liên tưởng suy ngẫm ở người đọc.
4. hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu đã đột ngột dừng lại lúc tài năng và tư tưởng của nhà văn đạt tới độ chín, cũng là khi công cuộc đổi mới văn học nước ta mới bước vào chặng đầu, trông cuộc hội thảo tưởng niệm Nguyễn Minh Châu nhân ngày dỗ đầu của ông, nhà văn nguyên ngọc đã tôn vinh Nguyễn Minh Châu “thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”.trong con người và mỗi trang sách của Nguyễn Minh Châu, với cái vẻ khiêm nhường, thâm trầm, giản dị luôn cháy sáng một ngọn lửa nồng đượm-ngọn lửa được thắp lên từ khát vọng tìm kíêm sự thật và tinh thần nhân bản bền vững, tình yêu thương con người đến khắc khoải như một mối quan hoài. Ngọn lửa ấy vẫn tiếp tục tảo được ánh sáng và truyền sức nóng của nó đến với các thế hệ người đọc.
Giúp em làm tốt bài văn nghị luận ở lớp 7
Đề bài:
 	Nhân dân ta có câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng, em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Bài làm:
Một trong yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách là một môi trường sống, bởi thế nhân dân ta đã có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó, vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
“gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây rat ay là điều khó tránh khỏi, ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẻ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẻ dể thành người tốt, con sống trong môi trường xấu sẻ dể thành kẻ xấu.
“Gần mực thì đen”, chí phèo trong truyện nhà văn nam cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi tù , sau bao năm, trở về quê cũ, chí phèo thay đổi hẳn, hắn đã trở thành con quỷ ở làng vũ đại, chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nhiệt đã đầy đạo cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế nào, ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất, mãnh tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lễ phép, biêt chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của mãnh tử cho cậu bế gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này mạnh tử trở thành bậcđại hiền của trung quốc.
Nhưng cũng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởỉ lúc đó ta cẩn then, lại có khi, gần đen chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy, sống trong môi trường xấu xa biêt giữa mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đem đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịư thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày khồng tồi luỵện sẻ hàn rỉ, trở thành vật vô dụng.
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chíên sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường họ không đầy bom rơi lửa đạn những cũng thật cam go, khắc nghiệt,sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán dương của quân địch, liệu có phản bội tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc linh nguỵ, bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội cụ hồ? Sống quanh những lời xì xầm, bàn tán, bị coi là việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc?trong môi trường ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chỉ cần bộ óc nhanh nhạy mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân. trong văn học ta thấy điều này thể hiện rất rõ. ậ truyện những người khốn khổ (vichto huygô), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn tràn đầy ánh sáng của sự sống, cuảe niềm lạc quan, yêu đời, chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bong voi ở công viên, như chú bé luôn vui vẻ, chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch, hình ảnh và tâm hồn cao thượng của chú bé sẻ luôn sống trong lòng các thế hệ bạn đọc, cô bé Cô-dét dù sống trong tong lớp dưới đáy của xã hội pháp nhưng tâm hồn cô luôn trong trẻo, chú bé Rê-mi (không gia đình) dù chưa được tìm cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thói xấu ở đời, và trong đồi mắt của rê mi ta luôn thấy tràn ngập niềm yêu thương, ngược lại, thật đáng buồn ngày nay có một số bạn trẻ sống trong gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tệ nạn, trở nên hư hang.
Tóm lại. : Câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”đã giúp ta thấy rõ rằng môi trường sống có ảnh hưởng nhở đến mỗi con người, nhưng dù ở môi trường không tốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đoá sen thơm ngát: “gần bùn mà hôi tanh mùi bùn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu(1).doc