Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú (6 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú (6 tiết) - Năm học 2021-2022

B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. MỤC TIÊU.

1.1. Kiến thức:

- Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp thú.

- Tìm hiểu tính đa dạng của lớp thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau

- Nêu vai trò của lớp thú đối với tự nhiên và đời sống con người, nhất là những thú nuôi.

- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú và những loài thú khác.

1.2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát cấu tạo ngoài của thỏ

- Kĩ năng xem băng hình. Kĩ năng tóm tắt nội dung đã xem băng hình.

- Kĩ năng hoạt động nhóm

1.3. Thái độ:

Giáo dục học sinh thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.

1.4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực.

1.4.1. Năng lực: Hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học

1.4.2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.

 

docx 14 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú (6 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 4349	 Ngày soạn: 5/2/2022
 Tuần: 2225 	 Lớp dạy: 7A
CHỦ ĐỀ: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ( 6 tiết)
A. KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thời gan
Tiến trình dạy học
Tiết 1
(45 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KT 1: A. Bộ thú huyệt, bộ Thú túi.
Tiết 2
(45 phút)
KT 2: B. Bộ Dơi và bộ Cá voi.
Tiết 3
(45 phút)
KT 3: C. Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
Tiết 4
(45 phút)
KT 4. D. Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. ( T1)
Tiết 5
(45 phút)
KT 5: D. Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng.(T2)
Tiết 6-7
(90 phút)
KT 6: E. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. MỤC TIÊU.
1.1. Kiến thức:
- Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp thú.
- Tìm hiểu tính đa dạng của lớp thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau 
- Nêu vai trò của lớp thú đối với tự nhiên và đời sống con người, nhất là những thú nuôi.
- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú và những loài thú khác.
1.2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát cấu tạo ngoài của thỏ
- Kĩ năng xem băng hình. Kĩ năng tóm tắt nội dung đã xem băng hình.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
1.3. Thái độ:
Giáo dục học sinh thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
1.4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực.
1.4.1. Năng lực: Hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ sinh học
1.4.2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 2. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hỏi đáp, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, kĩ thuật tia chớp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
3. CHUẨN BỊ.	
3.1. Giáo viên: 
 Tiết 1
Chuẩn bị tranh vẽ phóng to tranh vẽ phóng to H48.1, H48.2 SGK.
Phiếu học tập
Tiết 2. 
Chuẩn bị tranh vẽ phóng to tranh vẽ phóng to H49.1, H49.2 SGK.
Phiếu học tập
Tiết 3.
 Chuẩn bị tranh vẽ phóng to tranh vẽ phóng to H50.1, H50.2, H50.3 SGK.
Tiết 4
Chuẩn bị tranh vẽ phóng to tranh vẽ phóng to H50.1, H50.2, H50.3 SGK, vieo, máy tính, tivi.
Bảng phụ
Tiết 5. Chuẩn bị tranh vẽ phóng to tranh vẽ phóng to H 50.4 SGK.
Bảng phụ
Tiết 6. Video, máy tính, ti vi
3.2. Học sinh
Tiết 1
Đọc trước nội dung về bộ thú huyệt, bộ thú túi
Tiết 2. 
Đọc trước nội dung về bộ dơi, bộ cá voi
Sưu tầm tư liệu về cá voi
Tiết 3.
 Đọc trước nội dung về bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
Tiết 4
Đọc trước nội dung về cá bộ móng guốc
Kẻ trước bảng: Cấu tạo, đời sống, và tập tính một số đại diện thú móng guốc vào vở
Tiết 5. Đọc trước nội dung về bộ linh trưởng, vai trò của thú, đặc ddierm chung của thú. Giấy roki
Tiết 6. Xem trước yêu cầu của bài thực hành
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới về sự đa dạng của thú.
b. Phương thức dạy học: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm dự kiến: Sản phẩm là kết quả hoạt động của học sinh.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
Kĩ thuật tia chớp
- GV: Yêu cầu học sinh kể tên các động vật lớp thú mà em biết
- HS: Lần lượt từng học sinh kể 1 đại diện
- GV: Nhận xét, chốt.
Giáo viên gợi ý thêm rất nhiều loài thú khác sống ở mọi nơi
- HS: Lắng nghe
Hoạt động 2: Nghiên cứu hình thành kiến thức (252 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về: Bộ thú huyệt, bộ thú túi. (40 phút)
a. Mục tiêu: 
Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (thú huyệt, thú túi).
b. Phương thức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân, quan sát hình ảnh.
c. Sản phẩm dự kiến: Sản phẩm là kết quả hoạt động của học sinh về bộ thú huyệt, bộ thú túi.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ các loài thú có ích
- GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK/156, trả lời câu hỏi:
Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào?
Các loài thuộc lớp thú có đặc điểm đặc trưng nào?
- HS: Tự đọc thông tin trong SGK và theo dõi sơ đồ các bộ thú, trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+ Số loài nhiều.
- GV: Vậy để biết lớp thú được phân chia khái quát như thế nào cả lớp quan sát sơ đồ SGK/156, ghi nhớ sơ đồ.
Qua sơ đồ hãy cho biết dựa vào đặc điểm nào để phân loại lớp thú?
 - HS: Có lông mao và tuyến sữa.
- GV: Căn cứ vào đặc điểm sinh sản chia lớp thú thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
- HS: 2 nhóm là nhóm thú đẻ trứng và nhóm thú đẻ con.
- GV: Căn cứ vào đặc điểm con non, nhóm thú đẻ con được phân chia như thế nào?
- HS:
+ Con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ là bộ thú có túi.
+ Con sơ sinh phát triển bình thường gồm các bộ còn lại.
- GV: Nêu nhận xét và bổ sung thêm: Ngoài đặc điểm sinh sản, khi phân chia người ta còn dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng như: Bộ ăn thịt, bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ.
- HS: Lắng nghe GV giảng.
- GV: Quan sát hình 48.1 và 48.2 về đặc điểm của KANGURU và THÚ MỎ VỊT, hãy nối các đặc điểm cho phù hợp.
Phiếu học tập.
KANGURU
THÚ MỎ VỊT
1. Sống ở nước ngọt và ở cạn.
2. Chi sau lớn và khỏe
3. Sống ở đồng cỏ
4. Chi có màng bơi
5. Đẻ con
6. Di chuyển bằng cách nhảy
7. Di chuyển bằng cách đi trên cạn và bơi trong nước
8. Có vú
9. Con sơ sinh bình thường
10. Liếm sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ
11. Đẻ trứng
12. Không có vú, chỉ có tuyến sữa
13. Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động
14. Con sơ sinh rất nhỏ
- HS: Quan sát hình, thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày sản phẩm
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức
- GV: Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà xếp vào lớp thú
- HS: Trả lời
- GV: Kanguru là loại “ Yêu chiều” con nhất, luôn mang theo con bên mình. Theo em, tại sao kanguru phải nuôi con trong túi da ở bụng mẹ? Kanguru con lấy sữa mẹ bằng cách nào?
- HS: Trả lời
A. Bộ thú huyệt, bộ thú túi
I. Sự đa dạng của lớp thú.
- Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài, 26 bộ. ở việt nam đã phát hiện 275 loài. 
- Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi, tập tính sống.
II. Bộ thú huyệt và bộ thú túi.
1. Bộ thú huyệt.
- Đại diện : Thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương.
- Mỏ rộng dẹp, bộ lông rậm mịn không thấm nước, chân có màng bơi.
- Đẻ trứng, trứng được ấp nở thành con non có răng sữa mọc trên hàm
Nuôi con bằng tuyến sữa chưa có núm vú.
2. Bộ thú túi
( Lệnh ▼ trang 157 không thực hiện)
- Đại diện là kanguru sống thành từng đàn ở đồng cỏ châu Đại dương.
- Cơ thể cao tới 2m, chi sau lớn khoẻ đuôi to dài để giữ thăng bằng khi nhảy.
- Đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ và được tiếp tục nuôi trong túi da ở bụng mẹ, bú mẹ thụ động.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Bộ Dơi và bộ Cá voi.(45 phút)
a. Mục tiêu: 
Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (bộ dơi, bộ cá voi).
b. Phương thức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân, quan sát hình ảnh.
c. Sản phẩm dự kiến: Sản phẩm là kết quả hoạt động của học sinh.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
- GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I SGK kết hợp quan sát H49.1
- GV: Nêu đặc điểm về đời sống của dơi?
Cấu tạo ngoài của dơi thích nghi với đời sống bay như thế nào?
Dơi di chuyển bằng cách nào?
Chi sau của dơi yếu có vai trò gì? 
- HS: Nghiên cứu thông tin trả lời.
+ Bộ dơi đại diện cho thú biết bay (Là thú duy nhất thật sự biết bay)
+ Chi trước biến đổi thành cánh da. Cánh da là 1 màng mỏng rộng phủ lông mao thưa mềm mại nối liền cánh tay, ống tay các xương bàn và xương ngón với mình chi sau và đuôi.
+ Màng cánh rộng thân ngắn nên dơi có cách bay thoăn thoắt, thay đổi hướng bay linh hoạt, chặn đường bay của sâu bọ và đớp lấy chúng một cách dễ dàng
+ Bám chặt vào cành cây, khi dơi bắt đầu bay chúng chỉ việc rời vật bám
- GV: Chốt kt
- GV: Dơi bay bình thường với vận tốc 15 – 16 km/giờ, bay nhanh với vận tốc 50 km/giờ. Dơi xứ lạnh hằng năm bay về phương nam để tránh rét để rồi về mùa hè lại bay về quê cũ với quãng đường dài từ 100 – 1000 km tùy từng loài dơi
- GV: Dơi thường kiếm ăn vào thời gian nào? Thức ăn của dơi là gì? 
- HS: Hoạt động kiếm ăn vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn là sâu bọ, hoa quả
- GV: Dựa vào loại thức ăn dơi được phân làm 2 loại: Dơi ăn quả và dơi ăn sâu bọ.
→ Yêu cầu học sinh quan sát cấu tạo bộ răng của dơi ăn sâu bọ.
Bộ răng của chúng có gì thích nghi với đời sống ăn sâu bọ?
- GV:Dơi thường có tập tính gì? Tại sao dơi lại có tập tính đó?
- HS: Các răng nhọn rễ ràng phá vỡ vỏ kitin của sâu bọ. 
 Dơi có hiện tượng ngủ đông trong các hang động, trong gác chuông nhà thờ. 
- GV: Do khi nhiệt độ môi trường có thể xuống tới 00C hay thấp hơn trong giấc ngủ đó nhịp thở chỉ còn từ 5 – 6 lần/phút, nhịp tim 15 – 16 lần/phút nghĩa là mức hoạt động cơ thể giảm xuống rất nhiều, con vật tiết kiệm được năng lượng
 Ngược lại vào mùa hoạt động nhịp thở 96 lần/phút nhịp tim 42 lần/phút
GV: Cho biết vai trò của dơi đối với đời sống con người?
- HS:
+ Lợi ích: tiêu diệt sâu bọ, phân dơi được sử dụng làm phân bón, sản xuất thuốc nổ.
+ Tác hại: dơi ăn quả phá hại cây quả, mùa màng.
- GV: Em hãy quan sát hình 49.2 rồi đánh dấu vào trước đặc điểm cho là đúng về cá voi.
- HS: Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
1. Chi trước biến đổi thành dạng vây bơi
2. Chi sau nhỏ yếu
3. Đuôi ngắn
4. Bơi uốn mình theo chiều dọc
5. Ăn thực vật biển
6. Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của mồi
7. Chi sau tiêu biến
8. Có vây đuôi
9. Ăn tôm, cá, động vật nhỏ
10. Không có răng, lọc mồi bằng cac khe của tấm sừng miệng.
- GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
- HS: Lắng nghe
- GV: Nhận xét về đặc điểm hô hấp và sinh sản của cá voi?
- HS: Hô hấp bằng phổi
- GV: Tại sao không xếp cá voi vào lớp cá mà xếp vào lớp thú?
- HS: Cá voi đẻ con, con cái có 1 đôi tuyến vú nằm ở bên háng tiết sữa.
+ Chi trước biến thành vây song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi ở động vật có xương sống ở cạn
Sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa
- GV: Nhận xét, bổ sung
Miệng không có răng hàm trên có nhiều tấm sừng rủ xuống như chiếc sàng lọc nước → Khi cá voi há miệng nước mang theo cá, tôm, vào miệng cá khi chúng ngậm miệng lại thức ăn được giữ lại trong miệng còn nước qua khe các tấm sừng ra ... nhóm, cá nhân, quan sát hình ảnh.
c. Sản phẩm dự kiến: Sản phẩm là kết quả hoạt động của học sinh.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 51.1, 51.2, 51.3 để trả lời câu hỏi:
a. Chi của các loài thú trên có đặc điểm gì khác nhau( số lượng ngón, ngón nào phát triển) ?
b. Trong các loài trên:
Loài nào thường sống thành bầy, đà, loài nào thường sống riêng lẻ?
Loài nào có tập tính nhai lại?
c. Dựa vào các đặc điểm khác nhau của các loài thú đã nêu ở câu a, b coa thể chia thú móng guốc làm mấy bộ? Đó là những bộ nào?
d. Đặc điểm đặc trung của thú móng guốc là gì?
- HS: Cá nhân trả lời và viết câu trả lời vào vở nháp. Lần lượt từng học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét
- GV: Nhận xét
Diện tích tiếp xúc với đất hẹp di chuyển nhanh. Thú móng guốc di chuyển nhanh vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất nên S tiếp xúc với đất hẹp.
- GV: Yêu cầu HS chọn từ phù hợp điền vào bảng/167.
- HS: Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng kiến thức. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Đưa nhận xét và đáp án đúng.
 D. Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. ( T1)
I. Các bộ móng guốc.
- Thú móng guốc số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
- Thú móng guốc chia làm 3 bộ: bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ, bộ voi.
Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc
Tên động vật
Số ngón chân
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Chẵn 
Không sừng
ăn tạp
Đàn
Hươu
Chẵn 
Có sừng
Nhai lại
Đàn
Ngựa
Lẻ (1)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Voi
Lẻ (5)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Tê giác
Lẻ (3)
Có sừng
Không nhai lại
Đơn độc
Những câu trả lời lựa chọn
Chẵn,Lẻ(3 ngón), 1 ngón. Lẻ(5 ngón)
Có sừng
Không sừng
Nhai lại
Không nhai lại
ăn tạp
Đàn
Đơn độc
- GV: Tìm đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ?
- HS: Các nhóm sử dụng kết quả của bảng trên, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Số ngón chân có guốc.
+ Sừng, chế độ ăn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về:
+ Đặc điểm chung của bộ
+ Đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ guốc chẵn và guốc lẻ.
- GV: trong các thú móng guốc trên, có loài còn nhiều, có loài số lượng còn rất ít, trong đó tê giác ngày nay số lượng còn rât ít, có loài đã tuyệt chủng
- GV: Cho học sinh xem video về đời sống của Tê giác.
- HS: Xem video
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. 
a. Mục tiêu: 
Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp thú. Tìm hiểu tính đa dạng của lớp thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau: Bộ linh trưởng
Nêu vai trò của lớp thú đối với tự nhiên và đời sống con người, nhất là những thú nuôi.
b. Phương thức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân, quan sát hình ảnh
c. Sản phẩm dự kiến: Sản phẩm là kết quả hoạt động của học sinh.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
- GV: Chiếu hình một số đại diện của bộ linh trưởng.
Hãy gọi tên các đại diện có trên hình?
- HS: Trả lời Khỉ, vượn .. 
- GV: Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng?
- HS: Là những thú đi bằng bàn chân, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.
- GV: Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi?
- HS: Chi có khả năng cầm nắm, bám chặt.
- GV: Không giống như những động vật có vú khác, khỉ có chỉ số thông minh tương đối cao và chỉ xếp sau chỉ số thông minh của người. các nhà di truyền học đã chỉ ra rằng 99% cấu trúc ADN của tinh tinh giống với con người. 
- GV: Giới thiệu các đặc điểm của khỉ, vượn, khỉ hình người như SGK
- HS : Lắng nghe
- GV : Chốt kiến thức
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về lớp thú, thông qua các đại diện để tìm đặc điểm chung.
Chú ý đặc điểm: bộ lông, đẻ con, răng, thân nhiệt
- HS: Trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. 
D. Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng.(T2)
II/ Bộ linh trưởng.
 (Lệnh ▼ trang 168 không thực hiện)
Bộ linh trưởng:
Đi bằng 2 chân.
Bàn tay, bàn chân có 5 ngón.
Ngón cái đối diện với các ngón còn lại thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.
Ăn tạp.
III/ Đặc điểm chung của lớp thú.
(Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong)
Đặc điểm chung của lớp thú: Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Có lông mao bao phủ cơ thể.
+ Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm .
+ Thú là động vật hằng nhiệt.
IV/ Vai trò của thú
Điền tên các loài thú ở nước ta tương ứng với các vai trò sau
Vai trò
Tên loài thú
Cung cấp thực phẩm
Cung cấp dược liệu
Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ
Cung cấp nguyện liệu thí nghiệm
Tiêu diệt gặm nhấm có hại
Tạo sức kéo
- HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét
- GV: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
- HS: Bảo vệ các động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắn, tổ chức chăn nuôi loài có giá trị kinh tế.
- GV: Nhận xét ý kiến của HS và yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV: Chiếu video Voi phá hoại hoa màu của người dân ở Đồng nai
- HS: Xem video
GDBĐKH: Cần phải bảo vệ môi trường sống của Voi, thiếu nơi ở, thiếu thức ăn nên Voi phá hoa màu
- Cung cấp thực phẩm
- Cung cấp nguyện liệu thí nghiệm 
- Cung cấp dược liệu
- Tạo sức ké
- Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ
 - Tiêu diệt gặm nhấm có hại 
*Biện pháp bảo vệ 
+ Bảo vệ động vật hoang dã.
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.
+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
+ Bảo vệ môi trường sống hiện nay
Hoạt động 2.6: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú.(52 phút)
a. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú và những loài thú khác.
b. Phương thức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân, Xem băng hình
c. Sản phẩm dự kiến: Sản phẩm là kết quả hoạt động của học sinh.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
- GV: Cho HS xem video về đời sống và tập tính của thú 
Lưu ý:
+ Môi trường sống: Thú bay lượn; Thú ở nước; thú ở đất; Thú sống trong đất
+ Cách di chuyển,
+ Cách kiếm ăn,
+ Hình thức sinh sản
- HS: Xem video, ghi lại những đặc điểm vể đời sống và tập tính của thú.
 - GV: Dành 7’ để HS hoàn chỉnh nội dung bài của nhóm.
- HS: 1- 2 nhóm báo cáo kết quả quan sát được, nhóm khác nhận xét.
- GV: Thông báo đáp án đúng để các nhóm để các nhóm tự sửa chữa.
E. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú.
Hoạt động 3. Luyện tập (13 phút)
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung về đa dạng của thú
b.Phương pháp, hình thức dạy học: Vấn đáp
c. Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của học sinh.
d. Năng lực hướng tới: Tự học và tự chủ, năng lực nhận thức khoa học tự nhiên.
GV: Chiếu nội dung bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh làm bài
HS: Làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai?
A. Chân có màng bơi. B. Mỏ dẹp.
C. Không có lông. D. Con cái có tuyến sữa.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng?
A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.
B. Có chi sau và đuôi to khỏe.
C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.
D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.
Câu 3: Hiện nay, lớp Thú có khoảng bao nhiêu loài?
A. 1600.         B. 2600.         C. 3600.         D. 4600.
Câu 4: Thức ăn của cá voi xanh là gì?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác. B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
C. Phân của các loài động vật thủy sinh. D. Các loài sinh vật lớn.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai?
A. Có đuôi. B. Không có xương ngón tay.
C. Lông mao thưa, mềm mại. D. Chi trước biến đổi thành cánh da.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Răng hàm có mấu nhọn. B. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
C. Răng cửa ngắn, sắc. D. Các ngón chân có vuốt cong.
Câu 7: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ?
A. Chuột chù và chuột đồng. B. Chuột chũi và chuột chù.
C. Chuột đồng và chuột chũi. D. Sóc bụng xám và chuột nhảy.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về thú móng guốc là đúng?
A. Di chuyển rất chậm chạp.
B. Diện tích chân tiếp xúc với đất thường rất lớn.
C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
Câu 9: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật nhai lại?
A. Ngựa vằn         B. Linh dương         C. Tê giác         D. Lợn.
Câu 10: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành?
A. Răng nanh.      B. Răng cạnh hàm.
C. Răng ăn thịt.      D. Răng cửa.
D. Đốt cuối của mỗi ngón chân có móng bao bọc gọi là vuốt.
Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn ( 3 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 
b. Phương thức dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày sản phẩm tìm hiểu của mình về lớp chim
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi
- GV: Số lượng tê giác bị săn trộm tại Nam Phi tăng mạnh từ năm 1990 – 2013. Em hãy nêu một số biện pháp khắc phục tình trạng săn bắt tê giác nói riêng và các loài động vật hoang dã, quý hiếm nói chung?
- HS: Từ hiểu biết của bản thân trả lời.
Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng ( 13 phút)
a. Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
b. Phương thức dạy học: Vấn đáp
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày sản phẩm tìm hiểu của mình về mở rộng kiến thức
d. Năng lực hướng tới: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.
- GV: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “ Nhát như thỏ đế”
- HS: Từ hiểu biết của bản thân trả lời
- GV: Trong chăn nuôi thỏ người ta không làm chuồng bằng tre, gỗ vì thỏ sẽ gặm hư chuồng
- HS: Lắng nghe
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4 phút)
5.1. Tổng kết (3 phút)
Gọi học sinh đọc kết luận SGK trang 158, 161, 164, 169
5.2. Hướng dẫn tự học.( 1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi trang 158, 161, 165, 169 SGK.
- Độc “Em có biết” trang 158, 161, 165, 169 SGK
Chuẩn bị tiết sau ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chu_de_da_dang_cua_lop_thu_6_tiet_nam.docx