Một số kinh nghiệm giúp Học Sinh yêu thích học môn Vật lý 7

Một số kinh nghiệm giúp Học Sinh yêu thích học môn Vật lý 7

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học – kĩ thuật của nước Việt nam nói riêng và thế giới nói chung, thì xã hội ngày càng cần có những con người có tri thức sâu rộng, tư duy sáng tạo và tài năng sáng chế. Đó đã trở thành một mục tiêu mà các trường học muốn đạt đến. Cùng với những thay đổi trong phương pháp dạy và học do Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trương đề ra thì đòi hỏi giữa người thầy giáo và học sinh cần có những sự phối hợp nhịp nhàng nắm bắt kiến thức và vận dụng có hiệu quả trong thực tế. Do vậy, người thầy không chỉ trang bị cho mình kiến thức sâu rộng, chuẩn bị giáo án tốt hay đồ dùng dạy học đầy đủ. Mà quan trọng hơn hết là cần truyền thụ cho học sinh tính tự định hướng trong việc học, tự nghiên cứu tìm tòi kiến thức. Đặc biệt vật lý là một môn học quan trọng có nhiều ứng dụng trong thực tế, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa nó còn giúp con người tìm hiểu thêm về vũ trụ vốn có nhiều bí ẩn. Và vật lý chính là môn học nhập môn trong trường học giúp con người có điều kiện bước vào khám phhá thế giới vật lý nhiều bí ẩn và thú vị.

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 701Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm giúp Học Sinh yêu thích học môn Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội Dung
MỤC LỤC .	
A.PHẦN NÓI ĐẦU 
I. Lý do đề xuất SKKN.  
II. Mục đích SKKN.
III. Cơ sở và đối tượng SKKN. ..
1.Cơ sở lí luận 
a. Nhiệm vụ của việc dạy bộ môn Vật Lý trong trường THCS 
b. Làm thế nào để học sinh yêu thích học tập một môn học 
2. Cơ sở thực tiễn 
a. Thực trạng tình hình .
b. Những tồn tại nguyên nhân .. 
c. Giải quyết thực trạng vấn đề .. .. 
3. Đối tượng của SKKN. .. 
IV. Phạm vị thực hiện  
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Quá trình thực hiện 	
1. Những việc đã làm..
2. Thời gian . .
3. Phương pháp thực hiện. .
II.Kết quả.	
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 	
Trang
1
2
3
3
3 - 4
4
4 - 5
5
5
5
5
6
6 – 16
16
16 - 17
17
18 - 19 
A : PHẦN MỞ ĐẦU
I>LÝ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học – kĩ thuật của nước Việt nam nói riêng và thế giới nói chung, thì xã hội ngày càng cần có những con người có tri thức sâu rộng, tư duy sáng tạo và tài năng sáng chế. Đó đã trở thành một mục tiêu mà các trường học muốn đạt đến. Cùng với những thay đổi trong phương pháp dạy và học do Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trương đề ra thì đòi hỏi giữa người thầy giáo và học sinh cần có những sự phối hợp nhịp nhàng nắm bắt kiến thức và vận dụng có hiệu quả trong thực tế. Do vậy, người thầy không chỉ trang bị cho mình kiến thức sâu rộng, chuẩn bị giáo án tốt hay đồ dùng dạy học đầy đủ. Mà quan trọng hơn hết là cần truyền thụ cho học sinh tính tự định hướng trong việc học, tự nghiên cứu tìm tòi kiến thức. Đặc biệt vật lý là một môn học quan trọng có nhiều ứng dụng trong thực tế, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa nó còn giúp con người tìm hiểu thêm về vũ trụ vốn có nhiều bí ẩn. Và vật lý chính là môn học nhập môn trong trường học giúp con người có điều kiện bước vào khám phhá thế giới vật lý nhiều bí ẩn và thú vị. Tuy nhiên, ngày nay lại có quá nhiều vấn đề khác chi phối làm cho một số học sinh dần mất đi niềm đam mê học tập và tính sáng tạo. Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, tôi nghĩ rằng người thầy cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng,sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Đó là điều làm tôi phải suy nghĩ để “Làm thế nào gây hứng thú học tập cho học sinh”. Xuất phát từ những thực trạng chung hiện nay, là một người giáo viên với một số năm công tác tôi muốn đưa ra một vài kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tự hình thành ý thức yêu thích học môn vật lý, rèn tính tự học, tự nghiên cứu.
II> MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Giáo viên tự tìm tòi đưa ra những hình thức học tập mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Giáo viên cung cấp, hướng dẫn cho học sinh một số cách học đạt hiệu quả cao.
III> CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
1. Cơ sở lý luận :
a) Nhiệm vụ của việc dạy bộ môn Vật lý trong trường THCS:
	Đối tượng của bộ môn Vật lý là lý thuyết và thực hành dạy học những cơ sở Vật lý. Phương pháp giảng dạy Vật lý có nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết ba vấn đề cơ bản sau: 
1. Căn cứ nhiệm vụ năm học xác định cụ thể hóa những nhiệm vụ và yêu cầu giảng dạy, đề ra biện pháp thực hiện.
2. Xác định nội dung chương trình và trình tự sắp xếp chương trình để đề ra phương pháp giảng dạy thích hợp.
3. Nghiên cứu các hình thức và tổ chức phương pháp dạy học môn vật lý nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học nói chung, đồng thời chỉ ra chỉ ra cách giảng dạy cụ thể với những vấn đề khó dạy trong chương trình.
	Một điều mà chúng ta thấy rõ là, nhiệm vụ của môn vật lý được cụ thể hóa ở phân phối chương trình và SGK. Tuy nhiên, những tài liệu ấy chỉ là những nét lớn cơ bản. Người giáo viên có nhiệm vụ nghiên cứu kĩ các tài liệu để nắm được tinh thần chỉ đạo của nội dung chương trình, các phần trọng tâm, trọng điểm, chú ý bồi dưỡng học sinh phương pháp học tập và làm việc có khoa học. Tiếp đến, giáo viên tự lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp, làm sao giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức và hình thành ý thức tự giác trong học tập, trong tìm tòi nghiên cứu.
b) Làm thế nào dể học sinh yêu thích học tập một môn học ?
 Người ta coi hứng thú học tập là một động lực quan trọng để con người vươn lên chiếm lĩnh kiến thức với nhiều mức độ khác nhau. Hai người cùng thích học lý, nhưng người này luôn có điểm bài học, bài làm rất tốt, còn người kia chỉ đạt điểm khá mà thôi; người này chú trọng đọc sách tham khảo, còn người kia chỉ đọc hết sách giáo khoa v.v Qua đó, ta thấy hứng thú học tập cũng thể hiện ở nhiều cấp độ.
 Nếu người học không hề ham thích môn học thì khó có thể hình thành hứng thú học tập. Người học sẽ thấy chán nản khi tiếp nhận môn học. Từ đó, người học sẽ không hình thành trong suy nghĩ ý thức tự giác học tập và tự tìm hiểu phát hiện những vấn đề mới.
	Điều quan trọng để tạo hứng thú học tập cho học sinh là: người thầy và vai trò chủ đạo của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, càng đòi hỏi người thầy không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh. Bên cạnh đó, người thầy phải luôn luôn lắng nghe những thông tin phản hồi từ phía học sinh. 
Tuy nhiên, trong đổi mới phương pháp dạy thì người thầy không đóng vai trò chủ đạo trong tiết học mà chỉ có nhiệm vụ quản lý tiết học và gợi mở nhằm giúp HS tham gia, tiếp thu tốt bài học. Người thầy đóng vai trò chỉ đạo và học trò đóng vai trò chủ động trong suốt tiết học. Như vậy, mỗi học sinh phải tự ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong tiết học thì mới có thể tạo được hứng thú trong học tập.
2. Cơ sở thực tiễn :
a. Thực trạng tình hình 
 Qua quá trình nghiên cứu, điều tra việc học môn vật lý của các em ở nhà trường phần lớn còn thiếu tính khoa học, nhiều em xem đó là môn học không quan trọng và chưa ý thức được những tính ứng dụng của nó trong thực tế. Những học sinh yếu kém thì không hứng thú khi tiếp nhận môn học này, kĩ năng làm các thí nghiệm của các em còn yếu. Các em chưa tìm được cách học phù hợp đặc trưng bộ môn vật lý. 
b. Những tồn tại và nguyên nhân 
- Số lượng học sinh mỗi lớp còn quá đông.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập bộ môn vật lý.
- Phân phối chương trình còn bất cập.
- Giáo viên còn chưa thật sự đầu tư, tiết dạy chưa mang tính nghiên cứu tìm hiểu kĩ bản chất của vấn đề.
- Nhiều học sinh chưa biết cách học, chưa hiểu hết tầm quan trọng của bộ môn vật lý trong thực tế.
- Học sinh chỉ mới học lý thuyết suông mà chưa vận dụng được vào trong thực tế.
- Tính tự giác học tập của học sinh chưa cao, học sinh còn lười sáng tạo, còn thụ động và học tập mang tính chất đối phó.
c. Giải quyết thực trạng của vấn đề 
	Qua quá trình dạy và tham khảo các tài liệu, quan sát tình hình học tập thực tế của học sinh đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh khi tiếp cận môn vật lý sẽ cảm thấy yêu thích và hình thành ý thức tự giác nghiên cứu, tìm tòi trong suốt quá trình học.
3. Đối tượng	- Tất cả các học sinh lớp 7.
	- Hoạt động dạy và học môn Vật Lý 7.
IV > PHẠM VI THỰC HIỆN :
Học sinh lớp: 7A, B, C, D, E, F trường THCS – THSP Lý Tự Trọng – Năm học 2008 – 2009.
Chương trình môn vật lý lớp 7.
B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I> Quá trình thực hiện 
1. Những việc đã làm: Qua quá trình giảng dạy, tiếp xúc với đối tượng học sinh, tìm hiểu nắm bắt được những mong muốn của học sinh khi tiếp cận kiến thức, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học tập môn vật lý:
Biện pháp 1: Kích thích tính tự giác và tự tìm hiểu bài của học sinh ở nhà
	Trước mỗi bài học giáo viên cần giao cho người học nhiệm vụ tham khảo bài học và tự chuẩn bị một số tư liệu, đồ dùng phục vụ cho học tập hay cho thí nghiệm 
( mà người học có thể tự tìm hay tự làm được trong thực tế). Việc giao việc học ở nhà cho học sinh giáo viên có thể lựa chọn hình thức cá nhân tự tìm hiểu và chuẩn bị hoặc chia nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể. Học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà mang lại hiệu quả cao cho tiết học, giúp cho tiết học diễn ra dễ dàng và học sinh cúng nắm bất sâu nội dung bài học. Thông qua đó, giáo viên cũng đã rèn cho người học ý thức tự giác, sáng tạo ngay ở nhà.
VD: Khi dạy bài : Chống ô nhiễm tiếng ồn – SGK trang 43
	Tôi đã giao cho HS về nhà tìm hiểu các bài viết, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến việc ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống hiện nay. Các nhóm sẽ viết bài tham luận (có kèm theo tranh ảnh minh họa). Giờ học trên lớp, đại diện mỗi nhóm sẽ cử một HS lên thuyết trình, các nhóm tự nhận xét kết quả lẫn nhau. Sau đó, tôi đã nhận xét và nhắc lại những kiến thức trọng tâm cần nắm.
Khi giao việc cho các nhóm, tôi định hướng một số yêu cầu để các nhóm giải quyết:
+ Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn ? Những tác hại của ô nhiễm tiếng ồn? 
+ Nêu những biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn ?	
+ Trong cuộc sống hằng ngày, những hiện tượng nào được xem là ô nhiễm tiếng
 ồn ? Cách khắc phục ?
+ Là người học sinh cần có những hành động như thế nào để tránh gây ô nhiễm tiếng ồn nơi trường học?
Trong tiết học, học sinh các nhóm đã phát hiện được rất nhiều hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn trong thực tế. Tất cả các em đã tự lên mạng tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh và số liệu cũng như tác hại của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Qua quá trình thuyết trình trước lớp, một số học sinh cũng đã có cơ hội rèn luyện khả năng trình bày ý kiến trước đám đông. Các em học tập rất hăng say và đã tự đánh giá được kết quả lẫn nhau. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng và gây nhiều hứng thú cho học sinh. 
Qua lấy ý kiến 95% học sinh đều thích thú khi tham gia học tập theo hình thức này. 
Biện pháp 2: Dẫn dắt vào bài không gây nhàm chán
	Trong sách giáo khoa trước mỗi bài học đều có phần mở bài dành cho học sinh và giáo viên tham khảo. Tuy nhiên, không phải tiết học nào người dạy cũng bám vào nội dung đó để dẫn dắt vào bài. Vì như vậy, học sinh sẽ rất dễ nhàm chán. Trong quá trình dạy, tùy nội dung từng bài giáo viên có thể chọn một số cách vào đề khác nhằm giúp học sinh tiếp cận bài thoải mái hơn, chẳng hạn như:
+ Tìm hiểu một số câu chuyện về một số nhà bác học, hay một câu chuyện cổ tích, hoặc một số hiện tượng trong đời sống có liên quan đến nội dung bài học, để dẫn dắt vào bài.
+ Hoặc cho học sinh làm một số thí nghiệm trước khi vào bài.
VD: Khi dạy bài: Môi trường truyền âm – SGK trang 37.
	 Sử dụng câu chuy ... áo khoa mà không biết liên hệ với thực tế, thì học sinh sẽ nhàm chán. Về lâu, giáo viên đã hình thành ở học sinh “tính ỳ” trong học tập, không biết liên hệ kiến thức với thực tế, không tự ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên tìm hiểu những thông tin mới có liên quan lồng ghép vào tiết dạy, giúp học sinh hứng thú hơn trong khi tiếp cận kiến thức.
VD: Khi dạy bài : Gương cầu lõm – SGK trang 22: Tôi đã giới thiệu cho học sinh ứng dụng của gương cầu lõm trong việc chế tạo và sử dụng bếp năng lượng mặt trời: là một thiết bị giữ các tia nắng và dùng năng lượng này để đun nấu các loại thực phẩm hoặc đun nước sôi. Một trong các thiết kế là gồm một cái thau bằng nhôm, được cách ly tốt đặt trong một hộp gỗ. Một tấm kiếng đậy trên miệng thau có gắn với một tấm phản chiếu ở phía sau.
Bếp năng lượng Mặt Trời đem lại nhiều lợi ích về môi sinh, kinh tế, và sức khỏe như sau:
+ Dùng ánh nắng đun nấu thay củi, trấu, than, dầu lửa, hơi đốt, ... giúp giữ được ôxy và tránh thải ra thêm điôxít cacbon vào khí quyển. Bếp điện đôi khi cũng dùng điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện đốt than đá hoặc dầu hỏa, do đó vẫn góp phần làm ô nhiễm khí quyển và làm quả đất nóng thêm.
Nếu loại bếp này thay được đa số bếp củi, thì chận được phần nào nạn phá rừng, và tiến trình sa mạc hóa ở nhiều vùng đất.
+ Ánh nắng là nguồn sức nóng miễn phí. Có được chiếc bếp năng lượng mặt trời thì nhẹ được khoản chi tiêu dành để mua nhiên liệu.
+ Các tổ chức hoạt động từ thiện và các tổ chức bảo vệ môi sinh đang đẩy mạnh cố gắng trong năm 2008 để giới thiệu và chỉ dẫn cách làm, cách dùng bếp năng lượng mặt trời khắp nơi. Nhiều kiểu bếp chỉ cần mua vật liệu khoảng 2 đô la Mỹ là làm được. Một trong những kiểu không đắt tiền vẫn có thể dùng được đến 10 năm. Các kiểu này có thể nhanh chóng trở thành một nguồn công ăn việc làm quan trọng cho thủ công nghệ và tiểu công nghệ, nhất là tại các xứ nóng.
+ Bếp năng lượng mặt trời không thải ra khói, nên đỡ cay mắt và hại phổi. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đun bếp bằng củi cho hai bữa ăn hàng ngày gây thiệt hại cho phổi tương đương như hút hai gói thuốc lá.
+ Các kiểu bếp bằng thùng, hộp cac-tông không gây phỏng cho trẻ em sờ mó trong lúc đang đun. Các kiểu này, vì không có lửa ngọn, cũng khó phát cháy nếu bị quên trông chừng.
Biện pháp 8: Tăng cường hợp tác nhóm có hiệu quả để làm thí nghiệm
	Học sinh cảm thấy tiết học thú vị, không nhàm chán và kiến thức khắc sâu hơn, nếu trong tiết dạy giáo viên cho học sinh trực tiếp làm các thí nghiệm để rút ra kiến thức hay kiểm chứng một kiến thức. Giáo viên nên chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 đến 8 học sinh), việc hợp tác nhóm để làm thí nghiệm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Mỗi nhóm giáo viên có thể cho tự chọn một tên, chẳng hạn như: bầu trời xanh, khám phá, sao xanhTrong mỗi nhóm tự đề cử ra các nhóm trưởng và thư ký. 
Trong quá trình hợp tác nhóm làm thí nghiệm cũng không thể loại trừ một số học sinh ỷ lại, không tham gia chỉ đợi học sinh khác làm để nhận lấy kết quả. Chính vì vậy, khi tăng cường hợp tác nhóm làm các thí nghiệm, giáo viên cần rèn cho học sinh một số thói quen sau:
+ Hãy đúng giờ : điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn. 
+ Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu : tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung.
+ Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người. 
+ Đừng ngắt lời người khác : Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc. 
+ Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung : Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc. 
+ Đừng chỉ trích : Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả. 
+ Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm : kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian. 
+ Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung.
VD: Khi dạy hai bài thực hành: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp và song song – chương điện học.
 Trong năm học 2007 – 2008, tôi chỉ chia lớp thành 4 nhóm ( 6 học sinh/ nhóm), thời gian 45 phút cho một tiết thực hành mắc mạch điện gây cho giáo viên và học sinh nhiều khó khăn. Sau tiết thực hành vẫn còn một số học sinh trong các nhóm chưa nắm vững cách mắc mạch điện. Trong tiết dạy, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi giám sát tất cả thành viên các nhóm. Vì số lượng học sinh mỗi nhóm nhiều nên có một số không thể tham gia thực hành, dẫn đến việc các em làm việc riêng hay nô đùa trong lớp. 
Năm học 2008 – 2009, tôi quyết định chia lớp thành 8 nhóm ( 6 học sinh/ nhóm), mặc dù việc chuẩn bị các đồ dùng học tập cho tiết học tốn nhiều thời gian nhưng hiệu quả tiết học tăng lên rõ rệt. Tất cả học sinh đều nắm được cách mắc và mắc thành thạo đoạn mạch nối tiếp và song song. Trong tiết dạy, việc giám sát của giáo viên đơn giản đi rất nhiều vì hầu hết học sinh đều chú tâm đến bài thực hành. Học sinh hứng thú và hăng say học tập hơn vì tất cả đều có cơ hội tham gia vào quá trình học tập.
Biện pháp 9: Tham khảo ý kiến học sinh
	Sau mỗi tiết học ( hay một tuần học, một tháng học), giáo viên yêu cầu mỗi học sinh lấy ra một mảnh giấy nhỏ ghi lại những ý kiến của mình về tiết học ( nội dung kiến thức, cách dạy của giáo viên, mong muốn của học sinh cho các tiết học sau ). Qua đó, giáo viên tự điều chỉnh và lựa chọn cách dạy phù hợp và tạo được nhiều hứng thú cho học sinh, giúp tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
	Thực tế qua quá trình dạy, sau khoảng thời gian 1 đến 2 tuần tôi đều tham khảo ý kiến của học sinh một số lớp tôi dạy về : Nội dung kiến thức học sinh tiếp nhận có dễ nhớ và dễ hiểu không? Phần kiến thức nào học sinh thấy khó khăn và chưa hiểu kĩ? Học sinh thích phương pháp học tập nào được sử dụng trong các tiết dạy nhất? Học sinh mong muốn gì ở giáo viên khi học?...Hầu hết, học sinh đều thoải mái bày tỏ những suy nghĩ mong muốn của mình, qua đó tôi đã tự điều chỉnh bản thân để nhằm lựa chọn những cách dạy được nhiều học sinh mong muốn và thích thú nhất, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là làm sao cho học sinh nắm bắt bài nhanh nhất, dễ dàng nhất và quan trọng là học sinh thật sự thấy thoải mái khi tham gia học tập.
2. Thời gian 
 Tháng 9 : Đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm + thu thập tài liệu có liên quan đến sáng kiến mình nghiên cứu. 
Tháng 10 : Viết đề cương tổng quát. 
Tháng 11-> 2 : Tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm. 
Tháng 3: Hoàn chỉnh SKKN , trình duyệt và bổ sung.
3. Phương pháp thực hiện. 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
+ Trước khi tiếng hành làm đề tài này , tôi đã đọc nhiều loại sách về giáo học pháp và các loại tài liệu có liên quan đến đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
+ Tôi đã tiến hành thử nghiệm ở các lớp mà tôi đã dạy trong những năm 2007-2008 , 2008-2009 và đặc biệt là các lớp 7 A , B , C , D , E , F năm học 2008-2009.
- Phương pháp quan sát .
+ Tôi đã trực tiếp theo dõi quá trình học của học sinh ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy và những lớp tôi dự giờ đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra, trao đổi.
+ Tiến hành điều tra ở các lớp tôi dạy ( điều tra , trao đổi các em có mong muốn gì trong một tiết học vật lý ).
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
II> Kết quả vận dụng phương pháp:
Nhiều học sinh cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn khi học môn vật lý. 
Có một số học sinh về nhà tự tìm tòi và làm một số đồ dùng có liên quan đến bài học.
Học sinh yêu thích làm thí nghiệm hơn và hình thành được một số kĩ năng làm thí nghiệm và tự đề xuất được các phương án trong quá trình làm thí nghiệm.
Học sinh đã biết đặt những câu hỏi trong thực tế có liên quan đến nội dung kiến thức đã học.
Kết quả chất lượng của học sinh:
Cuối HKI, chất lượng học môn vật lý của lớp 7A,B,C,D,E,F là 87,7% trên trung bình và 12,3% dưới trung bình.
	Dù chất lượng chưa cao nhưng điều đáng mừng là đa số học sinh đều yêu thích học bộ môn Vật lý, học sinh đã biết tự điều chỉnh cách học, tự tìm tòi sáng tạo trong quá trình học và điều quan trọng là biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I> Kết luận 
	Trong nội dung chuyên đề này mặc dù tôi chỉ đưa ra một số biện pháp để giáo viên có thể tham khảo thêm để sử dụng khi lên lớp. Việc lựa chọn phương pháp nào và sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp tùy thuộc vào lựa chọn của từng giáo viên. Nhưng điều quan trọng, tôi đã cố gắng chứng minh rằng trong quá trình dạy học, người giáo viên có thể giải quyết được nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học hiện nay là phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, hình thành cho học sinh ý thức tự giác, sáng tạo và khám phá.
	Để đạt được điều này, giáo viên cần có lòng tâm huyết với nghề, có sự năng động sáng tạo tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp tạo hứng thú học tập cho học sinh.
	Mong rằng với chuyên đề nhỏ này, các thầy (cô), các đồng nghiệp trao đổi bổ sung ý kiến để chuyên đề hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng cho nhiều khối lớp hơn.
II> Kiến nghị 
Đối với nhà trường và các cấp quản lý: 
Cần bố trí, biên chế số lượng học sinh mỗi lớp không quá đông.
Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Chú ý theo dõi, bám sát chất lượng học tập của học sinh theo từng giai đoạn.
Cần đảm bảo chất lượng đầu vào của học sinh.
Đối với giáo viên:
Tự trao dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tham khảo theo dõi để kịp thời nắm bắt sự thay đổi của khoa học hiện đại ngày nay nhằm tích lũy đưa nội dung thực tế vào bài học.
Quan tâm, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh khi tiếp cận kiến thức.
Đối với học sinh:
Cần chăm chỉ học tập, tích cực tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
Mạnh dạn bày tỏ mong muốn, sự yêu thích với những phương pháp dạy nào của giáo viên.
Tự giác, nghiêm túc khi học tập trên lớp cũng như ở nhà.
Đối với phụ huynh:
Theo dõi, giám sát, nhắc nhở việc học ở nhà của học sinh.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên để kịp thời nắm bắt tình hình và năng lực học tập của con em mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNMOT SO GIAI PHAP GIUP HS YEU THICH HOC MON VATLY.doc