Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thúy Hằng

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thúy Hằng

Tiết 39 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ

A) Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh phải:

- HS trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài môi trường sống và tập tính của chúng. Hiểu được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên. trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư

- Rèn kĩ năng quan sát hình nhận biết kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm

- GD ý thức bảo vệ động vật có ích

* Trọng tâm:

 Sự đa dạng về thành phần loài môi trường sống và tập tính

B) Chuẩn bị:

1- Giáo viên: - Tranh một số loài lưỡng cư ,Bảng phụ SGK tr121.Băng giấy.

2- Học sinh: - Đọc bài mới

C) Tiến trình lên lớp:

1) Ổn định lớp

2) Kiểm tra bài cũ:

 Gv: Nêu lại cấu tạo ngoài và cách di chuyển của ếch đồng ?

 Hs: Trả lời

 Gv nhận xét, cho điểm và đặt vấn đề vào bài mới

3) Bài mới:

 

doc 51 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SINH HỌC 7 - KÌ II
Ngày soạn: .... /01/2012
Ngày dạy: .... /01/2012
CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG (tiếp)
LỚP LƯỠNG CƯ
 Tiết 37 ẾCH ĐỒNG
A) Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh phải:
- HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng hoạt động nhóm 
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
* Trọng tâm: 
 Đặc điểm và đời sống của ếch đồng
B) Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng tr.114SGK- Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng
- Học sinh: - Mẫu ếch đồng theo nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ: Không. 
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 Hoạt động 1
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK→ thảo luận 
+ Thông tin cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?
- GV cho SH giải thích 1 số hiện tượng :
+Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm? 
+Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?
- HS tự thu nhận thông tin SGK tr113, rút ra nhận xét
- 1 HS phát biểu lớp bổ sung
I.Đời sống
- ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Kiếm ăn vào ban đêm
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt
Hoạt động 2
1- Di chuyển 
- GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi H35.2 SGK→ mô tả động tác di chuyển trong nước 
2- Cấu tạo ngoài 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H35.1-3 hoàn chỉnh bảng tr.114 SGK→ thảo luận:
+ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?
+ Những đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống ở nước?
- GV treo bảng phụ ghi nôI các điểm thích nghi 
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn
- HS quan sát mô tả được 
+ Trên cạn 
+ Dưới nước ...
- HS dựa vào kết quả quan sát tự hoàn chỉnh bảng 1
- HS thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến 
+ Đặc điểm ở cạn 2,4,5
+ Đặc điểm ở nước 1,3,6
- HS giải thích ý nghĩa thích nghi lớp nhận xét bổ sung
II) Cấu tạo ngoài và di chuyển 
a) Di chuyển 
- ếch có 2 cách di chuyển 
+ Nhảy cóc (trên cạn)
+ Bơi( Dưới nước)
b) Cấu tạo ngoài 
- ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
Hoạt động 3
- GV cho HS thảo luận 
+ Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch ?
+ Trứng ếch có các đặc điểm gì?
+ Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá?
- GV treo H35.4 trình bày sự phát triển của ếch.
- HS tự thu nhận thông tin SGK tr.114 nêu được các đặc điểm sinh sản
+ thụ tinh ngoài
+ Có tập tính ếch đực ôm trứng
- HS trình bày trên tranh
III) Sinh sản và phát triển của ếch.
- Sinh sản vào cuối mùa xuân 
- Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở các bờ nước 
- Thụ tinh ngoài →đẻ trứng 
- Phát triển: Trứng→ nòng nọc → ếch con( phát triển có biến thái 
4) Củng cố:
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch?
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống ở cạn
- Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch.
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi và kết luận trong SGK
- Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm 
Ngày soạn: / 01 / 2012 
Ngày dạy: / 01 / 2012
 Tiết 38 THỰC HÀNH: QUAN SÁT
CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ
A) Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh phải:
- HS nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. Tìm những cơ quan hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng thực hành.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
* Trọng tâm:
 Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. Tìm những cơ quan hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Mẫu mổ ếch đủ cho các nhóm - Mẫu mổ sọ hoặc mô hình não ếch 
- Bộ xương ếch - Tranh cấu tạo trong của ếch 
2- Học sinh: - Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm 
C) Tiến trình lên lớp:
I) Ổn định lớp 
II) Kiểm tra bài cũ:
III) Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS quan sát H36.1 SGk nhận biết các xương trong bộ xương ếch .
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch xác định các xương trên mẫu
- GV gọi HS lên chỉ ..
+ Bộ xương ếch có chức năng gì ?.
- HS tự thu nhận thông tin ghi nhớ vị trí tên xương: 
- HS thảo luận rút ra chức năng của bộ xương
- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung
1) Bộ xương ếch
- Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương đai, xương chi.
- Chức năng: 
+ Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể
+ Là nơi bám của cơ → di chuyển 
+ Tạo thành khoang bảo vệ não, tủy sống và nội quan.
Hoạt động 2
a- quan sát da
- GV hướng dẫn HS sờ tay lên bề mặt da quan sát mặt trong da→ nhận xét
- GV cho HS thảo luận 
+ Nêu vai trò của da?
b- quan sát nội quan 
- GV yêu cầu HS quan sát H36.3 đối chiếu với mẫu mổ→ xác định các cơ quan của ếch
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch thảo luận:
+ Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác với cá?
+ Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn TĐK qua da?
+ Tim của ếch khác cá ?
+ quan sát mô hình não cá xác định các bộ phận não?
- GV chốt lại kiến thức
- GV cho HS thảo luận 
+ Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch?
HS thực hiện theo hướng dẫn 
+ nhận xét.
- Một HS trả lời lớp nhận xét bổ sung
- HS quan sát hình đối chiếu mẫu mổ xác định các vị trí các hệ cơ quan
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS trong nhóm thảo luận thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS thảo luận xác định được các hệ tiêu hóa hô hấp tuần hoàn thể hiện sự thích nghi với lối sống chuyển lên ở cạn
2) Quan sát da và các nội quan trên mẫu
- ếch có da trần ( Trơn ẩm ướt), mặt trong có nhiều máu→ trao đổi khí 
* Kết luận:Cấu tạo trong của ếch ( Bảng tr.118 SGK)
4) Củng cố:
- Gv nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành 
- Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm- GV cho HS thu dọn vệ sinh
5) Dặn dò:
- Học bài, hoàn thành thu kế hoạch theo mẫu (SGK tr.119)
Ngày soạn:... / 01 / 2012 
Ngày dạy:.... / 01 / 2012
Tiết 39 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ
A) Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh phải:
- HS trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài môi trường sống và tập tính của chúng. Hiểu được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên. trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư
- Rèn kĩ năng quan sát hình nhận biết kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm 
- GD ý thức bảo vệ động vật có ích 
* Trọng tâm:
 Sự đa dạng về thành phần loài môi trường sống và tập tính 
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Tranh một số loài lưỡng cư ,Bảng phụ SGK tr121.Băng giấy.
2- Học sinh: - Đọc bài mới 
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ:
 Gv: Nêu lại cấu tạo ngoài và cách di chuyển của ếch đồng ?
 Hs: Trả lời
 Gv nhận xét, cho điểm và đặt vấn đề vào bài mới
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS quan sát H37.1 SGK đọc thông tin SGK → làm bài tập bảng sau: 
- Thông qua bảng GV phân tích mức độ gắn bó với môi trường nước khác nhau → ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài → HS rút ra kết luận.
Cá nhân tự thu nhận thông tin về đặc điểm 3 bộ lưỡng cư thảo luận nhóm để hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung
1) Đa dạng về thành phần loài 
- Lưỡng cư có 400 loài chia thành 3 bộ:
+ Bộ lưỡng cư có đuôi
+ Bộ lưỡng cư không đuôi
+ Bộ lưỡng cư không chân
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS quan sát H37.1-5 đọc chú thích lựa chọn câu trả lời điền vào bảng tr.121 SGK
- GV treo bảng phụ HS các nhóm chữa bài bằng cách dán các mảnh giấy ghi câu trả lời 
- GV thông báo kết quả 
- Cá nhân tự thu nhận thông tin qua hình vẽ
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 
- Đại diện các nhóm lên chọn câu trả lời dán vào bảng phụ 
- Nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung 
2) Đa dạng về môi trường sống và tập tính
- Nội dung đã chữa ở bảng
Hoạt động 3
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về môi trường sống cơ quan di chuyển, đặc điểm các hệ cơ quan 
- Cá nhân tự nhớ lại kiến thức thảo luận nhóm rút ra đặc điểm chung nhất của lưỡng cư
3) Đặc điểm chung của lưỡng cư
- Lưỡng cư là động vật co xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: 
+ Da trần và ẩm
+ Di chuyển bằng 4 chân 
+ Hô hấp bằng da và phổi
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu pha nuôi cơ thể 
+Thụ tinh ngoài nòng nọc phát triển qua biến thái 
+Là động vật biến nhiệt
Hoạt động 4
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? Cho VD
+ Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bị của lưỡng cư bổ sugn cho hoạt động của chim?
+ Muốn bảo vệ những loài lưỡng cư có íchh ta cần làm gì?
- GV cho HS tự rút ra kết luận 
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGKtr.122trả lời các câu hỏi.
- HS tự rút ra kết luận 
4) Vai trò của lưỡng cư
- Làm thức ăn cho người
- Một số lưỡng cư làm thuốc 
- Diệt sâu bọ và là động vật trung gian gây bệnh.
4) Củng cố: 
 GV cho HS nhắc lại nội dung chính của bài 
5) Dặn dò: 
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK- Đọc mục “Em có biết ”
 - Kẻ bảng tr.125 vào vở bài tập
Ngày soạn: ... / 0 / 2012
Ngày dạy:... / 0 / 2012
 Tiết 40 THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
A) Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh phải:
- HS nắm vững các đặc điểm đời sống của thằn lằn. Nắm được các đặc điểm cấu tạo ngoài ,cách di chuyển của thằn lằn thích nghi với đời sống 
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm 
- GD yêu thích môn học 
* Trọng tâm: Các đặc điểm đời sống của thằn lằn: Cấu tạo và di chuyển
B) Chuẩn bị: 
Giáo viên: Tranh cấu tạo ngoài thằn lằn,Bảng phụ,Các mảnh giấy ghi các câu lựa chon
Học sinh: Xem lại đặc điểm đời sống của ếch - Kẻ bảng tr.125 SGK 
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ: 
 Gv: ?Cho biết vai trò của lưỡng cư với con người ?
 Hs: Sgk, vở ghi
3) Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK làm bài tập: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng
- GV kẻ phiếu học tập l, gọi 1 HS lên hoàn thành 
- GV chốt lại kiến thức 
- Qua bài tập trên GV yêu cầu HS kết luận 
Gv cho hs tiếp tục thảo luận:
+ Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?
+ Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít?
+ Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn?
- HS tự thu nhận thông tin kết hợp kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập
- 1 HS trình bày trên bảng lớp nhận xét bổ sung
- HS thảo luận trong nhóm thống nhất đáp án. 
- Các nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung
 HS tự hoàn thiện kiến thức
1) Đời sống
- Môi trường sống trên cạn 
- Đời sống:
+ Sốn ... ủng cố:
Nhận xét chuẩn bị của các nhóm
đánh giá kết quả báo cáo các nhóm 
5) Dặn dò:
Ôn tập toàn bộ sinh học 7
Kẻ bảng 1,2 SGK tr.200-201 vào vở bài tập
Ngày soạn: 26 / 04 / 2012
Ngày dạy: 28 / 04 / 2012
Tiết 65 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT 
 CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG (Tiếp)
A) Mục tiêu bài học:Sau khi học xong bài học sinh phải
- HS tiếp tục tìm hiểu thông tin từ sách báo, thực tiễn sản xuất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng trong thực tế ở địa phương
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề
- GD ý học tập, yêu thích bộ môn gắn với thức tế sản xuất
*Trọng tâm: HS tiếp tục tìm hiểu thông tin từ sách báo, thực tiễn sản xuất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng trong thực tế ở địa phương
 B) Chuẩn bị:
 Giáo viên: Hướng dẫn viết báo cáo 
 Học sinh: Sưu tầm thông tin về một số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương 
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Gv nêu lại yêu cầu như sgk, nêu nội dung để tìm hiểu
* Hoạt động 2: Hs tiếp tục tiến hành tự tìm hiểu và thu thập các thông tin từ nhiều nguồn, chủ yếu là thực tế ở địa phương mình rồi ghi lại và lập báo cáo
* Hoạt động 3: Gv củng cố bài 
4) Củng cố:
Nhận xét chuẩn bị của các nhóm
đánh giá kết quả báo cáo các nhóm 
5) Dặn dò:
Ôn tập toàn bộ sinh học 7
Kẻ bảng 1,2 SGK tr.200-201 vào vở bài tập
Ngày soạn: ... / 05 / 2012
Ngày dạy: ... / 05 / 2012
Tiết 66 ÔN TẬP HỌC KÌ II
A) Mục tiêu bài học:Sau khi học xong bài học sinh phải
HS nêu được sự tiến hóa của giới ĐV từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. HS thấy được đặc điểm thích nghi của ĐV với môi trường sống. chỉ rõ giá trị nhiều mặt của ĐV.
Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức 
GD ý thức học tập yêu thích bộ môn
*Trọng tâm: HS nêu được sự tiến hóa của giới ĐV từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. HS thấy được đặc điểm thích nghi của ĐV với môi trường sống, chỉ rõ giá trị nhiều mặt của ĐV.
B) Chuẩn bị:
 Giáo viên: Tranh ảnh về động vật đã học
 Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng 
 Học sinh: Kẻ bảng 1,2 SGK tr.200-201 vào vở bài tập
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: 
Giáo viên cho hs ôn tập các kiến thức đã học trong học kì II
I.Tìm hiểu sự tiến hóa của giới động vật ( Như cây phát sinh giới động vật)
II.Tìm hiểu sự thích nghi thứ sinh
III.Tìm hiểu tầm quan trọng thực tiễn của động vật
*Hoạt động 2: Gv tóm tắt lại toàn bộ các kiến thức ở trên và dặn dò hs ôn tập các kiến thức trọng tâm để thi học kì II
4) Củng cố:
Dựa vào bảng 1 trình bày sự tiến hóa của giới động vật 
Nêu tầm quan trọng thực tiễn cuả động vật
5) Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị cho bài tham quan thiên nhiên: lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép, kẻ sẵn bảng 20.5 SGK, vợt bướm
Ngày soạn: 29 / 04 / 2012
Ngày dạy: 02 / 05 / 2012
Tiết 67 KIỂM TRA HỌC KÌ II
A.Mục tiêu bài học:
- Kiểm tra toàn bộ các kiến thức trong học kì II về hướng tiến hóa của giới động vật từ động vật đơn bào đến động vật đa bào, từ động vật đa bào bậc thấp đến động vật đa bào bậc cao theo con đường tiến hóa từ môi trường nước lên môi trường cạn.
- Kiểm tra sự vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tế tìm hiểu các kiến thức đã học để vận dụng vào bài tập, các câu hỏi lý thuyết
- Kiểm tra tính trung thực, sự chăm học của học sinh trong suốt quá trình học
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Đề kiểm tra học kì II
2- Học sinh: Ôn bài và kiến thức
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ: (không)
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Gv phát đề kiểm tra, hs làm bài
ĐỀ BÀI
A.Trắc nghiệm(3 đ)
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c, d trước đáp án đúng nhất
Câu 1: Đặc điểm tim 3 ngăn có vách hụt ngăn tâm thất là của lớp động vật nào?
a. Cá; b.Lưỡng cư; c.Bò sát; d.Chim
Câu 2: Động vật có phôi phát triển qua biến thái là:
a.Cá chép; b.Ếch đồng; c.Thằn lằn; d. Chim bồ câu
Câu 3: Máu đi nuôi cơ thể ở thằn lằn là:
a.Máu đỏ thẫm; b.Máu ít bị pha hơn ở Lưỡng cư; c.Máu đỏ tươi; d.Máu pha.
Câu 4: Tim của chim có đặc điểm gì tiến hóa hơn tim của bò sát?
a. Có 4 ngăn; b.Tâm thất chứa máu đỏ tươi
c. Tâm nhĩ thông với tâm thất; d. Có 3 ngăn có vách hụt
Câu 5: Biện pháp sinh học nào tiêu diệt sâu xám hại ngô hiệu quả nhất?
a. Nuôi chim ăn sâu; b. Nuôi ong mắt đỏ; c. Nuôi cóc; d. Nuôi kiến ăn sâu.
Câu 6: Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm?
a. Chưa phân hóa; b. Hình mạng lưới; c.Hình chuỗi hạch; d.Hình ống.
B.Phần tự luận(7đ)
Câu 1(2 đ): Nêu đặc điểm chung của lớp thú? 
Câu 2(1,5 đ): 
 Tìm dẫn chứng để chứng tỏ khỉ là động vật tiến hóa nhất, có đặc điểm giống người?
Câu 3(2 đ): So sánh những đặc điểm giống và khác nhau về hệ hô hấp của động vật thuộc lớp lưỡng cư và động vật thuộc lớp bò sát?
Câu 4(1,5 đ): Là học sinh em có những biện pháp nào để bảo vệ các loài động vật, nhất là những động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng?
ĐÁP ÁN
A.Trắc nghiệm(3 đ)
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c, d trước đáp án đúng nhất, mối ý khoanh đúng được 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
b
b
b
c
B.Phần tự luận(7đ)
Câu 1(2 đ): Nêu đặc điểm chung của lớp thú:
 Nêu đủ 6 đặc điểm thì cho điểm tối đa, thiếu đặc điểm nào thì trừ điểm (0,25)
Câu 2(1,5 đ): 
 Tìm dẫn chứng để chứng tỏ khỉ là động vật tiến hóa nhất, có đặc điểm giống người
 Nêu được khỉ có tứ chi biết cầm nắm, leo trèo giỏi ( có lúc như bay)..... 
Câu 3(2 đ): So sánh những đặc điểm giống và khác nhau về hệ hô hấp của động vật thuộc lớp lưỡng cư và động vật thuộc lớp bò sát
 Chỉ ra được đặc điểm giống nhau cho 1 đ; khác nhau cho 1 đ
Câu 4(1,5 đ): Là học sinh em có những biện pháp nào để bảo vệ các loài động vật, nhất là những động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: Nêu được ít nhất 3 biện pháp cho 1,5 đ
4. Hoạt động 2: Gv thu bài kiểm tra, nhắc nhở ý thưucs của hs trong giờ
5. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:
 Tiếp tục ôn bài và đọc trước bài 64, 65, 66 sgk
Ngày soạn: 04/ 05/ 2012
Ngày dạy: 07 / 05 / 2012
Tiết 68 THAM QUAN THIÊN NHIÊN
A) Mục tiêu bài học:
HS tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và giới động vật. HS được nghiên cứu động vật trong thiên nhiên 
Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống cảu động vật. Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên
GD lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật đặc biệt là động vật có ích.
Trọng tâm: HS tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và giới động vật. HS được nghiên cứu động vật trong thiên nhiên 
B) Chuẩn bị:
 Giáo viên: Vợt thủy tinh, chổi lông kim nhọn, khay đựng mẫu
 Học sinh: Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sẵn bảng như SGK tr.205, vợt bướm
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ)
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Gv giới thiệu nội dung giờ học cho hs như sgk, kiểm tra các dụng cụ chuẩn bị cho giờ học, nêu các nội quy an toàn trong giờ học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs ra các địa điểm để tham quan, đi theo từng tổ, tránh ồn ào lộn xộn
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn hs sử dụng các dụng cụ để quan sát và nhớ ghi chép lại các động vật đã quan sát được.
D) Củng cố:
GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS 
Căn cứ vào báo cáo của các nhóm đánh giá kết quả học tập 
E) Dặn dò: Về nhà tiếp tục tìm hiểu bài để giờ sau tiếp tục quan sát và ghi chép
Ngày soạn: 07/ 05/ 2012
Ngày dạy: 12 / 05 / 2012
Tiết 69 THAM QUAN THIÊN NHIÊN (Tiếp)
A) Mục tiêu bài học:
HS tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và giới động vật. HS được nghiên cứu động vật trong thiên nhiên 
Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật. Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên
GD lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật đặc biệt là động vật có ích.
Trọng tâm: Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật. Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên:Vợt thủy tinh, chổi lông kim nhọn, khay đựng mẫu
2- Học sinh: Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sẵn bảng như SGK tr.205, vợt bướm
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ:( Kết hợp trong giờ)
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Gv tiếp tục giới thiệu lại nhanh nội dung giờ học cho hs như sgk, kiểm tra các dụng cụ chuẩn bị cho giờ học, nêu các nội quy an toàn trong giờ học
* Hoạt động 2: Tiếp tục Hướng dẫn hs ra các địa điểm để tham quan, đi theo từng tổ, tránh ồn ào lộn xộn
* Hoạt động 3: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn hs sử dụng các dụng cụ để quan sát và nhớ ghi chép lại các động vật đã quan sát được.
D) Củng cố:
GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS 
Căn cứ vào báo cáo của các nhóm đánh giá kết quả học tập 
E) Dặn dò: 
 Về nhà tiếp tục tìm hiểu bài để giờ sau tiếp tục quan sát và ghi chép, làm báo cáo thu hoạch
Ngày soạn: 10/ 05/ 2012
Ngày dạy: 14 / 05 / 2012
Tiết 70 THAM QUAN THIÊN NHIÊN(Tiếp)
A) Mục tiêu bài học:
HS tiếp tục được tạo cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên và giới động vật. HS được nghiên cứu động vật trong thiên nhiên 
Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống cảu động vật. Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên
Tiếp tục GD lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật đặc biệt là động vật có ích.
Trọng tâm: GD lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật đặc biệt là động vật có ích.
B) Chuẩn bị:
 Giáo viên: Vị trí để hs tham quan
 Học sinh: Các dụng cụ cần thiết, giấy bút. Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sẵn bảng như SGK tr.205, vợt bướm
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ)
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Gv tiếp tục giới thiệu lại nhanh nội dung giờ học cho hs như sgk, kiểm tra các dụng cụ chuẩn bị cho giờ học, nêu các nội quy an toàn trong giờ học
* Hoạt động 2: Tiếp tục Hướng dẫn hs ra các địa điểm để tham quan, đi theo từng tổ, tránh ồn ào lộn xộn
* Hoạt động 3: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn hs sử dụng các dụng cụ để quan sát và nhớ ghi chép lại các động vật đã quan sát được.
* Hoạt động 4: Giáo viên yêu cầu hs làm báo cáo thu hoạch theo tổ.
D) Củng cố:
GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS 
Căn cứ vào báo cáo của các nhóm đánh giá kết quả học tập 
E) Dặn dò: 
 Về nhà tiếp tục tìm hiểu trong thực tế cuộc sống xung quanh nhà mình để có kiến thức tốt hơn và hiểu bài, nhớ lâu hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2011_2.doc