Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì II

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì II

Bài 35. ẾCH ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- GD ý thức bảo vệ động vật có ích.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ ghi nội dung bảng tr. 114SGK. Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng

- Mẫu vật sống: ếch nuôi trong lồng nuôi.

2. Học sinh:

- Mẫu ếch đồng theo nhóm

III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

1. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

2. Phương pháp:

- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra bài cũ (không)

 

doc 162 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36
 Bài 34
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LỚP CÁ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức.
- HS hiểusự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng và nêu được đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt được cá sụn và cá xương. 
- Nêu được sự đa dạng cuả môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo và khả năng di chuyển của cá.
- Nêu được vai trò của cá đối với con người.
- Nêu được đặc điểm chung của cá.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát để rút ra kết luận. Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Yêu môn học, ý thức bảo vệ các loài động vật.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh một số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau
- Bảng phụ ghi nội dung bảng (SGK tr.111)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 
- Tranh ảnh về các loại cá
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.
2. Phương pháp: 
- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Qua kết quả vừa kiểm tra rút ra nhận xét gì về lớp cá?
 Lớp cá rất đa dạng. Vậy sự đa dạng đó thể hịên như thế nào? với số lượng lớn như vậy làm thế nào nghiên cứu hết được? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng và nêu được đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt được cá sụn và cá xương. 
- sự đa dạng cuả môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo và khả năng di chuyển của cá.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống. (18’)
* Đa dạng về thành phần loài
- GV yêu cầu HS đọc thông tin → hoàn thành bài tập sau
- GV chốt lại đáp án đúng 
- GV tiếp tục cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
* Đa dạng về môi trường sống 
- GV yêu cầu HS quan sát H34.1-7 SGK → hoàn thành bảng SGK tr.111
- GV treo bảng phụ. gọi HS lên chữa bài 
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn 
- GV cho HS thảo luận 
+ Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
- Mỗi HS tự thu thập thông tin → hoàn thành bài tập 
- Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất đáp án 
- Đại diện nhóm lên điền bảng → Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Căn cứ bảng HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp: là bộ xương
- HS quan sát hình đọc kĩ chú thích hoàn thành bảng 
- HS điền bảng lớp nhận xét bổ sung 
- HS đối chiếu sữa chữa sai sót nếu có 
I. Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
* Đa dạng về thành phần loài
 - Số lượng loài cá lớn khoảng 26000 loài
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn 
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương
* Đa dạng về môi trường sống 
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá
2: Đặc điểm chung của cá. (11’)
- GV cho HS thảo luận đặc điểm của cá về:
+ Môi trường sống.
+ Cơ quan di chuyển.
+ Hệ hô hấp.
+ Hệ tuần hoàn.
+ Đặc điểm sinh sản.
+ Nhiệt độ cơ thể.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá
- Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước thảo luận nhóm 
- Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung 
- HS thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá
II. Đặc điểm chung của cá
* Kết luận.
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Thụ tinh ngoài 
+ Là động vật biến nhiệt
3: Vai trò của cá. (10’)
- GV cho HS thảo luận:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò lấy VD minh họa
- GV lưu ý HS 1 số loài cá coa thể gây ngộ độc cho người như cá nóc, mật cá trắm ...
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc KL chung SGK.
- HS thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời 
- Một vài HS trình bày lớp bổ sung.
- HS đọc KL chung SGK.
III. Vai trò của cá
* Kết luận:
- Cung cấp thực phẩm 
- Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh 
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1. Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?
A. Là nguồn dược liệu quan trọng.
B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.
C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.
D. Tiêu diệt các động vật có hại.
Câu 2. Những loài cá sống ở tầng nước giữa thường có màu sắc như thế nào?
A. Thường có màu tối ở phần lưng và máu sáng ở phần bụng.
B. Thường có màu tối ở phía bên trái và máu sáng ở phía bên phải.
C. Thường có màu sáng ở phía bên trái và máu tối ở phía bên phải.
D. Thường có màu sáng ở phần lưng và máu tối ở phần bụng.
Câu 3. Chất tiết từ buồng trứng và nội quan của loài cá nào dưới đây được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván?
A. Cá thu.         B. Cá nhám.         C. Cá đuối.         D. Cá nóc.
Câu 4. Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của các loài cá?
1. Là động vật hằng nhiệt.
2. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn.
3. Bộ xương được cấu tạo từ chất xương.
4. Hô hấp bằng mang, sống dưới nước.
A. 1.                B. 2.               C. 3.               D. 4.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây thường xuất hiện ở các loài cá sống ở tầng mặt?
A. Thân dẹt mỏng, khúc đuôi khoẻ.
B. Thân thon dài, khúc đuôi yếu.
C. Thân ngắn, khúc đuôi yếu.
D. Thân thon dài, khúc đuôi khoẻ.
Câu 6. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Cá sụn có bộ xương bằng (1), khe mang (2), da nhám, miệng nằm ở (3).
A. (1): chất xương; (2): trần; (3): mặt bụng
B. (1): chất sụn; (2): kín; (3): mặt lưng
C. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt bụng
D. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt lưng
Câu 7. Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?
A. Cá đuối bông đỏ.
B. Cá nhà táng lùn.
C. Cá sấu sông Nile.
D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 8. Loài cá nào dưới đây có tập tính ngược dòng về nguồn để đẻ trứng?
A. Cá trích cơm.         B. Cá hồi đỏ.
C. Cá đuối điện.         D. Cá hổ kình.
Câu 9. Loại cá nào dưới đây không thuộc lớp Cá sụn?
A. Cá nhám.         B. Cá đuối.         C. Cá thu.         D. Cá toàn đầu.
Câu 10. Loại cá nào dưới đây thường sống trong những hốc bùn đất ở tầng đáy?
A. Lươn.         B. Cá trắm.         C. Cá chép.         D. Cá mập.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
A
D
B
D
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
C
A
B
C
A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
a.Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương.
b. Vai trò của cá trong đời sống con người.
 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
a. Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương.
b. - Là nguồn thực phẩm
   - Dược liệu
   - Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Kể tên những loài cá sống trong những môi trường và những điều kiện sống khác nhau 
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK
- Đọc mục em có biết. Chuẩn bị ếch đồng.
* Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
LỚP LƯỠNG CƯ
Tiết 37
Bài 35. ẾCH ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ:
- GD ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng tr. 114SGK. Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng
- Mẫu vật sống: ếch nuôi trong lồng nuôi.
2. Học sinh:
- Mẫu ếch đồng theo nhóm
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt c ... h nghi với môi trường sống
+ Nhận dạng các phần của động vật
*Dụng cụ:
GV: Vừa giới thiệu vừa đưa ra cac dụng cụ, chức năng từng dụng cụ cần cho buổi tham quan
- Dụng cụ đào đất: 
- Túi nilon trắng, trong: Để đựng mẫu động vật đã sưu tầm được
- Kính lúp: Dùng quan sát các bộ phận có kích thước nhỏ: 
- Panh: Gắp
- Nhãn: Ghi tên mẫu, tránh nhầm lẫn
- Băng dính: Dính mẫu vật khi ép)
- HS hệ thống lại kiến thức đã học để áp dụng cho buổi tham quan thực tế.
- HS chuẩn bị các dụng cụ thực hành theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị dụng cụ - Thiết bị - Kiến thức
*Kiến thức:
+ Hình thái của động vật, đặc điểm thích nghi với môi trường sống
+ Nhận dạng các phần của động vật: 
*Dụng cụ:
- Dụng cụ đào đất: 
- Túi nilon trắng, trong: Để đựng mẫu động vật đã sưu tầm được
- Kính lúp: Dùng quan sát các bộ phận có kích thước nhỏ: 
- Panh: Gắp
khi ép
- Nhãn: Ghi tên mẫu, tránh nhầm lẫn
- Băng dính: Dính mẫu vật 
Hoạt động 3: Chia nhóm và hướng dẫn cách quan sát. (18’)
* GV Chia nhóm
- Nhóm 1: 
- Nhóm 2: 
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa động vật, thực vật ?
- Quan sát trong vòng một tiếng sau đó tập trung vào lớp để báo cáo
- Cho biết môi trường tham quan thuộc loại môi trường nào?
- Những động vật trong môi trường đó quan sát, ghi tên vào bảng đã kẻ sẵn
- Xếp chúng vào các ngành động vật đã học
-Nhận xét về sự phân bố của chúng ở môi trường quan sát
- Sưu tầm, thu thập các mẫu ở khu vực tham quan. Lưu ý phải đảm bảo các nguyên tắc:
+ Chỉ thu những vật mẫu cho phép số lượng ít 
+ Thu vật mẫu theo nhóm 
+ Khi thu mẫu cần phải ghi tên mẫu, dán mẫu
+ Cho vào túi nilon
- Tránh không bẻ cành, cây hoa của trường.
*THGDMT+BĐKH: Giáo dục hs ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
- HS chia nhóm thêo yêu cầu của GV.
- Quan sát → viết báo cáo và trả lời câu hỏi.
- Phân loại và xếp các loại ĐV quan sát được theo ngành → NXBS
- ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
III. Chia nhóm và hướng dẫn cách quan sát.
* Chia nhóm
- Nhóm 1:
- Nhóm 2:
* Hướng dẫn cách quan sát và tìm hiểu môi trường sống của ĐV.
3. Củng cố. (4’)
- Hệ thống kiến thức và nhận xét giờ thực nghiệm.
4. Dặn dò. (1’)
- Học và ôn toàn bộ kiến thức chuẩn bị cho giờ thực nghiệm sau.
5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7A
//2019
7B
//2019
7C
//2019
Tiết 69
Bài 64 + 65 + 66
THAM QUAN THIÊN NHIÊN
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định được nơi sống, sự phân bố các nhóm động vật chính
- Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành động vật chính
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của động vật trong điều kiện sống cụ thể
2. Kĩ năng : 
- Rèn kỹ năng quan sát, thực hành
- Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm
3. Thái độ: 
- Có lòng yêu thiên nhiên bảo vệ động vật. Yêu thích môn học.
* THGDMT+BĐKH: Giáo dục hs ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Nội dung phần hướng dẫn cho buổi tham quan thiên nhiên 
- Dụng cụ đào đất, kẹp ép tiêu bản, panh, kính lúp
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học về động vật
- Dụng cụ cá nhân
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.
2. Phương pháp: 
- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra (không)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Quan sát động vật phâm bố theo môi trường. (17’)
Hình thức: Các nhóm quan sát ở khu vực đã phân công và công việc yêu cầu.
1/ Quan sát, ghi chép những động vật sống ở khu vực đã tham quan
2/ Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường
động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào?
Ví dụ: Bướm bay bằng cánh, trâu trấu nhẩy bằng chân, cá bơi bằng vây
3/ Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật
Quan sát các loại động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào?
ví dụ : ăn lá. ăn hạt. ăn động vật nhỏ, hút mật
4/ Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật
Tìm xem có động vật nào có ích hoặc gây hại cho thực vật.
Ví dụ : Ong hút mật thụ phấn cho hoa, sâu ăn lá dẫn đến cây chết...
5/ Quan sát hiện tượng nghuỵ trang của động vật
Có những hiện tượng sau: Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất
Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá
Cuộn tròn giống hòn đá
6/ Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên
Từng môi trường có thành phần loài như thế nào?
Trong môi trường số lượng cá thể như thế nào?
Loài động vật nào không có trong môi trường đó?
*THGDMT+BĐKH: Giáo dục HS ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
- Các thành viên trong nhóm quan sát độc lập, ghi tên động vật quan sát được. Tìm hiểu các đặc điểm của chúng. Tự phân chia chúng vào các ngành động vật đã học
Trong từng môi trường có những động vật nào, số lượng cá thể nhiều hay ít? Ví dụ cành cây có nhiều sâu bướm.
- Trả lời theo yêu cầu bài học và lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
- Quan sát và trả lời.
- Trả lời → NXBS.
- Trả lời → NXBS.
- Trả lời.
I. Quan sát động vật phâm bố theo môi trường
1. Quan sát, ghi chép những động vật sống ở khu vực đã tham quan
2. Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường
3. Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật
4. Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật
5. Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật
Có những hiện tượng sau: Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất
6. Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên
Hoạt động 2: Quan sát nội dung tự chọn. (17’)
* GV phân nhóm và yêu cầu:
- Nhóm 1: Quan sát các hình thức di chuyển của động vật
+ Tìm xem ở khu vực tham quan có những động vật nào hình thức di chuyển của chúng ra sao ?
- Nhóm 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa động vật với thực vật
+ Xem trong khu vực tham quan có những động vật nào sinh sống
+ Động vật đó có mối quan hệ như thế nào với thực vật 
(Thực vật là nơi sinh sống của động vật, là thức ăn, là nơi sinh sản)
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của HS về cách phân loại, đặc điểm, hình thái.
- Chia nhóm theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu bài học.
- Yêu cầu giải đáp những thắc mắc.
II. Quan sát nội dung tự chọn.
- Nhóm 1: Quan sát các hình thức di chuyển của động vật.
- Nhóm 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa động vật với thực vật.
3. Củng cố: (8’)
- Cuối giờ yêu cầu các nhóm tập trung về lớp báo cáo nhận xét, sửa chữa.
4. Dặn dò: (2’)
- Về học bài theo nội dung SGK và tìm hiểu thêm các môi trường để chuẩn bị cho giờ học sau.
5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7A
//2019
7B
//2019
7C
//2019
Tiết 70
Bài 64 + 65 + 66
THAM QUAN THIÊN NHIÊN
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Báo cáo trước lớp về qua trình tham quan thiên nhiên: Những gì đã quan sát được: tên động vật, thuộc ngành nào, có đặc điểm ra sao, môi trường sống như thế nào
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của động vật trong điều kiện sống cụ thể.
2. Kĩ năng : 
- Rèn kỹ năng quan sát, thực hành
- Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm 
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin, báo cáo, trình bày thông tin trước lớp
3. Thái độ: 
- Lòng yêu thích bộ môn, yêu thích thiên nhiên đất nước. Ham học hỏi.
* THGDMT+BĐKH: Giáo dục hs ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Bảng phụ: Nội dung bảng trang 205, bảng ghi báo cáo của nhóm
- Nội dung phần hướng dẫn cho buổi tham quan thiên nhiên 
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học về động vật
- Nội dung tham quan thiên nhiên
- Dụng cụ cá nhân
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.
2. Phương pháp: 
- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra (không)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hình thức thể hiện. (10’)
- GV thông qua hình thức thể hiện báo cáo thu hoạch:
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát được, thảo luận toàn lớp và kết quả báo cáo của các nhóm
- GV tổng kết – Rút kinh nghiệm
- Giao bài tập về nhà cho HS làm
- Chấm điểm cho những nhóm làm tốt: Về ý thức, kết quả.
*THGDMT+BĐKH: Giáo dục hs ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
- HS chú ý và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý.
I. Hình thức thể hiện
Hoạt động 2. Tiến hành. (24’)
* GV: Treo nội dung bảng phụ, bảng trang 205. 
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét bổ sung
- GV ghi nội dung báo cáo vào bảng trang 205
- Theo dõi và sửa chữa.
- Báo cáo → NX, đánh giá, bổ sung.
II. Tiến hành.
(Theo bảng dưới đây)
a. Những nội dung chung mà lớp thực hiện:
STT
Tên động vật quan sát thấy
Môi trường
Vị trí phân loại động thực vật
Ở nước
Ở ven bờ
Ở đất
Ở tán cây
Động vật không xương sống (tên lớp hay nghành)
Động vật có xương sống (tên lớp)
1
2 
3
4 
5
6
b. Báo cáo những nội dung nhóm được phân công:
	Nhóm 1: Quan sát các hình thức di chuyển của động vật
	GV treo bảng phụ
Stt
Tên động vật
Nơi sống
 Bộ phận di chuyển
chi
cánh
vây
Bộ phận khác
3. Củng cố (8’)
- GV chấm điểm cho những nhóm làm tốt, nhận xét các bài chưa hoàn thành tốt....
- Tổng hợp lại toàn bộ nôi dung kiến thức đã học trong chương trình Sinh 7.
4. Dặn dò (2’) 
- Học sinh ôn tập kiến thức cũ từ đầu năm.
- Chuẩn bị kiến thức cho bài thi học kì II.
..o0o.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_ii.doc