Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú

Tuần 1 Tiết 1: MỞ ĐẦU

Bài 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ

I – Mục tiêu:

- Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú về loài, kích thước, số lượng.

+ Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú.

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết các động vật qua kính hiển vị.

- Có ý thức bảo vệ các loài sinh vật.

II – Chuẩn bị:

- Gv: Tranh vẽ sơ đồ chim vẹt hình 1.1, 1.3, 1.4 SGK.

- Hs: Đọc bài trước ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 2131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Tiết 1: 	MỞ ĐẦU
Bài 1	THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I – Mục tiêu:	
- Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú về loài, kích thước, số lượng.
+ Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết các động vật qua kính hiển vị.
- Có ý thức bảo vệ các loài sinh vật.
II – Chuẩn bị:
- Gv: Tranh vẽ sơ đồ chim vẹt hình 1.1, 1.3, 1.4 SGK.
- Hs: Đọc bài trước ở nhà.
III – Tiến trình bài dạy:
1/ Mở bài:
- Ở sinh 6 các em đã học về thế giới thực vật. Vậy các em thấy thực vật quanh ta ntn? Còn động vật có đa dạng và phong phú như thực vật không bài học hôm nay sẽ cho ta biết điều đó.
2/ Nội dung bài giảng:
 Hoạt động 1: I. Sự đa dạng về loài và phung phú về cá thể:
a/ Mục tiêu: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú về loài và số lượng cá thể.
phương pháp: quan sát, thảo luận, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv thông báo nơi sống của động vật,  để góp phần tạo nên vẽ đẹp của thiên nhiên.
- Cho Hs đọc thông tin SGK, quan sát hình 1.1, 1.2. Thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Hãy kể tên các loài động vật sau khi kéo lưới, tác ao cá, đặt đơm, đó, 
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình và liên kết thêm một số động vật khác như: 1 số động vật phát ra tiếng kêu ban đêm.
- Gv: Tiếng kêu đó để làm tính hiệu cho chúng gặp nhau khi đến mùa sinh sản.
- Gv hỏi: em có nhận xét gì về số lượng đàn kiến?
- Gv phân tích: ngoài những động vật kể trên còn một số động vật sống di cư được con người thuần hoá vật nuôi có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu con người trong cuộc sống.
- Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận.
- Hs đọc  quan sát hình 1.1, 1.2 SGK thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức trả lời.
Kéo lưới, tác ao hay đơm, đó đều thu được rất nhiều động vật như: cá, tôm, cua, ốc, lươn, 
Hs trả lời: ếch, nhái.
Hs trả lời: số lượng đàn kiến rất nhiều.
Hs rút ra kết luận qua các phần Vd trên nêu: thế giới động vật rất nhiều loài.
Tiểu kết: Thế giới động vật quanh ta vô cùng đa dạng và phong phú, chúng đa dạng về loài, số lượng, kích thước cơ thể.
Hoạt động 2: II. Đa dạng về môi trường sống:
a/ Mục tiêu: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống của các loài động vật.
Phương pháp: quan sát, thảo luận, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs quan sát hình 1.3 nêu: đặc điểm của chim cánh cụt?
- Gv: Do loài chim này sống vùng lạnh và kiếm ăn ở nước nên chi trước biến thành bơi chèo.
- Gv tiếp tục cho Hs quan sát hình 1.4 hoàn thành bài điền từ.
- Gv nhận xét: Vậy động vật thích nghi ở 3 môi trường.
- Gv cho Hs dựa vào đ đ ở hình 1.3 và phần điền từ 1.4 thảo luận nhóm trả lời:
 + Đặc điểm chim cánh cụt thích nghi với đời sống ở Nam cực?
 + Động vật ở nước ta vì sao lại đa dạng và phong phú.
 + Nguyên nhân nào dẫn đến vùng nhiệt đới động vật lại đa dạng hơn động vật vùng Nam cực?
- Hs quan sát hình trả lời:
 + Có lông rậm, mở dày
 + Con cái đẻ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày.
 + sống thành bầy.
- Hs quan sát hình trả lời:
 + Dưới nước: cá, mực, 
 + cạn: hổ, bấo, hươu, khỉ, 
 + Trên không: bướm, chim, 
- Nghiên cứu thông tin thảo luận trả lời:
 + Có lớp lông rậm, mỡ dày giữ nhiệt.
 + Thức ăn phong phú.
 + Vùng nhiệt đới khí hậu ấm áp, cây lá quanh năm có đủ thức ăn, còn Nam cực quanh năm băng tuyết nên thức ăn không đủ sống.
Tiểu kết: nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống nên động vật phân bố khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và vùng Nam cực băng giá quanh năm.
3/ Kiểm tra đánh giá:
- Kể tên một số động vật ở địa phương. Chúng có đa dạng và phong phú không?
- Chúng ta phải làm gì để động vật mãi mãi phong phú?
4/ Dặn dò: 
- Học bài, xem trước bài tiếp theo, kẻ bảng 1, 2 trang 9, 11 SGK.
- Làm bài tập thêm ở 1 số sách bài tập.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1.doc