Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 13: Ngành giun tròn. Giun đũa

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 13: Ngành giun tròn. Giun đũa

Tuần 7 Tiết 13

 Bài 13 NGÀNH GIUN TRÒN. GIUN ĐŨA

I – Mục tiêu:

- Nắm được đặc điểm cơ bản về cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi đời sống kí sinh, nêu tác hại và cách phòng tránh.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nóm.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- GV: tranh vẽ cấu tạo ngoài và trong của giun đũa, vòng đời phát triển.

- HS: đọc bài trước ở nhà.

III – Tiến trình bài giảng:

1/ Mở bài: Khác với giun dẹp cơ thể giun tròn bắt đầu có khoang tiêu hoá chưa chính thức như: ống tiêu hoá, sống trong nước, đất ẩm và kí sinh. Vậy kí sinh bộ phận nào? Và gây hại gì? B13.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 2536Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 13: Ngành giun tròn. Giun đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	Tiết 13	
 	Bài 13	 NGÀNH GIUN TRÒN. GIUN ĐŨA
I – Mục tiêu: 
- Nắm được đặc điểm cơ bản về cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi đời sống kí sinh, nêu tác hại và cách phòng tránh.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nóm.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- GV: tranh vẽ cấu tạo ngoài và trong của giun đũa, vòng đời phát triển.
- HS: đọc bài trước ở nhà.
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Mở bài: Khác với giun dẹp cơ thể giun tròn bắt đầu có khoang tiêu hoá chưa chính thức như: ống tiêu hoá, sống trong nước, đất ẩm và kí sinh. Vậy kí sinh bộ phận nào? Và gây hại gì? B13.
2/ Hoạt động học tập:
 Hoạt động 1: I. Cấu tạo dinh dưỡng của giun đũa
a/ Mục tiêu: 
-HS nêu các đặc điểm của giun đũa và nêu các điểm khác với giun dẹp.
-Phương pháp: quan sát, thảo luận, so sánh, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv gọi Hs đọc thông tin 1, 2, 3 SGK, quan sát hình 13.1, 13.2 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Cấu tạo ngoài và trong của giun đũa?
 + Giun đũa di chuyển bằng cách nào?
 + Giun đũa gây hại gì cho người?
- Gv nhận xét bổ sung.
- Giải thích thêm:
 + tốc độ tiêu hoá của giun đũa nhanh do thức ăn là chất dinh dưỡng đi 1 chiều.
- Gv hỏi thêm:
 + Cơ thể giun cái so với giun đực ntn? Có ý nghĩa gì?
 + Nếu thiếu võ cutin thì cơthể chúng ntn?
- Gv nhận xét rút kết luận
 Tuy giun đũa có khoang cơ thể nhưng chỉ mới chưa chính thức, cơ thể chỉ cấu tạo cơ dọc nên chúng sống chui rút và hút chất dinh dưỡng rất nhiều trong môi trường kí sinh.
- Gv cho Hs phân biệt ruột của giun dẹp và giun đũa.
- Hs đọc thông tin, quan sát hình 13.1, 13.2 SGK hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời.
 + Hình thang: dài, hình ống, có lớp vỏ cutin bọc ngoài.
 Cấu tạo: Thành cơ thể có lớp BB và cơ dọc phát triển.
 Khoang cơ thể: ống tiêu hoá, các tuyến sinh dục.
 + Ít di chuyển, sống chui rút trong môi trường kí sinh.
- Hs khác nghiên cứu  trả lời
 + Giúp đẻ nhiều trứng.
 + Không chống tác động các dịch tiêu hoá.
- Hs rút ra kết luận.
Tiểu kết: - Hình dạng giun đũa dài, hình ống. Ngoài có vỏ kitin bao bọc.
 - Cấu tạo:
 + Thành cơ thể có 2 lớp cơ (BB và cơ dọc phát triển)
 + Chưa có khoang tiêu hoá chình thức, ống tiêu hoá có thêm ruột sau và hậu môn.
 + TSD dài cuộn khúc và có lỗ sinh dục.
 - Di chuyển hạn chế, sống co rút nhờ cơ thể cong duỗi.
 - Dinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
 Hoạt động 2: II. Sinh sản của giun đũa:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được cơ quan sinh sản của giun đũa. Vòng đời phát triển của giun đũa và biện pháp phòng tránh.
Phương pháp: quan sát, thảo luận, phân tích
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1/ Cơ quan sinh dục:
- Gv cho Hs đọc  SGK trả lời câu hói:
 + Nếu các bộ phận cơ quan sinh dục của giun đũa?
- Gv nhận xét bổ sung cho Hs nêu kết luận.
- Hs đọc  trả lời:
 + Cơ quan sinh dục hình ống:
Con đực: 1 ống dài
Con cái: 2 ống
 + TT trong: đẻ nhiều trứng.
- Hs đại diện trả lời nhận xét.
Tiểu kết: - Là loài phân tính: tuyến sd dạng ống
 + Con đực: 1 ống ; + Con cái: 2 ống
 - Thụ tinh trong, đẻ nhiều trứng.
 2/ Vòng đời phát triển:
- Gv cho Hs đọc , quan sát hình 13,3; 13.4 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa?
 + Biện pháp phòng tránh.
- Gv nhận xét bổ sung.
- Gv hỏi thêm:
 + Rữa tay trước khi ăn, ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun?
 + Tại sao phải tẩy giun 1 2 lần / năm?
- Gv lưu ý: Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ngoài môi trường nước nên dễ lây lang, nhưng dễ tiêu diệt. Khi bị nhiễm: gây tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh dưỡng, 
- Gv cho Hs nhìn lại và nêu sơ đồ phát triễn giun đũa qua sơ đồ.
- Hs đọc , quan sáthình, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
 + Trứng trong nước ấu trung bám vào rau, bèo người ăn phải ruột non ấu trùng chui qua gan, tim phổi ruột non.
 + Diệt ấu trùng bằng cách xữ lí rau bèo, ăn uống vệ sinh.
- Hs trả lời:
 + Vì trứng bám vào rau
 + Diệt trứng diệt giun
- Hs rút kết luận và ghi nội dung theo sơ đồ.
Tiểu kết: ĩ Vòng đời của giun đũa:
 Giun đũa đẻ trứng ấu trùng trong trứng thức ăn sống
 Ruột người Ruột non (ấu trùng)
 Máu, gan, tim, phổi
 ĩ Phòng tránh: 
 + Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống.
 + Tẩy giun định kì.
4/ Kiểm tra đánh giá:
- Gv cho Hs phân biệt cấu tạo giun đũa và sán lá gan.
- Tác hại của giun đũa biện pháp.
5/ Dặn dò:
- Học bài, đọc mục em có biết. Kẻ bảng tr51 vào vở Bt.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13.doc