Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 23: Tôm sống

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 23: Tôm sống

Tuần 12 Chương V NGÀNH CHÂN KHÓP LỚP GIÁP SÁT

Tiết 23 Bài 22: TÔM SỐNG

I – Mục tiêu:

- Tìm hiểu cáu tạo ngoài và một phần cấu tạo trong của tôm sống thích nghi với đời sống của môi trường nước.

+ Giải thích cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của tôm.

- Cũng cố kĩ năng quan sát mô hình.

- Giáo dục ý thức bảo vệ chăm sóc loài tôm.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Gv: Mô hình tôm, mẫu vật tôm, tranh cấu tạo trong của tôm, bảng phụ.

- Hs: kẻ bảng chức năng và cấu tạo sẳn ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1668Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 23: Tôm sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Chương V	NGÀNH CHÂN KHÓP LỚP GIÁP SÁT
Tiết 23	Bài 22:	 TÔM SỐNG
I – Mục tiêu:
- Tìm hiểu cáu tạo ngoài và một phần cấu tạo trong của tôm sống thích nghi với đời sống của môi trường nước.
+ Giải thích cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của tôm.
- Cũng cố kĩ năng quan sát mô hình.
- Giáo dục ý thức bảo vệ chăm sóc loài tôm.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: Mô hình tôm, mẫu vật tôm, tranh cấu tạo trong của tôm, bảng phụ.
- Hs: kẻ bảng chức năng và cấu tạo sẳn ở nhà.
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Trình bày đặc điểm chung của ngành thân mềm. Cho biết loài thân mềm nào bán nhiều ở địa phương và loài nào xuất khẩu?
+ Mặt có lợi của ngành thân mềm đối với đời sống.
2/ Mở bài: Ngoài các loài này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 đại diện khác thuộc ngành chân khớp, loại được xếp vào ngành chân khớp là do cơ thể có các phần phụ khớp với nhau hoài lớn tìm hiểu 1 đại diện trong lớp giáp sát mà tiêu biểu nhất là tôm sống.
3/ Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: I. Cấu tạo ngoài và di chuyển:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được các đặc điểm ngoài của tôm thích nghi đời sống nước. Nhận định các phần trên cơ thể tôm và chức năng từng phần, cách di chuyển.
Phương pháp: quan sát, thảo luận, hỏi đáp, giải thích.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1/ Vỏ cơ thể:
- Gv cho Hs quan sát mô hình hay mẫu tôm yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
 + Cơ thể tôm gồm mấy phần?
 + Cấu tạo của vỏ.
 + Màu sắc của vỏ tôm?
- Gv cho Hs quan sát vỏ và yêu cầu Hs nhận xét bx ngoài.
- Gv thông báo: cơ thể tôm có màu sắc khác nhau là để tự vệ.
 + Tôm sống ở nhiều nơi khác nhau ở nước ta phổ biến 2 loại:
 + Tôm càn ở Miền Bắc.
 + Tôm càn xanh ở miền ngoài, Miền Nam tôm càng xanh (gây nuôi)
- Ngoài ra tôm biển đứng đầu là tôm hùm, tôm sú. Các loài được chọn là gây nuôi xk chế biến ăn tươi, phơi khô 
- Hỏi: Khi nào tôm có màu hồng?
- Gv nhận xét Hs rút kết luận.
- Hs quan sát mô hình, nghiên cứu  trả lời câu hỏi.
- Đại diện Hs nêu được:
 + Cơ thể tôm gồm 2 phần đầu ngực và bụng.
Màu có màu sắc của môi trường.
 Vỏ bằng kitin ngâm thêm canxi nên cứng cáp.
- Hs: Khi tôm chết dưới ảnh hưởng nhiệt độ màu thay đổi.
Tiểu kết: - Cơ thể gồm 2 phần: đầu ngực và bụng.
 + Vỏ: Kitin ngấm Canxi vỏ cứng che chở và là chổ bám cho hệ cơ.
 + Có sắc tố màu sắc của môi trường.
2/ 
- Gv cho Hs quan sát mô hình, thảo luận nhóm điền chữ và đánh dấu X vào bảng cho phù hợp.
- Gv treo bảng chức năng và phần phụ của tôm.
- Hs quan sát mô hình, thảo luận nhóm 3P điền vào bảng.
- Hs đại diện nhóm lên bảng điền.
Chức năng
Tên các phần phụ
Vị trí các phần phụ
Đầu ngực
Bụng
- Định hướng phát hiện mồi.
- Giữ và xữ lí mồi.
- Bắt mồi và bò.
- Bơi giữ thăng bằng và ôm trứng.
- Lái và giúp tôm nhảy.
Mắt, râu
Chân hàm
Chân ngực
Chân bụng
Tấm lái
X
X
X
X
X
- Gv cho Hs dựa vào bảng rút ra nhận xét.
- Hs rút ra nhận xét, nêu kết luận.
Tiểu kết: - Cơ thẻ gồm hai phần:
 + Phần đầu ngực tôm:
 Mắt và râu: định hướng phát hiện mồi.
 Chân hàm: giữ và xữ lí mồi.
 Chân ngực: bắt mồi và bò.
 + Phần bụng gồm:
 Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng là chân bụng.
 Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.
 3/ Di chuyển:
- Gv cho Hs quan sát mẫu vật tôm đang di chuyển, yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
 + Tôm di chuyển bằng hình thức nào?
 + Hình thức di chuyển nào giúp tôm tự vệ?
- Gv nhận xét.
- Hs quan sát mẫu tôm trả lời:
 + Bò, bơi (lùi, tiến)
 + Nhảy
- Hs nêu và nhận xét.
Tiểu kết: Tôm di chuyển bằng: Bò, bơi (lùi, tiến) nhảy.
Hoạt động 2: I. Dinh dưỡng:
a/ Mục tiêu: Hs biết được tôm dinh dưỡng là nhờ hệ tiêu hoá, thở bằng hệ hô hấp và bằng mang.
Phương pháp: thảo luận, hỏi đáp, nghiên cứu.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv gọi Hs đọc  SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
 + Tôm ăn gì?
 + SGK (Hs không trả lời)
- Gv nhận xét.
- Hỏi: Tôm tiêu hoá thức ăn ở đâu? Thải qua cơ quan nào?
 Tôm tiêu hoá qua bộ phận nào?
- Gv nhận xét rút ra kết luận.
- Cho Hs quan sát hình 22.3A tr78 SGK trả lời câu 3: Khứu giác phát triển thu hút tôm ăn mồi.
- Hs đọc , nghiên cứu kĩ và thảo luận 2 trả lời câu hỏi:
 + Tôm ăn động vật, thực vật, 
 + Hoạt động về đêm.
- Hs trả lời nhận xét.
- Hs quan sát hình trả lời:
 + Thức ăn miệng hầu tiêu hoá ở dạ dày từ gan và được hấp thụ ở ruột hậu môn.
 + hô hấp bằng mang.
 + Thải qua tuyến bài tiết.
- Đại diện Hs trả lời, nhận xét.
Tiểu kết: - Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
 - Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và hấp thu ở ruột.
 - Bài tiết qua tuyến bài tiết.
 - Hô hấp bằng mang.
Hoạt động 3: III. Sinh sản:
a/ Mục tiêu: 
Phương pháp:
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, thảo luận 3P trả lời câu hỏi:
 + Tôm đực khác với tôm cái chổ nào?
 + Quá trình lớn lên ấu trung phải lột xác nhiều lần tại sao?
 + Ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?
- Gv nhận xét rút ra kết luận.
- Cho Hs quan sát hình 29.3 tr95 SGK.
- Hs đọc , nghiên cứu thảo luận nhóm trả lời:
 + Tôm đực: càn to; tôm cái: ôm trứng.
 + Tôm trưởng thành lớp vỏ cứng rắn hơn.
 + Bảo vệ trứng.
- Đại diện Hs trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết: Tôm phân tính:
 + Con đực: Càng to
 + Con cái: ôm trứng để bảo vệ.
 Ấu trùng lớn lên qua lột xác nhiều lần.
4/ Kiểm tra đánh giá:
+ Vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp? (có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau.)
+ Vì sao tôm được xếp lớp giáp sát? (có vỏ kitin ngấm Canxi áo giáp)
+ Câu 3 SGK.
5/ Dặn dò:
- Hs học bài, đọc em có biết. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr76.
- Chuẩn bị: xem nội dung bài thức hành, tiết sau thực hành mổ tôm.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23.doc