Tuần 17 Tiết 33
Bài 33 CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
I – Mục tiêu:
- Nêu được vị trí và các hệ cơ quan của cá chép.
- Giải thích được đặc điểm thích nghi của cá chép với đời sống ở nước.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, giúp Hs có hứng thú yêu thích môn học.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh vẽ hình 33.1, 2, 3. mô hình, bảng phụ
- Hs:
Tuần 17 Tiết 33 Bài 33 CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP I – Mục tiêu: - Nêu được vị trí và các hệ cơ quan của cá chép. - Giải thích được đặc điểm thích nghi của cá chép với đời sống ở nước. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, giúp Hs có hứng thú yêu thích môn học. II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Gv: tranh vẽ hình 33.1, 2, 3. mô hình, bảng phụ - Hs: III – Tiến trình bài giảng: 1/ Kiểm tra bài cũ: + Hs kể tên cấu tạo ngoài cá thích nghi. + Hs nêu các bộ phận trong của cá. 2/ Mở bài: Dựa vào câu hỏi 2 Gv nêu vấn đề các hệ cơ quan này có cấu tạo và chức năng gì? 3/ Hoạt động học tập: Hoạt động 1: I. Các cơ quan dinh dưỡng: a/ Mục tiêu: Hs nêu được các hệ cơ quan trong của cá và nêu được vai trò của từng bộ phận. Phương pháp: quan sát, thảo luận, hỏi đáp, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Hệ tiêu hoá: - Gv cho Hs quan sát SGK, dựa vào kiến thức đã quan sát ở bài thực hành kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá và vai trò của từng bộ phận. - Gv hỏi thêm: hệ tiêu hoá có chức năng gì? Bóng hơi có vai trò gì đối với cá? - Gv nhận xét cho Hs nêu kết luận. - Hs xem bảng 1, vận dụng kiến thức nhắc lại vai trò các bộ phận của hệ tiêu hoá. - Hs trả lời: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải chất cặn bả ra ngoài. - Hs trả lời theo SGK. - Hs nêu lại kết luận. Tiểu kết: - Hệ tiêu hoá phân thành ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. + Ống tiêu hoá: M H TG DD R HM + Tuyến tiêu hoá: gan, mật, ruột. - Chức năng: biến thức ăn chất dinh dưỡng và thải bã ra ngoài. - Bóng hơi thông với thực quản giúp cá chìm nổi trong nước. 2/ Hệ tuần hoàn: - Gv treo hình 33.1 SGK và bảng phụ có ghi sẳn Bt phần r yêu cầu Hs thảo luận nhóm, hoàn thànhcác thông tin để trống. - Gv gọi Hs lên bảng nhận xét bổ sung. - Gv cho Hs ghi hoạt động tuần hoàn vào vở. - Gv hỏi tiếp: + Tại sao nuôi cá thả ron rêu vào? + Tại sao cá ở nước nắp mang luôn luôn mở? + Cá hô hấp bằng bộ phận nào? - Gv nhận xét cho Hs ghi bài. - Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng Bt trong r SGK theo yêu cầu. - Hs lên bảng làm. - Hs nhận xét bổ sung ghi nội dung vào vở. - Hs nghiên cứu trả lời: + Lấy ôxi + Để TĐK lấy thức ăn + Hô hấp bằng mang. - Hs nhận xét, nêu kết luận. Tiểu kết: - Hệ tuần hoàn: + Hệ tuần hoàn: SGK tr108 mục 2. - Hệ hô hấp: + Hô hấp bằng mang, lá mang là những tấm mang mỏng có nhiều mạch máu giúp TĐK. 3/ Hệ bài tiết: - Gv cho Hs đọc , vận dụng kiếnthức bài thực hành nêu lại vị trí, vai tò của hệ bài tiết. - Gv nhận xét nêu kết luận. - Hs dựa vào bảng 1 nêu lại vai trò của hệ bài tiết. - Hs khác nhận xét bổ sung. Tiểu kết: - Nằm sát cột sống gồm 2 dãy màu đỏ tím. - Chức năng: lọc máu và chất bã thải ra ngoài. Hoạt động 2: II. Thần kinh và giác quan: a/ Mục tiêu: Hs nêu được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. Phương pháp: quan sát, thảo luận, thông báo b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho Hs quan sát hình 33.2, 3 SGK. - Gọi 1 – 2 Hs đọc trả lời câu hỏi: + Kể tên các bộ phận hệ thần kinh của cá? + Thành phần cấu tạo não của cá? Não cá chia mấy phần? - Gv nhận xét bổ sung hỏi thêm: + Thành phần nào ở cá phát triển giúp cá phát triển linh hoạt? + Quan sát hình 31.1 nêu các bộ phận giác quan. - Gv cho Hs dựa vào ô vuông nêu vai trò từng bộ phận. - Gv nhận xét gọi Hs nêu kết luận. - Hs quan sát hình SGK, nghiên cứu trả lời câu hỏi: Hs nêu được: + Hệ thần kinh gồm: não bộ, tuỷ sống, dây thần kinh. + Chia 5 phần: não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tuỷ. - Hs khác trả lời nhận xét. - Hs vận dụng kiến thức phần trả lời: tiểu não phát triển. Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên. Tiểu kết: - Hệ thần kinh gồm: bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh, hành khứu giác. + Dây thần kinh từ trung ương thần kinh cơ quan - Bộ não: chia 5 phần: + Não trước Tg kém phát triển. + Não giữa lớn là thần kinh thị giác. + Tiểu não: phát triển điều hoà phối hợp các cử động phức tap của cá khi bơi. + Hành tuỷ: điều khiển nội quan. - Giác quan: + Mắt: không có mí, chỉ nhìn gần. + Mũi: đánh hơi, tìm mồi. + Cơ quan đường bên: nhận biết áp lực, tốc độ dòng nước, vật cản. 4/ Kiểm tra đánh giá: + Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi. + Hs làm bài tập 2 tr109 SGK. 5/ Dặn dò: - Hs đọc ghi nhớ, vẽ hình 33.1; 33.3. Học bài, trả lời câu 1 SGK tr109. - Kẻ bảng tr111 SGK vào vở Bt. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: