Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 43: Chim bồ câu

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 43: Chim bồ câu

Tuần 22 LỚP CHIM

Tiết 43 Bài 41: CHIM BỒ CÂU

I – Mục tiêu:

- Trình bày cấu tạo ngoài và đời sống chim bồ câu.

+ Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn.

+ Phân được 2 kiểu bay của chim bồ câu.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát.

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 2100Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 43: Chim bồ câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	LỚP CHIM
Tiết 43	Bài 41:	 CHIM BỒ CÂU
I – Mục tiêu:
- Trình bày cấu tạo ngoài và đời sống chim bồ câu.
+ Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn.
+ Phân được 2 kiểu bay của chim bồ câu.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II – Tiến trình bài giảng:
- Gv: tranh cấu tạo ngoài chim bồ câu, mô hình bồ câu, bảng phụ.
- Hs: 
III – Tiến trình bài giảng
1/ Mở bài: Lớp chim gồm nhiều đại diện thích nghi với đời sống bay, bơi, chạy nhưng ta chỉ nghiên cứu 1 đại diện tiêu biểu nhất là chim bồ câu.
2/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: I. Tìm hiểu về đời sống:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm về đời sống và sinh sản của chim bồ câu.
Phương pháp: hỏi đáp, so sánh, thảo luận, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv gọi Hs đọc  SGK mục 1, yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
 + Tổ tiên của bồ câu nhà và đặc điểm đời sống của nó?
- Gv nhận xét cho Hs nêu kết luận.
- Gv tiếp tục cho Hs đọc  tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Nêu các đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
 + So sánh đặc điểm sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu?
- Gv nhận xét trả lời Hs, cho Hs nêu kết luận.
- Gv hỏi thêm: hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì? Tại sao phải nuôi con?
- Hs không nêu được Gv hướng dẫn:
 + Ấp trứng: phôi phát triển an toàn.
 + Nuôi con: con chim non được bảo vệ tự biết bay kiếm ăn vì chim mới nở chưa mở mắt, chưa đủ lông.
- Hs đọc  trả lời nhanh câu hỏi.
- Hs nêu được:
 + Tổ tiên là bồ câu hoang dại.
 + Sống trên cây, bay giỏi, tập tính làm tổ.
- Đại diện Hs trả lời, em khác nhận xét.
- Hs đọc , nghiên cứu trả lời.
- Hs nêu được:
 + Thụ tinh trong, trứng nhiều noãn hoàn, có vỏ đá vôi.
 Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa, không có cơ quan gp.
 + Giống thằn lằn nhưng khác:
 Chim trống không có cơ quan giao phối.
 Trứng có vỏ đá vôi.
 Ấp con, nuôi bằng sữa.
- Đại diện Hs trình bày, em khác bổ sung.
Tiểu kết: - Tổ tiên của bồ câu nhà là bồ câu núi màu lam.
 - Đời sống: + Sống trên cây bay giỏi.
 + Tập tính: làm tổ.
 + Là động vật hằng nhiệt.
 - Sinh sản: + Thụ tinh trong
 + Trứng nhiêud noãn hoàn, có vỏ đá vôi.
 + Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa.
 + Chim non nở chưa mở mắt, chưa đủ lông.
Hoạt động 2: II. Cấu tạo ngoài và di chuyển:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn.
Phương pháp: quan sát, thảo luận, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  mục 1 SGK tr134.
- Gv treo tranh hình 41.1, 2 lên bảng cho Hs quan sát.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đọc các đặc điểm ở bảng 1 điền các ý nghĩa thích nghi cho phù hợp.
- Gv treo bảng phụ.
- Gv hoàn chỉnh kiến thức trong bảng cho Hs ghi.
- Gv cho Hs nêu lại đặc điểm cấu tạo ngoài của bồ câu thích nghi bay.
- Hs đọc  SGK, quan sát hình 41.1, 2
- Hs thảo luận nhóm điền ý nghĩa thích nghi vào bảng.
- Hs lên bảng điền, em khác nhận xét bổ sung.
- Hs kẻ bảng vào vở học.
- Hs quan sát hình đọc  thảo luận nhóm đánh dấu vào 2 kiểu bay ở bảng 2 cho phù hợp.
- Hs lên bảng điền, em khác nhận xét bổ sung.
 + Bay vổ cánh: 1, 2, 5
 + Bay lượn: 3, 4
Tiểu kết: 1/ Cấu tạo ngoài:
 - Thân hình thoi, toàn thân có lông vũ bao phủ nhẹ xốp.
 - Hàm không răng, mỏ có sừng bao bọc.
 - Chi trước cánh.
 - Chi sau: có bàn chân dài, 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.
 - Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng.
 - Lông tơ: ó các sợi lông làm thành chùm lông xốp.
 - Cổ dài khớp với thân.
 2/ Di chuyển: Có 2 kiểu bay: bay vổ cánh và bay lượn.
3/ Kiểm tra đánh giá:
+ Nêu đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
+ Đặc điểm ngoài thích nghi sự bay.
4/ Dặn dò:
- Đọc mục em có biết, trả lời câu 2, 3 tr137 SGK.
- Kẻ bảng tr139 SGK vào vở.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43.doc