Tuần 3 Tiết 3
Bài 5 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I – Mục tiêu:
- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và lối sống của trung biến hình và trùng giày.
- Hiểu được các đặc điểm di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
II – Chuẩn bị:
- Gv: Tranh phóng to hình 5.1, 5.2, 5.3 SGK.
- Hs: đọc bài trước ở nhà.
Tuần 3 Tiết 3 Bài 5 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I – Mục tiêu: - Phân biệt đặc điểm cấu tạo và lối sống của trung biến hình và trùng giày. - Hiểu được các đặc điểm di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh. II – Chuẩn bị: - Gv: Tranh phóng to hình 5.1, 5.2, 5.3 SGK. - Hs: đọc bài trước ở nhà. III – Tiến trình bài giảng: 1/ Kiểm tra bài cũ: + Trùng roi có cấu tạo và di chuyển như thế nào? Trùng roi xanh giống thực vật ở đirmt nào? + Khi di chuyển roi hoạt động thế nào? Và có thể gặp trùng roi ở đâu? 2/ Mở bài: Bài học hôm nay chúng ta sẽ quan sát tiếp 2 đại diện động vật nguyên sinh là trùng biến hình và trùng giày. 3/ Nội dung bài mới: Hoạt động 1: I. Trùng biến hình: a/ Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng sinh sản. Phương pháp: quan sát, thảo luận, so sánh, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv thông tin cho Hs về nơi sống, kích thước. 1/ Cấu tạo và di chuyển: - Gv yêu cầu Hs đọc SGK, quan sát hình 5.1 tr20 trả lời câu hỏi: + Cấu tạo cơ thể và cách di chuyển của trùng biến hình. - Gv nhận xét câu trả lời cho Hs rút kết luận. - Gv cho Hs so sánh điểm khác nhau về cấu tạo và di chuyển của trùng biến hình và trùng roi. - Gv nhấn mạnh: cách di chuyển bằng chân giả nên gọi là amip. - Hs đọc , quan sát thảo luận trả lời được: + Cấu tạo 1 tế bào. + Di chuyển bằng chân giả. - Hs nêu kết luận. - Hs vận dụng kiến thức nêu được: + Trùng roi: di chuyển bằng roi. + Trùng biến hình: di chuyển nhờ chân giả. Tiểu kết: - Cơ thể cấu tạo 1 tế bào gọi là cơ thể đơn bào. - Di chuyển nhờ chân giả và các bộ phận cơ thể. 2/ Dinh dưỡng: - Hs đọc SGK, quan sát hình 5.2 tr20 thảo luận làm Bt điền vào ô vuông phần 4. - Hình thức hh ở trung biến hình ntn? - Gv nhận xét rút kết luận về cách dinh dưỡng của trùng biến hình. - Hs phân biệt cách dinh dưỡng trùng roi và trùng biến hình. - Hs đọc , quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi Bt sắp xếp trình tự cho hợp lí. - Hs bổ sung nêu kết luận. Tiểu kết: - Trùng biến hình dinh dưỡng nhờ không bào tiêu hoá. - Thải chất cặn bả nhờ không bào co bóp. - Hô hấp thực hiện qua bề mặt cơ thể. 3/ Sinh sản: - Hs nghiên cứu SGK trình bày hình thức sinh sản của trùng biến hình. Gv nhận xét: trùng biến hình có hình thức sinh sản giống trùng roi. - Hs đọc trả lời đúng: sinh sản bằng hình thức phân đôi. Tiểu kết: Sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi. Hoạt động 2: II. Trùng giày: a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng giày và phân biệt được điểm khác nhau so với trùng biến hình. Phương pháp: thảo luận, quan sát, so sánh, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Cấu tạo: - Gv yêu cầu Hs đọc mục 1 quan sát hình 5.3 thảo luận trả lời câu hỏi: + Cấu tạo cơ thể trùng giày có đặc điểm ntn? - Gv treo hình 5.3 lên bảng chỉ cho Hs các đặc điểm và cho Hs phân biệt đặc điểm cơ thể với trùng biến hình. - Gv nhận xét rút ra kết luận. - Hs đọc , quan sát hình trao đổi nhó trả lời các đặc điểm: + Miệng, 2 nhân, lông bơi, lỗ thoát, - Hs quan sát hình tiếp vận dụng kiến thức trả lời: + Trùng giày khác với trung biến hình ở chổ: có 2 nhân, cơ thể phân hoá nhiều bộ phân. - Hs nêu kết luận. Tiểu kết: - Cơ thể có cấu tạo 1 tế bào gồm: + 2 nhân lớn: nhân lớn và nhan nhỏ. + 2 không bào co bóp và 1 không bào tiêu hoá. + Rãnh miệng, hầu, lông bơi quanh cơ thể. + Lỗ thoát bã. - Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi bằng hình thức vừa tiến vừa xoay. 2/ Dinh dưỡng: - Gv cho Hs đọc SGK trả lời câu hỏi: + Nhân trùng giày khác với trùng biến hình ở điểm nào về số lượng và hình dạng? + Không bào co bóp trùng giày và trùng biến hình khác nhau ở điểm nào về cấu tạo, số lượng và vị trí? + Cách lấy thức ăn và tiêu hoá của trùng giày khác với trùng biến hình ở điểm nào? - Gv nhận xét và lưu ý: đặc điểm cơ thể trùng giày có cấy tạo phức tạp hơn trung biến hình. - Gv hướng dẫn Hs cách lấy thức ăn của trùng giày trên hình 5.3 rút ra kết luận. - Hs đọc kĩ thông tin, quan sát kĩ con đường tiêu hoá của trùng giày thảo luận trả lời: + Nhân trùng giày số lượng nhiều hơn (1 nhân lớn hình hạt đậu, 1 hình tròn) + Không bào co bóp ở vị trí cố định, chỉ có 2 xquanh cơ túi và rãnh để dẫn chất tiết ở xquanh. + Cách lấy thức ăn từ lỗ miệng rồi di chuyển theo 1 quỹ đạo. - Hs nhận xét nêu kết luận. Tiểu kết: - Thức ăn được lông bơi cuốn vào miệng rồi KBTH được hình thành ở cuối hầu. - KBTH di chuyển theo 1 quỹ đạo xác định và biến thức ăn thành chất lỏng nhờ enzim. - Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát. 3/ Sinh sản: - Cho Hs đọc SGK nêu hình thức sinh sản của trùng giày? - Gv nhận xét và cho Hs nêu sự khác nhau giữa sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. - Hs đọc nghiên cứu SGK trả lời cầu hỏi nêu được: sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp và BSVT bằng phân đôi. - Hs nhận xét kết luận Hs nêu: trùng biến hình khác ở chổ không có sinh sản hữu tính. Tiểu kết: Trùng giày sinh sản bằng cách phân đôi (SSVT) và tiếp hợp (SSHT) 4/ Kiểm tra đánh giá: - Phân biệt đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản trùng biến hình và trùng giày. 5/ Dặn dò: - Hs học bài, kẻ bảng tr24 và xem bài 6 trước ở nhà. - Đọc phần có thể em chưa biết, làm Bt tr22, vẽ hình 5.3 Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: