Tuần 26 Bài 49: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ
Tiết 51 BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
I – Mục tiêu:
- Nêu đặc điểm ngoài thích nghi đời sống bay và đời sống bơi lội dưới nước của dơi và cá voi. Từ đó thấy được tập tính của chúng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh hình 49.1, 2 SGK tr159, 160, bảng phụ
- Hs: kẻ bảng ở tr161 vào vở.
Tuần 26 Bài 49: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ Tiết 51 BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI I – Mục tiêu: - Nêu đặc điểm ngoài thích nghi đời sống bay và đời sống bơi lội dưới nước của dơi và cá voi. Từ đó thấy được tập tính của chúng. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh. - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Gv: tranh hình 49.1, 2 SGK tr159, 160, bảng phụ - Hs: kẻ bảng ở tr161 vào vở. III – Tiến trình bài giảng: 1/ Kiểm tra bài cũ: + Trình bài đặc điểm cấu tạo thú mỏ vịt và thú túi. + Tại sao thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú. Đặc điểm sinh sản thú mỏ vịt tiến hoá hơn so với thú huyệt. 2/ Mở bài: Trong lớp thú ngoài 2 đại diện mỏvịt và Kanguru còn có dơi là động vật thuộc lớp thú duy nhất vai và cá voi là loài động vật lớn nhất thích nghi đời sống lặn. Vậy 2 đại diện trên có tập tính và cấu tạo ntn để thích nghi với điều kiện sống đặc biệt đó? 3/ Hoạt động học tập: Hoạt động 1: I. Tập tính của fơi và cá voi: a/ Mục tiêu: Cho Hs thấy được các tập tính của dơi và cá voi. Phương pháp: quan sát, thảo luận, nghiên cứu , so sánh b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv cho Hs đọc SGK, kết hợp với hình 49.1, 2 ở mục I và II. Quan sát hình 49.1, 2 - Gv treo hình 49.1, 2 và bảng phụ kẻ sẳn nội dung. Tên động vật Di chuyển Thức ăn Răng, cách ăn Cá voi Dơi - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm lựa chọn cụm từ thích hợp điền vào bảng. - Gv gọi Hs lên bảng điền Gv nhận xét rút ra kết luận về tập tính của dơi và cá voi. - Dựa vào trong bảng. - Gv liên hệ thực tế nhấn mạnh siêu ấm. - Hs đọc SGK, quan sát hình 49.1, 2 và phần chú thích. - Hs thảo luận nhóm lựa chọn cụm từ phù hợp điền vào bảng cho phù hợp. - Đại diện Hs lên bảng điền. - Hs khác nhận xét bổ sung. - Hs ghi bảng vào Bt. - Hs dựa vào trong bảng rút ra nhận xét về tập tính của dơi và cá voi. Tiểu kết: - Dơi: Bay không có đường bay rõ rệt, ăn sâu bọ, răng nhọn sắc, phá vở vỏ cứng của sâu bọ. - Cá voi: Bơi uốn mình theo chiều dọc, ăn động vật nhỏ như: tôm, cua, cá, không có răn, lọc mồi qua khe của tấm sừng miệng. Hoạt động 2: II. Đặc điểm cấu tạo ngoài của dơi và cá voi thích nghi với điều kiện sống: a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của dơi và cá voi. Phương pháp: quan sát, thảo luận, so sánh. b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv cho Hs pp như hoạt động 1 - Gv treo bảng phụ: Tên động vật Chi trước Chi sau Đuôi Dơi Cá voi - Yêu cầu Hs thảo luận trả lời các nội dung trong bảng sao cho phù hợp. - Gv gọi Hs trả lời và nhận xét hoàn thiện bảng. - Tiếp tục ch Hs dựa vào trong bảng trả lời câu hỏi. + Đặc điểm của dơi thích nghi đời sống bay? (dơi có đời sống bay kiểu gì?) + Đặc điểm của cá voi thích nghi đời sống ở nước? + Tại sao cá voi được xếp vào lớp cá? - Gv liên hệ thực tế: nhờ có vây đuôi phảttiển nên cá voi bơi nhanh, nhờ vào sự phát triển của não nên người ta huấn luyện làm việc (cá heo, hải cẩu) báo biển, sư tử biển cá voi xuất hiện sau cá nhưng cá voi là thú vì có đặc điểm giống thú. + Loài lớn nhẩttong giới động vật là cá voi xanh dài 33m 100 tán, cá voi con (6 – 7m) + Quán quân lặn: cá nhà táng. + Kĩ lục bơi: cá heo (15m/s) + Nàng tiên cá: cá cúi cho con bú nằm nghiên trên mặt nước. - Hs ghi bài vào vở. - Hs đọc , quan sát hình. - Thảo luận nhóm lựa chọn từ phù hợp điền vào bảng cho các đặc điểm của dơi và cá voi. - Đại diện Hs lên bảng. - Hs khác nhận xét. - Hs dựa vào trong bảng nêu: + Đặc điểm dơi: chi trước cánh da tạo nên do lớp màng da nối giữa, các ngón chi trước, chi sau và đuôi. Chi sau yếu, bám vào vật và không tự cất cánh. + Đặc điểm cá voi: chi trước bơi chèo, chi sau giảm da trần, lớp mở phát triển, đuôi ngắn. + Cá voi xếp vào lớp thú da nuôi con bằng sữa. - Hs rút ra kết luận. Tiểu kết: Dơi: Có hình thon nhỏ, chi trước cánh da là một màng da rộng phủ lông mao thưa mềm mại nối các ngón chi trước, chi sau và đuôi. + Chi sau yếu, không tự cất cánh, đuôi ngắn. Cá voi: Thân hình thoi dài, da trần, lớp mở dưới da dày. Cổ liền thân. + Chi trước bơi chéo, vây nằm ngang. + Chi sau tiêu giảm. + Đuôi 2 tuỳ (vây đuôi) 4/ Kiểm tra đánh giá: + Trình bày đặc điểm cảu dơi thích nghi với đời sống? + Cá voi có đặc điểm nào được xếp vào lớp thú? + Gv cho Hs một số câu hỏi trắc nghiệm ghi sẳn trên bảng phụ. 5/ Dặn dò: - Học bài, đọc ghi nhớ và em có biết. - Kẻ bảng tr164 vào vở bài tập. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: