Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình cả năm

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình cả năm

Bài 2 - Tiết 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

 - Biết được định nghĩa Tia sáng và Chùm sáng.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được các loại chùm sáng và đặc điểm của chúng.

 - Làm được thí nghiệm đơn giản trong bài học để kiểm chứng.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.

 - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

 - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

 4. Năng lực:

 - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

 - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

 - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

 - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

 II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Kế hoạch bài học.

 - Học liệu: - ống ngắm, đèn pin, miếng bìa.

 2. Học sinh:

 Mỗi nhóm: - Đèn pin, các miếng bìa có lỗ, đinh ghim, tờ giấy.

 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

 

doc 184 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy
Chương I. QUANG HỌC
Tuần 1 – Bài 1 - Tiết 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
	I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Nắm được định nghĩa về nguồn sáng và vật sáng.
	- Biết cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng.
	2. Kĩ năng:
	- Biết được điều kiện để nhìn thấy một vật.
	- Phân biệt được ngồn sáng với vật sáng.
	3. Thái độ:
	- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.
	- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
	- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
	4. Năng lực:
	- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
	- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
	II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
	- Kế hoạch bài học.
	- Học liệu: 
	Đèn pin, mảnh giấy trắng.
	2. Học sinh:
	Mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 mảnh giấy trắng. Hộp cát tông, hương, bật lửa, phiếu học tập nhóm.
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác.
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
	2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Phương pháp thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm hoạt động:
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc phần giới thiệu nội dung chương I.
?Trong chương I - Quang học này chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu những nội dung kiến thức gì?
+ Theo em, vào ban đêm, ở trong phòng có cửa gỗ đóng kín, tắt đèn và mở mắt thì ta có nhận biết được có ánh sáng trong phòng hay không?
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu.
- Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Đọc toàn bộ nội dung phần mở đầu chương I và trả lời những nội dung cần nghiên cứu trong chương I như SGK.
+ Ban đêm mở mắt trong phòng tắt đèn thì không nhận biết được có ánh sáng.
(Hoặc có nhận biết được ánh sáng từ bên ngoài hắt vào.)
*Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
+ GV giới thiệu một số nội dung sẽ nghiên cứu trong chương lại.
+ Vậy điều kiện để nhận biết được có ánh sáng là những gì? Có phải chỉ là mở mắt vào ban ngày (có ánh sáng) hay còn điều kiện gì khác nữa không?
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
Thế nào là nguồn sáng, vật sáng, cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng như nào, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Nhận biết ánh sáng. (10 phút)
1. Mục tiêu: 
Biết cách nhận biết được có ánh sáng.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: 
+ Cho HS nghiên cứu SGK.
+ Tiến hành thí nghiệm như hình 1.1, trong trường hợp nào ta thấy đèn phát sáng (mắt nhìn vào đèn)?
+ Đọc 4 trường hợp trong SGK tìm điểm giống nhau trong trường hợp nhận biết được ánh sáng?
+ Rút ra kết luận mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.
- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1.
Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ.
- Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS.
- Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung.
I. Nhận biết ánh sáng
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động 2: Khi nào ta nhìn thấy 1 vật (10 phút)
1. Mục tiêu: Biết được điều kiện nhìn thấy 1 vật.
2. Phương thức thực hiện: có thể theo PP BTNB
- Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu C2.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: ghi bảng nhóm các câu trả lời
+ Tại sao khi đứng ghi bảng như này, cô không nhìn thấy bạn nào đó ở dưới đang làm việc riêng?
+ Khi nào ta nhìn thấy 1 vật?
+ Hãy đề xuất và làm thí nghiệm chứng minh câu trả lời của em?
+ Rút ra kết luận về điều kiện nhìn thấy 1 vật?
Hay thảo luận trả lời C2
- Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK, vận dụng những kinh nghiệm thực tế cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.
- Giáo viên: 
Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
+ Vậy tại sao ban đêm (ban ngày trong hang tối, nhà kho tối), dù mắt ta có mở, hướng vào vật, ta cũng không nhìn thấy vật?
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Vì khi đó cô không quay mặt xuống; khi đó cô mải viết bài; khi đó bạn lén lút, không để cô biết; khi đó mắt cô không hướng vào bạn; khi đó không có ai làm việc riêng...
+ Vì không có ánh sáng chiếu vào vật
+ Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng chiều vào vật. (Hoặc khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta)
+ Làm thí nghiệm tự đề xuất, hoặc như SGK, lấy dụng cụ, tự tiến hành TN để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
+ Rút ra kết luận vào bảng nhóm.
*Báo cáo kết quả: trả lời câu hỏi C2 và kết luận bên cột nội dung.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: 
II. Nhìn thấy một vật
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
Hoạt động 3: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng (10 phút)
1. Mục tiêu: Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
2. Phương thức thực hiện: 
- Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu C3.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: ghi bảng nhóm các câu trả lời.
+ Đọc câu C3/SGK.
+ Thí nghiệm 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
+ Điền từ để rút ra kết luận? Thế nào là nguồn sáng, thế nào là vật sáng? cho ví dụ.
- Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: 
+ Đọc C3/SGK, trả lời câu hỏi của GV vào bảng nhóm.
+ Cá nhân trả lời kết luận và khái niệm nguồn sáng, vật sáng, lấy ví dụ.
- Giáo viên: 
Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn kịp thời khi HS gặp vướng mắc.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Giống: cả hai đều có ánh sáng truyền tới mắt.
 Khác: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng.
Giấy trắng là do ánh sáng từ đèn truyền tới rồi ánh sáng truyền từ giấy tới mắt à giấy trắng không tự phát ra ánh sáng.
+ Phát ra / Hắt lại
+ Ví dụ nguồn sáng (Mặt Trời, ngôi sao, bóng đèn điện, côn đom đóm, ngọn lửa..) Vật sáng (Trang giấy trắng, cây bút, cái bàn, cái áo...)
+ Rút ra kết luận vào bảng nhóm như cột nội dung.
*Báo cáo kết quả: trả lời câu hỏi C3 và kết luận bên cột nội dung.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
III. Nguồn sáng và vật sáng.
* Kết luận
Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)
1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C4, C5/SGK.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C4, C5/SGK và các yêu cầu của GV.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động: 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C4, C5.
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C4, C5 và ND bài học để trả lời.
- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: 
IV. Vận dụng:
*Ghi nhớ/SGK.
C4: Bạn Thanh đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt à mắt không nhìn thấy được.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Phương pháp thực hiện:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động:
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ.
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Làm các BT trong SBT: từ bài 1.1 -> 1. ... c vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Phương pháp thực hiện:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu nêu:
+ Xem lại các câu hỏi đã trả lời.
Xem lại nội dung các bài đã học.
+ Học bài.
+ Chuẩn bị kiểm tra HKII.
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
- Giáo viên: 
- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT và KT HK II vào tiết học sau.
BTVN: 
+ Xem lại các câu hỏi đã trả lời.
Xem lại nội dung các bài đã học.
+ Học bài.
+ Chuẩn bị kiểm tra HKII.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
............, ngày tháng năm 
Ngày soạn: 29/04/
Ngày dạy
Tuần: 35 - Tiết: 35
KIỂM TRA HỌC KỲ II 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 34 theo phân phối chương trình.
2. Kỹ năng: Tư duy logic, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực.
	- Học sinh: 	Đánh giá việc nhận thức kiến thức về điện học.
	Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.
	- Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. 
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kiểm tra học kỳ II.
	Dạng đề 70% tự luận + 30% trắc nghiệm. 
	Gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm) và 28 câu hỏi TNKQ chuyển thành 5 câu hỏi tự luận lớn (7 điểm).
1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
TS tiết
TS
tiết lý thuyết
Số tiết quy đổi
Số câu
Điểm số
BH
VD
BH
VD
BH
VD
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Hiện tượng nhiễm điện.
2
2
1,8
0,2
1,4
3,4
0,2
0,4
0,4
0,8
0
0,1
2. Dòng điện. Nguồn điện.
1
1
0,9
0,1
0,7
1,7
0,1
0,2
0,2
0,4
0
0
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại.
1
1
0,9
0,1
0,7
1,7
0,1
0,2
0,2
0,4
0
0
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
2
1
0,9
1,1
0,7
1,7
0,9
2,1
0,2
0,4
0,2
0,5
5. Các tác dụng của dòng điện.
2
2
1,8
0,2
1,4
3,4
0,2
0,4
0,4
0,8
0,0
0,1
6. Hiệu điện thế, cường độ dòng điện và an toàn khi sử dụng điện.
7
4
3,6
3,4
2,9
6,7
2,7
6,3
0,7
1,7
0,7
1,6
Tổng
15
11
9,9
5,1
7,9
18,5
4,1
9,5
2,0
4,6
1,0
2,4
Tỷ lệ h = 0,9
0,9
3
2
6,6
3,5B:3H
3,4
2V:1,5VDC
2. MA TRẬN ĐỀ: 
Nội dung
BH
VD
Điểm số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
(1)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1: Hiện tượng nhiễm điện.
1
C1
B1.1(1,0)
1
C2
0,5
1,0
2: Dòng điện. Nguồn điện.
1
C3
B1.2(0,5)
0,25
0,5
3: Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại.
1
C4
B2(0,5)
0,25
0,5
4: Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
1
C5
1
C6
B3(1,0)
0,5
1,0
5: Các tác dụng của dòng điện.
2
C7,8
B4(1,0)
0,5
1,0
6: Hiệu điện thế, cường độ dòng điện và an toàn khi sử dụng điện.
2
C9,10
B5.1(1,5)
2
C11,12
B5.2(1,5)
1,0
3,0
Tổng
8(2,0)
3(4,5)
4(1,0)
2(2,5)
3,0
7,0
Tỉ lệ
6,5 = 65%
3,5 = 35%
30%
70%
3,5NB : 3TH
2VD : 1,5VDC
4. ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I. TRẮC NGHỆM (3điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời phù hợp câu hỏi:
Câu 1(B): Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiễm điện âm vì
	A.Vật đó mất bớt điện tích dương 	 B.Vật đó nhận thêm điện tích dương
	C. Vật đó mất bớt electron D.Vật đó nhận thêm electron
Câu 2(V): Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì có nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A.Lược nhựa chuyển động thẳng kéo dợi tóc thẳng ra. 
B. Các sợi tóc trơn hơn và bị kéo thẳng ra.
C.Tóc đang rối khi bị chải thì thẳng ra. 
D.Cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Câu 3(H): Bóng đèn bút thử điện sáng khi:
A. Mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện 
B. Có các điện tích chuyển dời qua nó
C. Tay ta chọm vào đầu đèn bút thử điện 
D. Khi có dòng điện
Câu 4(B): Vật dẫn điện là vật:
A. Có khối lượng riêng lớn	 C. Có các hạt mang điện
B. Cho dòng điện chạy qua	 D. Có khả năng nhiễm điện	
Câu 5(H): Chiều dòng điện chạy trong mạch điện là.
A. Chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
B. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
C. Chiều từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
D. Không theo một quy luật nào cả.
Câu 6(V): 
Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
Câu 7(B): Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Làm tê liệt thần kinh B. Làm quay kim nam châm 
C. Làm nóng dây dẫn. D. Hút các vụn giấy
Câu 8(H): Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện?
	A. Tác dụng nhiệt.	 B. Tác dụng hóa học. 
	C. Tác dụng từ.	 D. Tác dụng sinh lí.
Câu 9(H): Trường hợp nào sau đây, đổi đơn vị đúng?
	A. 220V = 0,22kV B. 1200V = 12kV 
	C. 50KV = 500000V D. 4,5V = 450mV.
Câu 10(B): Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V thì
 A. dòng điện không khi nào đi qua cơ thể người.
 B. dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm.
 C. dòng điện có thể đi qua cơ thể người và không gây nguy hiểm.
 D. Cả ba đáp án trên.
Câu 11(V): Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ 0,5A.
Nếu cho dòng điện có cường độ chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất?
A. 0,7A B. 0,40A C. 0,48 A D. 0,45A 
Câu 12(V): Trong đoạn mạch mắc nối tiếp 2 bóng đèn có cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là I1= 0,5A, cường độ dòng điện qua bóng đèn 2 là I2= 0,5A. Hỏi cường độ dòng điện của đoạn mạch là bao nhiêu? 
A. I = 0,5A 	B. I = 1A 	C. I = 1,5A 	D. I = 2A
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) 
1. (B)(1) Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào? 
Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
2. (H)(0,5) Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Câu 2: (B)(0,5 điểm) Chất cách điện là gì? Chất dẫn điện là gì? Kể tên ba loại chất cách điện và ba loại chất dẫn điện mà em biết?
Câu 3: (V)(1,0 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: 1 nguồn điện (2 pin), 2 bóng đèn mắc song song, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
Câu 4: (B)(1,0 điểm) Kể tên các tác dụng của dòng điện?. Cho ví dụ minh hoạ ?
Câu 5:
1. (H)(1,5 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện 1 pin, 3 bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3. Đ1 mắc ở mạch chính nối tiếp với đoạn mạch gồm đèn Đ2 song song với Đ3. 3 khóa K1, K2, K3 ở trạng thái mở, K1 mắc ở mạch chính, K2 điều khiển đèn Đ2, K3 điều khiển đèn Đ3. 
2. (VDC)(1,5 điểm) Khi các khóa K đóng thì cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là I1 = 0,4A, qua đèn Đ2 là I2 = 0,1A, hiệu điện thế giữa hai cực của pin là UAB = 9V và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn 2,3 là UCB = 6V.
a) Dòng điện qua đèn Đ3 có cường độ bao nhiêu?
b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A và C (giữa hai đầu đèn 1)?
III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
PHẦN I. TRẮC NGHỆM (3điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
x
x
x
B
x
x
x
x
x
C
x
D
x
x
x
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
(1,5đ)
1. 
- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. 
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
2. Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(0,5đ)
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, VD đồng, nhôm, sắt, thép. 
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, VD nhựa, cao su, xốp. 
0,25
0,25
3
(1,0đ)
+
-
Đ1
Đ2
K
I1
I2
- Vẽ đúng cho điểm tối đa.
- Sai mỗi bộ phận trừ 0,25đ
1,0
4
(1,0đ)
- Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên (dòng điện gây ra tác dụng nhiệt). Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. VD máy sưởi, nồi cơm điện, bàn là.
- Tác dụng phát sáng (quang): VD dđ làm sáng bóng đèn điện, đèn điốt phát quang, bóng đèn bút thử điện.
- Tác dụng từ: Vì dđ có khả năng làm quay KNC: VD nam châm điện, chuông điện.
- Tác dụng hoá học: Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học: VD mạ điện các chi tiết, mạ vàng, mạ đồng...
- Tác dụng sinh lý: Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm co cơ, tim ngừng đập..VD dụng cụ châm cứu bằng điện – điện châm: chữa một số bệnh thần kinh, cột sống, tim mạch...
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(3,0đ)
+
-
Đ2
Đ3
K1
Đ1
K2
K3
A
C
B
1. Vẽ sơ đồ mạch điện.
2. Theo sơ đồ đề bài, ta có 
Đ1 nt (Đ2//Đ3)
=> ICB = I2 + I3
UCB = U2 = U3
UAB = UAC + UCB
IAB = I1 = ICB
Vậy, IAB = I1 = ICB = I2 + I3
UAB = UAC + UCB = U1 + U2 = U1 + U3
Theo bài ra ta có: I1 = 0,4A, I2 = 0,1A hỏi I3?
UAB = 9V , UCB = 6V hỏi UAC?
I3 = I1 – I2 = 0,4 – 0,1 = 0,3A
UAC = UAB - UCB = 9 – 6 = 3V.
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý:
Mọi cách giải khác nếu đúng đều cho điểm tối đa.
Nếu kết quả thiếu hoặc sai đơn vị trừ tối đa 0,5 điểm toàn bài kiểm tra.
Điểm của bài kiểm tra được làm tròn 0,25 -> 0,5 và 0,75 ->1,0.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
............, ngày tháng năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_chuong_trinh_ca_nam.doc